Giáo án môn Công nghệ 9 - Kì I

Bài 1: GIỚI THIỆU VỀ NGHỀ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ

1. Mục tiêu: Sau bài học hs cần:

1.1. Kiến thức

- Biết được vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả trong nền kinh tế và đời sống.

- Biết được các đặc điểm của nghề và yêu cầu đối với người làm nghề trồng cây ăn quả.

1.2. Kĩ năng

Hiểu được triển vọng của nghề trồng cây ăn quả.

1.3. Thái độ:

Yêu thích nghề trồng cây ăn quả.

2. Chuẩn bị

2.1. Giáo viên

Tranh vẽ có nội dung liên quan đến bài học.

Bảng số liệu về phát triển trồng cây ăn quả trong nước và ở địa phương.

2.2. Học sinh

 Chuẩn bị bài ở nhà, sách giáo khoa, vở ghi, phiếu học tập

 

docx 28 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1153Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Công nghệ 9 - Kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thu: Với các tỉnh phía Bắc.(2-4-8-9)
+ Đầu mùa mưa: (4-5)Với các tỉnh phía Nam.
* Ưu điểm:
- Giữ được đặc tính của cây mẹ
- Mau cho cây giống và ra hoa đậu quả sớm.
* Nhược điểm:
- Hệ số nhân giống thấp
- Cây chóng cỗi và tốn công.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập. (4P)
4.1. Tổng kết
- Nêu các bước chăm sóc cây ăn quả?
- Khi thhu hoạch, bảo quản, chế biến hoa quả cần chú ý gì?
 4.2. Hướng dẫn tự học
- Về nhà học bài và làm bài tập SGK. Soạn và trả lời câu hỏi trong bài 3 SGK
	Tiết PPCT: 4	Ngày soạn: 08/ 9/ 2017
	Tuần dạy: 4	Lớp dạy: 9A1, 9A2, 9A3
 BÀI 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ (T2)
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức:
- Biết được phương pháp nhân giống vô tính, hữu tính và các biện pháp kĩ thuật.
1.2. Kỹ năng: 
Kĩ năng ghép, dâm cành, chiết cành
1.3. Thái độ: 
- Có ý thức cải tiến kĩ thuật nhân giống, tin tưởng và có ý thưc tìm tòi khoa học ứng dụng vào trồng trọt.
2. Chuẩn bị
2.1. Giáo viên: Hình ảnh các phương pháp nhân giống
2.2. Học sinh: Đọc trước bài, SGK, vở ghi
3. Tiến trình dạy học
3.1. Ổn định lớp (1P)
3.2. Kiểm tra miệng (4P)
- Nêu các bước thiết kế vườn ươm cây ăn quả?
- Thế nào là phương pháp nhân giống vô tính?
3.3. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương pháp nhân giống giâm cành (10P)
-GV: Yêu cầu HS thảo luận và đưa ra khái niệm : Giâm cành?
- HS: đại diện tra lời. 
- GV: Để giâm cành đạt kết quả cao, cần làm tốt các khâu kĩ thuật nào?
- HS: giâm cành nơi thoáng mát, gần nơi ra ngôi cây con...tơi xốp, ẩm. Chọn cành giâm và thời vụ thích hợp.
2. Phương pháp nhân giống vô tính:
b. Giâm cành:
- Là phương pháp nhân giống dực trên khả năng hình thành rễ phụ của các đọan cành đã cắt rời khỏi thân mẹ.
- Làm nhà giâm cành nơi thoáng mát, gần nơi ra ngôi cây con...tơi xốp, ẩm.
Chọn cành non 1- 2 năm tuổi, chưa ra hoa.
Chọn thời vụ thích hợp.
Trước khi giâm, nhúng gốc giâm vào dung dịch chất kích thích ra rễ với nồng độ và thời gian thích hợp.
Mật độ giâm đảm bảo các lá không che khuất.
Duy trì độ ẩm trên mặt lá và đất.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp nhân giống ghép. (10P)
-GV: Thế nào là PP ghép cành?
- HS: trả lời 
-GV: cần làm gì khi tiến hành ghép?
-HS: Chọn cành ghép, chọn cây gốc ghép.
-GV: Nêu cách ghép thực tế mà em biết?
-HS: hai cách ghép: Ghép cành và ghép mắt.
-GV: yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, hoàn thành bảng: ưu nhược điểm của các phương pháp nhân giống?
HS: đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác nhận xét, bổ sung
c. Ghép:
- Là phương pháp gắn một đọan cành ( hoặc cành) hay mắc( chồi) lên gốc của cây cùng họ để tạo nên 1 cây mới.
- Chọn cành ghép ở cây có năng suất cao, ổn định.Chọn cây gốc ghép của cây cùng họ.
- Hai cách ghép: Ghép cành và ghép mắt.
+ Ghép cành: Ghép áp, ghép chẻ, ghép nêm.
+ Ghép mắt: Ghép cửa sổ, ghép mắt kiểu chữ T, ghép mắt nhỏ có gỗ.
P2 nhân giống
Ưu điểm
Nhược điểm
1. Gieo hạt
- Đơn giản, dễ làm, chi phí ít.
- Hệ số nhân giống cao.
- Cây sống lâu.
- Khó giữ được đặc tính của cây mẹ.
- Lâu ra hoa, quả.
2. Chiết cành
- Giữ được đặc tính của cây mẹ.
- Ra hoa, quả sớm.
- Mau cho cây giống.
- Hệ số nhân giống thấp.
- Cây chóng cỗi.
- Tốn công.
3. Giâm cành
- Giữ được đặc tính của cây mẹ.
- Ra hoa, quả sớm.
- Hệ số nhân giống cao.
- Đòi hỏi kỹ thuật và thiết bị cần thiết 
(Nhà giâm).
4. Ghép
- Giữ được đặc tính của cây mẹ.
- Ra hoa, quả sớm.
- Hệ số nhân giống cao.
- Tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh.
- Duy trì được nòi giống.
- Đòi hỏi kỹ thuật phức tạp trong việc 
chọn gốc ghép, cành ghép và thao tác
 ghép.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập. (4P)
4.1. Tổng kết
- Nêu các kĩ thuật nhân giống vô tính?
4.2. Hướng dẫn tự học
- Về nhà học bài và làm bài tập SGK
- Soạn và trả lời câu hỏi trong bài 4 SGK
	Tiết PPCT: 5	Ngày soạn: 15/ 8/ 2017
	Tuần dạy: 5	Lớp dạy: 9A1, 9A2, 9A3
Bài 4: THỰC HÀNH: GIÂM CÀNH (T1)
1. Mục tiêu: Sau bài học hs cần:
1.1. Kiến thức 
- Biết cách giâm cành đúng thao tác, đúng kỹ thuật
- Yêu cầu kĩ thuật cần đạt được trong từng bước.
1.2. Kĩ năng
Làm được và đúng các thao tác của quy trình giâm cành 
1.3. Thái độ: 
Có ý thức giữ kỷ luật,an toàn lao động, vệ sinh, có hứng thú nhân giống cây ăn quả.
2. Chuẩn bị
2.1. Giáo viên
Tranh ảnh về quy trình giâm cành 
Các vật dụng và vật liệu cần thiết để giâm cành.
2.2. Học sinh
 Chuẩn bị các vật dụng và vật liệu cần thiết để giâm cành.
SGK, vở ghi, phiếu học tập
3. Tổ chức các hoạt động dạy học
3.1. Ổn định lớp (1P)
3.2. Kiểm tra miệng: (4P)
-Thế nào là phương pháp giâm cành?
- Nêu những ưu nhược điểm của phương pháp giâm cành?
3.3 Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hoạt động 1. Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của HS. (5P)
-GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
- HS: trình bày các vật dụng và vật liệu cần thiết.
Gv: Nêu mục tiêu cần đạt được và các yêu cầu của bài thực hành.
- Phân chia nhóm và nơi thực hành của từng nhóm.
- Phân công và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Mỗi nhóm giâm 1 luống đất để so sánh sự ra rễ nhanh hay chậm.
- Tiến hành giâm trên luống đất.
 I. Chuẩn bị
 - Dao nhỏ sắc
 - Kéo cắt cành
 - Khay đựng đất bột mịn hoặc cát
 - Bình tưới nước có vòi sen hoặc bình bơm thuốc trừ sâu
 - Cành để giâm, cành tranh hoặc bưởi
 - Túi bầu
 - Thuốc kích thích ra rễ
*Hoạt động 2. Hướng dẫn Quy trình thực hành giâm cành. (15P)
-GV:Treo các hình 10a,b,c,d.SGK
?.Em hãy cho biết giâm cành tiến hành qua những bước nào?
HS: dựa vào sơ đồ quy trình TH để trả lời.
-GV: Cắt cành giâm được cắt như thế nào?
-HS: Cắt vát từng đoạn cành có chiều dài 5-7cm, đường kính 0,5cm.
-GV giới thiệu: Sau khi cắt được cành giâm chúng ta sẽ xử lý cành giâm bằng thuốc kích thích ra rễ.
?Theo em, chúng ta cần lưu ý điều gì khi tiến hành xử lý cành giâm?
-HS: chú ý pha nồng độ DD phù hợp, chỉ nhúng gốc cành.
-GV giới thiệu: Chúng ta có thể cắm cành vào luống đất hoặc cắm trực tiếp vào bầu. 
GV cắm mẫu cho các em xem.
?.Khi tiến hành cắm cành giâm, cần phải cắm như thế nào cho hợp lý?
-HS: mật độ thích hợp, độ sâu 3-5 cm
-GV:Sau khi cắm cành, chúng ta cần phải chăm sóc chu đáo. Theo em, chăm sóc tốt cho cành giâm cần làm những công việc gì? Tại sao?
-HS: làm giàn che nắng che mưa, tưới phun sương 
II. Quy trình thực hành 
*Bước 1. Cắt cành giâm
- Chọn cành non 1-2 năm tuổi, cành khoẻ, không sâu bệnh hại, chưa ra hoa, quả
- Cắt vát từng đoạn cành có chiều dài 5-7cm, đường kính 0,5cm, mỗi đoạn có 2-4 phiến lá, cắt bớt phiến lá.
*Bước 2. Xử lý cành giâm
- Chỉ nhúng gốc cành
- Thời gian nhúng phụ thuộc vào nồng độ chất kích thích ra rễ
- Vẫy khô đoạn cành trước khi cắm
*Bước 3. Cắm cành giâm
- Cần cắm với mật độ thích hợp 5x5 hoặc 10x10 với độ sâu 3-5 cm nếu cắm vào luống, hoặc nếu cắm vào bầu thì mỗi bầu là 1 cành
*Bước 4. Chăm sóc cành giâm
- Cần phải làm giàn che nắng che mưa cho cành 
-Tưới phun sương nhằm hạn chế lá tiếp xúc với những giọt nước mạnh làm cành lắc lư gây đứt rễ.
Phun thuốc trừ nấm bệnh và vi khuẩn
*Hoạt động 3. HS tiến hành giâm cành (15P)
Chia lớp thành 4 nhóm
Cử nhóm trưởng và thư ký
Phân công nhiệm vụ cho trưởng nhóm và thư ký cùng các thành viên
Nhóm trưởng điều động thành viên trong nhóm chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành
III. Thực hành
Cắt cành giâm dài 5-7cm, đường kính 0,5cm, cắt bớt phiến lá.
Nhúng gốc cành sâu 1-2cm, thời gian phụ thuộc nồng độ thuốc, thông thường 5-10 giây
Cắm vào bầu đất hoặc vào luống với mật độ hợp lý:5x5 hoặc 10x10cm
Tưới nước phun sương, có giàn che, phun thuốc trừ nấm, vi khuẩn
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập. (4P)
4.1. Tổng kết
- Đánh giá sự chuẩn bị và quá trình tham gia thực hành của HS
4.2. Hướng dẫn tự học
- Về nhà học bài 
- Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu cần thiết để tiến hành giâm cành
	Tiết PPCT: 6	Ngày soạn: 24/ 8/ 2017
	Tuần dạy: 6	Lớp dạy: 9A1, 9A2, 9A3
Bài 4: THỰC HÀNH: GIÂM CÀNH (T2)
1. Mục tiêu: Sau bài học hs cần:
1.1. Kiến thức 
- Biết cách giâm cành đúng thao tác, đúng kỹ thuật
- Yêu cầu kĩ thuật cần đạt được trong từng bước.
1.2. Kĩ năng
Làm được và đúng các thao tác của quy trình giâm cành 
1.3. Thái độ: 
Có ý thức giữ kỷ luật, vệ sinh, an toàn lao động.
2. Chuẩn bị
2.1. Giáo viên
Các vật dụng và vật liệu cần thiết để giâm cành.
2.2. Học sinh
 Chuẩn bị các vật dụng và vật liệu cần thiết để giâm cành.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học
3.1. Ổn định lớp (1P)
3.2. Kiểm tra miệng: (4
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hoạt động 1. Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của HS. (5P)
-GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
- HS: trình bày các vật dụng và vật liệu cần thiết.
Gv: Nêu mục tiêu cần đạt được và các yêu cầu của bài thực hành.
- Phân chia nhóm và nơi thực hành của từng nhóm.
- Phân công và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Mỗi nhóm giâm 1 luống đất để so sánh sự ra rễ nhanh hay chậm.
- Tiến hành giâm trên luống đất.
 I. Chuẩn bị
 - Dao nhỏ sắc
 - Kéo cắt cành
 - Khay đựng đất bột mịn hoặc cát
 - Bình tưới nước có vòi sen hoặc bình bơm thuốc trừ sâu
 - Cành để giâm, cành tranh hoặc bưởi
 - Túi bầu
 - Thuốc kích thích ra rễ
*Hoạt động 2. HS tiến hành giâm cành.(20P)
-GV: Cho HS nhắc lại quy trình giâm cành.
-HS: Nhắc lại các bước giâm cành, chia nhóm ra thực hành. Tiến hành giâm cành trên phần đất mình được giao.
-GV: quan sát các nhóm tiến hành, uốn nắn kịp thời những sai sót của HS.
II. Thực hành 
- Tiến hành giâm cành theo nhóm
*Hoạt động 3. Đánh giá KQ thực hành (10P)
- Yêu cầu các nhóm quan sát sản phẩm và tự đánh giá kết quả của nhóm theo tiêu chí:
+ Sự chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu
+ Thực hiện quy trình
+ Thời gian hoàn thành
+ Số lượng cành giâm
+ Chất lượng chăm sóc
- Tổ chức đánh giá chéo sản phẩm. Nhận xét đánh giá chung.
III. Đánh giá KQ thực hành 
- Tiêu chí : 
+ Sự chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu
+ Thực hiện quy trình
+ Thời gian hoàn thành
+ Số lượng cành giâm
+ Chất lượng chăm sóc
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập. (4P)
4.1. Tổng kết
- Đánh giá sự chuẩn bị và quá trình tham gia thực hành của HS
4.2. Hướng dẫn tự học
- Về nhà học bài 
- Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu cần thiết để tiến hành chiết cành
	Tiết PPCT: 7	Ngày soạn: 01/ 10/ 2017
	Tuần dạy: 7	Lớp dạy: 9A1, 9A2, 9A3
Bài 5: THỰC HÀNH: CHIẾT CÀNH (T1)
1. Mục tiêu: Sau bài học hs cần:
1.1. Kiến thức 
- Nắm được phương pháp chiết cành .
 - Biết các chọn cành chiết phù hợp.
 - Biết các chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu để chiết cành .
1.2. Kĩ năng
Biết kĩ thuật chiết cành như khoanh vỏ, bó bầu .
1.3. Thái độ: 
- Có ý thức tổ chức kỉ luật ,tính cẩn thận , tỉ mỉ, ưa thích lao động kĩ thuật tạo giống cây ăn quả ở gđ và địa fương thông qua phương pháp chiết cây 
2. Chuẩn bị
2.1. Giáo viên
Tranh ảnh về quy trình chiết cành 
Các vật dụng và vật liệu cần thiết để giâm cành.
