Giáo án môn Âm nhạc 7 - Trường THCS Đại Hà

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết tác giả của bài Mái trường mến yêu là nhạc sĩ Lê Quốc Thắng. Biết nội dụng bài hát ca ngợi mái trường và các thầy cô yêu quý.

2. Kĩ năng:

- HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát.

3. Thái độ:

- Qua bài hát giáo dục cho các em tình yêu với mái trường, thầy cô và bạn bè.

- Lòng biết ơn đối với nhạc sĩ Bùi Đình Thảo đã có những đóng góp to lớn cho nền âm nhạc VN hiện đại trong đo có âm nhạc cho tuổi thơ.

- Giáo dục tình đoàn kết với bạn bè nơi miền núi xa xôi.

 

doc 34 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3047Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc 7 - Trường THCS Đại Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài tập trong SGK và sách bài tập
- Tìm hiểu trước về bài hát Lí cây đa ở tiết 4.
iv. tự rút kinh nghiệm 
Ngày soạn: 
Ngày dạy : 
 Bài 2. tiết 4
 - Học hát: Bài Lí cây đa.
 - Bài đọc thêm: Hội Lim.
i.Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- HS biết bài hát Lí cây đa là một dân ca quan họ Bắc Ninh.
2. Kĩ năng: 
- HS hát đúng giai điệu, lời cacủa bài hát và thể hiện được tiếng có dấu luyến
3. Thái độ:
- Qua bài hát giáo dục cho các em tình yêu với những làn điệu dân ca quan họ và giúp HS thấy được cái hay, cái đẹp của dân ca quan họ Bắc Ninh.
ii.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nhạc cụ; băng hát mẫu và bảng phụ bài hát Lí cây đa.
2. Học sinh: Tìm hiểu về bài hát trước khi lên lên lớp.
iii.Tiến trình Dạy – Học:
1. Kiểm tra bài cũ: Cho HS đọc bài TĐN số 1.
2. Giới thiệu bài: Trong rất nhiều làn điệu dân ca quan họ hay thì Lí cây đa là 1 trong những bài hát hay, được nhiều người biết đến và yêu thích.
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Học hát: Bài Lí cây đa
a. Tìm hiểu bài hát.
- BH viết ở nhịp 
- Kí hiệu: Dấu nối, dấu luyến. dấu chấm dôI, dấu lặng đen
b. Học hát:
2. Bài đọc thêm: Hội Lim
Hoạt động 1. Học hát
- Treo bảng phụ bài hát Lí cây đa 
- Bài hát được viết ở nhịp bao nhiêu ?
- Bhát sử dụng những kí hiệu gì ?
- GV hướng dẫn về chùm ba nốt nhạc
- Gọi 1 HS đọc lời ca.
- Cho HS nghe hát mẫu.
- Bài hát có giai điệu như thế nào?
- Theo em bài hát có mấy câu?
- GV có thể chia thành những câu nhỏ để HS dễ hát
- GV Y/c HS luyện thanh 
- Cho HS nghe lại bài hát 1 lần 
- GV tiến hành dạy hát từng câu theo lối móc xích bằng cách từng câu GV hát mẫu 2 lần sau đó y/c HS hát theo đàn.
* Chú ý nhịp lấy đà: hát nhấn vào từ Lên.
- Bài hát có tốc độ hơi nhanh do vậy chú ý phần lấy hơi. GV hướng dẫn học sinh lấy hơi sao cho đúng.
- Sau mỗi câu hát GV kiểm tra 1 HS hoặc 1 nhóm HS để phát hiện sai và sửa sai cho HS.
- GV Y/c HS phân biệt sự khác nhau về trường độ ở một 2 câu có giai điệu gần giống nhau.
- Chú ý những từ ngân và nghỉ, GV hướng dẫn HS hát đúng.
- GV hướng dẫn và cho HS hát hoàn chỉnh bài hát ( chú ý tính chất bài hát)
- Cho HS hát cùng với nhạc đệm của đàn (hướng dẫn học sinh cách vào sao cho đúng nhịp, đúng tốc độ)
- Y/c tổ, nhóm, cá nhân hát toàn bài
- GV Y/c HS nhận xét
- GV nhận xét – sửa sai – cho điểm
Hoạt động 2. Bài đọc thêm
- Cho HS đọc bài đọc thêm.
- GV giới thiệu thêm về Hội Lim: Là ngày hội được tổ chức 
- Kể tên 1 số làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh mà em biết?
- GV sơ kết
- HS quan sát bảng phụ.
- BH viết ở nhịp 
- Dấu nối, dấu luyến
- Nghe – quan sát
- HS đọc lời ca.
- HS nghe hát mẫu.
- Nhẹ nhàng, tình cảm
- Bài hát có 2 câu: 
Câu 1: Trèo lêncây đa.
Câu 2: Aicây đa.
- HS nghe – quan sát
- HS luyện thanh theo hướng dẫn của GV.
- HS nghe
- HS hát theo sự hướng dẫn của GV.
- HS tập lấy hơi theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện
- HS phân biệt
- HS hát theo sự hướng dẫn của GV.
- HS hát hoàn chỉnh bài hát theo hướng dẫn của GV
- HS hát cùng với nhạc đệm của đàn.
- Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện
- Cá nhân nhận xét
- HS nghe
- HS đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc thêm
- Cây trúc xinh, Bèo dạt mây trôi, Hoa thơm bướm lượn,.
- Nghe sơ kết
4. Củng cố bài học: 
- Y/c HS nhắc lại nội dung bài học.
- Cho HS nghe bài hát Những cô gái quan họ của nhạc sĩ Phó Đức Phương.
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học thuộc, hát đúng, hát hay bài hát Lí cây đa.
- Tìm hiểu về Hội Lim qua các tài liệu thông tin khác.
- Sưu tầm các làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh
- Thử đặt lời ca mới theo điệu Lí cây đa với chủ đề về quê hương, mái trường, thầy cô, bạn bè,
- Làm bài tập trong SGK và sách bài tập. Tìm hiểu nội dung tiết 5.
iv. tự rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 
Ngày dạy : 
Bài 2 tiết 5
Ôn tập bài hát: Lí cây đa
Nhạc lí: Nhịp 
Tập đọc nhạc: TĐN số 2
i.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hát thuộc bài hát Lí cây đa 
- HS biết kháI niệm về nhịp C vàt cách đánh nhịp C 
- HS biết bài TĐN số 2 - ánh trăng viết ở nhịp C. 
2. Kĩ năng:
- HS tập thể hiện tính chất mềm mại, nhẹ nhàng của bài hát.
- Đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 2, kết hợp đánh nhịp.
ii.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nhạc cụ; bảng phụ bài TĐN số 2.
2. Học sinh: Phách, đặt lời ca mới cho bài Đi cấy và xem trước bài TĐN số 5.
iii.Tiến trình Dạy – Học:
1. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học.
2. Giới thiệu bài:
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn tập bài hát: Lí cây đa.
2. Nhạc lí:
a. Nhịp 
- Có 4 phách trong một ô nhịp, giá trị của mỗi phách bằng một nốt đen. Phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ.
b. Cách đánh nhịp C
Sơ đồ cách đánh nhịp theo hình vẽ sau
c. ứng dụng của nhịp C
- Thường được dùng trong các bài hát hành khúc, các bài hát trang nghiêm hoăc bài hát trữ tình.
3. Tập đọc nhạc: TĐN số 2.
- Bài TĐN số 2 viết ở nhịp 
- Cao độ: Son – la – si - đô - rê - mi.
- Trường độ: Hình nốt đen và trắng.
- Kí hiệu: Dấu nhắc lại.
Hoạt động 1. ôn tập bài hát
- Bài hát có xuất xứ từ đâu và được viết ở nhịp gì?
- Cho HS nghe lại bài hát 1 lần
* Chú ý nhịp lấy đà, hát nhấn vào tiếng Lên.
- GV chỉ huy cho HS hát lại bài hát theo nhạc đệm của đàn.
- Hướng dẫn HS hát và thể hiện theo tính chât của bài hát.
- Cho 1 nhóm lên biểu diễn.
- Cho 1 – 2 nhận xét 
- GV nhận xét – sửa sai 
- Y/c cá nhân trình bày lời mới các em đã đặt 
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét – sửa sai – đánh giá
Hoạt động 2. Nhạc lí 
- Cho HS quan sát bảng phụ bài TĐN số 2.
- GV đọc nhạc đồng thời gõ phách cho HS quan sát.
- Mỗi ô nhịp có mấy phách? Giá trị của từng phách ?
- Em hãy rút ra khái niệm nhịp 
- Cho HS gõ phách theo thứ tự 1, 2, 3, 4 (mạnh, nhẹ, mạnh vừa, nhẹ)
 4
 2 3
 1
- Hướng dẫn HS đánh nhịp 
- Đàn cho HS nghe bài Quốc ca; Bài Em là bông hồng nhỏ.
- GV cho HS đánh nhip - hát bài hát Mái trường yêu .
- Nhịp 4 được sử dụng để viết những ca khúc như thế nào? 
Hoạt động III. Tập đọc nhạc 2
- Cho HS quan sát bảng phụ bài TĐN số 2.
- Bài TĐN số 2 có tựa đề là gì, có xuất xứ từ đâu?
- Bài TĐN số 2 được viết ở nhịp gì?
- Nhận xét gì về cao độ và trường độ của bài TĐN ?
- Bài TĐN có kí hiệu gì cần lưu ý?
( Ô nhịp 1 đến ô nhịp 4 đọc 2 lần)
- Theo em bài TĐN có thể chia thành mấy tiết nhạc
- GV chép ÂHTT của bài lên bảng
- GV làm mẫu (miệng đọc tay gõ ÂHTT nhiều lần)
- Y/C HS thực hiện ( nhiều lần )
- Cho HS đọc tên các nốt nhạc 1 lần
- GV đàn thang âm nhiều lần.
- Cho HS luyện thang âm 2 –3 lần
- GV đàn và cho HS đọc từng tiết nhạc theo lối móc xích
* Chú ý : nốt son dưới dòng kẻ phụ thứ 2.
- Cho HS đọc toàn bộ bài TĐN
- Cho HS ghép lời ca của bài TĐN.
- Hướng dẫn HS đọc, hát lời ca kết hợp với gõ phách( ÂHTT ).
* Bài TĐN có tiết nhạc 1 và 3 giống nhau hoàn toàn. Tiết nhạc 1 lặp lại 1 lần do có dấu nhắc lại.
- GV chú ý sửa sai
 - Y/C nhóm,cá nhân đọc nhạc – ghép lời kết hợp gõ phách(ÂHTT )
- GV y/c cá nhân nhận xét
- GV nhận xét – sửa sai – đánh giá
- Là dân ca quan họ Bắc Ninh và được viết ở nhịp - HS nghe lại bài hát 1 lần.
- HS hát lại bài hát.
- HS quan sát và làm theo hướng dẫn của GV.
- 1 nhóm HS biểu diễn.
- HS nhận xét 
- HS nghe
- HS đơn ca.
- HS nhận xét.
- HS nghe
- HS quan sát trên bảng phụ
- HS nghe và quan sát trên bảng phụ.
- Có 4 phách, Mỗi phách bằng một nốt đen.
- HS trả lời
- HS gõ phách.
- HS quan sát và tập đánh nhịp 
- HS nghe
- HS thực hiện
- Dùng trong những ca khúc trang nghiêm hoặc trữ tình.
- HS quan sát
- Bài TĐN có tựa đề là ánh trăng – nhạc Pháp do Lê minh Châu viết lời Việt.
- Bài TĐN số 2 viết ở nhịp 
- Cao độ: Son – la – si - đô - rê - mi.
- Trường độ: Hình nốt đen và trắng.
- Dấu nhắc lại.
- Bài TĐN có thể chia thành 3 tiết nhạc (HS chỉ từng tiết nhạc trên bảng phụ).
- HS quan sát
- Nghe – thực hiện
- HS thực hiện
- HS đọc tên các nốt nhạc
- HS nghe thang âm
- HS luyện thang âm theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc từng câu theo hướng dẫn của GV
- HS đọc toàn bộ bài TĐN.
- HS ghép lời ca.
 - HS thực hiện
- HS nghe
- Nhóm, cá nhân thực hiện
- Cá nhân nhận xét
- HS nghe
3. Củng cố bài học: 
- Y/C HS nhắc lại nội dung bài học
- Cho HS đọc, hát lời ca kết hợp với gõ phách bài TĐN số 2 từ 1 đến 2 lần.
4. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Tiếp tục ôn tập bài hát Lí cây đa.
- Đọc chính xác bài TĐN số 2 kết hợp với vỗ tay theo phách.
- Làm các bài tập trong SGK/T34 và các bài tập trong sách bài tập.
- Tìm hiểu trước nội dung tiết 6.
iv. Tự rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 
Ngày dạy : 
Bài 2 Tiết 6
Nhạc lí: Nhịp lấy đà
Tập đọc nhạc: TĐN số 3
Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một vài 
nhạc cụ phương Tây.
i.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết về nhịp lấy đà.
- HS đọc đúng giai điệu và ghép lơì ca bài TĐN số 3.
- HS nhận biết được hình dáng một số nhạc cụ phương Tây.
2. Kĩ năng:
- HS có thể nhận biết được những bài hát, bản nhạc có sử dụng nhịp lấy đà.
- HS tập đọc nhịp lấy đà thông qua bài TĐN số 3.
3. Thái độ: 
- Qua phần âm nhạc thường thức giúp các em thấy được sự phong phú, đa dạng của âm nhạc trong đó có các loại nhạc cụ, làm cho các em càng thêm yêu bộ môn âm nhạc hơn.
ii.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nhạc cụ, bảng phụ TĐN số 3, các loại nhạc cụ để giới thiệu (hoặc tranh ảnh các loại nhạc cụ được giới thiệu trong phần âm nhạc thường thức).
2. Học sinh: Tìm hiểu bài trước khi lên lớp.
iii.Tiến trình Dạy – Học:
1. Kiểm tra:- Em hãy đọc và gõ phách bài TĐN số 2.
2. Giới thiệu bài:
 Âm nhạc gồm có 4 phân môn, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu 3 phân môn đó là nhạc li, TDDN và ÂNTT.
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Nhạc lí: Nhịp lấy đà.
- Nhịp đầu của 1 bản nhạc (bài hát) không có đủ số phách quy định theo số chỉ nhịp.
2. Tập đọc nhạc: TĐN số 3.
Đất nước tươi đẹp sao - Nhạc Malaixia, Lời Việt: Vũ Trọng Tường.
- Bài TĐN viết ở nhịp C
- Cao độ: Đô, rê, mi, pha, son, la, si.
Trường độ: Hình nốt móc đơn, đen, trắng và ngoài ra có nốt đen chấm dôi.
- Dấu nhắc lại, khung thay đổi
3. Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một vài nhạc cụ phương Tây.
1. Đàn pi-a-nô
2. Đàn vi-ô-lông
3. Đàn ghi-ta
4. Đàn ắc-coóc-đê-ông
Hoạt động 1. Nhạc lí
- Cho HS quan sát đoạn đầu bài hát Lên đàng của nhac sĩ Lưu Hữu Phước.
- Đọc và gõ phách đoạn nhạc cho HS quan sát.
- Em hiểu thế nào là nhịp lấy đà?
- GV rút ra định nghĩa nhịp lấy đà.
- Tìm bài hát mà em biết có nhịp lấy đà? 
- GV sơ kết
Hoạt động 2. Tập đọc nhạc số 3
- Treo bảng phụ chép bài TĐN số 3 lên bảng
- Bài TĐN số 3 có tựa đề là gì? có xuất xứ từ đâu?
- Bài TĐN viết ở nhịp gì? Em có nhận xét gì về nhịp đầu bài TĐN?
- Em hãy nhận xét về cao độ và trường độ của bài TĐN?
- Bài TĐN số 3 còn sử dụng kí hiệu gì ?
- Bài TĐN có dấu nhắc lại và khung thay đổi, em sẽ trình bày bài TĐN theo trình tự thế nào?
- Cho HS đọc toàn bộ tên các nốt nhạc trong bài TĐN
- Theo em bài TĐN có mấy tiết nhạc?
- GV chép ÂHTT lên bảng
- GV làm mẫu
- Y/C HS thực hiện
- GV nhận xét – sửa sai
- GV y/c HS đọc thang âm đô trưởng
- Cho HS nghe toàn bộ giai điệu bài TĐN 1 lần.
- GV đàn giai điệu từng câu sau đó cho HS đọc từng câu theo lối móc xích
* Chú ý nhịp lấy đà, nốt đen chấm dôi, nốt trắng chấm dôi 
- Cho HS đọc hoàn chỉnh bài TĐN (chú ý dấu nhắc lại)
- Cho HS ghép lời ca của bài TĐN
- Cho HS đọc, hát lời ca kết hợp với gõ ÂHTT
- Y/C từng tổ đọc nhạc kết hợp gõ ÂHTT
- Y/C cá nhân nhận xét
- GV nhận xét – sửa sai 
- Y/C cá nhân trình bày
- GV nhận xét – sửa sai – đánh giá
Hoạt động 3. Âm nhạc thường thức
- GV giới thiệu về các loại nhạc cụ: Pi-a-nô; Vi-ô-lông; Guitar; ăc -coóc-đê-ông. 
- GV cho HS quan sát từng nhạc cụ qua tranh ảnh và tác dụng của từng loại
- GV cho HS nghe âm thanh của từng loại nhạc cụ(nếu có )
- GV sơ kết
- HS quan sát bản nhạc.
- HS nghe và quan sát 
- Nhịp lấy đà là nhịp đầu bản nhạc không có đủ số phách.
- HS ghi vở
- Bài hát Nhạc rừng (hoàng Việt),Lí cây đa (dân ca quan họ Bắc Ninh)
- HS nghe
- HS quan sát
- Bài hát Đất nước tươi đẹp sao - Nhạc Malaixia, Lời Việt: Vũ Trọng Tường.
- Bài TĐN viết ở nhịp C và nhịp đầu bài TĐN thiếu 3 phách-> nhip lâý đà, phách mạnh nhấn nốt Đô đen chấm dôi ở nhịp thứ 2
- Cao độ: Đô, rê, mi, pha, son, la, si.
Trường độ: Hình nốt móc đơn, đen, trắng và ngoài ra có nốt đen chấm dôi.
- Dấu nhắc lại, khung thay đổi
- HS chỉ trình tự bài TĐN trên bảng phụ.
- HS đọc tên các nốt nhạc trong bài TĐN.
- 4 tiết nhạc (HS chỉ trên bảng phụ từng tiết nhạc)
- HS quan sát
- HS nghe – quan sát
- HS thực hiện
- HS nghe
- HS đọc thang âm
- HS nghe toàn bộ giai điệu bài TĐN
- HS đọc từng câu theo sự hướng dẫn của GV.
- HS đọc hoàn chỉnh bài TĐN
- HS ghép lời ca.
- HS đọc, hát kết hợp với gõ ÂHTT.
- Tổ trình bày
- Cá nhân nhận xét
- HS nghe
- Cá nhân thực hiện
- HS nghe
- Nghe giới thiệu
- HS quan sát
- HS nghe cảm nhận
- HS nghe
3. Củng cố bài học: 
- Y/C HS nhắc lại nội dung bài học.
- Cho HS nghe một bản nhạc độc tấu Piano hoặc Guitar.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Nắm vững phần nhạc lí về nhịp lấy đà, tìm các bài hát có nhịp lấy đà.
- Học và làm các nài tập trong SGK và SBT .
- Ôn tập 2 bài hát, 2 bài TĐN, các phần nhạc lí đã học từ đầu năm.
iv. Tự RúT KINH NHGIệM
Ngày soạn: 
Ngày dạy : 
 Tiết 7
Ôn tập 
i.Mục tiêu:
1. Kiến thức
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của hai bài hát: Mái trường mến yêu, Lí cây đa.
- HS nhận biết được nhịp lấy đà.
- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca các bài TĐN số 1, 2, 3.Biết hình tiết tấu có trong các bài TĐN.
2. Kĩ năng
- Biết hát kết hợp các hình thức gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca...
- HS phân biệt được nhịp 24, 34, 44 .Cách đánh nhịp 44
3. Thái độ
 - Giáo dục các em có thái độ yêu thích môn học.
ii.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nhạc cụ, băng hát mẫu và bảng phụ các bài TĐN số 1, 2, 3.
2. Học sinh: Ôn tập lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học.
iii.Tiến trình Dạy – Học:
1. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ôn tập 2 bài hát
- Bài: Mái trường mến yêu.
- Bài: Lí cây đa
2. Ôn tập nhạc lí:
a. Nhịp 
- Còn gọi là nhịp C , mỗi nhịp có 4 phách, giá trị của mỗi phách bằng một nốt đen 
b. Nhịp lấy đà
3. Ôn tập TĐN
Hoạt động 1. Ôn tập 2 bài hát
- Bài hát Mái trường mến yêu là của tác giả nào?
- Bài hát viết ở nhịp gì và gồm mấy đoạn?
- Cho HS luyện thanh theo âm mẫu là âm Ma
- Cho cả lớp nghe lại bài hát 1 lần
- Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần.
- Y/C 1 tốp ca lên biểu diễn.
- Y/C 1 HS nhận xét 
- GV nhận xét - sửa sai 
- Bài hát Lí cây đa là dân ca vùng miền nào ?
- Bài hát viết ở nhịp gì?
- Cho HS nghe lại bài hát 1 lần.
- Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần.
* Chú ý nhịp lấy đà và những từ hát luyến.
- Y/C cá nhân biểu diễn.
- Gọi 1 HS nhận xét 
- GV nhận xét – sửa sai
Hoạt động II. Ôn tập nhạc lí
- Em hãy nhắc lại định nghĩa nhịp C?
- Em có thể kể tên 1 số bài hát mà em biết được viết ở nhịp C?
- Em hãy vẽ đường nét chỉ huy của nhịp C?
- Nhịp C thường được dùng cho những ca khúc như thế nào?
- Phân biệt sự khác nhau giữa nhịp 24, 34, 44 
- Nhịp lấy đà là nhịp như thế nào?
- Em hãy kể tên các bài hát, TĐN mà em đã học có nhịp lấy đà?
Hoạt động 3. Ôn tập TĐN
- Cho HS lần lượt ôn lại các bài TĐN số 1, 2, 3 kết hợp với gõ phách ( ÂHTT).
- Cho HS ôn tập lại các bài TĐN kết hợp với gõ tiết tấu.
- Cho 1 –2 HS đọc và gõ phách (ÂHTT)
- Gọi 1 HS khác nhận xét.
- GV nhận xét 
- Chú ý bài TĐN số 2, 3 cho HS đánh nhịp để HS biết cách đánh nhịp và biết thực hiện đúng đối với bài có nhịp lấy đà. 
- Tác giả: Lê Quốc Thắng.
- Viết ở nhịp và gồm có 2 đoạn. Đoạn 1 từ đầu đến khúc nhạc dịu êm, đoạn 2 là phần còn lại. 
- HS luyện thanh.
- Cả lớp nghe lại bài hát.
- Cả lớp hát lại bài hát.
- Tốp ca biểu diễn.
- HS nhận xét 
- HS nghe nhận xét
- Lí cây đa là dân ca quan họ Bắc Ninh.
- BH viết ở nhịp 
- Cả lớp nghe lại bài hát.
- Cả lớp hát lại bài hát.
- HS biểu diễn.
- HS nhận xét 
- HS nghe
- Nhịp C là nhịp có 4 phách, mỗi phách 
- HS kể tên 1 số bài hát viết ở nhịp C
	4
	3
	2	1
- ứng dụng nhịp C: Dùng cho bài hát hành khúc, trang nghiêm, trữ tình.
- HS trình bày
- Ô nhịp đầu tiên không có đủ số phách quy định 
- HS kể tên 
- HS ôn lại các bài TĐN theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc và gõ phách (ÂHTT).
- Cá nhân thực hiện
- HS nhận xét.
- HS nhận xét
- HS thực hiện theo y/c của GV
2. Củng cố bài học:
- Y/C HS nhắc lại nội dung bài học
- Chữa 1 số bài tập trong SGK và sách bài tập âm nhạc.
3. Hướng dẫn học ở nhà:
- Tập thành thạo các động tác biểu diễn của 2 bài hát.
- Tập đọc và gõ phách các bài TĐN số 1, 2, 3 và tập đặt lời ca cho các bài TĐN theo các chủ đề : Mái trường, thầy cô, bạn bè, quê hương ...
- Nắm vững phần nhạc lí.
- Chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra ( GV yêu cầu HS bắt thă đề kiểm tra)
iv. tự rút kinh nghiệm 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 8
Kiểm tra 1 tiết
i. Mục tiêu:
- Đối với học sinh: 
+ Giúp các em nhận biết kết quả học tập rèn luyện của bản thân trong 8 tuần vừa qua từ đó giúp các em có phương pháp học tập, rèn luyện tốt hơn.
- Đối với giáo viên: 
+ Thấy được kết quả học tập, rèn luyện của HS trong 8 tuần vừa qua từ đó có phương pháp giảng dạy phù hợp hơn, hiệu quả hơn nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng âm nhạc tốt hơn.
ii. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:- Nhạc cụ.
2. Học sinh:- Ôn tập bài hát, TĐN đã bắt thăm trong tiết trước.
iii. Tiến trình kiểm tra:
1. Hình thức kiểm tra: Vấn đáp ( Hát và TĐN).
2. Tiến trình cụ thể:
a. Kiểm tra hát:
- Từng em sẽ lần lượt trình bày bài hát mà các em bắt thăm được từ tiết trước cùng với nhạc đệm của đàn.
- Mỗi em sẽ tự tổ chức hình thức biểu diễn sao cho phù hợp với bài hát mà mình bắt thăm được theo sự hướng dẫn của GV trong tiết ôn tập trước.
b. Kiểm tra TĐN:
- Các em sẽ lần lượt trình bày bài TĐN mà các em bắt thăm được từ tiết trước kết hợp với gõ phách hoặc gõ tiết tấu hoặc gõ nhịp.
c. Kiểm tra nhạc lí
- Sau khi đã hát(TĐN), GV hỏi 1 câu về kiến thức nhạc lí, âm nhạc thường thức.
* Chú ý: + Cho HS luyện thanh và luyện thang âm trước khi hát và TĐN.
	+ Cho HS trả lời phần nhạc lí, âm nhạc thường thức theo yêu cầu của GV.
3. Nhận xét, đánh giá:
- GV nhận xét và đánh giá phần trình bày của từng em, rút kinh nghiệm cho học sinh trong cách biểu diễn, TĐN.
- Xếp loại đạt
+ HS hát chuẩn xác lời, nhạc kết hợp với động tác biểu diễn (đối với bài hát), đọc chuẩn về cao độ, trường độ kết hợp với gõ phách hoặc gõ ÂHTT(đối với bài TĐN).
- Những em chưa có khả năng ( giọng hát kém, đọc nhạc kém) nhưng tiếp thu lí thuyết tốt, nắm vững kiến thức, kĩ năng và hứng thú, tự giác, tích cực học tập
- Xếp loại chưa đạt: 
+ HS chưa thực hiện được những yêu cầu trên.
iv. tự rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày dạy : 
Bài 3. Tiết 9
Học hát: Bài Chúng em cần hoà bình.
i.mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS biết vài nét về 2 nhạc sĩ Hoàng Long - Hoàng Lân tác giả của bài Chúng em cần hoà bình. Biết nội dung bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn được sống trong cuộc sống yên vui đầy tình thân ái.
2. Kĩ năng
- HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. Biết cách hát những câu hát có đảo phách. 
3. TháI độ: 
- Qua bài hát giáo dục cho các em tình yêu hoà bình, tình đoàn kết thân ái với bạn bè trên khắp năm châu.
- Lòng biết ơn đối với 2 nhạc sĩ: Hoàng Long – Hoàng Lân đã có những đóng góp to lớn cho nền âm nhạc VN hiện đại trong đó có âm nhạc cho tuổi thơ.
ii.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nhạc cụ, băng hát mẫu và bảng phụ bài hát Chúng em cần hoà bình.
