Giáo án môn Công nghệ 7 - Trường THCS Phú Lãm

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt. Một số biện pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt.

- Hiểu được thế nào là đất trồng, vai trò của đất với cây trồng và các thành phần chính của đất trồng.

2. Kỹ năng.

- Hình thành, phát triển kỹ năng quan sát, phân tích tình hình.

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ.

- Có ý thức học tập bộ môn, coi trọng sản xuất trồng trọt.

- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên.

- Hình 1 (trang 5), hình 2, sơ đồ 1 (trang 7)

- Phiếu học tập

2. Học sinh.

- Kẻ bảng mục III (trang 6), sơ đồ 1, bảng mục II (trang 7, 8)

 

doc 125 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 899Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Công nghệ 7 - Trường THCS Phú Lãm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cuối bài.
 - Nghiên cứu trước bài 20 SGK
Ngày soạn: 31/12/ 2017
Tiết 21 : THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Xác định được mục đích yêu cầu của việc thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản.
- Trình bày được phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản theo mục đích yêu cầu đề ra
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát.
- Hình thành kỹ năng thực hành, vận dụng vào thu hoạch, bảo quản chế biến một số sản phẩm trồng trọt của gia đình.
3. Thái độ.
Có ý thức trong hoạt động thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm nông sản để đạt hiệu quả kinh tế cao trong trồng trọt.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Một số cây, củ, quả, hạt được thu hoạch.
- Một số cây, củ, quả chưa đến thời gian thu hoạch
2. Học sinh.
- Một số cây, củ, quả, hạt được thu hoạch.
- Một số cây, củ, quả chưa đến thời gian thu hoạch
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Ổn định tổ chức lớp-Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra: Câu hỏi: Kể tên các biện pháp chăm sóc cây sau khi trồng? Trình bày mục đích và phương pháp tưới tiêu nước?
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (15 phút)
1. Thu hoạch nông sản
a. Mục đích yêu cầu
GV? Các em hãy cho biết lúa, bắp cải, đậu xanh thu hoạch vào giai đoạn nào?
HS: Lúa thu hoạch khi hạt chín vàng đều, bắp cải khi vừa cuộn dày, đậu xanh khi quả chuyển màu đen đều.
GV? Tại sao nên thu hoạch vào giai đoạn đó?
HS: Để có năng suất chất lượng tốt.
GV? Vậy mục đích yêu cầu khi thu hoạch là gì?
HS: Trả lời
Mục đích: để có năng suất chất lượng nông sản tốt nhất.
Yêu cầu: Thu hoạch đúng độ chín, nhanh, gọn, cẩn thận.
b. Các phương pháp thu hoạch
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 31 trang 47 SGK. Cho biết có các cách thu hoạch nào và bằng dụng cụ gì?
HS Quan sát tranh và trả lời: 
a. Hái (tay); b. Nhổ (tay); c. Đào (cuốc); d. Cắt (kéo).
GV Giới thiệu: Ngoài ra một số nước phát triển còn thu hoạch bằng máy.
GV? Hãy kể tên các loại cây trồng theo từng phương pháp thu hoạch?
HS: Lấy ví dụ
GV? Kể tên các phương pháp thu hoạch mà em biết?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức
- Thu hoạch bằng cách hái, nhổ, đào, cắt phụ thuộc từng loại cây.
Hiện nay đang có hướng sử dụng máy thu hoạch.
Hoạt động 2 (12 phút)
2. Bảo quản
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau:
1. Tại sao phải bảo quản nông sản?
2. Thường bảo quản nông sản trong điều kiện nào?
3. Nêu các cách bảo quản nông sản?
HS: Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi theo phiếu học tập.
GV: Treo đáp án các câu hỏi đồng thời cho các nhóm chuyển chéo phiếu học tập và nhận xét lẫn nhau.
HS: Chuyển phiếu học tập, kiểm tra đáp án, nhận xét nhóm bạn.
GV: Nhận xét chung, kết luận
Bảo quản để hạn chế sự hao hụt về số lượng và chất lượng nông sản
Đối với hạt cần phơi sấy khô hạt
Đối với rau quả phải sạch sẽ không dập nát, kho bảo quản ở nơi cao ráo, thoáng khí, có hệ thống thông gió và khử trùng.
Có thể bảo quản: Kín, thông thoáng hoặc lạnh.
Hoạt động 3 (8 phút)
3. Chế biến
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Nêu mục đích và các phương pháp chế biến nông sản?
HS: Mục đích làm tăng giá trị sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản. Các phương pháp chế biến: Sấy khô, chế biến thành bột mịn hay tinh bột, muối chua, đóng hộp.
GV? Em hãy kể tên 1 số loại rau, củ, quả tương ứng cho từng phương pháp chế biến?
HS: Kể tên một số loại rau, củ, quả.
GV: Nhận xét, kết luận
- Mục đích: Tăng giá trị sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản
- Các phương pháp: 
+ Sấy khô như sắn, nhãn, vải,
+ Chế biến thành bột mịn: Sắn, khoai, ngô, đỗ,
+ Chế biến bằng muối chua: Dưa, cà,
+ Đóng hộp: Dứa, vải, mơ, mận,
4. Củng cố (4 phút).
- Gọi một học sinh đọc ghi nhớ
- Mục đích của việc thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản là gì? Trình bày một số cách chế biến nông sản ở địa phương?
5. Hướng dẫn học ở nhà( 1 phút ).
 - HS học và trả lời câu hỏi cuối bài.
 - Nghiên cứu các biện pháp canh tác ở địa phương.
Ngày soạn: 31/12/ 2017
Tiết 22 : LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ
 I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Hiểu được khái niệm và lấy ví dụ về luân canh, xen canh, tăng vụ.
- Hiểu được tác dụng của các phương thức canh tác này.
- Biết vận dụng vào hoạt động nông nghiệp gia đình, địa phương.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích.
- Kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ.
Có thái độ yêu thích bộ môn
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Sơ đồ hoặc một số bức tranh về luân canh, xen canh
- Phiếu học tập: Điền khuyết
2. Học sinh.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Ổn định tổ chức lớp-Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra: Câu hỏi: Trình bày mục đích và nội dung các phương pháp thu hoạch và bảo quản nông sản?
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (14 phút)
1. Tìm hiểu về luân canh
GV: Cho công thức 1 số cách trồng luân canh:
- Ngô đông xuân (T1-5); đậu tương hè dài ngày (T6-11)
- Đỗ xen ngô (T1-5); Lúa mùa (T7-11)
- Lúa xuân (T1-5); Lúa mùa (T7-11)
Yêu cầu HS hình thành khái niệm luân canh là gì?
HS: Phân tích ví dụ và trả lời: Luân canh là trồng các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK cho biết các loại hình luân canh nào thường áp dụng?
HS Đọc thông tin và trả lời:
+ Luân canh giữa cây trồng cạn với nhau
+ Luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước.
+ Luân canh giữa các cây trồng nước
GV: Nhận xét, kết luận
- Luân canh là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích
- Có thể trồng luân phiên giữa các cây trồng cạn với nhau, giữa cây trồng cạn với cây trồng nước, giữa các cây trồng nước với nhau.
GV: Yêu cầu HS lấy một số ví dụ về công thức luân canh.
HS: Lấy ví dụ
GV? Xây dựng công thức luân canh cần chú ý gì? Tác dụng của việc trồng luân canh?
HS: Trả lời, HS khác bổ sung
GV: Nhận xét kết luận
- Cần chú ý mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng nhiều hay ít, khả năng chống sâu bệnh của mỗi loại cây trồng mà xây dựng công thức luân canh hợp lý.
Hoạt động 2 (14 phút)
2. Tìm hiểu về xen canh
GV: Cho HS đọc thông tin, quan sát hình 33. Trả lời câu hỏi theo phiếu học tập.
1. Xen canh là gì?
2. Mục đích trồng xen canh?
HS: Đọc thông tin quan sát hình 33 thảo luận nhóm và trả lời cây hỏi theo phiếu học tập
GV: Gọi 1 ¸ 2 nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS: Đại diện các nhóm trả lời và nhận xét bổ sung
GV: Nhận xét chung chốt lại kiến thức
- Xen canh là trồng 2 loại hoa màu cùng 1 lúc hoặc cách nhau một thời gian không lâu trên cùng một diện tích.
- Trồng xen canh để tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng, anh sáng và giảm sâu bệnh.
GV: Nhấn mạnh để xen canh hiệu quả cần chú ý mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng, độ sâu rễ cây, tính chịu bóng râm,
Hoạt động 3 (7 phút)
3. Tìm hiểu tăng vụ
GV: Đưa ra khái niệm về tăng vụ. Yêu cầu HS lấy ví dụ về tăng vụ.
HS lấy ví dụ: Lúa trước kia trồng 1 vụ nay trồng 3 vụ: Lúa xuân, Lúa hè thu, lúa mùa. Hoặc 1 vụ lúa 1 vụ màu, 2 vụ lúa 1 vụ màu
GV: Tăng vụ có ý nghĩa gì?
HS: Tăng thu hoạch
Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên 1 diện tích đất
GV: Kết luận
- Tăng vụ góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch
4. Củng cố (4 phút).
- Gọi một học sinh đọc ghi nhớ
- Lấy ví dụ các biện pháp canh tác: Luân canh, xen canh, tăng vụ? Phân biệt biện pháp luân canh và xen canh.
5. Hướng dẫn học ở nhà( 1 phút ).
 - HS về ôn tập phần trồng trọt kẻ (bảng) sơ đồ 4 SGK Trang 52 vào vở bài tập.
- Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị mẫu hạt giống ngô, lúa: 0,2 kg/nhóm chậu đựng nước, rổ nhỏ
..
Ngày soạn: 7/1/ 2018
Phần 2: LÂM NGHIỆP
Chương I: KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RỪNG
Tiết 23 : VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG RỪNG
 I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Trình bày được vai trò của rừng đối với môi trường sống, đối với đời sống, kinh tế, xã hội.
- Trình bày được thực trạng rừng, đất rừng của nước ta hiện nay
- Xác định nhiệm vụ phát triển, bảo vệ rừng
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát hình ảnh, đồ thị để tổng hợp kiến thức 
- Kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ.
Có ý thức bảo vệ rừng và tích cực trồng cây gây rừng
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Một số bức tranh về ý nghĩa vai trò của rừng
- Biểu đồ về mức độ tàn phá rừng từ năm 1943 à 1995
2. Học sinh.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1.Ổn định tổ chức lớp: -Kiểm tra sĩ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
3. Bài mới. (35’)
Hoạt động 1 (17 phút)
1, Vai trò của rừng và trồng rừng
GV: Treo hình ảnh về vai trò của rừng cho HS quan sát, thảo luận nhóm cho biết vai trò của rừng?
HS: Quan sát tranh ảnh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
GV: Gọi đại diện nhóm đọc kết quả thảo luận nhóm
HS: Đại diện nhóm đọc, nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: Nhận xét kết luận
- Bảo vệ và cải tạo môi trường, điều hoà CO2 và O2, làm sạch không khí, điều tiết dòng nước chảy trên bề mặt và độ ẩm của đất. Chống rửa trôi, xói mòn, giảm tốc độ gió, chống cát bay.
- Phục vụ tích cực cho đời sống và sản xuất. Cung cấp nguyên liệu lâm sản, xuất khẩu, phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch, giải trí.
GV? Vì sao có rừng thì nước mưa không chảy tràn trên mặt đất
HS: Rừng giữ nước ngấm xuống đất.
GV? Vì sao rừng phát triển lại hạn chế lũ lụt?
HS: Rừng chắn nước
GV? Vì vậy nếu không có rừng sẽ ảnh hưởng xấu tới đời sống của chúng ta.
Hoạt động 2 (8 phút)
2. Tình hình rừng ở nước ta
GV: Treo hình 35 SGK yêu cầu HS quan sát đọc thông tin. Giải thích "Diện tích rừng tự nhiên" là rừng tự mọc trên đất rừng. "Độ che phủ của rừng" là diện tích có cây rừng che phủ so với tổng diện tích của cả nước. Diện tích đồi trọc là diện tích chưa sử dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp.
HS: Quan sát, ghi nhớ thông tin
GV: Yêu cầu HS nhận xét về diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ, diện tích đồi trọc năm 1943 và năm 1995?
HS: Nhận xét được sự thay đổi rừng từ năm 1943 à 1995.
- Diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm
- Diện tích đồi trọc còn quá lớn so với diện tích có thể trồng rừng, do đó độ che phủ của rừng giảm
GV: Kết luận
GV? Em hãy nêu một số tác hại của sự phá rừng?
HS: Không có rừng giữ nước gây lũ lụt, hạn hán, các động vật rừng giảm dẫn đến tuyệt chủng do không có nơi sống.
GV Kết luận: Vì vậy chúng ta phải trồng và bảo vệ rừng.
Hoạt động 3 (10 phút)
3. Nhiệm vụ của trồng rừng
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin, tra lời câu hỏi: Vậy nhiệm vụ của trồng rừng là gì?
HS: Trồng rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất
GV? Nêu đặc điểm của từng loại rừng đó?
HS: Nêu đặc điểm từng loại rừng
GV? Ở địa phương em nhiệm vụ trồng loại rừng nào là chủ yếu? Tại sao? 
HS: Trồng rừng sản xuất phục vụ cho đời sống.
GV: Kết luận về nhiệm vụ của trồng rừng
- Trồng rừng thường xuyên phủ xanh 19,8 ha đất lâm nghiệp:
+ Trồng rừng sản xuất: Lấy nguyên liệu.
+ Trồng rừng phòng hộ: Đầu nguồn, ven biển
+ Trồng rừng đặc dụng: Vườn quốc gia khu bảo tồn thiên nhiên và môi trường, nghiên cứu khoa học, văn hoá, lịch sử, du lịch
4. Củng cố (8 phút).
- HS đọc ghi nhớ cuối bài
- Hãy kể những vườn quốc gia ở Việt Nam mà em biết? Nhiệm vụ của Vườn quốc gia khác rừng trồng như thế nào?
- Vai trò của rừng đối với môi trường sống?
5. Hướng dẫn học ở nhà( 1 phút ).
- Học bài và trả lời theo câu hỏi cuối bài, đọc "có thể em chưa biết"
- Tìm hiểu cách làm đất gieo ươm cây rừng ở địa phương
Ngày soạn: 7/1/ 2018
Tiết 24 : LÀM ĐẤT GIEO ƯƠM CÂY RỪNG
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Trình bày được điều kiện lập vườn gieo ươm cây rừng
- Hiểu được các công việc cơ bản trong quy trình làm đất hoang
- Biết được kỹ thuật tạo nên đất gieo ươm cây rừng
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát hình 
- Kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ.
Có ý thức yêu thích bộ môn, yêu thích ngành nghề lâm nghiệp
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Sơ đồ 5 SGK
- Hình 36 SGK
2. Học sinh.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút ) Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu hỏi: Tại sao phải bảo vệ và trồng rừng? Và cần phải trồng các loại rừng nào? Liên hệ thực tiễn địa phương.
3. Bài mới.
Hoạt động 1 (14 phút)
1. Lập vườn gieo ươm cây rừng
a. Điều kiện lập vườn gieo ươm
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Vườn ươm cần thoả mãn những điều kiện gì? Tại sao?
HS: Đọc thông tin trả lời được 4 điều kiện để cây giống phát triển tốt và giảm công chi phí
GV: Nhận xét kết luận
- Đất pha cát hay đất thịt nhẹ , không có ổ sâu bệnh hại.
- Độ pH từ 6 à 7
- Đất bằng hay hơi dốc từ 2 à 4 o
- Gần nguồn nước và nơi trồng rừng
b. Phân chia đất trong vườn gieo ươm
GV: Cho HS quan sát sơ đồ 5. Gọi 1 HS lên bảng trình bày sơ đồ.
HS: Quan sát sơ đồ và trình bày các ký hiệu trong sơ đồ.
GV? Vườn ươm nên phân chia thành các khu đất như thế nào? Vì sao phải làm như vậy?
HS: Có 4 khu mục đích từng khu, đường đi lại thuận tiện cho chăm sóc quản lý
GV? Theo em xung quanh vườn gieo ươm có thể dùng biện pháp nào để ngăn chặn trâu, bò phá hoại?
HS: Trồng cây làm hàng rào, hoặc đào hào rộng (vừa chứa nước) hoặc dùng hàng rào dây thép gai
GV: Nhận xét chung, kết luận
- Phân chia thành 4 khu:
+ Khu gieo hạt
+ Khu cấy cây
+ Khu đất dự trữ
+ Khu kho, nơi chứa vật liệu và dụng cụ
- Nên làm hàng rào quanh vườn gieo ươm
Hoạt động 2 (19 phút)
2. Làm đất gieo ươm cây rừng
a. Làm đất tơi xốp
GV: Cho HS nghiên cứu thông tin II1 SGK và cho biết quy trình cải tạo đất hoang thành đất gieo ươm?
HS: Nghiên cứu thông tin II1 và trình bày các bước lần lượt theo mũi tên chỉ dẫn trong SGK
GV: Chốt lại kiến thức
- Đất hoang, dọn cây hoang dại, cày sâu bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu bệnh hại, đập và san phẳng đất Đất tơi xốp
b. Tạo nền đất gieo ươm
GV: Yêu cầu hs đọc thông tin quan sát hình 36 Thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau:
 Câu 1: Cho biết kĩ thuật lên luống đất?
 Câu 2: Kĩ thuật làm bầu đất? 
HS: Đọc thông tin quan sát hình 36 thảo luận nhóm trả lời từng câu hỏi.
GV: Gọi đại diện 1, 2 nhóm trả lời.
HS: Đại dịên nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: Nhận xét chung chốt lại kiến thức.
Lên luống theo hướng Bắc - Nam, luống
 cao 0,15 0,2 m, rộng 0,8 1 m, dài 10 15 m, luống cách luống 0,5 m.
Bón phân theo công thức: Phân chuồng ủ hoai 4 - 5 kg/m2, supelân 40 - 100 g/m2 (bón lót)
Vỏ bầu hình ống hở 2 đầu: Cao 11 - 15 cm đường kính 6cm hoặc 8, 10 cm. Chứa 89% đất tơi xốp, 10% phân hữu cơ hoai, 1 - 2% supelân.
4. Củng cố (5 phút).
- HS đọc ghi nhớ cuối bài
- Hãy thiết kế 1 khu đất bằng phẳng rộng 60m dài 60m thành vườn ươm cây rừng theo kĩ thuật đã học
5. Hướng dẫn học ở nhà( 1 phút ).
- Học bài và trả lời theo câu hỏi cuối bài, 
- Nghiên cứu trước cách gieo và chăm sóc vườn gieo ươm bài 24.
Ngày soạn: 14/1/ 2018
Tiết 25 : GIEO HẠT VÀ CHĂM SÓC VƯỜN GIEO ƯƠM CÂY RỪNG 
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Biết cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm.
- Biết được thời vụ và quy trình gieo hạt cây rừng.
- Hiểu được các công việc chăm sóc chủ yếu ở vườn gieo ươm cây rừng.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát . 
- Kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ.
- Có ý thức tiết kiệm hạt giống, làm việc cẩn thận đúng quy trình.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Hình chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.
- Phiếu học tập nhóm.
2. Học sinh.
- Phiếu học tập cá nhân.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút )
Sỹ số lớp 	
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Câu hỏi: Hãy trình bày cách làm đất để gieo ươm cây rừng? Liên hệ với thực tế địa phương.
3. Bài mới.
Hoạt động 1 (12 phút)
1. Kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm.
a. Đốt hạt hoặc ngâm nước nóng.
GV: Hạt nảy mầm được cần các điều kiện gì?
HS: Cần hút nước, oxi, nhiệt độ môi trường thích hợp.
GV giới thiệu: Hạt cây rừng thường có vỏ cứng, dày rất khó hút ẩm hút nước.
GV? Nêu lại cách xử lí hạt giống bằng nước ấm đã học ở phần trồng trọt?
HS: Trình bày.
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cách làm cho hạt rễ hút nước để nảy mầm tốt?
HS: Đọc thông tin trả lời.
GV: Yêu cầu hs lấy ví dụ minh hoạ đối với từng loại hạt.
HS: Lấy ví dụ.
GV: Nhận xét kết luận.
Tác động bằng nhiệt: Đốt và ngâm nước nóng với hạt có vỏ cứng.
VD: Keo lá tràm, gấc ở 1000C ( ngâm) mầm vẫn không chết và nảy mầm tốt.
Đốt vỏ nhưng không làm cháy hạt: dẻ, xoan.
b. Tác động bằng lực
Đối với hạt vỏ dày , khó thấm nước
Xát mỏng vỏ hoặc đập nhẹ lên để vỏ mỏng, hay có vết nứt, nước dễ thấm.
VD: trấu, trám, lim.
Hoạt động 2(10 phút)
2. Gieo hạt.
a. Thời vụ.
GV: Yêu cầu hs đọc thông tin và cho biết thời vụ gieo hạt ở nước ta vào tháng nào?
HS: Đọc thông tin trả lời được thời vụ gieo trồng hạt cây rừng ở 3 miền.
GV? Tại sao thời vụ gieo hạt ở 3 miền lại khác nhau? Gieo như vậy có tác dụng gì?
HS? Vì thời tiết ở 3 miền khác nhau, gieo như vậy để giảm công chăm sóc và hạt có tỉ lệ nảy mầm cao.
GV: Kết luận.
Miền bắc từ T11 - T2 năm sau.
Miền trung từ T1 - T2.
Miền nam từ T2 - T3.
b. Quy trình gieo hạt.
GV: Cho hs đọc thông tin và trả lời câu hỏi.Để hạt có tỉ lệ nảy mầm cao khi gieo hạt cần làm những việc gì? Vì sao?
HS: Đọc thông tin trả lời 5 bước theo quy trình gieo hạt.
GV: Kết luận
Gieo: Vãi đều hạt trên mặt luống
Lấp đát đổ hạt giữ nước ( ẩm ) tránh côn trùng ăn.
Che phủ: Giữ ẩm cho đất và hạt.
Tưới nước: cung cấp độ ẩm cho hạt.
Phun thuốc diệt trừ côn trùng ăn hạt nấm mốc phá hoại.
Hoạt động 3 ( 15 phút )
3. Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.
GV: Cho hs quan sát hình 38 SGK trang 61 Thảo luận nhóm các câu hỏi thảo lận.
Câu 1: Các công việc chăm sóc ở vườn ươm cây rừng a,b,c,d là gì ? 
Câu 2: Tác dụng các công việc đó?
Câu 3: Càn có biẹn pháp chăm sóc nào nữa?
HS: Quan sát hình Thảo luận nhóm
Trả lời vào phiếu học tập.
GV: Gọi đại diện 1- 2 nhóm đọc kết quả.
HS: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV: nhận xét chốt lại kiến thức.
Làm giàn che: Giảm bớt ánh nắng.
Tưới nước: Cây con đủ ẩm.
Phun thuốc: Diệt trừ sâu bệnh
Xới xáo làm cỏ: Đất tơi xốp ,diệt cỏ.
Tỉa cây: Điều chỉnh mật độ thích hợp.
GV? Hạt đã nứt nanh đem giao nhưnh tỷ lệ nảy mầm thấp, em hãy cho biết do những nguyên nhân nào?
HS: Có thể do: Thời tiết không thuận lợi ,sâu bệnh tưới nước không đều hạt không nảy mầm được.
GV: Kết luận.
Có hạt giống tốt cần phải chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng tốt thì hạt mới nảy mầm nhanh và cây sinh trưởng tốt.
4. Củng cố (3 phút).
- HS đọc ghi nhó cuối bài.
- Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
a. Hạt cât rừng có vỏ dày cần đốt cháy vỏ mới dễ hút nước.
b. Hạt cây rừng có vỏ dày cần đập nát vỏ mới dễ hút nước.
c. Hạt cây rừng có vỏ dày cần cắt đôi mới dễ hút nước.
d. Hạt cây rừng có vỏ dày cần đập nhẹ cho vỏ nứt mới dễ hút nước.
e. Hạt cây rừng có vỏ dày cần tìm cách làm mỏng vỏ mới dễ hút nước.
5. Hướng dẫn học ở nhà( 1 phút ).
- Yêu cầu hs về tìm hiểu kích thước của đào hố trồng cây rừng ở gia đình địa phương.
Ngày soạn: 14/1/ 2018
Tiết 26 :Thực hành
GIEO HẠT VÀ CẤY CÂY VÀO BẦU ĐẤT 
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- HS biết được quy trình gieo hạt vào bầu đất: Biết cách pha trộn đất- phân tạo bầu đất và gieo hật vào bầu, chăm sóc sau khi gieo hạt.
- Biết quy trình cấy cây vào bầu đất.
-Đảm bảo đúng kĩ thuật và quy trình nảy mầm, sống sót cao.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành: Tạo bầu ươm, cấy cây rừng . 
3. Thái độ.
-Rèn ý thức cẩn thận, chính xác và hăng say lao động.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Hạt giống đã sử lí hoặc cây giống khoẻ.
- Dao cấy, bình tưới.
- Túi bầu.
2. Học sinh.
- Đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ tơi xốp.
- Phân: Đã hoai mục.
- Dao cấy.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút )
Sỹ số lớp 	
2. Kiểm tra bài dạy(2 phút).
Kiểm tra việc chuẩn bị thực hành của học sinh.
3. Bài mới.
Hoạt động 1 (17 phút)
1.Gieo hạt vào bầu đất.
GV:Yêu cầu học sinh đọc thông tin II1 SGK và cho biết quy trình gieo hạt vào bầu đất.
HS: đọc thông tin và trả lời được 4 bước trong quy trình gieo hạt vào bầu.
GV hỏi: Chúng ta có 20 kg đất bột cần trộn thêm bao nhiêu kg phân chuồng hoai mục? Và bao nhiêu kg supe lân?
HS trả lời đựơc: 2kg phân chuồng 0,1- 0,2 kg supe lân.
GV nhận xét kết luận các bước thao tác. 
-Bước 1: Trộn đất với phân bón tỉ lệ 88-89% đất. 10% hữu cơ hoai, 1à2% supe lân.
-Bước 2: Cho hỗn hợp vào túi bầu, vỗ lắc cho đất nén chặt sao đất cách miệng túi từ 1-2 cm . Xếp bầu vào luống.
-Bước 3: Gieo hạt giữa bầu đất, mỗi bầu 2-3 hạt. Lấp đất mịn lên hạt.
-Bước 4: Xếp các bầu thẳng hàng, tưới nước ẩm, che phủ bằng giàn che.
GV: Thao tác thực hành 1 bầu hoàn chỉnh từ trộn đất che phủ.
 Yêu cầu các nhóm theo dõi thao tác. Mỗi nhóm thao tác từ 5-7 bầu.
Hoạt động 2(15 phút)
2. Cấy cây con vào bầu đất.
GV: Yêu cầu HS học sinh đọc thông tin quan sát hình 40 SGK Nêu các bước cấy cây con vào bầu đất?
HS: Đọc thông tin quan sát hình nêu được 4 bước kĩ thuật cấy cây con vào bầu đất.
GV hỏi: Gieo hạt và cấy cây con vào bầu đất có gì giống và khác nhau?
HS trả lời được: Đều gồm 4 bước tương tự nhau. Chỉ khác nhau cơ bản ở bứơc 3 cấy cây con vào bầu: Dùng dao tạo hố đất giữa bầu, sâu hơn độ dài bộ rễ 0,5-1cm.
GV: nhận xét chung và kết luận. 
-Bước 1 và bước 2 giống quy trình gieo hạt.
-Bước 3: Dùng dao cấy tạo hố giữa bồn sâu hơn độ dài bộ rễ từ 0,5-1cm. Đặt cây thẳng đứng nén đất chặt kín cổ rễ.
-Bước 4: Giống quy trình gieo hạt.
GV: Thao tác các bước cáy cây con vào bầu đất,yêu cầu các nhóm quan sát thao tác theo.
HS: Quan sát thao tác 5 bầu/ nhóm.
GV: Kiểm tra các nhóm thao tác.
 4. Củng cố (8 phút).
- GV: Thu bầu đất mỗi nhóm khiểm tra và nhận xét, ý thức, kết quả và cho điểm từng nhóm, từng cá nhân.
- GV: Rút kinh nghiệm buổi thực hành, cho HS vệ sinh khu vự thực hành.
5. Hướng dẫn về nhà (2phút).
 - Yêu cầu HS giải thích các hình: 39,40 SGK.
 - Vì sao cây con mới trồng lại phải dùng giàn che? Liên hệ với địa phương.
 - Kẻ bảng 2 SGK tr71 vào vở bài tập.
 Ngày soạn: 24/12/ 2017
Tiết 27 : TRỒNG CÂY RỪNG 
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Xác định được thời vụ trồng cây lâm nghiệp.
- Biết làm đất và trồng cây rưng băng cây con.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát quan sát hình . 
- Kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ.
- Yêu thích môn học
- Biết tham gia trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả cùng gia đình, địa phương
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Hình 41,42,43 SGK
- Phiếu học tập nhóm.
2. Học sinh.
- Phiếu học tập cá nhân.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA cong nghe 7 co chu de Ha dong_12253371.doc