Giáo án môn Âm nhạc 8 - Chủ đề: Âm nhạc cổ truyền

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- HS biết bài Hò ba lí là dân ca Quảng Nam, HS hiểu "hò" là một loại dân ca độc đáo của dân tộc ta, biết đặc điểm của "hò" và cách thể hiện.

- Biết thứ tự dấu thăng, dấu giáng trên hóa biểu.

- Hiểu được thế nào là giọng cùng tên.

- HS hiểu sơ lược về một vài nhạc cụ dân tộc đặc biệt là Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

 

doc 12 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5003Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc 8 - Chủ đề: Âm nhạc cổ truyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: ÂM NHẠC CỔ TRUYỀN - ÂM NHẠC LỚP 8
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : 
- HS biết bài Hò ba lí là dân ca Quảng Nam, HS hiểu "hò" là một loại dân ca độc đáo của dân tộc ta, biết đặc điểm của "hò" và cách thể hiện.
- Biết thứ tự dấu thăng, dấu giáng trên hóa biểu.
- Hiểu được thế nào là giọng cùng tên.
- HS hiểu sơ lược về một vài nhạc cụ dân tộc đặc biệt là Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên
2. Kỹ năng: 
- HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát.
- Phân biệt được phần “xướng” và phần “xô” trong bài hát. Hát luyến 3 nốt, 2 nốt chính xác, hát dân ca mềm mại.
- Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 4. Áp dụng các nốt móc đơn, chấm dôi, nốt móc kép.
- HS phân biệt được âm sắc của 3 loại nhạc cụ: Đàn đá, cồng chiêng và đàn T’rưng
3. Thái độ: 
- HS yêu thích và có ý thức giữ gìn các loại hình âm nhạc cổ truyền. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của dân tộc, đặc biệt là về Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại).
4. Năng lực:
- Qua bài học, hình thành và phát triển cho HS 5 năng lực: Thực hành âm nhạc, hiểu biết âm nhạc, cảm thụ âm nhạc, trình diễn âm nhạc và sáng tạo âm nhạc.
III. NỘI DUNG
- Học hát: Bài Hò ba lí
- Ôn tập bài hát: Hò ba lí
- Nhạc lí: Thứ tự các dấu thăng, giáng ở hóa biểu-Giọng cùng tên.
- Tập đọc nhạc: TĐN số 4
- Ôn tập bài hát: Hò ba lí
- Ôn tập Tập đọc nhạc; TĐN số 4
- Âm nhạc thường thức: Một số nhạc cụ dân tộc
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV:
- Nhạc cụ, thiết kế một vài trò chơi âm nhạc, một số động tác múa phụ hoạ. 
- Tư liệu về dân ca Trung Bộ.
- Sưu tầm một số tranh ảnh minh hoạ, một số động tác múa phụ hoạ, các thông tin về Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
2. Chuẩn bị của HS: 
 - Sưu tầm tranh ảnh mô tả cảnh sinh hoạt văn hóa, lao động của nhân dân miền biển. Các loại nhạc cụ gõ thanh phách, song loan. 
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Tiết 1:
HỌC HÁT: BÀI HÒ BA LÍ
(Dân ca Quảng Nam)
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
Hoạt động chung của lớp:
Cho HS nối cột 1,2,3,4,5 với a,b,c,d,e tương ứng.
Đi cắt lúa
Dân ca Thanh Hóa
Đi cấy
Dân ca H’rê ,( Tây Nguyên)
Lí cây đa
Hát Xoan Phú Thọ.
Xe chỉ vá may
Hát Xoan Phú Thọ, dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Lý cây đa, xe chỉ vá may
Dân ca Quan họ Bắc Ninh
HS trả lời câu hỏi: Trong các loại hình dân ca trên, loại hình dân ca nào đã được UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể của nhân loại?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
- Hoạt động chung cả lớp:
Cho HS nghe bài hát: Hò ba lí ( xem video hoặc GV trình bày), nêu những hình ảnh mà em thấy yêu thích.
- HS tìm thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: 
+ Nội dung bài hát nói về điều gì? Bài hát chia làm mấy đoạn? Bài hát có mấy câu?
Câu 1: Ba lí tang tình mà nghe, ta hò ba lí tình tang ba lí tình tang.
Câu 2: Trèo lên ba lí tình tang.
Câu 3: Trẻ tre mà đan sịa..hố hò khoan.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
- Hoạt động chung cả lớp:
- Cho HS khởi động giọng .
- GV đàn giai điệu câu 1 khoảng 3 lần, HS nghe nhẩm theo.
- GV nghe phát hiện chỗ sai và hát mẫu lại để sửa cho các em, chú ý các tiếng luyến bằng 2 hoặc 3 nốt nhạc và trường độ đủ 3 phách ở cuối câu.
- GV hướng dẫn tương tự với câu 2 và câu 3, xong câu 2 GV cho các em hát nối câu 1-2 và chỉ định HS hát hai câu này. 
- HS tập riêng câu 3, cuối cùng hát liên kết cả 3 câu thành bài.
- Hát đầy đủ cả bài hai lần kết hợp gõ đệm theo phách và gõ đệm theo nhịp.
- GV hướng dẫn HS cách phát âm, nhắc các em lấy hơi ở cuối câu và thể hiện bài hát nhẹ nhàng.
- Trình bày bài hát hoàn chỉnh.
- Tập trình bày bài hát theo cách hát đối đáp.
- Giáo viên giải thích và vận dụng cách hát phần "Xướng" và phần "Xô")
- HS thực hành.
-Hoạt động nhóm:
- HS nữ hát phần "Xướng", HS nam hát phần "Xô" sau đó đổi lại cách trình bày.
- Ôn luyện theo nhóm, tổ, cá nhân.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG.
- Hoạt động nhóm: 
- HS học thuộc bài hát để có thể tham gia vào các hoạt động văn hóa văn nghệ do nhà trường, lớp tổ chức.
- Hoạt động ứng dụng chung trong lớp: 
Trình bày bài hát theo cách hát đối đáp (phần "Xướng" và phần "Xô"), tìm các động tác phụ họa cho bài hát một cách phù hợp.
- Hoạt động ứng dụng với cộng đồng: 
- Hoạt động ứng dụng ngoài lớp:
- HS hát bài Hò ba lí trong các giờ sinh hoạt của lớp, của trường và sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
- Hoạt động nhóm
- Kể tên các điệu Hò mà em biết?
- Tập chơi một số trò chơi âm nhạc .
Tiết 2:
- ÔN TẬP BÀI HÁT: HÒ BA LÍ
- NHẠC LÍ: THỨ TỰ CÁC DẤU THĂNG, GIÁNG Ở HÓA BIỂU- GIỌNG CÙNG TÊN
- TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4
Nội dung 1 : Ôn tập bài hát: Hò Ba Lí
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động cá nhân
GV: Hãy kể tên điệu Hò mà em biết.
 Hướng dẫn một số trò chơi âm nhạc. 
Hoạt động chung cả lớp
GV: Đàn giai điệu 1,2 câu hát bất kì trong bài Hò Ba Lí, yêu cầu HS đoán đó là câu hát nào trong bài.
HS: Nghe và trả lời
GV: Dạo đàn và bắt nhịp cho học sinh hát hòa giọng. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Không có kiến thức mới
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 Hoạt động chung cả lớp
 - Luyện cách hát đối đáp: Chia lớp thành 2 nhóm: 1Nam - 1Nữ
GV điều khiển HS hát đối đáp:
Nhóm Nam hát câu 1: Ba lítình tang
Nhóm Nữ: Câu 2: Trèo lên.tình tang
Nhóm Nam: Chẻ trelà hố
Nam – Nữ hát hòa giọng: Cho nànghò khoan.
- Trình diễn bài hát: hình thức hát xướng,hát xô: 
GV: chọn 1 HS có giọng hát tốt hát phần xướng, cả lớp hát phần xô, thành 2 hàng trình diễn yêu cầu cả lớp đứng
GV: Điều khiển
HS: Thực hiện 2 lần.
- Hướng dẫn cách trình bày bài hát theo các hình thức : Đơn ca, song ca, tốp ca
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 - Ngoài hát ở lớp, học sinh hát trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, giao lưu cộng đồng, trong các cuộc thi hát về dân ca.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
HĐ nhóm: chia 3 nhóm
Đặt lời mới cho bài hát: Nhóm 1: Câu 1.
 Nhóm 2: Câu 2. 
 Nhóm 3: Câu 3.
Nội dung 2: Nhạc lí
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV hỏi: Để xác định giọng của bản nhạc (bài hát) cần dựa vào yếu tố nào?
HS trả lời: Dựa vào hóa biểu và nốt kết thúc của bài
GV: Hóa biểu là gì?
HS: Là những dấu thăng hoặc dấu giáng nằm ở đầu khuông nhạc
GV thuyết minh: Dấu thăng, dấu giáng trên khuông nhạc được viết theo thứ tự như thế nào chung ta cùng tìm hiểu
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
GV ghi bảng:
1. Nhạc lí: Thứ tự dấu thăng, dấu giáng ở hóa biểu- Giọng cùng tên
GV: Ở lớp 7 các em đã học về dấu hóa.
 Dấu hóa có mấy loại? là những dấu nào?
HS: Có 3 loại: Dấu thăng, giáng, bình (hoàn)
GV: Các dấu hóa đặt ở đầu khuông nhạc, sau khóa nhạc gọi là gì?
HS: Là hóa biểu
GV: Trong ND2 của bài học, chung ta cùng tìm hiểu về thứ tự của hóa biểu trên khuông nhạc .