2. Học sinh: Tìm hiểu về bài hát trước khi lên lớp.
iii.Tiến trình Dạy – Học:
1. Kiểm tra bài cũ: SGK, vở ghi chép của HS.
2. Giới thiệu bài : Tuổi thơ luôn mong muốn có một cuộc ssống, hoà bình để các em được học tập, vui chơI, ca hát. Đây chính là nội dung bài hát Chúng em cần hoà bình.
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học hát: Bài Chúng em cần hoà bình
1. Tìm hiểu bài
- Nhịp 24
- Kí hiệu: dấu nhắc lại, lặng đen, dấu nối, chấm dôi, lặng đơn, khung thay đổi
2. Học hát
Hoạt động: Học hát 
- GV giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- GV hát trích đoạn 1số bài hát của nhạc sĩ.
Bài: - Bác Hồ  tất cả
 - Từ rừng xanh lăng Bác.
- GV giới thiệu về bài hát học hôm nay
- Treo bảng phụ bài hát Chúng em cần hoà bình
- Bài hát đựơc viết ở nhịp gì?
- Bài hát sử dụng những kí hiệu gì ?
- GV hướng dẫn phần đảo phách trong bài
- Gọi 1 HS đọc lời ca.
- Bài hát có nội dung như thế nào?
- Cho HS nghe hát mẫu.
- Bài hát có nhịp điệu ntn?
- Theo em bài hát có mấy câu? Chia thành mấy đoạn?
(GV hướng dẫn HS chia câu, chia đoạn)
- GV y/c HS luyện thanh theo mẫu âm 
- GV tiến hành dạy hát từng câu theo lối móc xích.
- Sau mỗi câu hát GV kiểm tra 1 HS hoặc 1 nhóm HS để phát hiện sai và sửa sai cho HS.
( GV chú ý những chỗ đảo phách, chỗ ngân và nghỉ)
- GV hướng dẫn và cho HS hát hoàn chỉnh bài hát ( chú ý tính chất từng đoạn)
- Cho HS hát cùng với nhạc đệm của đàn (hướng dẫn học sinh cách vào sao cho đúng nhịp, đúng tốc độ)
- Y/C từng tổ, nhóm cá nhân thực hiện
- Y/C cá nhân nhận xét
- GV nhận xét – sửa sai – cho điểm
- Nghe giới thiệu
- HS nghe – cảm nhận
- HS nghe
- HS quan sát trên bảng phụ.
- BH viết ở nhịp 
- HS trả lời
- HS quan sát
- HS đọc lời ca.
- Ca ngợi hoà bình, nói lên ước muốn của tuổi thơ được sống trong hoà bình, không có chiến tranh, tuổi thơ khắp nơi đoàn kết thân ái 
- HS nghe hát mẫu.
- Sôi nổi
- Bài hát có 8 câu chia thành 2 đoạn:
Đoạn 1:
Câu 1: Để loài  hoà bình.
Câu 2: Để đàn học hành
Câu 3: Để mầm xanh
Câu 4: Bạn  yêu thương
Đoạn 2:
Câu 5: Chúng hoà bình
Câu 6: Trên chiến tranh
Câu 7: Đấu tranhhoà bình
Câu 8: Không hành tinh
Lời 2 cũng tương tự.
- HS luyện thanh theo hướng dẫn của GV.
- HS hát theo sự hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện
- HS hát hoàn chỉnh bài hát theo hướng dẫn của GV
- HS hát cùng với nhạc đệm của đàn.
- HS thực hiện
- Cá nhân nhận xét
- HS nghe nhận xét
4. Củng cố bài học: 
- Y/C HS nhắc lại nội dung bài học.
- Bài hát có nội dung như thế nào? 
- Cho 1 tốp ca lên hát lại bài hát Chúng em cần hoà bình .
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học thuộc, hát đúng, hát hay bài hát Chúng 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet_1_HBH_Mai_truong_men_yeu_BDT_Nhac_si_Bui_Dinh_Thao_va_bai_hat_Di_hoc.doc