Giáo án môn Công nghệ 7 - Chủ đề: Đất trồng

.Mục tiêu của chủ đề

Qua chủ đề này, học sinh phải:

1.Về kiến thức

 Nắm được khái niệm đất trồng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp

 Phân biệt được những thành phần của đất trồng.

 Biết được thành phần cơ giới của đất trồng và phân loại đất theo thành phần cơ giới; giải thích khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất; nhờ đâu đất phì nhiêu và biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất.

 Phân biệt được đất chua, đất trung tính, đất kiềm.

 Giải thích được những lý do của việc sử dụng đất hợp lý cũng như bảo vệ và cải tạo đất.

 Nêu ra những biện pháp sử dụng đất hợp lý, bảo vệ và cải tạo đất mà hình thành ý thức bảo vệ môi trường đất - bảo vệ tài nguyên của đất nước.

 Với từng loại đất, đề xuất được các biện pháp sử dụng hợp lý, các biện pháp bảo vệ và cải tạo phù hợp mà hình thành tư duy kỹ thuật ở học sinh.

2.Về kĩ năng

 Xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay

 Xác định được độ pH của đất trồng bằng phương pháp so màu

3.Về thái độ

 Coi trọng sản xuất trồng trọt, có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.

 Bảo vệ tài nguyên đất và môi trường đất, cải tạo đất chua mặn, nâng cao độ phì nhiêu của đất

 Bảo vệ tài nguyên môi trường đất, ứng dụng vào việc cải tạo, bảo vệ đất trồng

4.Về kiến thức bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu

 Bảo vệ đất trồng, cải tạo đất trồng tạo điều kiện cho cây trồng phát triển

 Bảo vệ môi trường đất trồng là góp phần bảo vệ môi trường sống

 Nếu môi trường đất bị ô nhiễm (nhiều hoá chất độc hại, nhiều kim loại nặng, nhiều vi sinh vật có hại ) sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, làm giảm năng suất chất lượng nông sản, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến vật nuôi và con người.

 

doc 26 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2108Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Công nghệ 7 - Chủ đề: Đất trồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 triển của cây trồng, làm giảm năng suất chất lượng nông sản, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến vật nuôi và con người.
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên
Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học
Phóng to hình 2.SGK
2.Học sinh
Vai trò của ngành trồng trọt
Theo hướng dẫn của giáo viên ở bài 1.
III.Các hoạt động dạy - học 
1.Ổn định lớp(1’)
2.Kiểm tra bài cũ (3’)
a.Hoàn thành sơ đồ sau:
b.Hoàn thành bảng sau:
Một số biện pháp thực hiện nhiệm vụ trồng trọt
Mục đích
-..........................................................................
-..........................................................................
-..........................................................................
-................................................
-................................................
-................................................
3.Giới thiệu bài mới (5’)
Đất trồng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng nông sản. Để hiểu rõ thêm về đất trồng và thành phần của đất trồng, chúng ta cùng nghiên cứu chủ đề 1. Đất trồng
Phân công nhiệm vụ: 
GV phát cho mỗi nhóm HS sơ đồ bên dưới làm bài thu hoạch. Yêu cầu nghiên cứu tài liệu hoàn thành sơ đồ và giải thích ý nghĩa sơ đồ.
ĐẤT TRỒNG
BIỆN PHÁP CẢI TẠO ĐẤT
Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng
PHÂN LOẠI
Theo thành phần cơ giới
Theo độ pH
SỬ DỤNG ĐẤT
THÀNH PHẦN ĐẤT TRỒNG
Đất phì nhiêu
KHÁI NIỆM
4.Các hoạt động dạy - học 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA
 GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA 
HỌC SINH
15’
HĐ1. Tìm hiểu khái niệm về đất trồng
CH-HSG: Dựa vào kiến thức địa lý 6, em hãy cho biết đất được hình thành như thế nào?
CH-HSTBK: cây trồng trên đất và cây trồng trong chậu chăm sóc khác nhau như thế nào?
CH: Đất trồng là gì?
CH: Tại sao cây trồng có thể sống được trên đất?
 Treo hình 2.SGK
CH:Cây trồng trong nước và trong đất thì cách trồng khác nhau như thế nào?
CH:So sánh nhu cầu dinh dưỡng của cây ở hai cách trồng này?
CH:Vai trò của đất trồng là gì?
CH-HSKG: Ôxi trong đất từ đâu mà có, nó có vai trò gì cho cây
CH-HSKG: Vai trò của nước đối với cây? Nước trong đất do đâu mà có?
CH-HSKG: Nguồn gốc dinh dưỡng trong đất?
TL: Khí hậu, sinh vật àđá àđất. Qua thời gian dài, vụn đá, xác động thực vật hoà lẫn nhau tạo nên đất.
TL: Cây trồng trên chậu cần chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là tưới nước, bón phân. Nếu thiếu nước cây sẽ chết, thiếu phân bón cây còi cọc. Cây trồng đất cần nước và phân bón ít hơn, đặc biệt là cây lâu năm có bộ rễ ăn sâu và rộng.
TL: là bề mặt tơi xốp, cây có thẻ sống và cho sản phẩm.
TL: đất trồng cung cấp đủ nước, dinh dưỡng và oxi cho cây. Đất trồng có độ phì nhiêu.
TL:Cây trồng trong nước, rễ không có chỗ bám nên cần có giá đỡ, còn cây trồng trong đất rễ sẽ bám chặt vào đất
TL:Nhu cầu dinh dưỡng của cây là giống nhau, chúng cần chất dinh dưỡng cần thiết, ôxy, nước
TL:Giúp cây đứng vững, cung cấp nước, ôxy, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây
 TL:Khe hở của đất do sinh vật sống đào, rễ cây, xác động thực vật phân huỷ, do con người cày xới... tạo nên. Ôxi không khí theo khe đất vào giúp rễ cây hô hấp.
TL Nước giúp hoà tan được dinh dưỡng. Nước có sẵn trong đất (nước ngầm) hoặc do mưa, do người tưới.
TL Chất dinh dưỡng có sẵn trong đất, con người có thể bổ sung cho cây trồng.
Nội dung ghi bài
-Đất trồng là bề mặt tơi xốp mà cây trồng có thể sống và cho sản phẩm
-Đất trồng cung cấp nước, ôxi, dinh dưỡng cho cây và giúp cây đứng vững.
16’
THÀNH PHẦN ĐẤT TRỒNG
Đất phì nhiêu
HĐ2. Tìm hiểu về thành phần của đất trồng
GV treo sơ đồ sau
CH-HSTB-K:Dựa vào sơ đồ 1 em hãy cho biết đất trồng gồm những thành phần nào?
 CH Phần khí chủ yếu là những khí nào?Khí nào cần thiết cho rễ cây?
CH Phần rắn gồm những thành phần nào? Chúng có vai trò gì đối với cây?
CH-HSG: Đất tốt nhờ đâu? Biện pháp làm đất tốt lên?
àBảo vệ đất trồng, cải tạo đất trồng tạo điều kiện cho cây trồng phát triển. Bảo vệ môi trường đất trồng là góp phần bảo vệ môi trường sống. Nếu môi trường đất bị ô nhiễm (nhiều hoá chất độc hại, nhiều kim loại nặng, nhiều vi sinh vật có hại) sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, làm giảm năng suất chất lượng nông sản, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến vật nuôi và con người.
CH-HSTBK:Phần lỏng có vai trò gì?
Giới thiệu đất phì nhiêu.
CH-HSG: Để nâng cao độ phì nhiêu của đất ta cần phải làm gì? 
Kết hợp sơ đồ 1, HS lên bảng Hoàn thành phần còn trống của sơ đồ.
TL: phần rắn, phần lỏng, phần khí
TL: Gồm khí ôxy, nitơ, cacbônic, nhưng quan trọng nhất là ôxy giúp rễ cây hô hấp.
TL: Phần rắn gồm thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng: đạm, lân, kali, phốt pho, sắt, đồng, kẽm, các mùn bã hữu cơ 
TL:Đất nhiều mùn bã hữu cơ thì càng tốt. Để đất tốt lên ta bón nhiều phân hữu cơ cho cây.
TL: Cung cấp nước cho cây trồng, hoà tan các chất dinh dưỡng giúp cây hấp thu dễ dàng.
TL: Giúp đất tăng cường lượng ôxi hoà tan bằng cách làm tăng độ tơi xốp và khe hở trong đất, lượng nước tưới đầy đủ, lượng mùn bã hữu cơ bằng cách bón phân, trồng cây họ đậu. 
Nội dung ghi bài
-Đất gồm 3 thành phần cơ bản: phần khí, phần lỏng, phần rắn.
-Đất phì nhiêu giúp cây trồng cho năng suất và chất lượng nông sản cao hơn.
IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (5’)
A.Tổng kết bài học
Hoàn thành các yêu cầu sau
Học sinh đọc “Ghi nhớ”
Hoàn thành sơ đồ sau
THÀNH PHẦN ĐẤT TRỒNG
Đất phì nhiêu
KHÁI NIỆM
Trả lời câu hỏi
Nêu biện pháp để nâng cao độ phì nhiêu của đất?
B.Đánh giá
C.Công việc về nhà
1. Nghiên cứu hoàn thành, học thuộc và giải thích được sơ đồ tổng quát
3. Nghiên cứu trước bài 3, 4
Rút kinh nghiệm
	Tuần 3	Ngày soạn
Tiết 3	Ngày dạy 
Tiết 2
I.Mục tiêu bài học
Qua bài này, học sinh phải:
1.Về kiến thức
Biết được thành phần cơ giới của đất trồng là gì.
Hiểu được như thế nào nào là đất chua, đất trung tính, đất kiềm.
Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của nước như thế nào.
Hiểu được các điều kiện đảm bảo cây trồng cho năng suất cao
2.Về thái độ
Bảo vệ tài nguyên đất và môi trường đất, cải tạo đất chua mặn, nâng cao độ phì nhiêu của đất
3.Về kiến thức bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu
Độ pH đất có thể thay đổi, môi trường đất tốt lên hay xấu đi tuỳ thuộc vào việc sử dụng đất như: việc bón vôi làm trung hoà độ độ chua của đất hoặc bón nhiều, bón liên tục một số loại phân hoá học làm tăng nồng độ ion H+ trong đất làm cho đất bị chua.
Hiện nay ở mước ta việc chăm bón không hợp lý, chặt phá rừng bừa bãi gây ra sự rửa trôi, xói mòn làm cho đất bị giảm độ phì nhiêu một cách nghiêm trọng.
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên
Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học.
Thang màu pH chuẩn, lọ axit HCl 1%, NaOH 1%, giấy quỳ, các mẫu đất và dụng cụ thực hành xác định độ pH của đất.
Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng
Theo thành phần cơ giới
Theo độ pH
PHÂN LOẠI
Bảng thảo luận khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất
Đất
Điều kiện để Cây trồng cho năng suất cao
Đất phì nhiêu
Giống tốt
Thời tiết thuận lợi
Chăm sóc chu đáo
Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng
Tốt
Trung 
bình
Kém
Đất cát
Đất thịt
Đất sét
2.Học sinh
Học bài 1&2
Nghiên cứu trước bài 3
III.Các hoạt động dạy - học 
1.Ổn định lớp(1’)
2.Kiểm tra bài cũ (4’) 
Gọi 3HS hoàn thành 2 sơ đồ sau: 
1.Khái niệm đất trồng; 
2.Thành phần đất tròng; 
3.Làm thế nào để nâng cao độ phì nhiêu của đất?
KHÁI NIỆM
THÀNH PHẦN ĐẤT TRỒNG
3.Giới thiệu bài mới (3’)
Em hãy nêu một số loại cây trồng nông nghiệp không sống trên cạn?
Đa số cây trồng nông nghiệp sống và phát triển trên đất. Thành phần và tính chất của đất ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng nông sản. Muốn sử dụng đất hợp lý cần phải biết được các đặc điểm và tính chất của đất. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta cùng nghiên cứu nội dung tiếp theo của chủ đề đất trồng gồm các cách phân loại đất và những điều kiện để giúp cho cây trồng có năng suất cao
4.Các hoạt động dạy - học 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA
 GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA 
HỌC SINH
12’
HĐ1:Tìm hiểu về cách phân loại đất theo thành phần cơ giới 
CH-HSY: Đất trồng được tạo nên bởi những thành phần nào? 
CH-HSY: Phần hữu cơ gồm những thành phần nào?
Phần vô cơ bao gồm các loại hạt nào?
CH-HSY: Dựa vào kích thước, em hãy cho biết hạt cát, sét, limon khác nhau như thế nào?
Thông báo:Trong đất, các loại hạt này không nằm rời rạc mà trộn lẫn với nhau (ví dụ như bê tông gồm xi măng+ cát+ đá+nước). Tỷ lệ các loại hạt tạo nên thành phần cơ giới của đất. Tuỳ tỉ lệ các hạt này mà ta chia đất ra làm nhiều loại.
Treo sơ đồ bài học, HS hoàn thành
CH-HSY: Dựa vào thành phần cơ giới, người ta chia đất ra những loại nào?
Giới thiệu:
Đất sét: 25%cát, 30%limon, 45%sét
Đất thịt: 45%cát, 40%limon, 15%sét
Đất cát: 85%cát, 10%limon, 5%sét
CH-HSG:Ngoài 3 loại đất chính trên, còn những loại đất trung gian nào? Giải thích vì sao có những loại đất này
CH:Thành phần cơ giới khác thành phần của đất như thế nào?
CH-HSTBK: Khi ta tưới nước lên đất cát và đất thịt, đất nào mau khô hơn? Tại sao?
CH:Nhờ đâu mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?
Treo bảng thảo luận trên, HS hoàn thành và trả lời câu hỏi
Đất
Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng
Tốt
Trung bình
Kém
Đất cát
x
Đất thịt
x
Đất sét
x
+Đất nào thích hợp trồng cây nhất, tại sao?(CH-HSG:)
+Chất mùn có vai trò như thế nào trong việc giữ nước và chất dinh dưỡng?(CH-HSTBK:)
TL: Phần khí , phần lỏng, phần rắn. Phần rắn gồm thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ
Gồm các sinh vật và xác động thực vật đã chết. Chúng chứa nhiều mùn tạo nên độ phì nhiêu của đất.
TL:Gồm những loại hạt có kích thước khác nhau: hạt cát, sét, limon
TL:Hạt sét <0,002mm; hạt limon 0,002-0,05mm; hạt cát 0,05-2mm.
TL:Dựa vào SGK nghiên cứu trả lời
TL:Đất sét, đất thịt, đất cát
TL:Đất thịt nặng, đất thịt nhẹ, đất cát pha. Vì tỉ lệ các hạt khác nhau sẽ cho ra các loại đất khác nhau. 
TL:Đất gồm 3 thành phần chính: rắn, lỏng, khí. Phần rắn chứa các hạt tạo nên thành phần cơ giới của đất và chất mùn, sinh vật và xác động thực vật tạo nên độ phì nhiêu của đất.
 TL: Đất cát, vì hạt cát to nên khả năng giữ nước kém
TL:Nhờ vào các hạt sét, cát, limon mà nước và chất dinh dưỡng được giữ lại
TL: Đất sét giữ nước và chất dinh dưỡng tốt nhất do tỷ lệ các hạt sét và limon chiếm cao nhất, đất cát giữ kém nhất do tỷ lệ hạt cát chiếm nhiều nhất. Nhưng đất thịt thì trồng cây tốt nhất, vì giữ nước quá kém cây hấp thụ không kịp, ngược lại cây dễ bị ngợp úng hoặc thời gian rất chậm chất dinh dưỡng mới tiếp xúc với rễ nên cây kém phát triển
-Chất mùn hấp phụ nước chất dinh dưỡng đồng thời giữ lại để cây hấp thụ, đồng thời bản thân nó cũng là chất dinh dưỡng cung cấp để cây phát triển tốt.
Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng khác nhau tuỳ loại đất. Đất chứa mùn và hạt bé càng nhiều thì giữ nước và dinh dưỡng tốt hơn
Phân loại đất theo thành phần cơ giới
Đất sét
Đất cát
Đất thịt
Nội dung ghi bài
10’
HĐ2. Tìm hiểu về các điều kiện để cây trồng cho năng suất cao
CH-HSG: Để cây trồng phát triển tốt yêu cầu đất phải đáp ứng điều kiện nào?
CH-HSG: Trong các loại đất đã học, đất nào có thể có độ phì nhiêu cao hơn, giải thích?
CH-HSG: Em hãy phân biệt năng suất và sản lượng cây trồng
CH:Vậy làm cách nào để đất luôn giữ được độ phì nhiêu?
CH-HSTBK: Tuy nhiên thực tế cho thấy, khi trồng cây rồi để chúng tự nhiên sinh trưởng, cây rất chậm lớn và cho năng suất thấp. Để cây trồng lớn nhanh, cho năng suất cao, cần có những điều kiện nào? Em hãy thảo luận theo bàn trong 3 phút và hoàn thiện sơ đồ sau.
Giáo viên phát phiếu học tập theo mẫu
→giáo dục HS chú trọng bảo vệ độ phì của đất khi trồng trọt. Hiện nay ở mước ta việc chăm bón không hợp lý, chặt phá rừng bừa bãi gây ra sự rửa trôi, xói mòn làm cho đất bị giảm độ phì nhiêu một cách nghiêm trọng
TL:Đất phì nhiêu, cung cấp đủ ôxi, nước, dinh dưỡng cho cây đồng thời không chứa chất độc hai
TL: Đất thịt có nhiều mùn sẽ có độ phì nhiêu cao hơn vì có đủ khe hở để cung cấp đủ ôxi, có khả năng nước và dinh dưỡng đủ để cây trồng hấp thu tốt nhất.
TL: Năng suất là khối lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích; sản lượng là tổng khối lượng sản phẩm thu hoạch được trên một diện tích đất trồng.
TL: khi tiến hành trồng trọt cần cung cấp cho đất đủ các chất cần thiết, sử dụng nhiều phân hữu cơ, cần cho đất có thời gian nghỉ để phục hồi, cải tạo đất trồng thường xuyên...
Điều kiện để Cây trồng cho năng suất cao
Nội dung ghi bài
Điều kiện để cây trồng cho năng suất cao: đất phì nhiêu,thời tiết thuận lợi, giống tốt và chăm sóc tốt.
10’
HĐ3.Tìm hiểu về cách phân loại đất theo độ pH
CH-HSTBK: Người ta xác định độ chua kiềm của đất bằng cách nào?
Phân loại đất Theo độ pH
Treo sơ đồ sau, yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ để hoàn thiện sơ đồ
Giới thiệu đất chua, đất kiềm sẽ làm cho giấy quỳ đổi sang màu gì... àGV lựa chọn 3 mẫu đất chua, đất trung tính, đất kiềmàlàm thí nghiệm mẫu cho HS xem và nhận xét
CH: Vậy dựa vào pH người ta chia đất ra làm những loại nào?
CH-HSG: Đất chua và đất kiềm có độ pH khác nhau như thế nào?
Kết luận đưa ra nội dung bài học
Giới thiệu:Độ pH đất có thể thay đổi, môi trường đất tốt lên hay xấu đi tuỳ thuộc vào việc sử dụng đất như: việc bón vôi làm trung hoà độ độ chua của đất hoặc bón nhiều, bón liên tục một số loại phân hoá học làm tăng nồng độ ion H+ trong đất làm cho đất bị chua.
Đọc đoạn thông tin SGK
TL: người ta thường dùng trị số độ pH để đánh giá độ chua, kiềm của đất. Ta lấy dung dịch đất để đo độ pH, từ đó xác định độ chua, kiềm của đất. Đất có trị số pH càng thấp thì độ chua càng cao, đất có trị số pH càng cao thì độ kiềm càng lớn
Đại diện các nhóm học sinh nhận xét: đất chua sẽ làm giấy quỳ từ màu vàng chuyển dần sang màu cam; đất trung tính giấy không đổi màu; đất kiềm sẽ làm giấy quỳ chuyển từ màu vàng sang màu xanh lục
TL:Đất chua, đất kiềm, đất trung tính
TL:Đất chua thì pH7.5
Nội dung ghi bài
Đất chua pH=3-6,5
Đất trung tính pH=6,6-7,5
Đất kiềm pH=7,5-9
IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (5’)
A.Tổng kết bài học
Hoàn thành các yêu cầu sau
PHÂN LOẠI ĐẤT
pH < 6.5
pH
pH 
THÀNH PHẦN CƠ GIỚI
ĐỘ pH
ĐẤT THỊT
1. Học sinh đọc “Ghi nhớ” 
3. Hoàn thành sơ đồ sau
Điều kiện để Cây trồng cho năng suất cao
4. Chọn câu đúng nhất
Đất phì nhiêu sẽ
Cung cấp đủ nước cho cây trồng
Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời không chứa chất độc hại
Đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng năng suất cao
Cả 3 ý trên
B.Đánh giá
C.Công việc về nhà
1. Làm đầy đủ các bài tập trong vở bài tập
2. Học bài 3
3.Chuẩn bị bài 6. Tìm hiểu về những nguyên nhân khiến diện tích đất trồng đang bị thu hẹp; một số biện pháp cải tạo đất trồng
Rút kinh nghiệm
	Tuần 4	Ngày soạn 
Tiết 4	Ngày dạy 
Tiết 3
I.Mục tiêu bài học
Qua bài này, học sinh phải:
1.Về kiến thức
Giải thích được những lý do của việc sử dụng đất hợp lý cũng như bảo vệ và cải tạo đất.
Nêu ra những biện pháp sử dụng đất hợp lý, bảo vệ và cải tạo đất mà hình thành ý thức bảo vệ môi trường đất - bảo vệ tài nguyên của đất nước.
Với từng loại đất, đề xuất được các biện pháp sử dụng hợp lý, các biện pháp bảo vệ và cải tạo phù hợp mà hình thành tư duy kỹ thuật ở học sinh.
2.Thái độ
Bảo vệ tài nguyên môi trường đất, ứng dụng vào việc cải tạo, bảo vệ đất trồng
3.Về kiến thức bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu
Sử dụng đất hợp lý, đúng biện pháp để bảo vệ đất trồng, không gây tác hại đến môi trường là bảo vệ đất trồng, bảo vệ môi trường.
Tận dụng chất thải hữu cơ làm sạch môi trường sống, đồng thời ủ thành phân hữu cơ sử dụng cải tạo đất, tránh làm cho môi trường bị ô nhiễm
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên
Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học
Bảng phụ trang 14.Biện pháp sử dụng đất, Hình 3,4,5 trang 14; bảng phụ trang 15.Biện pháp cải tạo đất
Năm
1995
1998
2000
2003
2005
2016
Số dân (triệu người)
71.9
75.5
77.6
80.9
83.1
92.7
SỬ DỤNG ĐẤT
Thâm canh, tăng vụ
Không bỏ đất hoang
Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo
Chọn cây trồng phù hợp
Biện pháp sử dụng đất
Mục đích
Thâm canh tăng vụ
Không bỏ đất hoang
Chọn cây trồng phù hợp với đất
Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo
Tăng sản lượng
Tăng diện tích đất
Tăng năng suất
Tăng độ phì nhiêu cho đất
BIỆN PHÁP CẢI TẠO ĐẤT
Bón phân hợp lý: hữu cơ, hoá học, vi sinh 
Canh tác:cày, bừa, trồng cây phân xanh, cây họ đậu
Thuỷ lợi: thau chua, rửa mặn.
Biện pháp cải tạo đất
Mục đích
Áp dụng cho loại đất
-Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ
-Làm ruộng bậc thang
-Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh
-Cày nông bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
-Bón vôi
-Tăng độ phì nhiêu của đất
-Tận dụng, tiết kiệm nước
-Tận dụng và bảo vệ đất
-Giảm chua, giảm mặn
-Giảm chua
-Đất bạc màu
-Đất đồi
-Đất đồi
Đất chua, đất mặn
Đất chua
2.Học sinh
Học thuộc bài các nội dung ở chủ đề trước. Hoàn thiện dần sơ đồ chung
Nghiên cứu trước bài 6 về một số biện pháp sử dụng và cải tạo đất
PHÂN LOẠI ĐẤT
pH < 6.5
pH
pH 
THÀNH PHẦN CƠ GIỚI
ĐỘ pH
ĐẤT THỊT
III.Các hoạt động dạy - học 
Ổn định lớp(1’)
Kiểm tra bài cũ (4’)
a.Hoàn thiện sơ đồ phân loại đất
b.Nêu các điều kiện giúp
cây trồng cho năng suất
cao?
Giới thiệu bài mới (3’)
Nhu cầu sản xuất của con người là luôn cần có đất phì nhiêu để công tác, nhưng thực tế lại luôn mâu thuẫn, ngược lại, do thiên nhiên và canh tác mà đất luôn bị rửa trôi và xói mòn. Mặt khác, nhiều đất còn tích tụ những chất độc hại. Làm thế nào để có năng suất cây trồng cao và độ phì nhiêu của đất ngày càng phát triển, bài hôm nay sẽ giải quyết vấn đề này.
Các hoạt động dạy - học 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA
 GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA 
HỌC SINH
16’
HĐ1. Tìm hiểu vì sao phải sử dụng đất hợp lý và biện pháp sử dụng đất
CH-HSG:Em hãy cho biết một vài số liệu
Diện tích nước ta: (khoảng 331.000km2)
Dân số nước ta:Khoảng 92 triệu năm 2016
GV cho số liệu 
CH-Em kết luận gì về bảng số liệu trên?
CH-HSTBK:Vì sao cần sử dụng đất hợp lý?
 Treo sơ đồ sau yêu cầu học sinh hoàn thành
Thảo luận trong 3’ theo nhóm lớn (4 nhóm). Sau khi lên điền nội dung biện pháp sử dụng đất hợp lý, mỗi nhóm giải thích rõ cách tiến hành mỗi biện pháp và mục đích từng biện pháp.
HS giải thích thế nào là thâm canh, tăng vụ, đất hoang
SỬ DỤNG ĐẤT HỢP LÝ
Giới thiệu: biện pháp vừa sử dụng vừa cải tạo áp dụng cho đất mới khai hoang hoặc mới lấn ra biển. Chúng ta không thể chờ đến khi cải tạo xong mới sản xuất vì mất thời gian khá dài, nên vừa sử dụng vừa cải tạo sẽ có lợi nhất. Trước tốc độ CNH-HĐH ngày nay, diện tích đất trồng đang bị thu hẹp, ô nhiễm đất cũng rất cao, do đó cần phải biết sử dụng và bảo vệ đất thật tốt.
TL: dân số tăng nhanh trong khi diện tích đất không thay đổi
à thời gian tới sẽ thiếu đất canh tác do nhu cầu ở và đi lại của con người
TL: Để đảm bảo đủ lương thực thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Thâm canh là phương thức sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp nhằm tăng năng suất, sản lượng nông sản thông qua các biện pháp, hoặc giải pháp nhằm nâng cao độ phì nhiêu của của đất, có đầu tư thêm vốn và kĩ thuật tiên tiến.
Tăng vụ là tăng số vụ gieo trong trong năm trên một diện tích đất nhất định.
Đất hoang là loại đất có thể sử dụng được vào sản xuất nông nghiệp nhưng bỏ phí chưa tổ chức khai thác, sử dụng.
Biện pháp sử dụng đất
Mục đích
Thâm canh, tăng vụ
Không bỏ đất hoang
Chọn cây trồng phù hợp với đất
Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo
Tăng sản lượng
Tăng diện tích đất
Tăng năng suất
Tăng độ phì nhiêu cho đất
16’
HĐ2. Tìm hiểu về các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất
HS đọc thông tin SGK và cho biết
CH-HSY: Nước ta có những hệ thống sông lớn nào? Tác dụng của chúng?
CH-HSY:-Một số đất nào cần cải tạo?
Giới thiệu cho HS một số loại đất cần cải tạo ở nước ta
-Đất xám bạc màu: nghèo dinh dưỡng, tầng đất mặt rất mỏng, đất thường chua
-Đất mặn: có nồng độ muối tan tương đối cao, cây trồng không sống được trừ các cây chịu được mặn (sú, đước, vẹt)
-Đất phèn: chứa nhiều muối phèn (sulfat sắt, nhôm) gây độc hại cho cây trồng, đất rất chua (trừ đất phèn tiềm tàng)
-Đất đồi trọc: đất vùng đồi bị cuốn trôi phần đất màu mỡ
-Đất đồng bằng màu mỡ, cần sử dụng kết hợp bảo vệ thật tốt.
Treo hình 3,4,5.SGK
Treo bảng biện pháp cải tạo đất. 
CH-HSG: Tại sao khi cải tạo đất người ta thường dùng phân hữu cơ?
TL: sông Hồng, sông Cửu Long, nước ngọt quanh năm, lượng phù sa lớn góp phần nâng cao độ phì nhiêu cho đất trồng
TL: đất có tính chất xấu như chua, mặn, phèn, bạc màu
Thảo luận đề xuất biện pháp cải tạo (dựa vào nội dung bảng và hình 3,4,5)
TL:Tận dụng chất thải hữu cơ làm sạch môi trường sống, đồng thời ủ thành phân hữu cơ sử dụng cải tạo đất, tránh làm cho môi trường bị ô nhiễm
BIỆN PHÁP CẢI TẠO ĐẤT
Bón phân hợp lý: hữu cơ, hoá học, vi sinh 
Canh tác:cày, bừa, trồng cây phân xanh, cây họ đậu
Thuỷ lợi: thau chua, rửa mặn.
IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (5’)
A.Tổng kết bài học
Hoàn thành các yêu cầu sau
Học sinh đọc “Ghi nhớ” 
Đúng hay Sai 
Đất đồi dốc cần bón vôi
Đất bạc màu cần bón nhiều phân hữu cơ kết hợp bón vôi và cày sâu dần.
Đất đồi núi cần trồng cây nông nghiệp xen giữa những băng cây công nghiệp để chống xói mòn
Cần dùng các biện pháp canh tác, thuỷ lợi và bón phân để cải tạo đất
3. Chọn câu đúng nhất
Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên áp dụng cho loại đất
a.Đất cát
b.Đất bạc màu
c.Đất phèn
d.Đất đồi trọc
B.Đánh giá
C.Công việc về nhà
1. Làm đầy đủ các bài tập trong vở bài tập
2. Học bài các biện pháp sử dụng và cải tạo đất; hoàn thiện sơ đồ đã học và được phân công
3. Mỗi nhóm Chuẩn bị 3 mẫu đất sau: đất cát, đất trồng cây ăn quả tại nhà, đất sét; 1 chai nước, 1 cây đèn cầy và ống quẹt
Rút kinh nghiệm
Tuần 5	Ngày soạn 
Tiết 5	Ngày dạy 
Tiết 4
I.Mục tiêu bài học
Qua bài này, học sinh phải:
1.Về kiến thức
Trình bày được quy trình xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay và độ pH của đất bằng phương pháp so màu.
Hoàn thiện sơ đồ củng cố chủ đề đất trồng
2.Về kĩ năng
Thực hiện đúng thao tác trong từng bước của quy trình. 
Đối chiếu kết quả thực hành với bảng phân cấp đất để kết luận đúng loại đất làm thực hành.
Tập so màu trên thang màu pH 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 2 Khai niem ve dat trong va thanh phan cua dat trong_12186760.doc