CHƯƠNG II
KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG
Tiết 24 Bài 28 KHAI THÁC RỪNG
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
- Biết được các loại khai thác gỗ rừng.
- Hiểu được các điều kiện khai thác gỗ rừng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Các biện pháp phục hồi rừng sau khai thác.
2- Kĩ năng:Khai thác được rừng.
3- Thái độ: Có ý thức bảo vệ rừng, không khai thác rừng bừa bãi.
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
Đồ dùng dạy học: Hình vẽ H.45 SGK
Tìm hiểu khai thác rừng.
Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Quan sát, theo nhóm.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc bài học.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tình hình lớp: (1’)
Điểm danh học sinh trong lớp.
Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2- Kiểm tra bài cũ: (3’)
Ngày soạn: CHƯƠNG II KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG Tiết 24 Bài 28 KHAI THÁC RỪNG I/ MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Biết được các loại khai thác gỗ rừng. - Hiểu được các điều kiện khai thác gỗ rừng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Các biện pháp phục hồi rừng sau khai thác. 2- Kĩ năng:Khai thác được rừng. 3- Thái độ: Có ý thức bảo vệ rừng, không khai thác rừng bừa bãi. II/ CHUẨN BỊ: 1- Chuẩn bị của GV: Đồ dùng dạy học: Hình vẽ H.45 SGK Tìm hiểu khai thác rừng. Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Quan sát, theo nhóm. 2- Chuẩn bị của HS: Đọc bài học. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định tình hình lớp: (1’) Điểm danh học sinh trong lớp. Chuẩn bị kiểm tra bài cũ 2- Kiểm tra bài cũ: (3’) Câu hỏi Đáp án Biểu điểm - Nêu kĩ thuật đào hố trồng cây rừng? - Đào hố để riêng lớp đất mặt. Trộn đất mặt với 1Kg phân hữu cơ, 100g supe lân, 100g NPK. Cuốc đất lấp đầy hố. 2 đ 6 đ 2 đ - Nêu tên và mục đích của các công việc chăm sóc cây rừng? - Làm rào bảo vệ để trâu bò khỏi phá hoại. Phát quang để cây đủ ánh sáng và dinh dưỡng. Làm cỏ để khỏi dành nước và chất dinh dưỡng. Xới đất, vun gốc để tơi xốp, thoáng khí, cây không bị đổ. Bón phân tăng chất dinh dưỡng. Tỉa dặm cây để đảm bảo mật độ khoảng cách. 2 đ 2 đ 2 đ 2 đ 1 đ 1 đ 3- Giảng bài mới: (1’) a/Giới thiệu bài: Để biết cách khai thác rừng như thế nào? b/Tiến trình bài dạy: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 19’ Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại khai thác rừng I/ Các loại khai thác rừng: - Khai thác trắng là chặt toàn bộ cây rừng trong một lần, thời gian dưới 1 năm. - Khai thác dần là chặt toàn bộ cây rừng trong 3 đến 4 lần, thời gian 5 đến 10 năm. - Khai thác chọn là chặt cây đã già, cây có phẩm chất kém, giữ lại cây còn non, cây gỗ tốt, thời gian không hạn chế. * Để biết khai thác rừng có những cách gì? - Khai thác rừng có những loại nào và nêu đặc điểm của từng loại? - Nhóm các em thảo luận và trả lời câu hỏi: Xem bảng phân loại, nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa các loại khai thác rừng. Rừng ở nơi đất dốc lớn hơn 15 độ, nơi rừng phòng hộ có khai thác trắng được không? Tại sao? Khai thác rừng nhưng không trồng rừng ngay có tác hại gì? - Gọi vài nhóm trả lời, giáo viên nhận xét. - Khai thác trắng là chặt toàn bộ cây rừng trong một lần, thời gian dưới 1 năm. Khai thác dần là chặt toàn bộ cây rừng trong 3 đến 4 lần, thời gian 5 đến 10 năm. Khai thác chọn là chặt cây đã già, cây có phẩm chất kém, giữ lại cây còn non, cây gỗ tốt, thời gian không hạn chế. - Chỉ giống nhau là chặt cây rừng. Khai thác chọn và khai thác dần giống: rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên. Còn lại khác nhau. Không được khai thác trắng vì đất bị bào mòn, để rừng chắn gió, chắn cát. Khai thác rừng nhưng không trồng ngay đất bị bào mòn, gây lũ lụt. - Theo chuẩn bị. 5’ Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam II/ Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam: - Chỉ được khai thác chọn không được khai thác trắng. - Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế. - Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% gỗ rừng. * Để biết việc khai thác rừng ở nước ta như thế nào? - Các em đọc phần II. Cho biết điều kiện khai thác rừng. - Chỉ được khai thác chọn không được khai thác trắng. Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế. Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% gỗ rừng. 10’ Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp phục hồi rừng sau khai thác III/ Phục hồi rừng sau khai thác: - Rừng đã khai thác trắng: trồng rừng và trồng xen cây công nghiệp. - Rừng khai thác dần và khai thác chọn: thúc đẩy tái sinh tự nhiên bằng biện pháp làm cỏ, xới đất, bón phân, phát cây hoang dại, dặm cây. * Sau khai thác ta phục hồi rừng như thế nào? - Đối với rừng khai thác trắng ta phục hồi rừng như thế nào? - Đối với rừng khai thác dần và khai thác chọn ta phục hồi như thế nào? - Rừng đã khai thác trắng: trồng rừng và trồng xen cây công nghiệp. - Rừng khai thác dần và khai thác chọn: thúc đẩy tái sinh tự nhiên bằng biện pháp làm cỏ, xới đất, bón phân, phát cây hoang dại, dặm cây. 4' Hoạt động 4: Củng cố - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - Nêu các loại khai thác rừng? - Nêu cách phục hồi rừng sau khai thác? - Đọc ghi nhớ. - Bài học. - Bài học. 4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’) - Về học thuộc bài. - Tìm hiểu khai thác rừng ở địa phương. - Đọc bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng. IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: