Giáo án môn Công nghệ 7 - Bài 15: Bản vẽ nhà

TIẾT 12-Bài 15: BẢN VẼ NHÀ

1. Mục tiêu:

 a) Về kiến thức:

 - Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ các hình chiếu của ngôi nhà.

 - Biết được một số kí hiệu bằng hình vẽ của một số bộ phận dùng trên bản vẽ nhà.

 - Biết cách đọc bản vẽ nhà đơn giản.

 b) Về kĩ năng:

 - X/định được các bước để đọc bản vẽ nhà đơn giản.

 - Phân biệt, đọc được BVN với các loại b/vẽ khác.

 c) Về thái độ: Giáo dục HS tính kiên trì, cẩn thận; lòng yêu thích môn vẽ kĩ thuật.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 a) Chuẩn bị của GV:

Giáo án, bảng phụ, mô hình - tranh vẽ nhà một tầng.

 b) Chuẩn bị của HS:

Ôn lại kiến thức cũ, n/c bài mới, sgk, dụng cụ học tập.

3. Tiến trình bài dạy:

 a) Kiểm tra bài cũ (5’)

* Câu hỏi: Hãy nêu trình tự đọc bản vẽ lắp?

* Đáp án: - Khung tên.

- Bảng kê.

- Hình biểu diễn.

- Kích thước.

- Phân tích chi tiết.

- Tổng hợp.

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1129Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Công nghệ 7 - Bài 15: Bản vẽ nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/11/2017
Ngày dạy: Tiết 2, 10/11/2017- Dạy lớp: 8A.
TIẾT 12-Bài 15: BẢN VẼ NHÀ
1. Mục tiêu: 
 a) Về kiến thức: 
 - Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ các hình chiếu của ngôi nhà.
 - Biết được một số kí hiệu bằng hình vẽ của một số bộ phận dùng trên bản vẽ nhà.
 - Biết cách đọc bản vẽ nhà đơn giản.
 b) Về kĩ năng: 
 - X/định được các bước để đọc bản vẽ nhà đơn giản.
 - Phân biệt, đọc được BVN với các loại b/vẽ khác.
 c) Về thái độ: Giáo dục HS tính kiên trì, cẩn thận; lòng yêu thích môn vẽ kĩ thuật.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 a) Chuẩn bị của GV: 
Giáo án, bảng phụ, mô hình - tranh vẽ nhà một tầng.
 b) Chuẩn bị của HS: 
Ôn lại kiến thức cũ, n/c bài mới, sgk, dụng cụ học tập.
3. Tiến trình bài dạy:
 a) Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi: Hãy nêu trình tự đọc bản vẽ lắp?
* Đáp án:	- Khung tên.
- Bảng kê.
- Hình biểu diễn.
- Kích thước.
- Phân tích chi tiết.
- Tổng hợp.
* Đặt vấn đề (1’): Bản vẽ nhà là bản vẽ thường dùng trong xây dựng. Bản vẽ gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước và cấu tạo của ngôi nhà. Bản vẽ nhà được dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà. Để hiểu rõ hơn về nội dung của bản vẽ nhà và cách đọc bản vẽ nhà đơn giản, chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
 b) Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung 
GV
?
HS
?
HS
Treo tranh bản vẽ hình chiếu phối cảnh nhà một tầng (H.15.2), sau đó xem bản vẽ nhà H15.1. N/c ND thông tin mục I – SGK.
Bản vẽ nhà có những đặc điểm gì?
BVN là một loại b/vẽ XD thường dùng.
BVN gồm các hình biểu diễn.
Nêu c/dụng của BVN?
Được dùng trong t/kế và thi công
I. Nội dung bản vẽ nhà (10’)
- Bản vẽ gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước và cấu tạo của ngôi nhà. 
- Bản vẽ nhà được dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà.
?
HS
?
Mặt đứng cho ta biết những gì?
Trả lời (sgk.b)
Mặt đứng có hướng chiếu (thường nhìn) từ phía nào của ngôi nhà?
Mặt đứng:
+ Có hướng chiếu từ phía trước của ngôi nhà. 
?
Mặt đứng d/ tả mặt nào của ngôi nhà?
+ D/tả mặt chính, lan can của ngôi nhà.
?
HS
?
?
Mặt bằng cho ta biết những gì?
Trả lời (sgk.a)
Mặt bằng có mặt phẳng cắt đi ngang qua các bộ phận nào của ngôi nhà?
Mặt bằng diễn tả các bộ phận nào của ngôi nhà?
Mặt bằng:
+ Có mặt phẳng cắt đi ngang qua các cửa sổ và song song với nền nhà .
+ Diễn tả vị trí, kích thước tường, vách, cửa sổ, cửa đi và k/thước các chiều của ngôi nhà, của các phòng
b) Mặt cắt:
?
?
Mặt cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu nào?
Nhằm diễn tả bộ phận nào của ngôi nhà?
+ Có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt phẳng chiếu cạnh.
+ Nhằm diễn tả các bộ phận, kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.
?
Các kích thước ghi trên bản vẽ có ý nghĩa gì?
- Các kích thước ghi trên bản vẽ cho ta biết kích thước chung của ngôi nhà, của từng phòng, của từng bộ phận....
?
Nêu VD cụ thể?
VD: Phòng sinh hoạt chung (4800x2400+2400x600): phòng ngủ: (2400 x 2400),
II. Kí hiệu qui ước một số bộ phận của ngôi nhà. (7’)
GV
?
HS
?
HS
?
HS
Treo tranh bảng 15.1 - Giới thiệu qui ước một số tên gọi và kí hiệu của các bộ phận ngôi nhà.
Kí hiệu cửa đi 1 cánh và 2 cánh, mô tả cửa ở trên h/vẽ nào?
H/c bằng.
Kí hiệu cửa sổ đơn, cửa sổ kép cố định mô tả cửa sổ ở trên các hình b/diễn nào?
Mặt bằng, mặt cắt cạnh.
Kí hiêu cầu thang mô tả cầu thang ở trên hình b/diễn nào?
Mặt cắt, bằng.
Bảng 15.1 – SGK.
III. Đọc bản vẽ nhà (15’)
GV
Cách đọc bản vẽ nhà trình tự cách đọc bản vẽ lắp.
HS
Đọc bản vẽ nhà hình 15.1 theo bảng mẫu – 15.1?
1) Khung tên.
?
Khung tên cho ta biết điều gì?
+ Tên gọi ngôi nhà: Nhà tầng.
+ Tỉ lệ bản vẽ: 1:100
?
Hãy nêu tên gọi của của hình chiếu và tên gọi của hình cắt?
2) Hình biểu diễn.
- Mặt đứng.
- Mặt cắt A - A, mặt bằng.
?
Hãy nêu các kích thước của bản vẽ nhà một tầng?
3) Kích thước.
- Kích thước chung: 6300, 4800, 4800.
- Kích thước bộ phận.
+ Phòng sinh hoạt chung
 (4800 x 2400) + (2400 + 600)
+ Phòng ngủ: 2400 x 2400
+ Hiên rộng: 1500 x 2400
+ Nền cao: 600.
+ Tường cao: 2700.
+ Mái cao: 2500.
?
Phân tích các bộ phận của bản vẽ nhà 1 tầng?
4) Các bộ phận.
- Số phòng: 3 phòng.
- Số cửa đi và cửa sổ: 1 cửa đi hai cánh, 6 cửa sổ.
- 1 hiên có lan can.
 c) Củng cố, luyện tập (6’)
? Kí hiệu của sổ đơn và của sổ kép cố định, mô tả của sổ ở trên các hình biểu diễn nào?
Hs: Mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt cạnh.
? Bản vẽ nhà thuộc lĩnh vực bản vẽ kỹ thuật nào?
Hs: Thuộc bản vẽ xây dựng	
Gv: Hệ thống nội dung bài.
Hs: Đọc ghi nhớ
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
 - Học thuộc ghi nhớ. Học thuộc bài theo sách giáo khoa và vở ghi. 
 - Trả lời câu hỏi 1,2,3/sgk/49.
 - Chuẩn bị giờ sau ôn tập, về ôn lại ND phần I: Vẽ KT.
4. Những kinh nghiệm rút ra sau khi giảng :

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 15 Ban ve nha_12197491.doc