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
GV ghi bảng: 
1. Thứ tự dấu thăng, dấu giáng trên hóa biểu.
HS ghi vở:
GV giải thích: HS ghi nhớ ( có thể ghi vở)
- Hóa biểu có một dấu thăng và dấu giáng trong hóa biểu được xuất hiện theo một quy luật nhất định
- Với bài có hóa biểu là dấu thăng: Nếu bản nhạc có một dấu # nó sẽ nằm trên dòng thứ 5- vị trí nốt pha. Còn từ 2 dấu thăng trở lên, lấy tên dấu # cuối cùng tính lên 4 bậc liền sẽ được dấu thăng tiếp theo.
- Hóa biểu có một dấu giáng: Nếu bản nhạc có một dấu giáng nó sẽ nằm trên dòng thứ 3- vị trí nốt Si ( đọc là Si giáng). Còn từ 2 dấu giáng trở lên, lấy tên dấu giáng cuối cùng tính lên 3 bậc liền sẽ được dấu giáng tiếp theo. 
2. Giọng cùng tên
HS ghi vở
GV: Ở lớp 7 các em đã học về giọng song song
GV: Giọng song song là gì?
HS: Là một giọng trưởng và một giọng thứ có chung hóa biểu
GV nhắc lại KN giọng song song: Vậy thế nào là giọng cùng tên ta cung tìm hiểu 
GV yêu cầu: em hãy so sánh sự giống và khác nhau của VD trên
HS: Giống: Tên gọi
 Khác: Hóa biểu và 1giọng gọi là giọng trưởng, 1 giọng gọi là giọng thứ.
GV yêu cầu: Qua VD trên em nào có thể trả lời câu hỏi: Thế nào là giọng cùng tên?
HS trả lời: 
GV nhận xét và kết luận: Khái niệm giọng cùng tên.
HS ghi: Giọng cùng tên là một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng âm chủ nhưng khác hoá biểu.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
HĐ cá nhân
HS nắm được thứ tự dấu thăng, giáng trên hóa biểu.
 Hiểu được thế nào là giọng cùng tên.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
- HS biết cách viết thứ tự dấu thăng dấu giáng trên hóa biểu.
 Nội dung 3: Tập đọc nhạc : TĐN số 4
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động chung.
- Hs đọc lại bài TĐN số 3
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Giới thiệu bài TĐN là đoạn trích trong bài hát Chim hót đầu xuân của Nhạc sĩ Nguyễn Đình Tấn
HS ghi bài 
GV treo bảng phụ bài TĐN 
GV: Trong bài TĐN Về cao độ sử dụng những âm nào? HS trả lời
 Về trường độ sử dụng những hình nốt nhạc nào ? HS trả lời
 Lưu ý HS về hình nốt móc đơn chấm dôi - móc kép.
Gv giải thích và phân biệt âm hình tiết tấu 2 móc đơn và 1 móc đơn có chấm dôi và 1 móc kép đi liền nhau ( Hát giật)
Chùm 4 móc kép = 2 móc đơn = 1 phách
GV viết âm hình tiết tấu trong bài lên bảng
 Chia câu bài TĐN: chia thành 4 câu ngắn
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
Hoạt động chung.
GV hướng dẫn HS luyện tập vỗ âm hình tiết tấu của bài
+ Lần 1 : Đọc âm hình tiết tấu
+ Lần 2 : Đọc kết hợp vỗ tay theo âm hình tiết tấu
+ Lần 3 : Vỗ tay theo âm hình tiết tấu
 Đàn giai điệu câu 1 ở tốc độ chậm 3 lần
Hs nghe ghi nhớ giai điệu và nhẩm theo
GV đàn HS đọc hòa theo
( Yêu cầu HS vừa đọc vừa gõ theo phách)
Khi tập đọc GV hướng dẫn HS thể hiện đúng trường độ lưu ý tiết tấu nốt móc đơn chấm dôi - móc kép.
Hướng dẫn tương tự với câu 2
Hướng dẫn ghép câu 1+2
Hướng dẫn câu 3+4 tương tự câu 1+2
Cho HS ghép hoàn chỉnh cả bài, kết hợp gõ phách
* Tập ghép lời ca:
Hoạt động nhóm.
 Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 đọc nhạc
 Nhóm 2 hát nhẩm lời cho đúng giai điệu.
 Sau đó đổi ngược lại
 GV đệm đàn, bắt nhịp để cả lớp đọc nhạc và hát lời.( Gv sửa sai nếu có)
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
HĐ cá nhân: 
HS đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN, hát lời ca đúng giai điệu bài TĐN số4
HĐ nhóm:
HS vận động theo lời ca bài TĐN
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
HĐ cá nhân:
HS đọc nhạc kết hợp gõ phách nhịp 2/4
HS tập chơi một số trò chơi âm nhạc (Nghe giai điệu đoán tên bài hát).
Tiết 3:
- ÔN TẬP BÀI HÁT: HÒ BA LÍ
- ÔN TẬP TẬP TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 4
- ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC
Nội dung 1: Ôn tập bài hát Hò ba lí