2.2. Học sinh
 Chuẩn bị các vật dụng và vật liệu cần thiết để giâm cành.
SGK, vở ghi, phiếu học tập
3. Tổ chức các hoạt động dạy học
3.1. Ổn định lớp (1P)
3.2. Kiểm tra miệng: (4P)
-Thế nào là phương pháp chiết cành?
- Nêu những ưu nhược điểm của phương pháp chiết cành cành?
3.3 Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hoạt động 1. Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của HS. (10P)
-GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
- HS: trình bày các vật dụng và vật liệu cần thiết.
-GV: Nêu mục tiêu cần đạt được và các yêu cầu của bài thực hành.
- Phân chia nhóm và nơi thực hành của từng nhóm.
- Phân công và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
I. Chuẩn bị
 Cành để chiết: Cành chanh, bưởi, táo... 
Dao sắc: 1 con/ hs.
Kéo cắt cành: 1 cái/ nhóm.
Dây buộc (Nilon)
Đất trộn với rác mục, rễ bèo tây.
Mảnh PE trong để bó bầu: 1 tờ/ bầu chiết.
Chậu để nhào đất.
Thuốc kích thích ra rễ: 1-2 ống/ nhóm (1 ống = 5 ml); bát nhỏ.
Tranh vẽ về quy trình Chiết cành.
*Hoạt động 2. Hướng dẫn Quy trình thực hành chiết cành. (25P)
-GV:Treo các hình 11a,b,c,d.SGK
?Em hãy cho biết chiết cành tiến hành qua những bước nào?
HS: dựa vào sơ đồ quy trình TH để trả lời.
-GV: tại sao khi bóc khoanh vỏ phải bóc cho sát đến phần gỗ?
 -HS: Nhằm mục đích sau khi bó bầu các sản PP ẩm quang hợp từ lá về sẽ ứ đọng phía trên khoanh vỏ đã được bóc, đây là nơi sẽ mọc ra rễ cây.
-GV: Bôi thuốc kích thích vào vị chí nào trên cành chiết?
 -HS: Bôi vào miệng vết cắt ở vỏ phía trên khoang vỏ đã được bóc đi.
-GV: Hợp chất bó bầu thường gồm những thành phần gì ?
-HS: Đất mùn, mùn cưa trấu....
-GV: Tại sao đất bó bầu lại cho rễ bèo, rơm rạ?
-HS: Làm cho đất tơi xốp, giữ được độ ẩm, rễ phát triển thuận lợi.
-GV: Tại sao lại dùng dây nilon để buộc bầu mà không dùng các loại dây khác?
-HS: Vì dây nilon bền, ít bị đứt,sẽ giữ được bầu đất không bị rơi.
II. Quy trình thực hành 
*Bước 1: Chọn cành chiết
- Đường kính 0,5- 1,5m
- Cành đã hoá gỗ 1-2 năm
- Độ dài cành 40cm-60cm
- Cành vươn chỗ nhiều ánh sáng mập không bị sâu bệnh.
Chọn cành mẫu.
*Bước 2: Khoanh vỏ .
- Nhằm mục đích sau khi bó bầu các sản phẩm quang hợp từ lá về sẽ ứ đọng fía trên khoanh vỏ đã được bóc, đây là nơi sẽ mọc ra rễ cây
- Bôi thuốc kích thích vào phần đã được bóc vỏ.
Từ 1,5-2cm.
Cách gốc cành từ 15-20cm
Phải lau sạch nhựa chỗ vết cắt , bôi bồ hóng hoặc nước vôi loãng để diệt khuẩn .
*Bước 3: Trộn hỗn hợp bó bầu
 Trộn 2/3 đât với 1/3 mùn, rễ bèo tây, chất kích thích ra rễ và làm ẩm tới 70%.
*Bước 4: bó bầu .
Đất bùn , mùn cưa , trấu , rễ bèo tây .
Hỗn hợp fải chắc , xốp ,thoáng khí giữ vệ sinh
-Giảm bớt a/s chiếu vào , t/d của hoóc môn sinh trưởng auxin sẽ mạnh hơn , nhanh ra rễ phụ
Buộc chặt 2 đầu.
Bầu chiết giữa to,thuôn về 2 đầu,đường kính 5- 8cm , dài 12cm
*Bước 5: Cắt cành chiết.
 - Khi nhìn qua mảnh PE trong thấy rễ xuất hiện ở ngoài bầu có màu vàng ngà (khoảng 30-60 ngày sau khi bó bầu)
 - Bóc lớp PE bó bầu rồi đem giâm.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập. (5P)
4.1. Tổng kết
- Đánh giá sự chuẩn bị và quá trình tham gia thực hành của HS
4.2. Hướng dẫn tự học
- Về nhà học bài 
- Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu cần thiết để tiến hành chiết cành
	Tiết PPCT: 8	Ngày soạn: 07/ 10/ 2017
	Tuần dạy: 8	Lớp dạy: 9A1, 9A2, 9A3
Bài 5: THỰC HÀNH: CHIẾT CÀNH (T2)
1. Mục tiêu: Sau bài học hs cần:
1.1. Kiến thức 
- Biết cách Chiết cành đúng thao tác, đúng kỹ thuật
- Yêu cầu kĩ thuật cần đạt được trong từng bước.
1.2. Kĩ năng
Làm được và đúng các thao tác của quy trình chiết cành 
1.3. Thái độ: 
Có ý thức giữ kỷ luật, vệ sinh, an toàn lao động.
2. Chuẩn bị
2.1. Giáo viên
Các vật dụng và vật liệu cần thiết để chiết cành.
2.2. Học sinh
 Chuẩn bị các vật dụng và vật liệu cần thiết để chiết cành.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học
3.1. Ổn định lớp (1P)
3.2. Kiểm tra miệng: (4)
-Thế nào là phương pháp chiết cành?
- Trình bày khái quát các bước tiến hành chiết cành
3.3 Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hoạt động 1. Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của HS. (5P)
-GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
- HS: trình bày các vật dụng và vật liệu cần thiết.
Gv: Nêu mục tiêu cần đạt được và các yêu cầu của bài thực hành.
- Phân chia nhóm và nơi thực hành của từng nhóm.
- Phân công và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 I. Chuẩn bị
 Cành để chiết: Cành chanh, bưởi, táo... 
Dao sắc: 1 con/ hs.
Kéo cắt cành: 1 cái/ nhóm.
Dây buộc (Nilon)
Đất trộn với rác mục, rễ bèo tây.
Mảnh PE trong để bó bầu: 1 tờ/ bầu chiết.
Chậu để nhào đất.
Thuốc kích thích ra rễ: 1-2 ống/ nhóm (1 ống = 5 ml); bát nhỏ.
Tranh vẽ về quy trình Chiết cành.
*Hoạt động 2. HS tiến hành chiết cành. (20P)
-GV: Cho HS nhắc lại quy trình giâm cành.
-HS: Nhắc lại các bước chiết cành, chia nhóm ra thực hành. Tiến hành chiết cành trên khu vực được giao.
-GV: quan sát các nhóm tiến hành, uốn nắn kịp thời những sai sót của HS.
II. Thực hành 
- Tiến hành chiết cành theo nhóm
*Hoạt động 3. Đánh giá KQ thực hành (10P)
- Yêu cầu các nhóm quan sát sản phẩm và tự đánh giá kết quả của nhóm theo tiêu chí:
+ Sự chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu
+ Thực hiện quy trình
+ Thời gian hoàn thành
+ Số lượng cành giâm
+ Chất lượng chăm sóc
- Tổ chức đánh giá chéo sản phẩm. Nhận xét đánh giá chung.
III. Đánh giá KQ thực hành 
- Tiêu chí : 
+ Sự chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu
+ Thực hiện quy trình
+ Thời gian hoàn thành
+ Số lượng cành chiết
+ Chất lượng chăm sóc
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập. (5P)
4.1. Tổng kết
- Đánh giá sự chuẩn bị và quá trình tham gia thực hành của HS
4.2. Hướng dẫn tự học
- Về nhà học bài 
- Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu cần thiết để tiến hành ghép cành
	Tiết PPCT: 9	Ngày soạn: 14/ 10/ 2017
	Tuần dạy: 9	Lớp dạy: 9A1, 9A2, 9A3
Bài 6: THỰC HÀNH: GHÉP (T1)
1. Mục tiêu: Sau bài học hs cần:
1.1. Kiến thức 
 Biết quy trình ghép đoạn cành và yêu cầu kĩ thuật của mỗi bước trong qui trình.
1.2. Kĩ năng
Biết thực hành ghép cây ăn quả đúng quy trình đúng kỹ thuật theo các cách đã học
1.3. Thái độ: 
Có ý thức giữ kỷ luật, vệ sinh, an toàn lao động.
2. Chuẩn bị
2.1. Giáo viên
- Hình ảnh quy trình ghép đoạn cành
- Các vật dụng và vật liệu cần thiết để ghép cành.
2.2. Học sinh
 Chuẩn bị các vật dụng và vật liệu cần thiết để ghép cành.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học
3.1. Ổn định lớp (1P)
3.2. Kiểm tra miệng: (4)
- Thế nào là phương pháp ghép cành?
- Trình bày khái quát các ưu nhược điểm của phương pháp ghép cành
3.3 Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hoạt động 1. Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của HS. (5P)
-GV: yêu cầu HS các nhóm bày dụng cụ vật liệu đã chuẩn bị lên bàn để GV kiểm tra.
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS.
- Phân làm 4 nhóm thực hành: Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng.
- Phân nơi thực hành.
 I. Chuẩn bị
 - Dao sắc
- Kéo cắt cành hoặc cưa
- Cây gốc ghép
- Cành để lấy mắt ghép, là những giống tốt
- Dây buộc bằng ni lông rộng 1-2cm dài 20-30cm.
- Túi PE trong để bọc ngoài.
*Hoạt động 2. Hướng dẫn HS quy trình thực hành. (10P)
-GV: chọn cành ghép giơ lên cho HS quan sát. Tiêu chuẩn 1 cành ghép tốt cần những yêu cầu gì?
-HS: Chọn cành bánh tẻ, đường kính tương đương với đường kính gốc ghép, có nhiều mầm ngủ to không sâu bệnh.
-GV: Cành ghép phải cắt như thế nào để có thể ghép thành công?
-HS: Dùng dao mỏng sắc cắt vát dứt khoát, không để dập cành, chiều dài cành ghép 10-12cm, có 3-5 mắt mầm ngủ, cắt lá.
-GV: Cành ghép có đường kính 2cm thì gốc ghép chọn như thế nào?
-HS: Đường kính cành ghép tương đương đường kính gốc ghép
-GV: Phải làm gì trước khi ghép cành ghép vào gốc ghép?
-HS: Cành ghép phải chồng khít lên gốc ghép nhờ vết cắt vát của cành ghép và gốc ghép bằng nhau....
GV lưu ý HS: Trong thực tế việc cắt cành ghép và gốc ghép tiến hành nhanh để nhựa không bị khô và bụi bẩn không bám vào. Nếu cắt chậm nhựa cành và gốc ghép khô thì kết quả rất thấp.
II. Quy trình thực hành 
1. Ghép đoạn cành
*Bước 1: Chọn và cắt cành ghép
- Cành bánh tẻ, đường kính tương đương với đường kính gốc.
- Có mầm ngủ to, không sâu bệnh
- Dùng dao mỏng, sắc cắt vát dứt khoát không để dập cành, dài 10- 12cm.
*Bước 2: chọn vị trí ghép và cắt gốc ghép.
- Chọn cây gốc ghép cần có đường kính tương đương với cành ghép.
- Cắt bỏ phần trên gốc ghép cắt bỏ cành phụ...
*Bước 3: Ghép cành.
- Cành ghép phải chồng khít lên gốc ghép.
*Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép
*Hoạt động 3. Đánh giá KQ thực hành (10P)
-GV: gọi 1-2 HS nhắc lại quy trình thực hành.
-GV: tổ chức cho HS thực hành các bước trong quy trình ghép đoạn cành.
- Phân nhóm để HS thực hành: HS trong mỗi nhóm ghép được 1 cành.
GV kiểm tra, uốn nắn các nhóm đánh giá lẫn nhau. 
III. Thực hành và đánh giá kết quả 
- Các nhóm tiến hành ghép đoạn cành
- Các tiêu chí đểTiêu.
+ Sự chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu
+ Thực hiện quy trình
+ Thời gian hoàn thành
+ Số lượng cành chiết
+ Chất lượng chăm sóc
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập. (5P)
4.1. Tổng kết
- Đánh giá sự chuẩn bị và quá trình tham gia thực hành của HS
4.2. Hướng dẫn tự học
- Về nhà học bài 
- Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu cần thiết để tiến hành ghép mắt nhỏ có gỗ.
	Tiết PPCT: 10	Ngày soạn: 20/ 10/ 2017
	Tuần dạy:10	Lớp dạy: 9A1, 9A2, 9A3
Bài 6: THỰC HÀNH: GHÉP (T2)
1. Mục tiêu: Sau bài học hs cần:
1.1. Kiến thức 
 Biết quy trình ghép đoạn cành và yêu cầu kĩ thuật của mỗi bước trong qui trình.
1.2. Kĩ năng
Biết thực hành ghép cây ăn quả đúng quy trình đúng kỹ thuật theo các cách đã học
1.3. Thái độ: 
Có ý thức giữ kỷ luật, vệ sinh, an toàn lao động.
2. Chuẩn bị
2.1. Giáo viên
- Hình ảnh quy trình ghép mắt nhỏ có gỗ
- Các vật dụng và vật liệu cần thiết để ghép.
2.2. Học sinh
 Chuẩn bị các vật dụng và vật liệu cần thiết để ghép mắt nhỏ có gỗ.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học
3.1. Ổn định lớp (1P)
3.2. Kiểm tra miệng: không kiểm tra
3.3 Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hoạt động 1. Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của HS. (5P)
-GV: yêu cầu HS các nhóm bày dụng cụ vật liệu đã chuẩn bị lên bàn để GV kiểm tra.
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS.
- Phân làm 4 nhóm thực hành: Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng.
- Phân nơi thực hành.
 I. Chuẩn bị
 - Dao sắc
- Kéo cắt cành hoặc cưa
- Cây gốc ghép
- Cành để lấy mắt ghép, là những giống tốt
- Dây buộc bằng ni lông rộng 1-2cm dài 20-30cm.
- Túi PE trong để bọc ngoài.
*Hoạt động 2. Hướng dẫn HS quy trình thực hành. (10P)
-GV: hướng dẫn HS các bước trong quy trình ghép mắt nhỏ có gỗ. Kiểu ghép này gồm 4 bước:
Bước 1: Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép.
-GV thao tác mẫu cho HS quan sát.
-GV: Khoanh vỏ ở chiết cành và gốc ghép mắt nhỏ có gỗ có gì khác nhau?
-HS: Khoanh vỏ chỉ cắt phần vỏ để phần mạch dẫn nhựa nguyên liệu từ lá xuống. Còn cắt để ghép mắt nhỏ có gỗ phải cắt sâu vào cả phần gỗ để sau khi ghép mắt vào cả mạch gỗ và mạch dây gốc ghép...
Bước 2: Cắt mắt ghép
- GV vừa cắt mắt ghép vừa nói rõ thêm phải cắt mắt ghép có diện tích bằng vết cắt ở gốc ghép có mầm ngủ to khoẻ, cắt cả phần vỏ và có 1 lớp gỗ mỏng ở dưới vỏ.
Bước 3: Ghép mắt
-GV thao tác cho HS thấy khi tiến hành ghép mắt: Phải nhanh chóng đưa mắt ghép vào miệng mở của gốc ghép rồi lấy dây nilon cố định mắt ghép.
-GV: Khi quấn dây nilon ta phải chú ý điểm gì?
- HS: Dây quấn không đè lên mầm ngủ và cuống lá.
Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép
-GV: sau 18-30 ngày mở dây buộc kiểm tra nếu mắt xanh tươi là được, cắt ngon gốc ghép cách vết g

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an hoc ki 1_12204144.docx