Giáo án môn Âm nhạc 7 - Nhạc lí: Nhịp lấy đà - Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc số 3 - Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một vài nhạc cụ phương tây

I/ MỤC TIÊU :

 * Kiến thức :

 - Cung cấp cho các em kiến thức nhạc lí mới : Nhịp lấy đà.

 - TĐN số 3 : Đất nước tươi đẹp sao.

 - ÂNTT : HS được tìm hiểu về 1 số nhạc cụ phương Tây : Pianô , Viôlông , Ghi ta ,

Ắc- coóc – đê – ông.

 * Kỹ năng :

 - HS biết phân biệt nhịp lấy đà , và tác dung của nhịp lấy đà.

 - HS đọc được giai điệu và hát đúng lời ca bài TĐN số 3- “Đất nước đẹp sao”.Cảm nhận tính chất âm nhạc của đất nước Malaixia xinh đẹp qua bài TĐN.

 - Rèn luyện kỹ năng tai nghe nhạc, tự đọc giai điệu, làm chủ được sự kết hợp giữa đọc nhạc và thể hiện tiết tấu.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 10476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc 7 - Nhạc lí: Nhịp lấy đà - Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc số 3 - Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một vài nhạc cụ phương tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/09/ 2015
Tiết: 6
Bài dạy: - NHẠC LÍ: NHỊP LẤY ĐÀ
 - TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3
	 - ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: SƠ LƯỢC VỀ MỘT VÀI	 	 NHẠC CỤ PHƯƠNG TÂY.
I/ MỤC TIÊU :
	* Kiến thức : 
	- Cung cấp cho các em kiến thức nhạc lí mới : Nhịp lấy đà.
	- TĐN số 3 : Đất nước tươi đẹp sao.
	- ÂNTT : HS được tìm hiểu về 1 số nhạc cụ phương Tây : Pianô , Viôlông , Ghi ta , 
Ắc- coóc – đê – ông.
	* Kỹ năng :
	- HS biết phân biệt nhịp lấy đà , và tác dung của nhịp lấy đà.
	- HS đọc được giai điệu và hát đúng lời ca bài TĐN số 3- “Đất nước đẹp sao”.Cảm nhận tính chất âm nhạc của đất nước Malaixia xinh đẹp qua bài TĐN. 
	- Rèn luyện kỹ năng tai nghe nhạc, tự đọc giai điệu, làm chủ được sự kết hợp giữa đọc nhạc và thể hiện tiết tấu.
- HS nhận biết được hình dáng của 1 số nhạc cụ phương tây , nhận biết được âm sắc của 1 số nhạc cụ phương tây quen thuộc.
	* Thái độ :
	- HS biết phân biệt nhạc cụ Dân tộc VN với nhạc cụ phương Tây, qua đó càng biết trân trọng mối giao thoa giữa nền âm nhạc VN và các nước trên thế giới.
II/ CHUẨN BỊ : 
Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đàn phím điện tử, tranh ảnh và băng âm thanh các nhạc cụ phương Tây.
- Đọc nhạc và đàn chuẩn xác bài TĐN số 3 “Đất nước tươi đẹp sao”.
- Đồ dùng dạy học .
Chuẩn bị của học sinh: 
- Học thuộc bài cũ. Chép trước bài TĐN số 3.
- Dụng cụ học tập. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	1 -Ổn định tình hình lớp: (1ph) Điểm danh.
	2 -Kiểm tra bài cũ: (5ph)
	* Câu hỏi:	-Em hãy trình bày bài hát :Lí cây đa ?	(HS thể hiện)	
	-Em hãy đọc bài TĐN số 2?	(HS thể hiện)
	* GV nhận xét và xếp loại HS.
	3 -Giảng bài mới:	Gồm 3 phần:
	+Nhạc lí.
	+Tập đọc nhạc.
	+Âm nhạc thường thức.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức
10’
12’
10’
 5 ’
*Hoạt động 1: Nhạc lí.
-GV ghi lên bảng.
-GV treo bảng phụ VD có sử dụng nhịp lấy đà, cho HS nhận xét về số phách có trong mỗi nhịp --> ô nhịp đầu người ta gọi là nhịp lấy đà. Vậy nhịp lấy đà là nhịp như thế nào? Cho HS tự nêu lên khái niệm.
-GV yêu cầu HS nhìn các VD trong SGK, hỏi: 
+Trong VD1 ở SGK, ô nhịp đầu tiên thiếu mấy phách? 
+Trong VD2, ô nhịp đầu tiên thiếu mấy phách? (nửa phách)
-GV cho HS ghi khái niệm nhịp lấy đàø.
*Hoạt động 2: TĐN.
- GV treo bảng phụ bài TĐN.
- Cho HS nhận xét nhanh bài nhạc.
+Viết ở nhịp gì? Sử dụng dấu hiệu gì?
- GV hướng dẫn chia câu (có thể chia thành 5 câu ngắn, nhưng khi hát lời chỉ chia làm 2 câu dài).
- GV chỉ định .
- GV đàn luyện thanh, đọc gam đô trưởng.
- GV hướng dẫn HS gõ tiết tấu (câu 1, 2 giống nhau, câu 3, 4 giống nhau)
- GV đàn mẫu TĐN từng câu, tập cho HS. Sau đó ghép dần lại theo lối móc xích từ đầu cho đến hết bài.
- GV đệm đàn, yêu cầu HS tập hát lời ca. 
- GV đệm đàn, hướng dẫn đọc nhạc và hát lời hoàn chỉnh cả bài.
*Hoạt động 3: ÂNTT.
- GV treo lên bảng tranh ảnh giới thiệu về các nhạc cụ.
- Cho các nhóm học tập (đã phân công từ tuần trước) thảo luận, sau đó người đại diện nhóm sẽ lên bảng chỉ vào nhạc cụ và trình bày phần tìm hiểu của nhóm mình về loại nhạc cụ đó.
- GV nhận xét két quả làm việc của từng nhóm, và tổng hợp lại các ý kiến về đặc điểm của các nhạc cụ: đàn piano, violong,ghita,accocdeong
- Ngoài ra GV giảng giải thêm về 1 số nhạc cụ có trong tranh để các em mở rộng kiến thức.
- GV điều khiển cho nghe băng nhạc, giới thiệu về âm sắc của các nhạc cụ này qua phần xem đĩa hình.
- GV hướng dẫn HS cách nhận biết các chức năng từng loại dàn trong tác phẩm được nghe.
*Hoạt động 4: Củng cố. -Kiểm tra việc trình bày bài TĐN và hát lời của từng tổ, từng bàn và cá nhân.
Hoạt động 1: 
-HS ghi bài
-HS theo dõi trên bảng phu và nhận xét: 
+Nhịp 1 thiếu, chỉ có một phách. Các nhịp còn lại đủ.
+Nhịp lấy đà đứng ở đầu bản nhạc, là một ô nhịp thiếu.
-HS trả lời
-HS trả lời.
-HS nhắc lại, và ghi bài học.
Hoạt động 2: 
-HS theo dõi trên bảng.
+Bài nhạc viết ở nhịp C, có sử dụng nhịp lấy đà, và dấu nhắc lại, khung thay đổi.
-HS theo dõi, ghi nhớ.
-Từ 1 – 2 HS đọc tên nốt nhạc.
-HS luyện thanh.
-HS thực hiện
-HS tập đọc theo hướng dẫn của GV.
-HS thực hiện.
-HS trình bày.
Hoạt động 3: 
-HS theo dõi
-Từng nhóm HS thảo luận, sau đó đại diện lên bảng trình bày phần tìm hiểu của nhóm.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe , theo dõi thu thập thông tin.
- HS nghe nhạc và cảm nhận
- HS nghe , ghi nhớ.
Hoạt động 4:
-HS trình bày.
I.- Nhạc lí: Nhịp lấy đà.
 *Khái niệm: Nhịp đầu tiên trong bản nhạc, có số phách không đủ theo qui định của số chỉ nhịp gọi là nhịp lấy đà.
 *Ví dụ:
II- Tập đọc nhạc: TĐN số 3
ĐẤT NƯỚC ĐẸP SAO.
Nhạc: Malaixia
 Lời Việt: Vũ Trọng Tường.
 Nhạc Ma-lai-xi-a 
 Lời Việt: Vũ Trọng Tường
III- Âm nhạc thường thức: 
 Sơ lược về một vài nhạc cụ 
 phương Tây.
(Xem SGK)
	4 -Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2 phút) 
	- HS làm bài tập SGK Tr.20.
	- Ôn tập lại các kiến thức đã học chuẩn bị cho việc kiểm tra ở tiết sau:
	+Nhạc lí: nhịp 4/4, nhịp lấy đà.
	+Các bài hát, các bài TĐN.
	+Các bài âm nhạc thường thức.
	+Bài tập tính tổng số phách, chuyển nốt nhạc vào khuông, vạch nhịp.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet_6_NL_Nhip_lay_da_TDN_TDN_so_3_ANTT_Nhac_cu_phuong_tay.doc