Giáo án môn Âm nhạc 8 - Chủ đề: Ngôi nhà chung

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Hát đúng giai điệu bài hát : " Ngôi nhà của chúng ta", biết về nhạc sĩ Hình Phước Liên.

 - Đọc đúng bài TĐN số 7 kết hợp vỗ đệm theo nhịp.

- H/s biết sơ lược về nhạc sĩ Sôpanh và bản “Nhạc Buồn” .

 2. Kĩ năng:

 - Biết cách hát rõ lời, lấy hơi và hát diễn cảm bài hát.

 - Luyện cao độ và tiết tấu qua TĐN số 7.

 - Rèn kỹ năng hát tập thể (lối hát hoà giọng), hát tốp ca , đơn ca.

 

doc 13 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4576Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc 8 - Chủ đề: Ngôi nhà chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÂM NHẠC LỚP 8
 CHỦ ĐỀ: NGÔI NHÀ CHUNG
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU	
	1. Kiến thức:
	- Hát đúng giai điệu bài hát : " Ngôi nhà của chúng ta", biết về nhạc sĩ Hình Phước Liên.
	- Đọc đúng bài TĐN số 7 kết hợp vỗ đệm theo nhịp. 
- H/s biết sơ lược về nhạc sĩ Sôpanh và bản “Nhạc Buồn” .	
	2. Kĩ năng:
	- Biết cách hát rõ lời, lấy hơi và hát diễn cảm bài hát.
	- Luyện cao độ và tiết tấu qua TĐN số 7.
	- Rèn kỹ năng hát tập thể (lối hát hoà giọng), hát tốp ca , đơn ca.
	3. Thái độ:
 	- Qua chủ đề giáo dục các em tình yêu thiên nhiên, yêu con người, biết bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
	4. Năng lực:
	Giúp HS có những năng lực:
	- Thực hành âm nhạc.
	- Hiểu biết âm nhạc.
	- Cảm thụ âm nhạc.
	- Trình diễn âm nhạc.
	- Sáng tạo âm nhạc. 
II. NỘI DUNG
	- Học hát: Bài "Ngôi nhà của chúng ta" - Nhạc và lời : Hình Phước Liên.
	- Ôn tập bài hát: "Ngôi nhà của chúng ta".
 - Tập đọc nhạc: TĐN số 7.
 - Ôn tập bài hát: "Ngôi nhà của chúng ta".
	- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 7.
	- Âm nhạc thường thức: nhạc sĩ Sopanh và bản “Nhạc Buồn”. 
III. CHUẨN BỊ           
	1. Chuẩn bị của GV.
 	- Băng đĩa nhạc tiếng, nhạc hình minh họa cho bài hát "Ngôi nhà của chúng ta". Giáo án điện tử. Một số thông tin sơ lược về tác giả Hình Phước Liên. Tập đàn và hát một vài câu trong bài hát Cây đàn ghi ta của Losca, Năm 2000 của chúng em của tác giả Hình Phước Liên.
	- Bài hát Cây đàn ghi ta của Losca Thế Hiển trình bày Link:  ).
	- Video trình bày bài hát Năm 2000 của chúng em sáng tác của Hình Phước Liên trình bày Lê Hà Linh (tải về theo đương Link: 
	- Bản “Nhạc Buồn” (có thể tải về theo đường Link: 
	2. Chuẩn bị của HS.
 	- Sưu tầm, nghe và hình dung giai điệu bài hát "Ngôi nhà của chúng ta" sáng tác của Hình Phước Liên .
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Tiết 27
-HỌC HÁT: BÀI NGÔI NHÀ CỦA CHÚNG TA
 Nhạc và lời: Hình Phước Liên
	Nội dung 1: Học hát: Bài Ngôi nhà của chúng ta
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
	Hoạt động chung cả lớp.
	-HS lắng nghe giai điệu(Qua phần đàn và hát của GV) một vài câu trong bài hát Cây đàn ghi ta của Losca; Năm 2000 của chúng em của tác giả Hình Phước Liên.
	-Nghe một số thông tin sơ lược về nhạc sỹ Hình Phước Liên do giáo viên cung cấp.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 Hoạt động chung cả lớp
