Giáo án môn Công nghệ 7 - Chương II: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt - Bài 15, 16

 LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT

I-MỤC TIÊU :

 1.Kiến thức :

 Học sinh hiểu được mục đích của việc làm đất trong trồng trọt

 Trình bày được biện pháp bón lót phù hợp với mục đích trồng trọt.

 2. Kĩ năng:

 Học sinh thực hiện được việc tham gia lao động cùng với gia đình, cùng với lớp học.

 3.Thái độ :

 Có thói quentrong việc làm đất và bón phân lót.

 Bảo vệ môi trường, không làm ô nhiễm môi trường đất.

II- NỘI DUNG HỌC TẬP:

 Làm đất và bón phân lót.

III-CHUẨN BỊ :

 1.Giáo viên: Tranh cày bừa, đập đất.

 2.Học sinh : Sưu tầm tranh ảnh về làm đất.

 

doc 10 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 819Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Công nghệ 7 - Chương II: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt - Bài 15, 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT
* MỤC TIÊU YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG: 
 1. Kiến thức
 HS hiểu được quy trình sản xuất và bảo vệ mơi trường trong trồng trọt
 2. Kĩ năng:
 Rèn luyện kĩ năng làm đất, gieo trồng, chăm sĩc cây trồng
 3. Thái độ:
 Phát triển tư duy kĩ thuật cho HS, bảo vệ mơi trường sống.
Bài 15
	LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT
I-MỤC TIÊU :
 1.Kiến thức : 
 Học sinh hiểu được mục đích của việc làm đất trong trồng trọt 
 Trình bày được biện pháp bón lót phù hợp với mục đích trồng trọt.
 2. Kĩ năng: 
 Học sinh thực hiện được việc tham gia lao động cùng với gia đình, cùng với lớp học.
 3.Thái độ : 
 	Có thói quentrong việc làm đất và bón phân lót.
	 Bảo vệ môi trường, không làm ô nhiễm môi trường đất.
II- NỘI DUNG HỌC TẬP:
 Làm đất và bón phân lót.
III-CHUẨN BỊ : 
	 1.Giáo viên: Tranh cày bừa, đập đất.
	 2.Học sinh : Sưu tầm tranh ảnh về làm đất.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
	 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :	
	 2. Kiểm tra miệng;	
	Kiểm tra tranh ảnh sưu tầm của học sinh
	 3. Tiến trình bài học:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 ( thời gian 2 phút )Giáo viên giới thiệu bài:Trong chương trước chúng ta đã nghiên cứu cơ sở của trồng trọt. Trong chương II chúng ta sẽ nghiên cứu quá trình sx một giống cây trồng. Qua quá trình đó chúng ta phải làm những việc gì và thực hiện theo trình tự như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách làm đất và bón phân lót.
Hoạt động2:( thời gian 8 phút ) Tìm hiểu mục đích của việc làm đất:
 ? Cần phải làm gì sau khi thu hoạch, trước khi trồng cây khác?
 ? Làm đất tơi xốp nhằm mục đích gì?
Hoạt động 3:( thờigian 15 phút ) Tìm hiểu các công việc làm đất
HS thảo luận nhóm các công việc làm đất.
 ? Cần phải làm gì để đất tơi xốp?
 GV giới thiệu hình ảnh nông dân đang cày đất, kết hợp hình 25 SGK
 ? Hiện nay việc cày đất bằng trâu, bò đang được thay thế bằng dụng cụ gì?
 ? So sánh việc cày thủ công với cày máy?
 ? Thế nào là cày đất? Mục đích của việc cày đất?
GV nhấn mạnh độ cày sâu của đất phụ thuộc vào từng loại đất, từng loại cây
 ? Đất cát chứa tỷ lệ hạt cát là bao nhiêu?
 ? Tỷ lệ hạt cát, hạt limon, hạt sét trong đất sét là bao nhiêu?
 GV giới thiệu hình bừa và đập đất, kết hợp hình 26 SGK. Hãy cho biết bừa và đập đất có tác dụng gì?
 ? Lên luống gọi là gì?
 ? Cho biết lên luống thường áp dụng cho loại đất nào?
 ? Tại sao chúng ta phải lên luống?
 ? Người ta thường dựa vào các yếu tố nào? Cho VD?
 ? Trước khi lên luống người ta phải làm gì? Người ta thường xác định hướng luống theo chiều nào?
 ? Tại sao chúng ta phải xác định hướng luống theo địa hình từ cao xuống thấp?
 ? Nêu qui trình lên luống?
Hoạt động 3 :( thờigian 10 phút ) Tìm hiểu cách bón phân lót
 ? Bón phân lót là bón như thế nào?
 ? Thông thường người ta dùng phân gì để bón lót? Cho biết cách bón lót ở đất trồng lúa? Đất trồng hoa màu?
 ? Trình bày cách bón phân lót?
 ? Bón lót có tác dụng gì?
I. Làm đất nhằm mục đích gì?
Tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, diệt cỏ dại, mầm mống sâu bệnh trong đất.
II. Các công việc làm đất:
1. Cày đất:
- Là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu 20-30cm làm cho đất tơi xốp và vùi lấp cỏ dại.
2. Bừa và đập đất:
- Làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng.
3. Lên luống:
Dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng.
Xác định hướng luống.
Xác định kích thước luống
Đánh rãnh, kéo đất, tạo luống
Làm phẳng mặt luống
III. Bón phân lót:
Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân lân để bón lót
Rải đều phân trên ruộng
Bón theo hốc, theo hàng cày, bừa, lấp đất vùi phân xuống đất.
4.Tổng kết:
 ? Làm đất nhằm mục đích gì?
 Tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, diệt cỏ dại, mầm mống sâu bệnh trong đất. 
 ?Tác dụng cày đất, bừa đất?
 -Cày đất: Làm cho đất tơi xốp và vùi lấp cỏ dại
 - Bừa đất:Làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng.
 ? Nêu quy trình lên luống?
 - Xác định hướng luống
 -Xác định kích thước luống
 - Đánh rảnh, kéo đất, tạo luống
 - Làm phẳng mặt luống.
 - Ở địa phương em đã tiến hành làm đất, bón phân lót cho cây bằng cách nào?
5. Hướng dẫn học tập:
Đối với bài học ở tiết học này:
- mục đích của việc làm đất
- Các công việc làm đất: Cày đất, bừa đất, đập đất và lên luống
- Quy trình bón phân lót.
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK
- Làm bài tập sách VBT trang 29,30
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Xem lại chương I: Đại cương về kĩ thuật trồng trọt
- Chuẩn bị cho tiết sau ôn tập
V- PHỤ LỤC:
Bài 16-Tiết: 18
Tuần dạy:18
GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP
I-MỤC TIÊU :
 1.Kiến thức : 
 Học sinh biết được khái niệm về thời vụ, mục đích kiểm tra xử lí hạt giống.
 2.Kiõ năng : 
 Học sinh thực hiện được cách chọn hạt giống trong khi gieo trồng
 3.Thái độ :
 Học sinh cĩ thĩi quen trong việc bảo vệ môi trường.
II- NỘI DUNG HỌC TẬP:
 Gieo trồng cây nông nghiệp.
III-CHUẨN BỊ : 
 1.Giáo viên: 
 - Hình các cách gieo hạt
 - Hình trồng bằng cây con
 2.Học sinh : 
	 Sưu tầm tranh ảnh các cách gieo trồng cây nông nghiệp
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
	 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :	
 Điểm danh HS 7A1 ,7A2 ,7A3 ,7A4
 2. Kiểm tra miệng;	
	 3. Tiến trình bài học:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:(thời gian 2 phút ) Gieo trồng là những vấn đề kỹ thuật rất phong phú và đa dạng nhưng phải thực hiện đúng yêu cầu kĩ thuật tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Bài học này sẽ giúp ta có những hiểu biết về các yêu cầu kĩ thuật và cơ sở khoa họccủa các biện pháp kĩ thuật.
Hoạt động2:(thời gian 13 phút ) Tìm hiểu về thời vụ gieo trồng:
GV giới thiệu khái quát về thời vụ gieo trồng.
? Địa phương chúng ta có những vụ gieo trồng nào trong năm?
HS đọc phần I SGK trang 39
VD về thời vụ gieo trồng
? Vậy mỗi loại cây có thời vụ gieo trồng như thế nào?
Học sinh thảo luận nhóm:
? Muốn xác định thời vụ gieo trồng dựa vào những yếu tố nào?
? Trong 3 yếu tố trên, yếu tố nào quan trọng nhất? (khí hậu)
? Ở lúa nhiệt độ và độ ẩm là bao nhiêu?
? Ở địa phương chúng ta có những vụ gieo trồng nào trong năm? Thời gian gieo trồng từ tháng nào?
? Dựa vào những cơ sờ nào mà qui định thời vụ gieo trồng trong năm?
? Có mấy vụ gieo trồng trong năm?
 - GV hình thành tư duy kĩ thuật gieo trồng cho hs đồng thời giáo dục hs bảo vệ môi trường sống cho cây.
Hoạt động 2: (thời gian 10 phút ) Tìm hiểu phương pháp kiểm tra, xử lý hạt giống:
 ? Kiểm tra, xử lý hạt giống để làm gì?
 ? Kiểm tra, xử lý hạt giống như thế nào? Theo tiêu chí nào?
- HS đọc mục II SGK trang 40
 ? Có mấy cách xử lý hạt giống?
 ? Tại sao phải xử lý hạt giống?
Hoạt động 3: (thời gian 10 phút ) Tìm hiểu phương pháp gieo trồng
GV thông báo cho hs gieo trồng cần đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật
 ? Giải thích thế nào là đảm bảo mật độ?
 ? Giải thích thế nào là đảm bảo khoảng cách?
 ? Giải thích thế nào là đảm bảo độ nông sâu?
 ? Khi tiến hành gieo trồng cần đảm bảo những yêu cầu gì?
? Em hãy cho biết các phương pháp gieo trồng?
? Gieo hạt thường áp dụng cho những loại cây nào?
? Nêu ưu, nhược điểm
? Trồng bằng cây con thường áp dụng cho những loại cây nào? Nêu ưu, nhược điểm?
? Hãy nêu tên những loại cây trồng ngắn ngày mà em biết? Ngoài 2 pp trên chúng ta còn tiến hành trồng bằng pp nào?
Hoạt động 4: Tổng kết bài học
- HS đọc phần ghi nhớ SGK
I. Thời vụ gieo trồng
1.Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng:
Khí hậu
Loại cây trồng
Tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi địa phương.
2. Các vụ gieo trồng:
Vụ đông xuân từ tháng 11 -> tháng 4,5 năm sau.
Vụ đông xuân từ tháng 4 -> tháng 7 trong năm 
Vụ đông xuân từ tháng 6 -> tháng 11 trong năm 
Vụ đông xuân từ tháng 9 -> tháng 12 trong năm 
II. Kiểm tra và xử lý hạt giống:
Mục dích kểm tra hạt giống:
Tỉ lệ nảy mầm cao
Không có sâu, bệnh
Độ ẩm thấp
Không lẫn giống khác và hạt cỏ dại
Sức nẩy mầm mạnh
Kích thước hạt to
2. Mục đích và phương pháp xử lý hạt giống:
- Kích thích hạt nảy mầm nhanh, vừa diệt trừ sâu, bệnh hại.
- Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và bằng hoá chất làm cho hạt nảy mầm nhanh và diệt trừ sâu, bệnh hại
III. Phương pháp gieo trồng
- Gieo trồng cần đảm bảo các yêu cầu về thời vụ, mật độ, khoảng cách và độ nông sâu.
2. Phương pháp gieo trồng:
- Gieo trồng bằng hạt
- Trồng bằng cây con
4.Tổng kết
 - Vì sao phải gieo trồng đúng thời vụ?
 - Xử lý hạt giống nhằm mục đích gì?
 - Có mấy pp gieo trồng? kể ra?
5. Hướng dẫnï học tập :
 Đối với bài học ở tiết học này:	
 - Xáac định được thời vụ gieo trồng trong một năm
 -Trình bày được các tiêu chí kiểm tra hạt giống khi gieo trồng
 - Phương pháp gieo trồng bằng hạt và gieo trồng bằng cây con
 - Học bài, trả lời câu hỏi SGK trang 41
 - Làm bài tập sách VBT trang 30, 31, 32, 33
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 - Chuẩn bị mẫu hạt lúa, ngô, đậu chưa xử lý.
 - Chuẩn bị mẫu hạt lúa, ngô, đậu đã được xử lý ở nhà
 - Chuẩn bị nước nóng, nước lã, xô, chậu, thùng, rổ cho tiết sau thực hành bài 17 “Xử lý hạt giống bằng nước ấm”, bài 18 “Xác định sức nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm của hạt giống
V. PHỤ LỤC:
5 RÚT KINH 	

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 15 Lam dat va bon phan lot_12231872.doc