Giáo án môn Công nghệ 7 - Tiết 32 đến tiết 52

Tiết 32

BÀI 37. THỨC ĂN VẬT NUÔI

I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh:

 - Hiểu được nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.

- Vận dụng kiến thức sử dụng đúng thức ăn cho từng loại vật nuôi.

 - Có tinh thần thái độ học tập nghiêm túc và tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.

II.Chuẩn bị:

- Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo.

- Tham khảo tranh vẽ.https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

III. Tiến trình dạy học:

1.Tổ chức: 7B:

2.Kiểm tra bài cũ:

 ở địa phương em thường dùng những loại thực vật nào cho chăn nuôi?

3/ Bài mới

 

doc 31 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1093Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Công nghệ 7 - Tiết 32 đến tiết 52", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c và các vitamin được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
	Câu 3 ( 3 điểm )
 Chế biến thức ăn để tăng mùi vị, ngon miệng, dễ tiêu hoá.
 Giảm khối lượng, độ khô cứng trong thức ăn, khử độc
 Dự trữ thức ăn vật nuôi nhằm giữ thức ăn lâu hỏng luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi, Làm khô - ủ xanh.
4. Củng cố.- GV: Thu bài về chấm, nhận xét giờ kiểm tra
5. Hướng dẫn về nhà:- Về nhà đọc và xem trước bài 44 SGK.
N S :......../........../.20
N G:........./........../20 
 quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Tiết 39 Bài 44
chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi
I. Mục tiêu: Sau tiết học, học sinh:
	- Hiểu được vai trò và những yếu tố cần có để chuồng nuôi hợp vệ sinh.
	- Hiểu được vai trò, các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi.
	- Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.
II.Chuẩn bị:
Nghiên cứu SGK, TLTK, chuẩn bị sơ đồ 10,11, hình 69, 70,71 
III. Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức: 7B:	
2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3/ Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu về chuồng nuôi.
- GV cho hs đọc thông tin mục 1 để các em nêu được vai trò của chuồng nuôi
GV Nêu vai trò của chuồng nuôi, theo em chuồng nuôi có vai trò như thế nào đối với vật nuôi?
HS: Lấy ví dụ cho từng vai trò, khắc sâu kiến thức.
GV: Dùng sơ đồ 10 SGK yêu cầu học sinh quan sát thấy được các yếu tố vệ sinh chuồng nuôi.
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập điền khuyết vào vở.
HĐ2.Tìm hiểu về vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi.
GV: Hướng dẫn học sinh nêu các ví dụ minh hoạ để kết luận tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi.
GV: Trong chăn nuôi cần làm gì để vệ sinh chăn nuôi?
GV: Cho học sinh quan sát sơ đồ 11 và nêu các khâu vệ sinh chuồng nuôi?
HS: Thảo luận hình thành kiến thức về vệ sinh môi trường sống của vật nuôi.
GV: Nêu nội dung vệ sinh thân thể vật nuôi.
Chú ý: Tắm trải và vận động hợp lý?
HS: Trả lời
I. Chuồng nuôi.
1. Tầm quan trọng của chuồng nuôi
- Trả lời câu hỏi
Câu e: Tất cả các câu đều đúng.
2. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh.
- Có 5 yếu tố cấu thành vệ sinh chuồng nuôi: Nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng, không khí trong chuồng nuôi và độ chiếu sáng.
Bài tập.
- Nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng
- Chuồng nuôi hợp vệ sinh khi xây dựng, chọn địa điểm, hướng chuồng, nền chuồng, tường bao, mái che
II. Vệ sinh phònh bệnh.
1.Tầm quan trọng của vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi.
- Vệ sinh chăn nuôi là để phòng ngừa bệnh dịch sảy ra, bảo vệ sức khoẻ vật nuôi và tăng năng xuất chăn nuôi.
2. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi.
a.Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi
- Yêu cầu: Khí hậu trong chuồng, xây dựng chuồng nuôi, thức ăn, nước uống.
b. Vệ sinh thân thể cho vật nuôi.
- Vệ sinh thân thể cho vật nuôi vừa có tác dụng duy trì sức khoẻ và sức sản xuất của vật nuôi vừa có tác dụng làm quen huấn luyện để vật nuôi thuần thục dễ chăm sóc, quản lý.
4. Củng cố.
- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
- Hệ thống lại bài học, nêu câu hỏi cho học sinh trả lời để củng cố kiến thức.
- Thế nào là chuồng nuôi hợp vệ sinh?
5. Hướng dẫn về nhà :
	- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi câu hỏi cuối bài.
	- Đọc và xem trước bài 45 SGK chuẩn bị sơ đồ hình 12, 13 SGK
N S :......../........../20
N G:........./........../20 
Tiết: 40 - Bài 45
nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh
- Hiểu được những biện pháp chủ yếu trong nuôi dưỡng và chăm sóc đối vật nuôi non, vật nuôi đực giống, vật nuôi cái sinh sản.
- Biết nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đúng kĩ thuật.
- Có ý thức lao động cần cù, chịu khó 
II.Chuẩn bị:
- Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, chuẩn bị sơ đồ 12,13SGK 
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức : 7B:	
2.Kiểm tra bài cũ:
? Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
? Phải làm gì để chuồng nuôi hợp vệ sinh?
3.Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1.Tìm hiểu chăn nuôi vật nuôi non.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 72 SGK và trả lời câu hỏi
GV: Cơ thể vật nuôi có những đặc điểm gì?
HS: Trả lời
GV: Gợi ý cho học sinh lấy ví dụ từ vật nuôi ở gia đình
GV: Yêu cầu học sinh đọc và sắp xếp theo trình tự nuôi dưỡng đến chăm sóc theo lứa tuổi
HĐ2.Tìm hiểu về chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản.
GV: Đặt vấn đề: Có hai giai đoạn quyết định tới chất lượng sinh sản.
GV: Giới thiệu sơ đồ 13 SGK về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi cái sinh sản.
HS: Quan sát sơ đồ 13 SGK đánh số về mức độ ưu tiên dinh dưỡng từng giai đoạn, thảo luận.
I. Chăn nuôi vật nuôi non.
1.Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non.
- Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.
- Chức năng của hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh.
- Chức năng miễn dịch chưa tốt.
2.Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non.
- Vật nuôi mẹ tốt
- Giữ ẩm cho cơ thể, cho bú sữa
- Tập cho vật nuôi non ăn sớm
- Cho vật nuôi vận động, giữ vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi non.
III.Chăm sóc vật nuôi cái sinh sản.
- Vật nuôi cái sinh sản có ảnh hưởng quyết định chất lượng đàn vật nuôi con.
+ Giai đoạn mang thai: Nuôi thai, nuôi cơ thể mẹ và tăng trưởng, chuẩn bị cho tiết sữa sau này.
+ Giai đoạn nuôi con: Tiết sữa nuôi con, nuôi cơ thể mẹ, phục hồi cơ thể sau khi đẻ.
4.Củng cố:
- Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
- Hệ thống lại bài học trả lời câu hỏi củng cố
? Chăn nuôi vật nuôi non như thế nào?
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
5 Hướng dẫn về nhà :
	- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài
	- Đọc và xem trước bài 46, 47 SGK, nghiên cứu tài liệu liên quan.
N S :......../........../.20
N G:........./........../20 
Tiết 41 Bài 46, 47
phòng, trị bệnh thông thường cho vật nuôi.
	vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi
I. Mục tiêu: Sau tiết học, học sinh
- Biết được những nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi, khái niệm và tác dụng của vác xin
- Biết được những biện pháp chủ yếu để phòng, trị bệnh cho vật nuôi và biết cách sử dụng vác xin để phòng bệnh cho vật nuôi
- Có ý thức lao động cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi
II.Chuẩn bị:
Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, liên hệ gia đình, địa phương.
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức : 7B:	 
2.Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy cho biết mục đích và biện pháp chăn nuôi đực giống
? Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản cần chú ý những vấn đề gì? Tại sao?
3/ Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu tại sao vật nuôi mắc bệnh.
GV: Dùng phương pháp quy nạp để diễn giải nêu ví dụ, phân tích, hình thành khái niệm về bệnh.
HS: Nêu ví dụ về bệnh ở địa phương mà em biết.
HĐ2.Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh và biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi
GV: Dùng sơ đồ cho học sinh quan sát và hướng dẫn thảo luận
GV: Có mấy nguyên nhân gây ra bệnh?
HS: Trả lời
GV: Nguyên nhân bên ngoài gồm những nguyên nhân nào?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu học sinh tìm ra biện pháp đúng.
HS: Thảo luận về biện pháp đúng, sai – hình thành kiến thức vào vở
HĐ3.Tìm hiểu tác dụng của vacxin
GV: Đặt vấn đề “ Các em có biết vác xin là gì không? nêu ý nghĩa SGK.
HS: Trả lời
GV: Dùng hình vẽ 73 SGK yêu cầu học sinh phân loại vác xin.
HS: Trả lời
GV: Thế nào là vác xin chết và vác xin nhược độc?
HS: Trả lời
GV: Dùng hình 74 mô tả tác dụng của vắc xin.
HS: Thảo luận làm bài tập
Bài tập:
- Vắc xin, Kháng thể, Tiêu diệt mầm bệnh, miễn dịch.
HĐ4: Tìm hiểu cách bảo quản và sử dụng vác xin
GV: Vắc xin cần phải được bảo quản như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn học sinh khắc sâu một số kiến thức sau:
I. Khái niệm về bệnh.
- Vật nuôi bị bệnh do chức năng sinh lý trong cơ thể tác động của yếu tố gây bệnh làm giảm sút khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.
II. Nguyên nhân gây ra bệnh và biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi
 * Nguyên nhân gây ra bệnh
- Có 2 căn cứ để phân loại bệnh
+ Bệnh truyền nhiễm: Do các vi sinh vật ( Vi rút, vi khuẩn ) gây ra
+ Bệnh không truyền nhiễm: Do vật kí sinh như giun, sán, ve gây ra không lây lan thành dịch.
 * Phòng trị bệnh cho vật nuôi.
- Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vác xin
- Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng 
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
- Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi.
III. Tác dụng của vác xin.
1.Vắc xin là gì?
- Vác xin được chế từ chính mầm bệnh ( Vi khuẩn hoặc vi rút ) gây ra mà ta muốn phòng ngừa.
Vác xin phân làm hai loại.
- Bị làm yếu đi là vác xin nhược độc
- Bị giết chết là vác xin chết.
2. Tác dụng của vác xin.
- Làm cho cơ thể vật nuôi chống được bệnh, khoẻ mạnh vì nó đáp ứng được miễn dịch khi sử dụng vác xin.
IV. Một số điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin.
1.Bảo quản.
- Nhiệt độ thích hợp phải theo sự hướng dẫn của nhãn thuôc.
- Đã pha phải dùng ngay.
2.Sử dụng:
- Chỉ dùng vắc xin cho vật nuôi khoẻ.
- Phải dùng đúng vắc xin
- Dùng vắc xin xong phải theo dõi nuôi 2-3 giờ tiếp theo
4. Củng cố.- Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
- Hệ thống lại bài, nêu câu hỏi củng cố.
? Thế nào là vật nuôi bị bệnh?
? Vật nuôi bị bệnh do những nguyên nhân nào?
5. Hướng dẫn về nhà : - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài
	 - Đọc và xem trước bài 47 SGK.
N S :......../........../.20
N G:........./........../20 
Tiết 42 Bài 48 Thực hành
nhận biết một số loại vắc xin phòng
bệnh cho gia cầm và phương pháp sử
dụng vắc xin niu cat xơn phòng bệnh cho gà
I. Mục tiêu:Sau bài học, học sinh
	- Phân biệt được một số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm
	- Biết được cách sử dụng vác xin niu cát sơn để phòng bệnh cho gà.
	- Có ý thức lao động cần cù chịu khó, chính xác, an toàn lao động.	
II.Chuẩn bị:
- Nghiên cứu SGK
- Một số loại mẫu vắc xin cho gia cầm, bơm tiêm, kim tiêm, panh kẹp khay men, bông thấm nước.
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức : 7B:	 
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Em hãy cho biết vắc xin là gì?
HS2: Khi sử dụng vắc xin cần chú ý những điều gì?
3. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Giới thiệu bài thực hành.
GV: Chia tổ nhóm thực hành, xắp xếp vị trí cho từng nhóm.
GV: Nêu mục tiêu và yêu cầu của bài.
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức đã học ở phần lý thuyết? Vắc xin là gì?
GV: Khi sử dụng vắc xin cần chú ý những gì?
HĐ2.Tổ chức thực hành.
GV: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh các nhóm và phân công công việc cho từng nhóm trong và sau khi thực hành.
HĐ3. THực hiện quy trình thực hành.
GV: Hướng dẫn làm các thao tác mẫu cho học sinh quan sát các loại vắc xin từng loại theo quy trình
Nhận biết các bộ phận của bơm tiêm, kim tiêm, chú ý cách sử dụng bơm tiêm.
HS: Thao tác giáo viên quan sát uốn nắn.
+ Quan sát vắc xin – kết quả ghi vào vở bài tập.
+ Sử dụng niu cát sơn phòng bệnh cho gà.
I. Chuẩn bị:
- Các loại vắc xin như yêu cầu
- Nhận biết một số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm.
- Biết phương pháp sử dụng bơm tiêm, vắc xin niu cát sơn.
- Vắc xin tạo cho cơ thể có khả năng miễn dịch.
- Khi sử dụng phải kiểm tra tính chất của vắc xin.
II. Tổ chức thực hành.
- Quan sát các loại vắc xin ( Dạng, liều dùng ).
- Phương pháp sử dụng.
III. Quy trình thực hành.
1. Nhận biết một số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm.
- Quan sát chung loại vắc xin, đối tượng dùng, thời gian sử dụng.
- Rạng vắc xin: Bột, nước, màu sắc liều dùng ( Tiêm, nhỏ, phun, chủng, chính, thời gian miễn dịch.
2. Phương pháp sử dụng vắc xin niu cát xơn cho gà.
Bước1: Nhận biết các bộ phận, tháo lắp và điều chỉnh.
Bước2: Tập tiêm trên thân cây chuối.
Bước 3: Pha chế hút vắc xin đã hoà tan.
Bước4: Tập tiêm gà.
4. Củng cố:
- Nhận xét đánh giá giờ thực hành về sự chuẩn bị dụng cụ vật liệu an toàn vệ sinh lao động.
- Dựa vào kết quả theo dõi và thực hành của các nhóm đánh giá cho điểm từng nhóm.
5. Hướng dẫn về nhà :
- Về nhà học bài toàn bộ phần chăn nuôi để giờ sau ôn tập.
N S :......../........../.20
N G:........./........../20 
Phần 4: thủy sản.
Chương I: đại cương về kỹ thuật nuôi thuỷ sản
Tiết 43 Bài 49: Vai trò nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh
	- Hiểu được vai trò của nuôi thuỷ sản
	- Biết được một số nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản.
	- Có ý thức lao động cần cù chịu khó, chính xác, an toàn lao động.	
II.Chuẩn bị:
	- Nghiên cứu SGK, hình vẽ SGK, phóng to hình vẽ 75.
	- Đọc SGK và xem hình vẽ.
III. Tiến trình dạy học:
	1/ Tổ chức : 7B:	
2.Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1. Tìm hiểu vai trò của nuôi trồng thuỷ sản.
GV: Giới thiệu hình 75 giải thích, nhấn mạnh vai trò cung cấp thực phẩm.
GV: Nuôi thuỷ sản có những vai trò gì trong nền kinh tế và trong đời sống xã hội?
HS: Trả lời 
GV: Kết luận
HĐ2.Tìm hiểu nhiệm cụ của nuôi thuỷ sản.
GV: Nuôi trồng thuỷ sản gồm 3 nhiệm vụ chính.
GV: Em hãy lấy một số VD về cung cấp thực phẩm tươi sống trong tiêu dùng?
HS: Trả lời
GV: Cần áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật như thế nào vào nuôi trồng thuỷ sản?
HS: Trả lời.
I. Vai trò của nuôi thuỷ sản.
- Nuôi thuỷ sản cung cấp thực phẩm cho xã hội.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu và làm sạch môi trường.
II. Nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản ở nước ta.
1.Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi.
- Diện tích mặt nước ở nước ta hiện có là 1.700.000 ha, sử dụng được là: 1.031.000 ha.
- Thuần hoá và tạo giống mới.
2.Cung cấp thực phẩm tươi, sạch.
- Thuỷ sản là loại thực phẩm truyền thống của nhân dân ta. Bình quân cho mỗi đầu người là 12 đến 20kg/năm.
3.ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thuỷ sản.
- SGK
4.Củng cố:
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
- Hệ thống lại bài giảng, nêu câu hỏi để học sinh trả lời.
- Tổng kết nhận xét giờ học
5. Hướng dẫn về nhà :
	 - Về nhà học bài và trả lời tất cả câu hỏi SGK.
	 - Đọc và xem trước bài 50 môi trường nuôi thuỷ sản.
N S :......../........../.20
N G:........./........../20 
Tiết 44 Bài 50: môi trường nuôi thuỷ sản
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh:
	- Nêu được một số đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản
	- Nêu được một số tính chất vật lý học, khoa học, sinh học của nước ao.
	- Biết được các biện pháp cải tạo nước và đáy ao.	
II.Chuẩn bị : 
- Đĩa sếch xi, đo nhiệt độ
	- Đọc và nghiên cứu SGK, hình vẽ 76,77,78 SGK
III. Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức : 7B:	
2.Kiểm tra bài cũ:
? Nuôi thuỷ sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội?
? Nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản là gì?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1.Tìm hiểu đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản.
GV: Nhấn mạnh 3 đặc điểm chính – có tác dụng tích cực đến môi trường sống, thức ăn, các khí hoà tan.
GV: Phân tích từng đặc điểm để khai thác nội dung bài bằng các câu hỏi:
? Tại sao phải dùng phân hữu cơ ( vô cơ) để làm thức ăn cho cá?
HS: Trả lời
GV: Nước ao tù có những loại khí gì ?
HS: Trả lời.
HĐ2.Tìm hiểu tính chất của nước nuôi thủy sản.
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi? Nguồn nhiệt tạo ra trong ao do những nguyên nhân nào?
HS: trả lời
GV: Giải thích độ trong là gì?
Độ trong của nước được xác định như thế nào? tốt nhất là bao nhiêu cm.
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn tìm hiểu nguyên nhân của nước.
GV: Nước có mấy màu? do đâu mà nước có màu?
HS: Trả lời
GV: Giải thích sự chuyển động của nước, nêu ví dụ minh hoạ để học sinh phân biệt các hình thức chuyển động của nước
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tính chất hoá học làm rõ khí hoà tan và sự hoà tan trong nước.
GV: Khí hoà tan và sự hoà tan phụ thuộc vào khả năng gì?
HS: Trả lời
GV: Gợi ý cho học sinh trả lời được trong nước có nhiều muối hoà tan.
HS: Trả lời
GV: Em hãy nêu nguyên nhân sinh ra các muối hoà tan?
HS: Trả lời
GV: Cho học sinh nhắc lại độ PH ở chương trồng trọt - ảnh hưởng tới tôm cá.
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình 78 SGK phân biệt các loại sinh vật nêu trên?
HS: Trả lời
HĐ2. Tìm hiểu biện pháp cải tạo nước và đáy ao.
GV: Làm rõ hai ý: Những ao cần cải tạo, biện pháp cải tạo?
HS: Trả lời
GV: Biện pháp cải tạo cho từng ao nói trên?
HS: Trả lời
GV: Địa phương em cải tạo đất đáy ao như thế nào?
HS: Trả lời
I. Đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản.
1. Có khả năng hoà tan các chất hữu cơ và vô cơ.
- Dựa vào khả năng hoà tan mà người ta bón phân hữu cơ và vô cơ nhằm cung cấp chất dinh dưỡng.
2.Khả năng điều hoà chế độ nhiệt của nước.
- ổn định và điêù hoà, ấm về màu đông, mát về mùa hè.
3.Thành phần oxi và cácbonic cao.
- Nhiều khí cácboníc và ít oxi. Vì vậy cần phải điều chỉnh tỷ lệ thành phần O2 để tạo môi trường sống thuận lợi.
II. Tính chất của nước nuôi thuỷ sản.
1.Tính chất lí học.
a. Nhiệt độ:
- có ảnh hưởng tới tiêu hoá, hô hấp và sinh sản của tôm, cá.
- Nhiệt độ thích hợp của tôm: 25-300C.
- Cá là: 20-30oC.
b. Độ trong:
- Là biểu thị ánh sáng xuyên qua mặt nước. để xác định chất lượng vùng nước được đo bằng đĩa xếch xi. Tốt nhất là từ 20-30cm.
c. Màu nước.
- Nước có 3 màu chính.
+ Màu nhãn chuối hoặc vàng lục( Giàu)
+ Nước có màu tro đục, xanh đồng ( nghèo).
+ Nước có màu đen, mùi thối.
d. Sự chuyển động của nước.
- Nước chuyển động làm tăng lượng OXI, phân bố đều thức ăn, kích thích sinh sản.
- Có 3 hình thức c/đ: Sóng, đối lưu dòng chảy.
2. Tính chất hoá học.
a. Các chất khí hoà tan.
- Các khí hoà tan trong nước: O2, CO2
- Các yếu tố hoà tan: Nhiệt độ, áp xuất, nồng độ muối.
b. Các muối hoà tan.
- Các loại muối hoà tan trong nước dạm nitơrát ( NO3), lân, sắt.
- Nguyên nhân hoà tan: Do nước mưa, quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, nhưng nguyên nhân chính là do bón phân.
c. Độ PH.
- Độ PH ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật thuỷ sinh thích hợp cho cá từ 6 đến 9 tháng.
3. Tính chất sinh học.
- Sinh vật phù du:
+ Thực vật: tảo khuê hình đĩa (h.a). Tảo dung (h.b). Tảo 3 góc ( h.c)
+ Động vật: cyclóp ( h.d) trùng 3 chi ( h.e).
- Thực vật bậc cao: rong mái chèo (h.g) rong tôm (h.h).
- Động vật đáy: ấu trùng muỗi lắc (h.i). ốc, hến (h.k)
III. Biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao.
1. Cải tạo nước ao.
- Những ao cần được cải tạo: Ao trung du miền núi, có mạch nước ngầm ( t0 thấp) có nhiều sinh vật thuỷ sinh ( sen, sùng) ao có bọ gạo.
- Biện pháp cải tạo: ao có nhiều thuỷ sinh thì cắt bỏ lúc cây non, diệt bỏ bọ gạo dùng dầu hoả, thảo mộc.
2. Cải tạo đất đáy ao.
- Tiến hành cải tạo trước khi thả tôm, cá sau những lần nuôi mà ao không đủ O2, thức ăn.
4.Củng cố.
- Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
? Đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản.
? Các tính chất của nước có đặc điểm gì?
5. Hướng dẫn về nhà :
	- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài.
	- Đọc và xem trước bài 51 SGK.
N S :......../........../.20
N G:........./........../20 
Tiết 45 Bài 51 Thực hành: xác định nhiệt độ
 độ trong và độ ph của nước nuôi thuỷ sản
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh
	- Xác đinh được nhiệt độ, độ trong và độ PH của nước nuôi thuỷ sản.
	- Có ý thức làm việc chính xác, khoa học
	- Có ý thức ham học hỏi, an toàn vệ sinh khi lao động.	
II.Chuẩn bị:
	- Nghiên cứu SGK, Chuẩn bị nước, dụng cụ đo đĩa xếch si
	- Đọc SGK nghiên cứu bài.
III. Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức : 7B:	
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nước nuôi thuỷ sản co đặc điểm gì?
? Để nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm,cá ta cần phải làm gì?
3.Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Giới thiệu bài TH.
- Nêu mục đích của bài và nội quy giờ học
- Kiểm tra kiến thức cũ:
GV: Kiểm tra dụng cụ cần cho thực hành,phân tổ, nhóm, sắp xếp vị trí thực hành.
HĐ2.Thực hiện quy trình thực hành
GV: Hướng dẫn và thao tác đo mẫu
+ Đo nhiệt độ của nước
+ Đo độ trong của nước
HS: Thực hành dưới sự giám sát của giáo viên để từ đó giáo viên uốn nắn các thao tác – Ghi lại kết quả theo mẫu vào bảng
I. Tổ chức thực hành.
- Xác định được nhiệt độ, độ trong và độ PH 
- Có ý thức tự giác.
Dụng cụ: Nhiệt kế, đĩa xếch si, thang màu PH chuẩn, nước mẫu nuôi cá, giấy đo độ PH.
II. Thực hiện quy trình thực hành.
1. Đo nhiệt độ nước.
- Nhúng nhiệt kế vại nước để 5-10/
- Nâng nhiệt kế ra khỏi nước và đọc kết quả.
2. Độ trong.
- Thả từ từ đĩa xếch si xuống nước cho đến khi không thấy vạch đen trắng ( Xanh, trắng) ghi độ sâu của đĩa.
- Thả sâu hơn – kéo lên. ghi lại độ sâu của đĩa – kết quả là số TBB của 2 bước đo.
3. Đo độ PH bằng phương pháp đơn giản.
- Nhúng giấy đo PH vào nước khoảng 1 phút, đưa lên so sánh với thang màu PH chuẩn.
Các yếu tố	Kết quả	Nhận xét
	Mẫu nước 1	Mẫu nước 2	
4. Củng cố.
- GV: Nhận xét đánh giá giờ thực hành về sự chuẩn bị dụng cụ vật liệu, vệ sinh an toàn lao động.
- Tổng kết đánh giá kết quả theo nhóm thực hành.
5. Hướng dẫn về nhà :
- Về nhà học bài theo SGK
- Đọc và xem trước bài 52, tìm hiểu thức ăn của tôm, cá trong gia đình.
N S :......../........../.20
N G:........./........../20 	 Tiết: 46 - Bài 52 
thức ăn của động vật thuỷ sản ( Tôm, Cá )
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh
	- Biết được các loại thức ăn của cá và phân biệt sự khác nhau giữa thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên.
	- Hiểu được mối quan hệ về thức ăn của cá.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường đặc biệt là môi trường nước nuôi thủy sản.
II.Chuẩn bị:
	Đọc và nghiên cứu SGK, hình vẽ 82, 83, SGK
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức : 7B:	 
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1. Tìm hiểu những loại thức ăn của tôm, cá.
GV: Nêu khái niệm về thức ăn tự nhiên và cho học sinh quan sát hình 82 nêu câu hỏi.
GV: Em hãy kể tên một số loại thức ăn mà em biết?
HS: Quan sát hình vẽ 82 nêu tên sinh vật ứng với hình vẽ đó.
GV: Cho học sinh quan sát hình 83 nêu khái niệm và tác dụng sau đó nêu câu hỏi.
GV: Thức ăn nhân tạo gồm những loại nào?
HS: Quan sát hình 83 và lần lượt trả lời câu hỏi trong SGK?
GV: Thức ăn tinh gồm những loại nào?
GV: Thức ăn hỗn hợp có những đặc điểm gì khác với thức ăn thô, tinh?
HS: Trả lời
HĐ2.Tìm hiểu các mối quan hệ về thức ăn.
GV: Lấy ví dụ cụ thể để minh hoạ và giải thích kỹ sơ đồ ghi trong SGK
I. Những loại thức ăn của tôm, cá.
1. Thức ăn tự nhiên.
- Đây là loại thức ăn có sẵn trong vùng nước dễ kiếm, rẻ tiền và có thành phần dinh dưỡng cao.
+ Thực vật phù du: Tảo khuê, tảo ẩn xanh
+ Thực vật bậc cao: Rong đen lá vòng, rong lông gà
+

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Công nghệ 7 kì 2.doc