Tiết 9 Bài 12 SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
- Biết được tác hại của sâu, bệnh.
- Hiểu được khái niệm về côn trùng, bệnh cây.
- Nhận biết được các dấu hiệu của cây khi bị sâu, bệnh phá hoại.
2- Kỹ năng : Biết được các dấu hiệu của cây khi bị sâu, bệnh phá hoại.
3- Thái độ:
Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây trồng để hạn chế tác hại của sâu, bệnh.
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
Đồ dùng dạy học: Hình vẽ H.18 SGK
Tìm hiểu về sâu, bệnh hại cây trồng.
Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Trực quan, cá nhân.
2- Chuẩn bị của HS:
Đọc bài học.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tình hình lớp: (1’)
Điểm danh học sinh trong lớp.
Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
Ngày 14 . 08 . 2014 Tiết 9 Bài 12 SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG I/ MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Biết được tác hại của sâu, bệnh. - Hiểu được khái niệm về côn trùng, bệnh cây. - Nhận biết được các dấu hiệu của cây khi bị sâu, bệnh phá hoại. 2- Kỹ năng : Biết được các dấu hiệu của cây khi bị sâu, bệnh phá hoại. 3- Thái độ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây trồng để hạn chế tác hại của sâu, bệnh. II/ CHUẨN BỊ: 1- Chuẩn bị của GV: Đồ dùng dạy học: Hình vẽ H.18 SGK Tìm hiểu về sâu, bệnh hại cây trồng. Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Trực quan, cá nhân. 2- Chuẩn bị của HS: Đọc bài học. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định tình hình lớp: (1’) Điểm danh học sinh trong lớp. Chuẩn bị kiểm tra bài cũ 2- Kiểm tra bài cũ: (3’) Câu hỏi Đáp án Biểu điểm - Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành như thế nào? - Năm thứ nhất: Gieo hạt giống đã được phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt. Năm thứ hai: Hạt của mỗi cây giống tốt đem gieo thành từng dòng. Lấy hạt của các dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng. Năm thứ ba: Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống thuần chủng. Năm thứ tư: Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà. 2 đ 3 đ 3 đ 2 đ - Em hãy nêu những điều kiện để bảo quản tốt hạt giống cây trồng? - Hạt giống phải khô, mẩy, không lẫn tạp, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh. Nơi bảo quản có nhiệt độ, độ ẩm, không khí thấp, phảikín. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt. 5 đ 3 đ 2 đ Nhận xét: 3- Giảng bài mới: (1’) a/Giới thiệu bài: Cây trồng thường bị sâu, bệnh. Để biết sâu, bệnh hại cây trồng như thế nào? b/Tiến trình bài dạy: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 10’ Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác hại của sâu, bệnh I/ Tác hại của sâu, bệnh: Khi bị sâu, bệnh phá hoại cây trồng sinh trưởng, phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch. * Để biết cây trồng bị sâu, bệnh thì như thế nào? - Các em đọc phần I. - Sâu, bệnh có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống cây trồng? - Khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại ảnh hưởng gì đến năng suất và chất lượng nông sản? - Đọc bài. - Khi bị sâu, bệnh phá hoại cây trồng sinh trưởng, phát triển kém. - Năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch. 25’ Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về côn trùng và bệnh cây II/ Khái niệm về côn trùng và bệnh cây: 1- Khái niệm về côn trùng: Côn trùng là lớp động vật thuộc ngành chân khớp, cơ thể chia làm ba phần: đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có một đâu râu. 2- Khái niệm về bệnh cây: Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác động của vi sinh vật gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi. 3- Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại: - Khi bị sâu, bệnh phá hoại cây trồng thường thay đổi: Cấu tạo, hình thái: lá biến dạng, gãy cành, thối củ... Màu sắc: trên lá quả có đóm đen, nâu, vàng... Trạng thái: cây bị héo rũ * Để biết sâu hại và bệnh cây như thế nào? * Để biết sâu hại là gì? - Các em đọc phần 1. - Nhắc lại cấu tạo của côn trùng. - Thế nào là vòng đời của côn trùng? - Trong vòng đời côn trùng trải qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển nào? - Côn trùng có những kiểu biến thái nào? - Các em quan sát hình 18, 19 SGK. Nêu những điểm khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn? - Gọi vài nhóm trả lời. * Còn bệnh cây là gì? - Các em đọc phần 2. Cho biết bệnh cây là gì? - Có những loại vi sinh vật nào gây bệnh cho cây? * Để biết cây bị sâu, bệnh có những dấu hiệu gì? - Các em đọc phần 3 và quan sát hình 20. - Ở những cây bị sâu, bệnh phá hoại ta thường gặp những dấu hiệu gì? - Khi bị sâu, bệnh phá hoại cây trồng có sự thay đổi về: Cấu tạo, hình thái: lá biến dạng, gãy cành, thối củ... Màu sắc: trên lá quả có đóm đen, nâu, vàng... Trạng thái: cây bị héo rũ - Các em lấy thí dụ minh hoạ cho những dấu hiệu trên. - Loại côn trùng nào có ích, có hại? - Làm gì với côn trùng có ích, có hại? - Đọc bài. - Côn trùng là lớp động vật thuộc ngành chân khớp. Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Ngực có 3 đôi chân, hai đôi cánh và đầu có một đôi râu. - Khoảng thời gian từ giai đoạn trứng đến côn trùng trưởng thành và lại đẻ trứng được gọi là vòng đời của côn trùng. - Trong vòng đời côn trùng trải qua: trứng, sâu non, nhọng, sâu trưởng thành. - Côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn. - Khác nhau: Biến thái hoàn toàn: Gồm 4 giai đoan: trứng, sâu non, nhọng, sâu trưởng thành. Biến thái không hoàn toàn: Gồm 3 giai đoạn: trứng, sâu non, sâu trưởng thành. - Theo chuẩn bị. - Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác động của vi sinh vật gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi. - Nấm, vi khuẩn, vi rút. - Đọc bài và quan sát hình. - Khi bị sâu, bệnh phá hoại cây trồng thường thay đổi: Cấu tạo, hình thái: lá biến dạng, gãy cành, thối củ... Màu sắc: trên lá quả có đóm đen, nâu, vàng... Trạng thái: cây bị héo rũ - Chú ý nghe. - Lấy thí dụ minh hoạ cho những dấu hiệu trên. - Ong mắt đỏ, dế, châu chấu - Có ích nuôi, bảo vệ. Có hại thì tiêu diệt. 3’ Hoạt động 3: Củng cố - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - Nêu tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng? - Đọc ghi nhớ. - Bài học. 4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’) - Về học thuộc bài. - Trả lời câu 1,2,3,4 / 30 SGK. - Đọc trước bài 13: phòng trừ sâu, bệnh hại. IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: