Tiết 11 Thực hành
BÀI 14: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHÃN HIỆU CỦA
THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Nhận biết được một số loại phân hóa học thông thường.
-Nhận biết được một số loại thuốc ở dạng bột, bột thấm nước, hạt và sữa.
-Đọc được nhãn hiệu của thuốc (độ độc của thuốc, tên thuốc .)
2 . Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành và thảo luận nhóm.
3. Thái độ:
-Có ý thức cẩn thận trong thực hành và bảo đảm an toàn lao động.
-Có ý thức bảo đảm an toàn khi sử dụng và bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
_ Mẫu phân hóa học, ống nghiệm.
_ Đèn cồn, than củi.
_ Kẹp sắt gấp than, thìa nhỏ.
_ Diêm, nước sạch.
_ Các mẫu thuốc trừ sâu ở dạng bột, hạt, sữa.
_ Tranh vẽ về nhãn hiệu của thuốc và độ độc của thuốc.
Ngày soạn:16/10/2010 Tiết 11 Thực hành BÀI 14: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHÃN HIỆU CỦA THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Nhận biết được một số loại phân hóa học thông thường. -Nhận biết được một số loại thuốc ở dạng bột, bột thấm nước, hạt và sữa. -Đọc được nhãn hiệu của thuốc (độ độc của thuốc, tên thuốc.) . Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành và thảo luận nhóm. 3. Thái độ: -Có ý thức cẩn thận trong thực hành và bảo đảm an toàn lao động. -Có ý thức bảo đảm an toàn khi sử dụng và bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: _ Mẫu phân hóa học, ống nghiệm. _ Đèn cồn, than củi. _ Kẹp sắt gấp than, thìa nhỏ. _ Diêm, nước sạch. _ Các mẫu thuốc trừ sâu ở dạng bột, hạt, sữa. _ Tranh vẽ về nhãn hiệu của thuốc và độ độc của thuốc. 2. Học sinh: Xem trước bài 8. Xem trước bài 14. III. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, thực hành và hoạt động nhóm. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1phút) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài mới: ( 2phút) Bài trước chúng ta đã học về 3 loại phân bón đó là phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh. Nhưng làm sao có thể nhận dạng và xác định được các nhóm phân hóa học? Đó là nội dung của bài thực hành hôm nay. b. Vào bài mới: * Hoạt động 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết. Yêu cầu: Biết được những vật liệu và dụng cụ cần thiết cho thực hành. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 5 phút _ Yêu cầu 1 học sinh đọc to phần I trang 18 SGK. _ Giáo viên đem dụng cụ thực hành ra và giới thiệu. _ Giáo viên chia nhóm thực hành cho học sinh. _ Yêu cầu học sinh đọc to phần I SGK . _ Giáo viên đưa ra một số mẫu và giới thiệu cho học sinh. _ Một học sinh đọc to phần I. _ Học sinh lắng nghe giáo viên giải thích. _ Học sinh chia nhóm thực hành theo chỉ dẫn của giáo viên . I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết: _ Mẫu phân hóa học, ống nghiệm. _ Đèn cồn, than củi. _ Kẹp sắt gấp than, thìa nhỏ. _ Diêm, nước sạch. _ Các mẫu thuốc: dạng bột, bột không thấm nước, dạng hạt và sữa. _ Một số nhãn thuốc của 3 nhóm độc. * Hoạt động 2: Quy trình thực hành. Yêu cầu: Nắm vững các bước trong quy trình thực hành. 17 phút _ Giáo viên phân chia nhóm thực hành. _ Yêu cầu 3 học sinh đọc nhóm độc 1,2,3. _ Qua 3 hình SGK yêu cầu các nhóm phân biệt mẫu đang cầm trên tay thuốc nhóm nào? _ Giáo viên giảng: Mẫu các em cầm trên tay gồm có tên sản phẩm, hàm lượng chất, tác dụng của thuốc và dạng thuốc. Ví dụ: SGK trang 34. _ Yêu cầu 1 học sinh đọc to phần II.2. _ Yêu cầu các nhóm xác định mẫu thuốc của mình thuộc dạng nào. _ Giáo viên nhận xét. _ Yêu cầu mỗi nhóm xác định tên thuốc, dạng thuốc, nhóm độc, nơi sử dụng. _ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, trao đổi với nhau và chấm điểm lẫn nhau. Sau đó nộp lại cho giáo viên. _ Học sinh chia nhóm. _ Ba học sinh đọc to 3 nhóm độc. _ Nhóm quan sát và xác định. _ Học sinh lắng nghe. _ Một học sinh đọc to. _ Các nhóm xác định. _ Học sinh lắng nghe. Nhóm xác định. _ Các nhóm thực hiện II. Quy trình thực hànhBài 14 1. Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh hại: a. Phân biệt độ độc: _ Nhóm độc 1: “ Rất độc”, “ Nguy hiểm” kèm theo đầu lâu xương chéo trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng. Có vạch màu đỏ dưới cùng nhãn. _ Nhóm độc 2: “ Độc cao” kèm theo chữ thập màu đen trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng. Có vạch màu vàng ở dưới cùng nhãn. _ Nhóm độc 3: “ Cẩn thận” kèm theo hình vuông đặt lệch có vạch rời, vạch màu xanh nước biển ở dưới nhãn. b. Tên thuốc: Bao gồm: tên sản phẩm, hàm lượng chất tác dụng, dạng thuốc, công dụng, cách sử dụng.Ngoài ra còn quy định về an toàn lao động. 2. Quan sát một số dạng thuốc: _ Thuốc bột thấm nước: ở dạng bột tơi, trắng hay trắng ngà, có khả năng phân tán trong nước. _ Thuốc bột hòa tan trong nước: dạng bột, màu trắng hay trắng ngà, tan được trong nước. _ Thuốc hạt: hạt nhỏ, cứng, trắng hay trắng ngà. _ Thuốc sữa: dạng lỏng trong suốt, có khả năng phân tán trong nước dưới dạng hạt nhỏ có màu đục như sữa. _ Thuốc nhũ dầu: dạng lỏng khi phân tán trong nước tạo hỗn hợp dạng sữa. III. Thực hành: 4. Củng cố và đánh giá giờ thực hành: (3 phút) Cho học sinh nêu lại cách thực hành và nhận dạng từng loại phân. Yêu cầu học sinh nộp bài thực hành ( chấm điểm học sinh). 5. Nhận xét- dặn dò: (1 phút) _ Nhận xét về thái độ thực hành của học sinh. _ Dặn dò: Về nhà học bài và xem trước bài 9. _ Dặn dò: Về nhà học bài chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. IV/ RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: