Giáo án môn Công nghệ 7 - Tiết 13 Bài 15-16

Chương II: QUI TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT

Tiết 13 Bài 15-16 LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT

 GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP

I/ MỤC TIÊU:

1- Kiến thức:

- Hiểu được mục đích của việc làm đất và các công việc làm đất cụ thể.

- Biết được quy trình và các yêu cầu kĩ thuật làm đất.

- Hiểu được cách bón phân lót cho cây trồng.

- Biết được mục đích kiểm tra, xử lí hạt giống và các căn cứ để xác định thời vụ.

- Hiểu được các phương pháp gieo trồng.

2- Thái độ:

Có ý thức tìm hiểu về làm đất bón phân, gieo trồng cây nông nghiệp.

II/ CHUẨN BỊ:

1- Chuẩn bị của GV:

Đồ dùng dạy học: Hình vẽ H.26 SGK

Tìm hiểu về làm đất, bón phân, gieo trồng cây nông nghiệp.

Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Trực quan

 

doc 5 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 1481Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Công nghệ 7 - Tiết 13 Bài 15-16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22.09.2011 
Chương II: QUI TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT 
Tiết 13 Bài 15-16 LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT
 GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
- Hiểu được mục đích của việc làm đất và các công việc làm đất cụ thể.
- Biết được quy trình và các yêu cầu kĩ thuật làm đất.
- Hiểu được cách bón phân lót cho cây trồng.
- Biết được mục đích kiểm tra, xử lí hạt giống và các căn cứ để xác định thời vụ.
- Hiểu được các phương pháp gieo trồng.
2- Thái độ:
Có ý thức tìm hiểu về làm đất bón phân, gieo trồng cây nông nghiệp.
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
Đồ dùng dạy học: Hình vẽ H.26 SGK
Tìm hiểu về làm đất, bón phân, gieo trồng cây nông nghiệp.
Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Trực quan
2- Chuẩn bị của HS:
Đọc bài học.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tình hình lớp: (1’)
Điểm danh học sinh trong lớp.
Chuẩn bị trả bài kiểm tra 1 tiết
2- Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ
3- Giảng bài mới: (4’)
a/Giới thiệu bài:
- Để biết trong quá trình trồng trọt đạt được năng suất cao ta phải làm như thế nào? Các em được tìm hiểu ở chương II.
- Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu về làm đất, bón phân và gieo trồng cây nông nghiệp.
b/Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
5’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về mục đích của việc làm đất
I/ Làm đất nhằm mục đích gì?
Làm đất làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, diệt cỏ dại và mầm móng sâu, bệnh tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
* Để biết làm đất nhằm mục đích gì?
- Các em đọc phần I. Cho biết làm đất nhằm mục đích gì?
- Làm đất làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, diệt cỏ dại và mầm móng sâu, bệnh tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
5'
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung các công việc của làm đất
II/ Các công việc làm đất:
1- Cày đất:
Cày đất là xáo trộn lớp đất mặt, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.
2- Bừa và đập đất:
Bừa và đập đất để làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng.
3- Lên luống:
- Lên luống để dễ chăm sóc, chóng ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.
- Lên luống theo quy trình:
Xác định hướng luống.
Xác định kích thước luống.
Đánh rãnh, kéo đất tạo luống.
Làm phẳng mặt luống.
* Để biết làm đất có những công việc gì?
- Các em đọc phần II.
- Làm đất có những công việc gì?
* Ta tìm hiểu về cày đất.
- Cày đất nhằm mục đích gì?
* Ta tìm hiểu về bừa và đập đất.
- Bừa và đập đất nhằm mục đích gì?
* Ta tìm hiểu về lên luống.
- Tại sao phải lên luống?
- Tiến hành lên luống theo quy trình nào?
- Cày đất, bừa và đập đất, lên luống.
- Cày đất là xáo trộn lớp đất mặt, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.
- Bừa và đập đất để làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng.
- Lên luống để dễ chăm sóc, chóng ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.
- Lên luống theo quy trình:
Xác định hướng luống.
Xác định kích thước luống.
Đánh rãnh, kéo đất tạo luống.
Làm phẳng mặt luống.
5’
Hoạt động 3: Tìm hiểu kĩ thuật bón phân lót
III/ Bón phân lót:
Quy trình bón phân lót:
- Rải phân lên mặt ruộng.
- Cày, bừa hay làm đất để vùi phân xuống đất
* Để biết cách bón phân lót như thế nào?
- Các em đọc phần III. Nêu quy trình bón phân lót?
- Quy trình bón phân lót:
Rải phân lên mặt ruộng.
Cày, bừa hay làm đất để vùi phân xuống đất.
10’
Hoạt động 4: Thời vụ gieo trồng
IV/ Thời vụ gieo trồng:
1- Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng:
Xác định thời vụ gieo trồng dựa vào yếu tố: khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh.
2- Các vụ gieo trồng:
- Vụ đông xuân.
- Vụ hè thu.
- Vụ mùa.
* Để biết khi gieo trồng các loại cây vào thời gian nào?
- Các em đọc bài phần I. 
- Thời vụ gieo trồng là gì?
* Để xác định thời vụ gieo trồng ta dựa vào đâu?
- Muốn xác định thời vụ gieo trồng cần dựa vào các yếu tố nào?
* Để biết có những vụ gieo trồng gì?
- Có những vụ gieo trồng gì?
- Các em thảo luận nhóm nêu thời gian và cây trồng của vụ đông xuân, hè thu, vụ mùa.
- Gọi vài nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét kết quả làm của các nhóm.
- Đọc bài.
- Xác định thời vụ gieo trồng dựa vào yếu tố: khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh.
- Vụ đông xuân, vụ hè thu, vụ mùa.
- Vụ đông xuân từ tháng 11 đến tháng 4, 5 năm sau, trồng lúa, ngô, đỗ, rau...
Vụ hè thu từ tháng 4 đến tháng 7, trồng lúa, ngô, khoai...
Vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 11, trồng lúa, rau...
- Theo chuẩn bị.
- Chú ý nghe.
5’
Hoạt động 5: Kiểm tra và xử lí hạt giống
V/ Kiểm tra và xử lí hạt giống:
1- Mục đích kiểm tra hạt giống:
Hạt giống phải đạt tiêu chí: tỉ lệ nảy mầm cao, không có sâu bệnh, độ ẩm thấp, không lẫn giống khác, sức nảy mầm mạnh.
2- Mục đích và phương pháp xử lí hạt giống:
- Xử lí hạt giống để kích thích hạt nảy mầm nhanh và diệt trừ sâu bệnh có trong hạt.
- Xử lí bằng nhiệt độ, bằng hoá chất.
* Để biết khi gieo trồng ta cần kiểm tra và xử lí hạt giống như thế nào?
- Các em đọc bài phần kiểm tra và xử lí hạt giống.
* Ta xét phần 1.
- Theo em hạt giống đem gieo phải đạt tiêu chí nào trong các tiêu chí đã cho?
* Ta xét phần 2.
- Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì?
- Nêu các phương pháp xử lí hạt giống?
- Ở địa phương em đã áp dụng phương pháp nào?
- Đọc bài.
- Hạt giống phải đạt tiêu chí: tỉ lệ nảy mầm cao, không có sâu bệnh, độ ẩm thấp, không lẫn giống khác, sức nảy mầm mạnh.
- Xử lí hạt giống để kích thích hạt nảy mầm nhanh và diệt trừ sâu bệnh có trong hạt.
- Xử lí bằng nhiệt độ, bằng hoá chất.
- Bằng nhiệt độ.
5’
Hoạt động 6: Các phương pháp gieo trồng.
VI/ Phương pháp gieo trồng:
1- Yêu cầu kĩ thuật:
Thời vụ, mật độ, khoảng cách và độ nông, sâu.
2- Phương pháp gieo trồng:
- Gieo bằng hạt.
- Trồng bằng cây con.
- Trồng bằng củ.
- Trồng bằng hom hay cành.
* Để biết gieo trồng có những phương pháp nào?
- Các em đọc phần III.
* Ta xét phần 1.
- Gieo trồng phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật gì?
* Ta xét phần 2.
- Nêu các phương pháp gieo trồng? 
- Gieo bằng hạt cho loại cây gì?
- Trồng bằng cây con cho loại cây nào?
- Trồng bằng củ cho loại cây nào?
- Trồng bằng hom hay cành cho loại cây nào?
- Đọc bài.
- Đảm bảo yêu cầu về thời vụ, mật độ, khoảng cách và độ nông, sâu.
- Gieo bằng hạt.
Trồng bằng cây con.
Trồng bằng củ.
Trồng bằng hom hay cành.
- Lúa, đậu..
- Cà, ớt...
- Kiệu, hành...
- Mía, sắn...
3’
Hoạt động 7: Củng cố.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Nêu cách bón phân lót.
- Nêu các phương pháp gieo trồng.
- Đọc ghi nhớ.
- Bài học.
- Bài học.
4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’)
- Về học thuộc bài.
- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3/41 SGK.
- Đọc bài 17, 18: thực hành.
- Nhóm trưởng 1 nắm lúa, 1 nắm ngô, 1 miếng vải.
- Thư kí 100 hạt lúa (có 70 hạt nhỏ, 30 hạt to), 100 hạt ngô (có 70 hạt nhỏ, 30 hạt to), ngâm trước khi đi học 24 giờ.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 13.doc