Giáo án môn Âm nhạc 8 - Đoàn Thanh Thủy

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết thêm một bài hát của nhạc sĩ Trương Quang Lục, nội dung nói về vẻ đẹp của lứa tuổi thiếu niên và niềm vui của các em cùng những ước mơ tươi đẹp của lứa tuổi học trò.

- Hát thuộc lời, đúng giai điệu bài hát Tuổi hồng.

- Củng cố và nắm vững thêm về nhịp 3/4.

- Hiểu và nhận biết giọng song song, giọng La thứ hòa thanh.

- Nắm được đôi nét về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Nghe và cảm nhận bài hát Bóng cây Kơ- nia.

 

doc 12 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc 8 - Đoàn Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN CHỦ ĐỀ DẠY HỌC ÂM NHẠC 
LỚP 8
Tên chủ đề: TUỔI HỌC TRÒ.
(3 tiết)
 MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Biết thêm một bài hát của nhạc sĩ Trương Quang Lục, nội dung nói về vẻ đẹp của lứa tuổi thiếu niên và niềm vui của các em cùng những ước mơ tươi đẹp của lứa tuổi học trò.
Hát thuộc lời, đúng giai điệu bài hát Tuổi hồng.
Củng cố và nắm vững thêm về nhịp 3/4.
Hiểu và nhận biết giọng song song, giọng La thứ hòa thanh.
Nắm được đôi nét về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Nghe và cảm nhận bài hát Bóng cây Kơ- nia.
Kỹ năng:
Kết hợp gõ đệm âm hình tiết tấu phức tạp, sáng tạo động tác vận động vào bài hát.
Biết trình bày bài hát qua vài hình thức hát tập thể như hát hòa giọng, đối đáp, hát đuổi (Canon).
Đọc chính xác cao độ, tiết tấu và ghép lời ca cho bài TĐN.
Kết hợp đọc nhạc và gõ phách mạnh, mạnh vừa (trọng âm) của nhịp 3/4.
Kể tên được một vài giọng song song. 
Phân biệt được giọng La thứ tự nhiên và La thứ hòa thanh.
Thái độ:
Giáo dục các em giữ gìn sự trong sáng của tuổi hồng; cố gắng học giỏi, làm việc tốt và biết ước mơ vươn tới tương lai tươi đẹp.
Thể hiện sự hồn nhiên, trong sáng bằng hành động cụ thể.
Hát hòa âm tạo sự liên kết, hoạt động nhóm.
Năng lực:
Thực hành âm nhạc.
Hiểu biết âm nhạc.
Cảm thụ âm nhạc.
Trình diễn âm nhạc.
Sáng tạo âm nhạc.
NỘI DUNG:
Học hát: Bài Tuổi hồng.
Ôn tập bài hát: Tuổi hồng.
Tập đọc nhạc: TĐN số 3.
Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 3.
Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát Bóng cây Kơ- nia.
CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của GV:
Nhạc cụ quen dùng, đàn phím điện tử, máy nghe, bảng phụ.
Đàn, hát thuần thục bài hát Tuổi hồng và bài TĐN số 3.
Hình ảnh của nhạc sĩ Trương Quang Lục, Phan Huỳnh Điểu
Tìm một số bài hát có cùng chủ đề “ Tuổi học trò”: Áo trắng đến trường, Màu mực tím, Tuổi mười lăm
Một số tư liệu về giọng song song, giọng La thứ hòa thanh.
Máy nghe, băng đĩa nhạc có liên quan đến bài dạy.
Chuẩn bị của HS:
Sách giáo khoa, vở ghi.
Nhạc cụ gõ, thanh phách.
Theo yêu cầu của GV.
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Tiết 1
Học hát: Bài Tuổi hồng
 Nhạc và lời: Trương Quang Lục
Ngày giảng
Lớp - Sĩ số
8A:
8B:
A . HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động cá nhân: 
GV nêu nội quy thực hiện trò chơi “Nghe thấu đoán tài”.
HS nghe trích đoạn và nêu tên các bài hát của nhạc sĩ Trương Quang Lục: Trái đất này là của chúng em, Tuổi mười lăm, Màu mực tím. Nêu tên nhạc sĩ sáng tác bài hát.
Hoạt động chung: 
HS xem một vài hình ảnh nhạc sĩ Trương Quang Lục
GV giới thiệu sơ lược đôi nét về nhạc sĩ Trương Quang Lục và liên hệ đến bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ: Trái đất này là của chúng em. 
	+ Sinh ngày 25/02/1933 (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) 
	+ Đã từng công tác tại nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao - Phú Thọ
	+ Là hội viên hội nhạc sĩ Việt Nam, hội nhà báo Việt Nam.
B . HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Hoạt động chung: 
HS luyện thanh khởi động giọng theo mẫu luyện thanh, GV đàn.
HS nghe bài hát Tuổi hồng (GV trình bày).
Hoạt động nhóm:
HS chia 2 nhóm Hỏi – Đáp để tìm hiểu bài hát về: giọng, nhịp, kí hiệu âm nhạc, chia đoạn và các câu hát.
* Lời 1: 
	+ Đoạn 1: Từ: Vui sao đến bình minh rực lên
	+ Đoạn 2: Từ: La la đến đẹp mùa hoa, tuổi hồng ơi.
* Lời 2: 
	+ Đoạn 1: Từ: Yêu sao đến Tiếng mẹ ru dịu êm.
	+ Đoạn 2: Từ: La la đến đẹp mùa hoa, tuổi hồng ơi.
HS thảo luận nhóm về nội dung và ý nghĩa bài hát Tuổi hồng.
C . HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Hoạt động chung: 
Tập hát từng câu:
HS lắng nghe GV đàn giai điệu, hát mẫu từng câu theo lối móc xích và tập hát hòa cùng tiếng đàn. Sau mỗi câu, GV yêu cầu HS hát lại theo nhóm hoặc cá nhân để hướng dẫn HS sửa chỗ sai.
Hoạt động cá nhân: 
-	HS tự luyện tập bài hát (hát 2 lần).
- 	Trình bày cá nhân trước lớp.
-	HS nhận xét phần trình bày của bạn.
-	GV giúp HS sửa chỗ sai hoặc động viên, khen ngợi, xếp loại kiểm tra miệng.
Hoạt động chung: 
Củng cố bài hát Tuổi hồng
HS tập gõ thanh phách sau mỗi câu.
Tập hát liền tiếng ở đoạn 1, hát nảy ở đoạn 2.
GV hướng dẫn HS hát đối đáp ở đoạn 1, hát hòa giọng ở đoạn 2 và minh họa cùng với một nhóm HS.
HS lắng nghe và tập hát:
Người hát
Câu hát
Nhóm 1
Vui sao khi bướcvui ngày ngày.
Nhóm 2
Tuổi hồng bừng sángtương lai
Nhóm 1
Tuổi hồng đến với.cành lá
Nhóm 2
Tuổi hồng đến........rực lên.
Cả lớp
La la la....tuổi hồng ơi.
D . HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Hoạt động cá nhân: 
HS học thuộc bài hát để hát khi tham gia các hoạt động, sinh hoạt.
Hoạt động nhóm: 
HS hát kết hợp các kiểu gõ đệm bằng thanh phách, nhạc cụ tự làm hoặc vỗ tay.
HS hát kết hợp vận động theo nhạc với động tác phù hợp nội dung, tính chất bài hát.
HS tập hát đối đáp ở đoạn 1 và hòa giọng ở đoạn 2 của bài hát.
E . HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG:
Hoạt động cá nhân: 
Tìm thêm các bài hát của nhạc sĩ Trương Quang Lục.
Kể tên vài bài hát có nội dung về tuổi hồng.
Hoạt động nhóm: 
Vẽ tranh minh họa cho bài hát.
Tiết 2
Ôn tập bài hát: Tuổi hồng
Nhạc lí: Giọng song song, giọng La thứ hòa thanh
Tập đọc nhạc: TĐN số 3
Ngày giảng
Lớp - Sĩ số
8A:
8B:
Nội dung 1: Ôn tập bài hát Tuổi hồng
A . HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động chung: 
HS luyện thanh khởi động giọng theo mẫu luyện thanh GV đàn.
HS nghe mẫu bài hát Tuổi hồng
Hoạt động cá nhân: 
HS cảm nhận bài hát khi nghe ca sĩ trình bày.
B . HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Không có.
C . HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Hoạt động chung: 
HS hát lại bài hát Tuổi hồng kết hợp trò chơi chuyền dụng cụ âm nhạc (Thanh phách, song loan...)
Gắn tranh vẽ minh họa bài hát lên bảng.
Hoạt động cá nhân: 
HS nhận xét tranh vẽ của các nhóm.
GV kết luận, khen ngợi HS.
Hoạt động nhóm: 
HS trình bày bài hát kết hợp các kiểu gõ đệm bằng thanh phách hoặc vỗ tay.
HS trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc với động tác phù hợp nội dung, tính chất bài hát.
Hoạt động chung: 
Củng cố bài hát Tuổi hồng
HS gõ thanh phách sau mỗi câu.
HS hát đối đáp ở đoạn 1, hát hòa giọng ở đoạn 2.
D . HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Hoạt động cá nhân: 
HS học thuộc bài hát kết hợp gõ thanh phách, vận động theo nhạc để trình bày khi tham gia các hoạt động, sinh hoạt.
Hoạt động nhóm: 
HS tập trình bày bài hát bằng hình thức hát đối đáp và hát hòa giọng.
E . HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG:
Hoạt động cá nhân: 
Tìm thêm các động tác vận động để trình bày cá nhân.
Tự làm nhạc cụ gõ để kết hợp khi hát.
Hoạt động nhóm: 
HS tự thiết kế trang phục giấy phù hợp để trình bày bài hát.
Nội dung 2: Nhạc lí: Giọng song song, giọng La thứ hòa thanh
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động chung:
- GV hỏi, HS trả lời: Để xác định giọng điệu của một bài hát, bản nhạc cần dựa vào yếu tố nào?
- GV đàn cho HS nghe hai giọng La thứ thự nhiên và La thứ hòa thanh. Cho HS nhận xét xem hai giai điệu đó giống hay khác nhau.
B . HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Hoạt động chung:
 - GV treo bảng phụ hai giọng song song: La thứ - Đô trưởng. Cho HS nhận 
 xét về sự giống và khác nhau giữa hai giọng.
 - GV treo bảng phụ ghi cấu tạo của hai giọng: La thứ tự nhiên và La thứ hòa 
 thanh. Cho HS nhận xét về sự giống và khác nhau của hai giọng.
Hoạt động nhóm:
 - Các nhóm thảo luận rút ra kết luận chung: 
+ Giọng song song là một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng hóa biểu nhưng khác nhau về âm chủ.
+ Giọng La thứ hòa thanh có bậc 7 được nâng lên nửa cung so với giọng La thứ.
C . HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Hoạt động chung:
HS kể tên một vài giọng song song.
HS viết cấu tạo của giọng La thứ hòa thanh.
Hoạt động nhóm:
- HS nêu cụ thể sự giống và khác nhau của các giọng song song vừa kể.
- HS tập đọc trục gam chính và gam rải của giọng La thứ hòa thanh.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Hoạt động chung:
- Hoạt động trong lớp:
HS tập đọc giọng La thứ hòa thanh áp dụng vào bài TĐN số 3 Hãy hót, chú chim nhỏ hay hót.
- Hoạt động ngoài lớp:
HS áp dụng để đọc đúng các bài TĐN, bài hát viết cùng giọng trong các buối trình diễn văn nghệ.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG:
- Kể tên một số bài hát hoặc trích đọan âm nhạc viết ở giọng La thứ hòa thanh?
- Khi hát bài hát viết ở giọng La thứ hòa thanh em có cảm nhận như thế nào?
Nội dung 3: Tập đọc nhạc TĐN số 3 "Hãy hót, chú chim nhỏ hay hót"
A . HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động chung: 
HS xem tranh và trả lời các câu hỏi về nước Ba Lan.
GV cho HS luyện thang âm La thứ hòa thanh.
Hoạt động cá nhân: 
HS nêu tên một vài bài hát viết ở nhịp 3/4.
B . HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Hoạt động chung: 
HS nghe giai điệu bài TĐN số 3.
Hoạt động cá nhân: 
HS tìm hiểu bài TĐN số 3.
GV đặt câu hỏi, HS trả lời:
	+ Bài TĐN số 3 viết ở giọng gì? Nhịp nào?
	+ Bài TĐN được chia làm mấy câu?
	+ Nhận xét bài TĐN về: nhịp, cao độ, trường độ, kí hiệu âm nhạc.
	+ Xây dựng và luyện tập tiết tấu chủ đạo của bài.
C . HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Hoạt động cá nhân: 
HS xem SGK nhận biết và đọc thầm tên nốt của bài TĐN.
HS quan sát và tìm các câu có cao độ, trường độ giống nhau.
Hoạt động chung: 
GV đàn từng câu với tốc độ chậm theo lối móc xích.
HS đọc nhạc và gõ phách nhẹ nhàng theo hướng dẫn của GV. 
Hoạt động nhóm: 
HS tự đọc nhạc câu 2 và 4.
GV chỉnh sửa chỗ sai cho HS.
Hoạt động chung: 
HS đọc nhạc cả bài TĐN theo giai điệu do GV đàn và HS tự đọc khi GV không đàn.
GV sửa sai cho HS.
Củng cố bài TĐN số 3
HS đọc nhạc và ghép lời ca, lưu ý chỗ ca từ hát có dấu thăng
HS đọc nhạc kết hợp gõ thanh phách theo trọng âm nhịp 3/4
HS hát lời ca lưu ý thể hiện sắc thái tình cảm của bài. 
D . HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Hoạt động cá nhân: 
HS đọc nhạc trôi chảy, hát thuộc lời bài TĐN số 3
HS đọc nhạc kết hợp gõ phách mạnh, phách nhẹ của nhịp 3/4
Hoạt động nhóm: 
HS tập vận động theo lời ca bài TĐN số 3
E . HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG:
Hoạt động cá nhân: 
HS ghi phách mạnh, nhẹ của nhịp 3/4 vào bài TĐN.
HS đọc nhạc kết hợp gõ phách mạnh, nhẹ theo nhịp 3/4
HS tìm hiểu về nhạc sĩ nổi tiếng thế giới người Ba Lan qua câu chuyện âm nhạc Trái tim Sô - Panh.
Hoạt động nhóm: 
HS tập hát kết hợp vận động theo trích đoạn bài hát Hãy hót, chú chim nhỏ hãy hót.
Tiết 3
Ôn tập bài hát: Tuổi hồng
Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 3
Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu 
 và bài hát Bóng cây Kơ-nia
Ngày giảng
Lớp - Sĩ số
8A:
8B:
Nội dung 1: Ôn tập bài hát Tuổi hồng.
A . HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động chung: 
HS luyện thanh khởi động giọng theo mẫu luyện thanh GV đàn.
HS xem video bài hát Tuổi hồng 
Hoạt động cá nhân: 
HS nhận xét về hình thức, phong cách, trang phục biểu diễn bài hát.
B . HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Không có.
C . HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Hoạt động chung: 
HS hát bài hát Tuổi hồng theo hát đối đáp, hát hòa giọng.
Hoạt động nhóm: 
HS trình bày bài hát với trang phục phù hợp tự làm bằng giấy kết hợp gõ phách hoặc vận động theo nhạc.
HS các nhóm nhận xét lẫn nhau về trang phục, cách trình bày.
GV kết luận, động viên, khen ngợi các nhóm
D . HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Hoạt động cá nhân: 
HS tập biểu diễn bài hát hoàn chỉnh.
E . HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG:
Hoạt động nhóm: 
HS tập trình bày bài hát theo hình thức hoạt cảnh.
Nội dung 2: Ôn tập đọc nhạc TĐN số 3
“ Hãy hót, chú chim nhỏ hay hót”
A . HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động chung: 
HS đọc Gam la thứ hòa thanh và trục âm chính .
HS lắng nghe lại giai điệu bài TĐN số 3.
B . HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Không có
C . HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Hoạt động nhóm: 
HS đọc nhạc kết hợp gõ phách mạnh, nhẹ nhịp 3/4 .
HS ghép lời ca và vận động nhẹ nhàng.
Hoạt động cá nhân: 
HS nhận xét phần trình bày của các nhóm.
HS kể tên một vài bài hát có chủ đề viết về loài vật.
D . HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Hoạt động cá nhân: 
HS xung phong hát lời bài TĐN(nếu có).
Hoạt động chung: 
HS nghe hoặc xem video hình ảnh về hoạt động của loài chim.
HS hát với nhạc nền lời ca bài TĐN GV ghi trên bảng phụ.
E . HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG:
Hoạt động cá nhân: 
HS tập trình bày lời ac bài TĐN Hãy hót, chú chim nhỏ hay hót theo hình thức hoạt cảnh.
Nội dung 2 : Âm nhạc thường thức:
Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu và bài hát Bóng cây Kơ - nia
A . HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động chung: 
HS nghe GV đàn một câu trong bài hát Đội kèn tí hon của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu, cho HS nhận biết đó là câu hát trong bài hát nào.
GV cho HS xem một số hình ảnh về nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu.
Giới thiệu với HS một vài trích đoạn trong các ca khúc tiêu biểu của ông.
B . HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Hoạt động cá nhân: 
HS tự đọc lời giới thiệu về nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu.
HS nêu những nét tiêu biểu về nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu.
( Bút danh: Huy Quang, các giai điệu trong các bài hát của ông trau chuốt, trữ tình, mang hơi thở của thời đại và đậm đà bản sắc dân tộc)
Hoạt động chung: 
GV giới thiệu bài hát Bóng cây Kơ-nia và một số sáng tác âm nhạc của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu.
Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài hát Bóng cây Kơ-nia.
HS lắng nghe và cảm nhận về giai điệu của bài hát.
C . HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Hoạt động chung: 
HS lắng nghe GV đàn giai điệu 1, 2 câu hát có luyến của bài hát Bóng cây Kơ-nia.
GV hướng dẫn HS hát luyến ở một vài câu đơn giản.
HS chia 4 nhóm tập hát luyến .
D . HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Hoạt động chung: 
HS sử dụng những cách hát luyến mềm mại cho các bài hát khi trình bày trước lớp, trường. Đặc biệt là các bài hát mang âm hưởng dân ca Tây Nguyên.
E . HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG:
Hoạt động nhóm: 
HS kể tên một vài bài hát dân ca Tây Nguyên hoặc bài hát hiện đại mang âm hưởng dân ca Tây Nguyên.
Em có cảm nhận gì khi nghe những bài hát mang âm hưởng dân ca Tây Nguyên?

Tài liệu đính kèm:

  • docChu_de_3_Am_nhac_8_cu_the.doc