	-HS nghe bài hát "Ngôi nhà của chúng ta" ( xem video hoặc GV trình bày), nêu cảm nhận của em về sắc thái bài hát ( vui nhộn hay dịu dàng).
	Hoạt động cá nhân	
	-HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.
 	+ Nội dung bài hát nói lên điều gì?
	+ Chia đoạn và chia các câu hát?
Đoạn 1: Ngôi nhà chung.......hiền hòa. 
	+ Câu 1: Ngôi nhà chung của chúng ta là trái đất màu xanh bao la
+ Câu 2: Ngôi nhà chung của chúng ta là trái đất màu xanh hiền hòa
Đoạn 2: Mặt trời lên..... đều như muốn hát chung một lời.
 Nụ cười tươi......là hoa quý góp cho vườn đời.
+ Câu 3: Mặt trời lên cho ta nắng mai và biển luôn ngân nga sóng reo dòng sông trắng cánh rừng xanh dệt nên những bức tranh đẹp xinh.
+ Câu 4: Hạt sương lung linh trên cánh hoa một giọng chim trong veo thiết tha ngọn lửa ấm hòn sỏi con đều như muốn hát chung một lời.
+ Câu 5: Nụ cười tươi trên môi chúng ta và bài ca bên nhau hát lên tình thân ái nối vòng tay để trái đất ấm trong tình thương.
+ Câu 6: Mặt trời trên cao luôn sáng trong và biển luôn ngân nga hát ca tình thân ái của chúng ta là hoa quý góp cho vườn đời.
Đoạn 3: Ngôi nhà chung...... màu xanh bao la.( tái hiện đoạn 1)
 + Câu 7: Ngôi nhà chung của chúng ta là trái đất màu xanh bao la.
+ Câu 8: Ngôi nhà chung của chúng ta là trái đất màu xanh bao la.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
	Hoạt động chung cả lớp
	- HS nghe GV đàn, khởi động giọng theo mẫu:
	- Tập hát từng câu:
	+ Tập hát câu thứ nhất: HS lắng nghe GV đàn giai điệu hoặc hát mẫu, tập hát vài lần hòa cùng với tiếng đàn. GV chỉ định một và HS hát lại câu 1, hướng dẫn các em sửa chỗ còn sai.
	+ Tập hát câu thứ hai tương tự câu thứ nhất.
	+ Hát nối tiếp câu thứ nhất với câu thứ hai.
	+ Hết đoạn 1: GV chỉ định cá nhân, cặp đôi, nhóm, tổ trình bày lại.
	+ Tập hát những câu tiếp theo ở đoạn 2 tương tự như đoạn 1.
	Hoạt động nhóm
	- Tập hát cả bài
	+ HS tập hát cả 2 đoạn bài hát.
	+ GV giúp HS sửa chỗ hát sai.
	+ GV hướng dẫn HS thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát.
	+ Một vài nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận.
	Hoạt động chung cả lớp
	- Củng cố bài hát
	+ HS tập hát lĩnh xướng và hòa giọng:
	Lần 1. Cả lớp hát hòa giọng.
	Lần 2. hát lĩnh xướng và hòa giọng như sau:
Người hát
Câu hát
HS nữ
+ Câu 1: Ngôi nhà chung của chúng ta là trái đất màu xanh bao la
+ Câu 2: Ngôi nhà chung của chúng ta là trái đất màu xanh hiền hòa.
HS nam
+ Câu 3: Mặt trời lên cho ta nắng mai và biển luôn ngân nga sóng reo dòng sông trắng cánh rừng xanh dệt nên những bức tranh đẹp xinh.
+ Câu 4: Hạt sương lung linh trên cánh hoa một giọng chim trong veo thiết tha ngọn lửa ấm hòn sỏi con đều như muốn hát chung một lời.
HS nữ
+ Câu 5: Nụ cười tươi trên môi chúng ta và bài ca bên nhau hát lên tình thân ái nối vòng tay để trái đất ấm trong tình thương.
+ Câu 6: Mặt trời trên cao luôn sáng trong và biển luôn ngân nga hát ca tình thân ái của chúng ta là hoa quý góp cho vườn đời.
HS nam
+ Câu 7: Ngôi nhà chung của chúng ta là trái đất màu xanh bao la.
+ Câu 8: Ngôi nhà chung của chúng ta là trái đất màu xanh bao la.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
	Hoạt động nhóm 
	- HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường, lớp.
	- Hoạt động ứng dụng trong lớp, các nhóm học sinh chọn 1 trong 2 hoạt động ứng dụng sau:
	+ Hát bài: Ngôi nhà của chúng ta yêu kết hợp gõ đệm: Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách.
	+ Hát bài: Ngôi nhà của chúng ta kết hợp vận động theo nhạc: Tìm động tác vận động phù hợp với từng câu hát , Tập kết hợp vận động theo nhạc.
	Hoạt động với cộng đồng
	- Hoạt động ứng dụng ngoài lớp: HS hát bài Ngôi nhà của chúng ta trong tiết hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
	Hoạt động nhóm.
	Chia lớp làm 4 nhóm
	+ Mỗi nhóm kể tên 2 bài hát viết về chủ đề về môi trường.
	+ Các nhóm về nhà tìm một vài động tác phụ họa cho bài hát.
Tiết 28
- Ôn tập bài hát: Ngôi nhà của chúng ta!
 - Tập đọc nhạc: TĐN số 7
Nội dung 1: Ôn tập bài hát “Ngôi nhà của chúng ta!”.
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động chung cả lớp
- HS trình bày bài hát “Ngôi nhà của chúng ta!” theo hình thức hát lĩnh xướng-hòa giọng(đã học ở tiết trước)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 Không có kiến thức mới.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động chung cả lớp
- HS nghe GV đàn, khởi động giọng theo mẫu.
 Hoạt động nhóm ( 4 nhóm)
- Các nhóm lên trình bày lại bài hát kết hợp các động tác phụ họa đã chuẩn bị ở nhà.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
	 Hoạt động cộng đồng
- Hoạt động ứng dụng ngoài lớp: HS hát bài “Ngôi nhà của chúng ta” trong các sinh hoạt của lớp của trường và sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
 Hoạt động nhóm
 - Vẽ bức tranh minh họa về bài hát? 
Nội dung 2- Tập đọc nhạc: TĐN số 1 Bài “Dòng suối chảy về đâu” nhạc U-crai-na.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động chung cả lớp
Tập vỗ tay theo âm hình tiết tấu
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động chung cả lớp
- HS lắng nghe giai điệu TĐN số 7 “Dòng suối chảy về đâu”. Quan sát bài TĐN số 7 nêu nhận biết của mình về bài TĐN.
 Hoạt động cá nhân
- HS tìm thông tin SGK để trả lời câu hỏi:
+ TĐN số 1 viết ở nhịp mấy?
	+ Nêu tên nốt ( cao độ ) trong bài TĐN?
 + Kể tên các hình nốt trong bài TĐN?
	+ Chia câu (4 câu).
Câu 1:
Câu 2: 
Câu 3: 
Câu 4: 
 C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 Hoạt động chung cả lớp 
- Luyện cao độ
 - Luyện tiết tấu
- Học từng câu ( theo lối móc xích)
+ Tập câu 1: GV đàn mẫu , HS lắng nghe thực hiện. GV chỉ định một nhóm 5-6 HS thực hiện, hướng dẫn sửa sai (nếu có).
+ Tập câu 2 : Tương tự câu 1
+ Tập kết hợp câu 1 và câu 2: GV đàn mẫu, HS lắng nghe thực hiện. GV chỉ định nhóm 4 hs thực hiện, hướng dẫn sửa sai (nếu có)
+ Tập câu 3 : Tương tự câu 1
+ Tập câu 4 : Tương tự câu 1
+ Tập kết hợp câu 3 và câu 4: Tương tự câu 1và câu 2
 Hoạt động nhóm
- Tập đọc cả bài (chia lớp 4 nhóm)
+ HS nghe GV đàn kết hợp cả bài TĐN
+ HS tập kết hợp cả bài TĐN kết hợp vỗ đệm theo trọng âm của nhịp 
+ HS tự luyện tập kết hợp cả bài TĐN kết hợp vỗ đệm theo trọng âm của nhịp 
