I.MỤC TIÊU: học xong tiết này HS cần đạt được chuẩn KTKN sau:
1. Kiến thức: -Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ nghịch
-Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch
2. Kĩ năng: - Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ nghịch hay không.
- Biết cách tìm hệ số tỉ lệ khi biết một cặp giá trị tương ứng của hai đại lượng tỉ lệ nghịch tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia.
3. Thái độ: - Tích cực trong hoạt động nhóm và nghiêm túc trong giờ.
II. KỶ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Kỷ năng so sánh, kỷ năng xác định giá trị sống và kỷ năng tự nhận thức.
Tiết 26-27 §3. ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ NGHỊCH + Ngày soạn: /11/2013 + Ngày dạy: /11/2013 I.MỤC TIÊU: học xong tiết này HS cần đạt được chuẩn KTKN sau: 1. Kiến thức: -Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ nghịch -Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch 2. Kĩ năng: - Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ nghịch hay không.. - Biết cách tìm hệ số tỉ lệ khi biết một cặp giá trị tương ứng của hai đại lượng tỉ lệ nghịch tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia. 3. Thái độ: - Tích cực trong hoạt động nhóm và nghiêm túc trong giờ. II. KỶ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: - Kỷ năng so sánh, kỷ năng xác định giá trị sống và kỷ năng tự nhận thức. III.CHUẨN BỊ: 1. Thầy : SGK, bảng phụ, phấn mầu. 2. Trò : SGK, bảng nhóm, thước kẻ. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: Nhắc lại những kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ nghịch ở tiểu học ? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG HĐ1: Định nghĩa. *GV : Yêu cầu học sinh làm ?1. Hãy viết công thức tính: a, Cạnh y (cm) theo cạnh x (cm) của hình chữ nhật có kích thước thay đổi nhưng luôn có diện tích bằng 12 cm2; b, Lượng gạo y (kg) trong mỗi bao theo x khi chia đều 500kg vào x bao; c, Vận tốc v (km/h) theo thời gian t (h) của một vật chuyển động đều trên quãng đường 16 km. *HS : Thực hiện. *GV : Các công thức trên có đặc điểm gì giống nhau? *HS : Các công thức trên đều có điểm giống nhau là : Đại lượng này bằng một hằng số chia cho đại lượng kia. *GV : Ta nói đại lượng x, y (hoặc v , t) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. - Thế nào là đại lượng tỉ lệ nghịch? *GV : Nhận xét và nêu kết luận. *HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV : Yêu cầu học sinh làm ?2. Cho biết y tỉ lệ nghịch với x theo tỉ lệ -3,5. Hỏi x tỉ lệ nghịch với y theo tỉ lệ nào ?. *HS : Thực hiện. *GV : Nhận xét. - Nếu x tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ a thì y có tỉ lệ nghịch với x không? Nếu có thì tỉ lệ với hệ số tỉ lệ nào? *HS : t *GV : Nhận xét và khẳng định : Khi y tỉ lệ nghịch với x thì x cũng tỉ lệ nghịch với y và ta nói hai đại lượng đó tỉ lệ nghịch với nhau *HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. 2.Tính chất. *GV : Yêu cầu học sinh làm ?3. Cho biết hai đại lượng y và x tỉ lệ nghịch với nhau: x x1 = 2 x2 =3 x3 =4 x4 =5 y y1 =30 y2 =? y3 =? y4 =? a, Tìm hệ số tỉ lệ ; b, Thay dấu “ ? ” trong bảng trên bằng một số thích hợp; c, Có nhận xét gì về hai giá trị tương ứng x1y1; x2y2; x3y3; x4y4 của x và y *HS : Thực hiện. *GV : Nhận xét. Nếu hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau thì : Tích của hai giá trị tương ứng có thay đổi không ?. *HS : Trả lời. *GV : Nhận xét và khẳng định : *HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. 1. Định nghĩa. ?1. Các công thức tính: a, Diện tích hình chữ nhật: S = x.y =12 cm2 b, Tổng lượng gạo: y.x =500 kg c, Quãng đường: s = v.t = 16 km *Nhận xét. Các công thức trên đều có điểm giống nhau là : Đại lượng này bằng một hằng số chia cho đại lượng kia. Ta nói đại lượng x, y (hoặc v , t) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. *Kết luận : Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức hay x.y = a ( a là một hằng số khác 0) thì ta nói rằng y tỉ lệ với x theo tỉ lệ a. ?2. Cho biết y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ -3,5.Thì x tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ -3,5. * Chú ý: Khi y tỉ lệ nghịch với x thì x cũng tỉ lệ nghịch với y và ta nói hai đại lượng đó tỉ lệ nghịch với nhau 2. Tính chất. ?3. a, Hệ số tỉ lệ: a = 60. b, x x1 = 2 x2 =3 x3 =4 x4 =5 y y1=30 y2=20 y3=15 y4=12 c, x1y1 = x2y2 = x3y3; *Kết luận : Nếu hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau thì : - Tích của hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi ( bằng hệ số tỉ lệ). - Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng nghịch đảo của tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia. 4. Củng cố: -Định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch, viết công thức liên hệ? -Phát biểu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch? 5. Hướng dẫn về nhà : Học thuộc định nghĩa, tính chất của đại ượng tỉ lệ nghịch Bài tập14,15 sgk+ bài tập tương tự sách bài tập. Đọc trước bài “ một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch” V. RÚT KINH NGIỆM: ............................... ............................... ............................... ............................... ...............................
Tài liệu đính kèm: