Giáo án môn Công nghệ 7 - Tiết 10 bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại

Tiết 10 Bài 13 PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI

I/ MỤC TIÊU:

1- Kiến thức:

- Biết được các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại.

- Hiểu được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại

2- Kỹ năng: Có khả năng phòng trừ sâu bệnh cho cây .

3- Thái độ:

Tìm hiểu về phòng trừ sâu, bệnh hại.

Có ý thức bảo vệ môi trường.

II/ CHUẨN BỊ:

1- Chuẩn bị của GV:

Đồ dùng dạy học: Hình vẽ H.21 SGK

Tìm hiểu về cách phòng trừ sâu, bệnh hại.

Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Trực quan, theo nhóm.

2- Chuẩn bị của HS:

Đọc bài học.

 

doc 4 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 1729Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Công nghệ 7 - Tiết 10 bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 14 . 08 . 2014
Tiết 10 Bài 13 PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
- Biết được các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại.
- Hiểu được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại
2- Kỹ năng: Có khả năng phòng trừ sâu bệnh cho cây .
3- Thái độ:
Tìm hiểu về phòng trừ sâu, bệnh hại.
Có ý thức bảo vệ môi trường.
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
Đồ dùng dạy học: Hình vẽ H.21 SGK
Tìm hiểu về cách phòng trừ sâu, bệnh hại.
Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Trực quan, theo nhóm.
2- Chuẩn bị của HS:
Đọc bài học.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tình hình lớp: (1’)
Điểm danh học sinh trong lớp.
Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2- Kiểm tra bài cũ: (3’)
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
- Em hãy nêu tác hại của sâu, bệnh?
- Khi bị sâu, bệnh phá hoại cây trồng sinh trưởng, phát triển kém, 
năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch.
5 đ
5 đ
- Nêu những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu, bệnh phá hoại?
- Khi bị sâu, bệnh phá hoại cây trồng thường thay đổi:
Cấu tạo, hình thái: lá biến dạng, gãy cành, thối củ...
Màu sắc: trên lá quả có đóm đen, nâu, vàng...
Trạng thái: cây bị héo rũ
6 đ
2 đ
2 đ
Nhận xét: 
3- Giảng bài mới: (1’)
a/ Giới thiệu bài:
Để biết cách phòng trừ sâu, bệnh phá hoại như thế nào?
b/ Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
6'
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh
I/ Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại:
- Phòng là chính.
- Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
* Để biết phòng trừ sâu, bệnh dựa trên nguyên tắc nào?
- Các em đọc phần I. Cho biết khi tiến hành phòng trừ sâu, bệnh phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
- Tại sao lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu, bệnh hại?
- Ở địa phương em đã áp dụng biện pháp gì để tăng cường sức sống, sức chống chịu của cây với sâu, bệnh?
- Phòng là chính.
Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
- Tốn ít công, cây sinh trưởng tốt, sâu, bệnh ít, giá thành thấp.
- Bón nhiều phân hữu cơ, làm cỏ, vun xới, trồng giống cây chống chịu bệnh...
29’
Hoạt động 2: Giới thiệu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại
II/ Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại?
1- Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại:
- Vệ sinh đồng ruộng, làm đất.
- Gieo trồng đúng thời vụ.
- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí.
- Luân phiên các loại cây trồng khác nhau.
- Sử dụng giống chống sâu, bệnh.
2- Biện pháp thủ công:
- Dùng tay bắt sâu, ngắt bỏ những cành, lá bị bệnh.
- Dùng vợt, bẩy đèn, bả độc để diệt.
3- Biện pháp hoá học?
Sử dụng các loại thuốc hoá học để trừ sâu, bệnh.
4- Biện pháp sinh học:
Sử dụng một số sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch, các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại.
5- Biện pháp kiểm dịch thực vật:
Kiểm tra, xử lí những sản phẩm nông nghiệp khi xuất, nhập khẩu hoặc vận chuyển từ vùng này sang vùng khác.
* Để biết cách phòng trừ sâu, bệnh hại như thế nào?
- Các em đọc bài phần II.
- Nêu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại?
* Để biết biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại như thế nào?
- Các em xem bảng nêu các biện pháp phòng trừ?
- Các em thảo luận nhóm nêu tác dụng của từng biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại?
- Gọi vài nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.
* Để biết biện pháp thủ công như thế nào?
- Biện pháp thủ công thực hiện như thế nào?
- Em hãy nêu ưu, nhược điểm của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại?
* Để biết biện pháp hoá học là như thế nào?
- Sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ sâu, bệnh bằng cách nào?
- Biện pháp này có ưu, nhược điểm gì?
* Để biết biện pháp sinh học là như thế nào?
- Biện pháp sinh học là làm như thế nào?
- Biện pháp sinh học dùng để phòng trừ sâu, bệnh hại có hiệu quả gì?
* Để biết biện pháp kiểm dịch thực vật là như thế nào?
- Biện pháp kiểm dịch thực vật là như thế nào?
- Tác dụng của biện pháp này là gì?
- Hiện nay trong việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng, người ta rất coi trọng vận dụng một cách tổng hợp các biện pháp cho thích hợp, không coi nhẹ hay chỉ sử dụng một biện pháp để phòng trừ.
- Phòng trừ sâu, bệnh như thế nào không gây ô nhiễm môi trường?
- Đọc bài.
- Vệ sinh đồng ruộng, làm đất.
Gieo trồng đúng thời vụ.
Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí.
Luân phiên các loại cây trồng khác nhau.
Sử dụng giống chống sâu, bệnh.
- Trừ mầm móng sâu, bệnh ẩn nếu.
Tránh thời kì sâu, bệnh phát triển mạnh.
Tăng sức chống chịu sâu, bệnh...
- Theo chuẩn bị.
- Dùng tay bắt sâu, ngắt bỏ những cành, lá bị bệnh.
Dùng vợt, bẩy đèn, bả độc để diệt.
- Ưu đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh.
Nhược: tốn công, hiệu quả thấp khi sâu bệnh phát triển nhiều.
- Sử dụng các loại thuốc hoá học để trừ sâu, bệnh.
- Ưu: diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công.
Nhược: đễ gây ngộ độc cho người, ô nhiễm môi trường...
- Sử dụng một số sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch, các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại.
- Không gây ô nhiễm môi trường.
- Kiểm tra, xử lí những sản phẩm nông nghiệp khi xuất, nhập khẩu hoặc vận chuyển từ vùng này sang vùng khác.
- Ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh hại nguy hiểm.
- Chú ý nghe.
- Biện pháp sinh vật, bắt sâu
3’
Hoạt động 3: Củng cố
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Nêu tên các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh? Em biết được những biện pháp nào?
- Đọc ghi nhớ.
- Bài học.
4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’)
- Về học thuộc bài.
- Trả lời câu 1,2,3,4 / 33 SGK.
- Ôn lại các bài đã học để tiết sau kiểm tra 1 tiết.	
IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 10.doc