Giáo án môn Công nghệ 7 - Tiết 14 bài 17: Thực hành xử lí hạt giống bằng nước ấm

Tiết 14 Bài 17 THỰC HÀNH

XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM

I/ MỤC TIÊU:

1- Kiến thức:

- Biết cách xử lí hạt giống bằng nước ấm.

- Biết cách xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.

2- Kĩ năng:

- Làm được các thao tác xử lí hạt giống đúng quy trình.

- Xác định được sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống

3- Thái độ:

Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động.

II/ CHUẨN BỊ:

1- Chuẩn bị của GV:

Đồ dùng dạy học:

Đồ dùng mỗi nhóm: 1 nhiệt kế, 1 phích nước nóng, 1 chậu nhựa, 1 khay men.

Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Thực hành, theo nhóm.

2- Chuẩn bị của HS:

- Nhóm trưởng 1 nắm lúa, 1 nắm ngô, 1 miếng vải.

- Thư kí 100 hạt lúa (có 70 hạt nhỏ, 30 hạt to), 100 hạt ngô (có 70 hạt nhỏ, 30 hạt to), ngâm trước khi đi học 24 giờ.

 

doc 4 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 2013Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Công nghệ 7 - Tiết 14 bài 17: Thực hành xử lí hạt giống bằng nước ấm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25.09.2011 
Tiết 14 Bài 17 THỰC HÀNH
XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
- Biết cách xử lí hạt giống bằng nước ấm.
- Biết cách xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.
2- Kĩ năng:
- Làm được các thao tác xử lí hạt giống đúng quy trình.
- Xác định được sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống
3- Thái độ:
Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động.
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
Đồ dùng dạy học:
Đồ dùng mỗi nhóm: 1 nhiệt kế, 1 phích nước nóng, 1 chậu nhựa, 1 khay men.
Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Thực hành, theo nhóm.
2- Chuẩn bị của HS:
- Nhóm trưởng 1 nắm lúa, 1 nắm ngô, 1 miếng vải.
- Thư kí 100 hạt lúa (có 70 hạt nhỏ, 30 hạt to), 100 hạt ngô (có 70 hạt nhỏ, 30 hạt to), ngâm trước khi đi học 24 giờ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tình hình lớp: (1’)
Điểm danh học sinh trong lớp.
Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2- Kiểm tra bài cũ: (3’)
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
- Nêu mục đích và các phương pháp xử lí hạt giống?
- Xử lí hạt giống để kích thích hạt nảy mầm nhanh và diệt trừ sâu bệnh có trong hạt.
Xử lí bằng nhiệt độ, bằng hoá chất.
6 đ
4 đ
3- Giảng bài mới: (1’)
a/Giới thiệu bài:
Để biết cách xử lí hạt giống và biết hạt giống như thế nào nảy mầm tốt.
b/Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
3’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành
- Qua bài thực hành hôm nay các em làm được các thao tác xử lí hạt giống bằng nước ấm đối với hạt lúa, ngô. Làm được các thao tác để xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống lúa, ngô.
- Chú ý nghe.
5’
Hoạt động 2: Tổ chức thực hành
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về hạt giống, hạt ngô, vải khô.
- Mỗi nhóm xử lí hai loại hạt lúa, ngô, xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt lúa, ngô.
- Các nhóm đặt dụng cụ, vật liệu lên bàn.
- Chú ý nghe.
25’
Hoạt động 3: Thực hành theo quy trình
QUY TRÌNH THỰC HÀNH:
1- Xử lí hạt giống bằng nước ấm:
Bước 1: Cho hạt vào nước muối để loại bỏ hạt lép, lửng.
Bước 2: Rưả sạch các hạt chìm.
Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế.
Bước 4: Ngâm hạt trong nước ấm (lúa 54oC, ngô 40oC)
2- Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống:
Bước 1: Lấy 100 hạt giống (70 hạt nhỏ, 30 hạt to).
Ngâm hạt vào nước trong 24 giờ.
Bước 2: Xếp vải đã thấm nước bão hoà vào khay.
Bước 3: Xếp hạt vào khay để mầm mọc không dính vào nhau.
Bước 4: Tính sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm.
Sau 4 đến 5 ngày tính sức nảy mầm:
SNM (%)=. 100
Sau 7 đến 15 ngày tính tỉ lệ nảy mầm:
TLNM (%)=.100
* Để biết thực hành làm như thế nào?
- Các em đọc phần II: quy trình thực hành của bài 17. Cho biết xử lí hạt giống ta làm như thế nào?
- Các em đọc phần II: quy trình thực hành của bài 18. Cho biết xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống ta làm như thế nào?
- Làm mẫu cho học sinh quan sát.
- Nhóm các em thực hành theo nội dung phần 1 đã hướng dẫn không làm phần 2.
- Quan sát và hướng dẫn học sinh thực hành.
- Xử lí hạt giống bằng nước ấm:
Bước 1: Cho hạt vào nước muối để loại bỏ hạt lép, lửng.
Bước 2: Rưả sạch các hạt chìm.
Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế.
Bước 4: Ngâm hạt trong nước ấm (lúa 54oC, ngô 40oC)
- Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống:
Bước 1: Lấy 100 hạt giống (70 hạt nhỏ, 30 hạt to).
Ngâm hạt vào nước trong 24 giờ.
Bước 2: Xếp vải đã thấm nước bão hoà vào khay.
Bước 3: Xếp hạt vào khay để mầm mọc không dính vào nhau.
Bước 4: Tính sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm.
Sau 4 đến 5 ngày tính sức nảy mầm:
SNM (%)=. 100
Sau 7 đến 15 ngày tính tỉ lệ nảy mầm:
TLNM (%)=.100.
- Quan sát.
- Nhóm thực hành.
- Làm theo hướng dẫn.
5’
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả
- Cho học sinh dừng thực hành.
- Các nhóm tự đánh giá kết quả thực hành theo tiêu chí:
Sự chuẩn bị hạt lúa, ngô, vải.
Làm đúng theo quy trình.
Kết quả thực hành.
- Các nhóm nộp giấy tự đánh giá.
- Nhận xét giờ học về sự chuẩn bị, quá trình thực hành, kết quả thực hành của các nhóm và cả lớp, nêu lên ưu, nhược điểm. Cho điểm một vài nhóm.
- Dừng thực hành.
- Các nhóm tự đánh giá kết quả.
- Nộp giấy đánh giá.
- Chú ý nghe.
4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’)
- Về học thuộc bài.
- Mỗi em tự làm thực hành ở nhà.
- Đọc trước bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng.	
IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 14.doc