 + GV giúp hs sửa những chỗ còn sai và hướng dẫn hs đọc kết hợp đúng cả bài TĐN.
+ Các nhóm lần lượt trình bày kết quả trước lớp.
+ Các nhóm tham gia nhận xét, đánh giá . GV động viên khen ngợi hoặc đưa ra kết luận. 
- Ghép lời ca ( chia lớp 4 nhóm )
+ HS nghe GV đàn giai điệu cả bài TĐN
+ HS tập ghép lời ca cả bài TĐN kết hợp vỗ đệm theo trọng âm của nhịp 
+ HS tự luyện tập kết hợp cả bài TĐN kết hợp vỗ đệm theo trọng âm của nhịp 
 + GV giúp hs sửa những chỗ còn sai và hướng dẫn hs đọc kết hợp đúng cả bài TĐN.
+ Các nhóm lần lượt trình bày kết quả trước lớp.
+ Các nhóm tham gia nhận xét, đánh giá . GV động viên khen ngợi hoặc đưa ra kết luận. 
- Củng cố kiểm tra cả bài 
 + HS tập đọc nhạc và ghép lời ca theo hình thức đối đáp và hòa giọng.
 + HS đọc nhạc, ghép lời ca bài TĐN kết hợp vỗ đệm theo trọng âm của nhịp 
 + HS tập nghe nốt nhạc đoán tên câu nhạc và đọc cao độ ghép lời ca câu nhạc vừa đoán.
 + HS nêu cảm nhận của mình về nội dung và ý nghĩa giáo dục sau khi đọc nhạc - nghép lời bài TĐN số 1 “Dòng suối chảy về đâu” nhạc U-crai-na.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 Hoạt động nhóm
- HS đọc nhạc ghép lời ca kết hợp vỗ đệm theo trọng âm của nhịp 
 Hoạt động cộng đồng
HS biết đọc nhạc và biết hát một trích đoạn bài trong bài hát “Dòng suối chảy về đâu” trong sinh hoạt của lớp, của trường và sinh hoạt văn hóa của cộng đồng.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
 Hoạt động nhóm
 HS nghe cả bài hát Dòng suối chảy về đâu (nhạc U-crai -na)
TIẾT 29
- ÔN TẬP BÀI HÁT : DÒNG SUỐI CHẢY VỀ ĐÂU
- ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 7 
- ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : GIỚI THIỆU VỀ NHẠC SĨ SOPANH VÀ BẢN NHẠC BUỒN 
- BÀI DỘC THÊM: TRÁI TIM SOPANH 
I. NỘI DUNG 1: ÔN TẬP BÀI HÁT: DÒNG SUỐI CHẢY VỀ ĐÂU
	A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
	Hoạt động chung cả lớp
	Trình bày lại bài TĐN số 7( cả phần nhạc và phần lời)
	B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
	- Không có kiến thức mới.
	C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
	Hoạt động chung cả lớp
	- HS nghe GV đàn, khởi động giọng hát theo giai điệu sau:
	- HS hát lĩnh xướng đoạn 1, đoạn 2 cả lớp hát. Các nhóm khác tham gia nhận xét. GV bổ sung, động viên, khen ngợi và đưa ra kết luận.	
	D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
	Hoạt động với cộng đồng
	- Hoạt động ứng dụng ngoài lớp: HS hát bài Ngôi nhà của chúng ta! trong các buổi sinh hoạt của lớp, của trường, các hội diễn văn nghệ ở địa phương.
	E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
	 Không có hoạt động bổ xung
	II. NỘI DUNG 2: ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1
	A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
	- HS lắng nghe giai điệu và cho biết đó là câu mấy của bài TĐN số 7.
	- HS đọc lại câu nhạc vừa xác định.
	B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
	Không có kiến thức mới
	C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH	
	Hoạt động chung cả lớp
	- HS nghe GV đàn gam Đô trưởng, HS đọc gam theo tiếng đàn.
	- HS đọc nhạc và ghép lời bài TĐN số 7 kết hợp với vỗ tay theo trọng âm của nhịp 2/4.
	Hoạt động nhóm
	- Một vài nhóm trình bày bài TĐN số 7 trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét. GV bổ sung nhận xét , đưa ra kết luận.
	D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
	- Có thể ghi nhớ giai điệu và lời ca tham gia vào trò chơi âm nhạc.
	E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
	Hoạt động nhóm
HS đặt lời mới cho câu nhạc số 3 và số 4 bài TĐN số 7. 
Câu 3: 
Câu 4: 
	II. NỘI DUNG 3: 
 ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : 
 NHẠC SĨ SÔPANH VÀ BẢN NHẠC BUỒN 
	A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
	Hoạt động chung cả lớp.
	GV cho học sinh xem video trích đoạn vở nhạc kịch Đông-gioăng.
 GV đăt câu hỏi: vở nhạc kịch chúng ta vừa xem là sáng tác của nhạc sỹ nào?
 HS trả lời nếu không đúng thì GV có thể giới thiệu luôn cho các em đó là vở nhạc kịch của Sopanh mà chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay.
	B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
	Hoạt động chung cả lớp
- Nghe bản Nhạc Buồn của nhạc sĩ Sopanh.
	Hoạt động cá nhân
	- HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:
 + Nhạc sỹ Sopanh là người nước nào?
	+ Nêu một số tác phẩm nổi tiếng của Sopanh ?
 + Đa số tác phẩm của Sopanh viết cho loại nhạc cụ nào?
	+ Màu sắc âm nhạc của Sopanh là gì?
 + Sopanh đã làm gì để giúp đỡ người nghèo và nạn nhân chiến tranh?
	+ Cuộc thi âm nhạc quốc tế mang tên Sopanh được tổ chức ở đâu, mấy năm một lần?
	+ Có một nghệ sỹ Việt Nam đạt giải nhất trong cuộc thi âm nhạc Sopanh lần thứ 10 đó là nghệ sỹ nào?
 + Bản Nhạc Buồn còn có tên gọi khác là gì?
 + Em hãy phát biểu cảm nhận của mình sau khi đã được nghe bản Nhạc Buồn?
 + Tại sao lại gọi là bản Nhạc Buồn?
 + Bản Nhạc Buồn đã được nhạc sĩ nào ở Việt Nam đặt lời?
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
	Hoạt động chung cả lớp.
HS nghe lại bản Nhạc Buồn có lời ca.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
	Hoạt động chung cả lớp
HS nghe, hiểu nội dung của bài đọc thêm Trái tim Sôpanh
	Hoạt động cá nhân
+ Mùa thu năm 1949 đã sảy ra sự kiện gì liên quan đến nhạc sỹ Sôpanh?
+ Tại sao trái tim Sôpanh lại được bảo vệ và trân trọng như một báu vật thiêng liêng nhất?
+ Hiện nay trái tim Sôpanh đang được được yên nghỉ tại đâu?
+ Hiện nay ở Vác-sa-va đã xây dựng một công trình để tưởng nhớ người nhạc sỹ vĩ đại và thu hút nhiều khách du lịch đến thăm đó là công trình nào?
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
	Hoạt động chung cả lớp
	- HS đánh nhip 2/4 theo nhịp trống trên đàn điện tử.
	D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
	Không có hoạt động ứng dụng.
	E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
	Hoạt động chung cả lớp
	Xem Video trình bày bài hát Ngôi nhà của chúng ta của nhạc sỹ Hình Phước Liên.
Người thực hiện
	 Đinh Hoài nam
	(GV trường THCS Đồng Lạc huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ)

Tài liệu đính kèm:

  • docChu_de_Am_nhac_8.doc