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Hoạt động chung cả lớp :
- Học sinh tham gia trò chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát (GV đàn giai điệu câu 1 của bài hát)
- Học sinh hát lời mới của bài hát Hò ba lí.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Không có kiến thức mới
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- Cho HS khởi động giọng.
- HS nghe lại bài hát .
- Học sinh hát ôn theo các hình thức: Tập thể, nhóm, cá nhân.
- GV nhận xét, sửa bài.
- GV hướng dẫn học sinh một số động tác múa phụ hoạ cho bài hát.
- Hoạt động nhóm:
- Trình bày bài hát theo các hình thức: Đơn ca, song ca, tốp ca.
- GV nhận xét, sửa bài.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Học sinh vận dụng bài hát trong các cuộc thi hát dân ca, hoạt động ngoại khoá.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
- HS nghe bài hát: Hò hụi, Hò giã gạo.
- Học sinh tìm các bài hát dân ca Trung Bộ khác, sưu tầm một số tranh ảnh mô tả cảnh sinh hoạt, lao động của người dân Trung Bộ.
Nội dung 2 - Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN số 4
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Hoạt động nhóm:
- Nghe âm hình tiết tấu đầu tiên của bài TĐN số 4 và thể hiện lại âm hình tiết tấu đó. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Không có kiến thức mới
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- Hoạt động nhóm:
- Nghe lại giai điệu bài TĐN số 4.
- Luyện tập tiết tấu.
- Luyện tập cao độ.
- HĐ cá nhân:
- Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.
- Đọc nhạc và hát lời ca kết hợp đàn.
- GV nhận xét, khen thưởng.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- HS trình bày bài bài hát vào các hoạt động ngoại khoá.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
- HS nghe bài hát: Mùa xuân tình bạn
- Học sinh đọc nhạc kết hợp đánh nhịp.
Nội dung 3 - Âm nhạc thường thức: Một số nhạc cụ dân tộc
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Hoạt động nhóm:
- Cho học sinh nghe âm thanh của đàn T’rưng ( Hoặc cho HS xem video clip về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Cồng chiêng:
- GV giới thiệu về Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên và đặc điểm địa lí, con người của vùng đất này.
- HS quan sát hình ảnh cồng chiêng và nhận xét về đặc điểm của nhạc cụ gồm: Chất liệu, hình dáng, cách đánh cồng chiêng, âm thanh của nhạc cụ.
- GV cho học sinh xem một số lễ hội của Tây Nguyên. 
- GV kết luận - HS ghi vở.
* Tích hợp lồng ghép dạy và giới thiệu về di sản văn hoá.
2. Đàn T’rưng:
- HS quan sát đàn T’rưng.
- HS nhận xét về hình dáng, cấu tạo của nhạc cụ.
- HS xem video clip và nhận xét về âm sắc của nhạc cụ (Âm sắc hơi đục, tiếng không vang to, vang xa, nghe như tiếng suối róc rách, tiếng thác đổ)
- GV kết luận - HS ghi vở.
3. Đàn đá:
- HS quan sát và nhận xét về đặc điểm của nhạc cụ.
- GV tổng hợp kiến thức - HS ghi bài.
- Học sinh xem nghệ nhân biểu diễn nhạc cụ. 
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- Hoạt động nhóm:
- GV hướng dẫn học sinh mô phỏng lại các động tác sử dụng nhạc cụ. 
- HĐ cá nhân:
- HS phân biệt sự khác nhau về âm sắc giữa 3 loại nhạc cụ (Âm sắc hơi đục, tiếng không vang to, vang xa, nghe như tiếng suối róc rách, tiếng thác đổ)
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- HS sưu tầm các hình ảnh về nhạc cụ dân tộc thông qua hoạt động ngoại khoá hướng về di sản.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
- Tích hợp giáo dục di sản: Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên
- Học sinh tham gia trò chơi ghép đôi:
Đàn T’rưng 
Âm thanh: Vang như tiếng sấm rền
Đàn đá
Âm thanh: Hơi đục, tiếng không vang to, vang xa
Cồng chiêng
Âm thanh: Thánh thót xa xăm

Tài liệu đính kèm:

  • docChu_de_am_nhac_co_truyen_lop_8.doc