I/ MỤC TIÊU :
*Kiến thức:
-HS ôn lại để hát thuần thục hơn bài hát “Khúc hát chim sơn ca”. Hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện đúng tình cảm bài hát.
-Đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 5 -“Em là bông hồng nhỏ”.
*Kỹ năng:
-Rèn luyện kỹ năng học hát, cách hát tập thể, hát lĩnh xướng, hát theo nhóm.
Rèn luyện kỹ năng tai nghe nhạc, tự đọc giai điệu, lầm chủ được sự kết hợp giữa đọc nhạc và thể hiện tiết tấu .
*Thái độ:
-HS có thêm kiến thức về lịch sử âm nhạc thế giới qua phần giới thiệu nhạc sĩ
Ngày soạn: 16/11/ 2015 Tiết: 14 Bài dạy: - ÔN TẬP BÀI HÁT: “KHÚC HÁT CHIM SƠN CA” - TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 5. - ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: GIỚI THIỆU NHẠC SĨ BÊ-TÔ-VEN. I/ MỤC TIÊU : *Kiến thức: -HS ôn lại để hát thuần thục hơn bài hát “Khúc hát chim sơn ca”. Hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện đúng tình cảm bài hát. -Đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 5 -“Em là bông hồng nhỏ”. *Kỹ năng: -Rèn luyện kỹõû năng học hát, cách hát tập thể, hát lĩnh xướng, hát theo nhóm. Rèn luyện kỹ năng tai nghe nhạc, tự đọc giai điệu, lầm chủ được sự kết hợp giữa đọc nhạc và thể hiện tiết tấu . *Thái độ: -HS có thêm kiến thức về lịch sử âm nhạc thế giới qua phần giới thiệu nhạc sĩ Bê-tô-ven-Nhạc sĩ thiên tài người Đức. - Giáo dục HS lòng say mê âm nhạc và có ý thức vươn lên trong học tập. Hoạc tập tấm gương của Betoven biết sống để vươn lên số phận của mình. II/ CHUẨN BỊ : *Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn phím điện tử, máy, đĩa nhạc bài hát. -Đọc nhạc và đàn chuẩn xác bài TĐN số 5. Tập hát phần lời của cả bài hát “Em là bông hồng nhỏ”. -Tranh, ảnh, tư liệu về nhạc sĩ Bê-tô-ven. -Bảng phụ bài TĐN. Đồ dùng dạy học. -Cho nhóm học tập sưu tầm một số mẫu truyện ngắn của nhạc sĩ Be-tô-ven, và tập thuyết trình. *Chuẩn bị của học sinh: -Học thuộc bài cũ. -HS đọc trước bài ÂNTT. -Dụng cụ học tập. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 -Ổn định tình hình lớp: (1ph) Điểm danh, kiểm tra tác phong. 2 -Kiểm tra bài cũ: (5ph) *Câu hỏi: +Hãy nêu khái niệm cung, nửa cung? Tính số cung các quãng âm sau: Đ-M; S-Đ? TL: -Cung và nửa cung là đơn vị dùng để chỉ khoảng cách về độ cao giữa 2 âm thanh liền bậc. -Quãng âm: Đ-M = 2c ; S-Đ = 2,5c. +Dấu hóa là gì? Nêu các loại dấu hóa thường dùng? -Dấu hoá là ký hiệu dùng để thay đổi độ cao của các nốt nhạc. Một số dấu hoá thường dùng: dấu thăng, dấu giáng, dấu bình. *GV nhận xét và cho điểm công khai trước lớp. 3 -Giảng bài mới: Gồm 3 phần: +Ôn tập bài hát. +Tập đọc nhạc. +Âm nhạc thường thức. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức 10’ 12’ 10’ 5’ *Hoạt động1: Ôn bài hát. - GV ghi lên bảng. - GV đàn gam âm mẫu. - GV điều khiển cho HS nghe bài hát qua băng nhạc mẫu. - GV đệm đàn. - GV hướng dẫn HS sửa sai về cao độ, tiết tấu, trường độ khó trong bài. - GV cho từng nhóm, tổ lên trình bày bài hát kết hợp động tác minh hoạ. - GV chỉ định một vài em kiểm tra. GV nhận xét và cho điểm. *Hoạt động 2: TĐN. - GV ghi bảng. - GV treo bảng phụ bài TĐN. - GV giới thiệu: bài TĐN được trích đoạn từ bài hát cùng tên của nhạc sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam- Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. - GV cho HS nhận xét nhanh bài nhạc. +Viết ở nhịp gì? Sử dụng các dấu hiệu gì trong bài? - GV yêu cầu. - GV đánh đàn mẫu bài nhạc. - GV hướng dẫn chia câu , gồm 5 câu. - GV đàn gam đô trưởng. -Chỉ định HS đọc tên nốt nhạc từng câu. - GV đàn mẫu, hướng dẫn HS tập đọc nhạc từng câu. Sau đó ghép dần lại theo lối móc xích từ đầu cho đến hết bài. -Sau khi HS đọc nhạc tương đối thành thục, GV hướng dẫn tập ghép lời ca. - GV chia lớp thành từng nhóm, dãy bàn đọc nhạc và hát lời ca. *Hoạt động 3: ANTT. - GV ghi bảng. - GV thuyết trình giới thiệu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Bê-tô –ven. +Là nhạc sĩ thiên tài người nước nào? +Âm nhạc của ông là lời kêu gọi dũng cảm, nguồn cảm hứng anh hùng, tinh thần nhiệt tình, sôi nổi, cảm xúc chân thành. +Là người hoàn thiện âm nhạc thế kỷ 18, mở ra con đường âm nhạc của thế kỷ sau. - GV kể một số mẫu truyện ngắn viết về ông. - GV đọc nhạc và hát lời bản nhạc “Bài ca hòa bình” của Be-tô-ven. - Cho HS nghe trích đoạn một số tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Bê-to-ven. *Hoạt động 4: Củng cố. - GV đệm dàn. - GV đàn một số nốt trong bài TĐN, cho HS nhận biết câu nhạc và đọc thể hiện lại cả câu. - GV hát toàn bài hát “Em là bông hồng nhỏ” cho HS nghe. Hoạt động1: -HS ghi bài -HS đọc gam âm khởi động giọng. -HS lắng nghe và hát nhẩm nhỏ theo. -HS hát thuộc lời bài hát. -HS sửa sai theo hướng dẫn của GV. -Từng nhóm, tổ HS thực hiện. -HS lên kiểm tra. Hoạt động 2: -HS ghi bài. -HS theo dõi bảng phụ. -HS lắng nghe. +viết ở nhịp C, trong bài sử dụng nhịp lấy đà, dấu nhắc lại, và khung thay đổi. -HS đọc tên nốt nhạc cả bài. -HS lắng nghe và nhẩm tên nốt theo. -HS lắng nghe và ghi nhớ. -HS đọc gam. -HS thực hiện -HS lắng nghe và TĐN theo hướng dẫn của GV. -HS trình bày: +Nhóm 1: đọc nốt. +Nhóm 2: ghép lời ca. Sau đó đổi bên. -Từng dãy, nhóm bàn HS thực hiện. Hoạt động 3: -HS ghi bài. -HS nghe. +Là nhạc sĩ người nước Đức. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe và ghi nhớ. -HS lắng nghe và ghi nhớ. -HS lắng nghe và hát nhẩm nhỏ theo. -HS lắng nghe. Hoạt động 4: -HS hát thuộc lời bài hát “Khúc hát chim sơn ca”. -HS tham gia trò chơi nhận biết cao độ và tập thể hiện lại câu nhạc theo yêu cầu gv I.Ôn tập bài hát: KHÚC HÁT CHIM SƠN CA Nhạc và lời: Đỗ Hoà An. II.Tập đọc nhạc: TĐN số 5. EM LÀ BÔNG HỒNG NHỎ Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn III.Âm nhạc thường thức: Giới thiệu nhạc sĩ Bê-tô-ven -Lut-Vích van Bê-tô-ven (1770-1827), là nhạc sĩ thiên tài người Đức, sinh ở thành phố Bon. -Là tác giả của những tác phẩm âm nhạc nổi tiếng: 9 bản giao hưởng, 32 bản xô-nát cho đàn pi-a-nô và rất nhiều tác phẩm xuất sắc khác . . . -Ông đã để lại cho nhân loại một kho tàng âm nhạc vô cùng quý giá. 4 -Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2 phút) -HS ôn tập kiến thức đã học từ đầu năm học đến nay, chuẩn bị cho tiết ôn tập tuần sau. Gồm: Nhạc lí; TĐN; Bài hát; ANTT. IV/ RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: .
Tài liệu đính kèm: