Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 60: Bất phương trình một ẩn

I/ MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

- HS được giới thiệu về bất phương trình một ẩn, biết kiểm tra một số có là nghiệm của bất phương trình một ẩn hay không ?

 Hiểu khái niệm hai bất phương trình tương đương.

 2. Kỹ năng:

- Biết viết dưới dạng ký hiệu và biểu diễn trên trục số tập nghiệm của các bất phương trình dạng x < a ; x > a ; x  a ; x  a

- Kỹ năng vận dụng các kiến thức trong bài làm các dạng bài tập có liên quan

 3.Thái độ:

- có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.

- có đức tính trung thực, cần cù vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo

- có ý thức hợp tác trân trọng thành quả của mình và của người khác

- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn toán

 

doc 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 722Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 60: Bất phương trình một ẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
KHỐI LỚP: 8 - Môn: Đại số
Tiết theo PPCT: 60
Trường: Đoàn Thị Điểm
BẤT PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN 
Họ tên giáo viên: Trần Thị Hà
Mobil: 0167 576 1898
I/ MỤC TIÊU 
	1. Kiến thức
- HS được giới thiệu về bất phương trình một ẩn, biết kiểm tra một số có là nghiệm của bất phương trình một ẩn hay không ?
- Hiểu khái niệm hai bất phương trình tương đương.
	2. Kỹ năng: 
- Biết viết dưới dạng ký hiệu và biểu diễn trên trục số tập nghiệm của các bất phương trình dạng x a ; x £ a ; x ³ a
- Kỹ năng vận dụng các kiến thức trong bài làm các dạng bài tập có liên quan
	3.Thái độ:
- có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.
- có đức tính trung thực, cần cù vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo
- có ý thức hợp tác trân trọng thành quả của mình và của người khác
- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn toán
	4. Tư duy:
- Rèn khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác.
- Phát triển tư duy linh hoạt độc lập sáng tạo.
- Các thao tác tư duy: so sáng tương tự
II/ CÂU HỎI QUAN TRỌNG
1. Để kiểm tra một số có là nghiệm của một bất phương trình một ẩn hay không ta làm thế nào ?
2. Thế nào là tập nghiệm của bất phương trình ?
3. Thế nào là hai bất phương trình tương đương
4. Có thể vận dụng các kiến thức của bài học vào dạng bài tập như thế nào?
III/ ĐÁNH GIÁ
- HS trả lời được và làm được các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV.
- Thảo luận nhóm sôi nổi.
- Tỏ ra yêu thích bộ môn.
IV/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 1. GV : 
 - Bảng phụ ghi các câu hỏi, bài tập 
 - Bảng tổng hợp nghiệm và biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình” trang 52 SGK
 2. HS : 
 - Thực hiện hướng dẫn tiết trước
 - Thước thẳng, bảng nhóm
V/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	V.1. Ổn định lớp ( 1 phút)
	V.2. Kiểm tra bài cũ : (3 phút)
Đ/t
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
Tb
- So sánh m2 và m nếu : a) m lớn hơn 1 ;
 b) m dương nhưng nhỏ hơn 1
a) Nếu m > 1. Nhân số dương m vào hai vế bất đẳng thức m > 1
Þ m2 > m
b) Nếu m dương nhưng m < 1 thì m2 < m
10đ
 	V.3. Giảng bài mới
Hoạt động 1 : Mở đầu
- Mục đích, thời gian: HS được giới thiệu về bất phương trình một ẩn, biết kiểm tra một số có là nghiệm của bất phương trình một ẩn hay không ? (12 phút)
- Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động cá nhân
- Phương tiện, tư liệu: Sách giáo khoa, bảng phụ
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
GV yêu cầu HS đọc bài toán trang 41 SGK rồi tóm tắt bài toán
Bài toán : Nam có 25000đồng. Mua một bút giá 4000 và một số vở giá 2000đ/q. Tính số vở Nam có thể mua được ?
GV gọi 1 HS chọn ẩn cho bài toán
Hỏi : Vậy số tiền Nam phải trả để mua một cái bút và x quyển vở là bao nhiêu ?
Hỏi : Nam có 25000đồng, hãy lập hệ thức biểu thị quan hệ giữa số tiền Nam phải trả và số tiền Nam có
GV giới thiệu : hệ thức 
2200.x + 4000 £ 25000 là một bất phương trình một ẩn, ẩn ở bất phương trình này là x 
Hỏi : Cho biết vế phải, vế trái của bất phương trình này ?
Hỏi : Theo em, trong bài toán này x có thể là bao nhiêu ?
Hỏi : Tại sao x có thể bằng 9 (hoặc bằng 8 . . . )
GV nói : khi thay x = 9 hoặc x = 6 vào bất phương trình, ta được một khẳng định đúng. Ta nói x = 9 ; 
x = 6 là nghiệm của bất phương trình.
Hỏi : x = 10 có là nghiệm của bất phương trình không ? tại sao ?
GV yêu cầu HS làm ?1 
(đề bài đưa lên bảng phụ)
GV gọi HS trả lời miệng câu (a)
GV yêu cầu HS làm nháp câu (b) khoảng 2phút sau đó gọi 1 HS lên bảng giải
GV gọi HS nhận xét
1HS đọc to bài toán trong SGK
HS : ghi bài
HS : gọi số vở của Nam có thể mua được là x (quyển)
HS : Số tiền Nam phải trả là : 2200.x + 4000 (đồng)
HS : Hệ thức là : 
2200.x + 4000 £ 25000
HS : Vế phải : 25000
Vế trái : 2200.x + 4000
HS có thể trả lời x = 9 ; hoặc x = 8 ; hoặc x = 7 . .. 
HS : nghe GV trình bày
HS Vì : 2200.9 + 4000 
= 23800 < 25000......
HS : Vì khi thay x = 10 vào bất phương trình được
2200.10 + 4000 £ 25000 là một khẳng định sai. Nên 
x = 10 không phải là nghiệm của bất phương trình
HS : đọc đề bài bảng phụ
1HS trả lời miệng
1HS lên bảng làm câu (b)
1 vài HS nhận xét
Hoạt động 2 : Tập nghiệm của bất phương trình
- Mục đích/ thời gian:
 Biết viết dưới dạng ký hiệu và biểu diễn trên trục số tập nghiệm của các bất phương trình dạng x a ; x £ a ; x ³ a (12 phút)
- Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm
- Phương tiện, tư liệu: SGK, bảng phụ, bảng nhóm
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV giới thiệu tập nghiệm của bất phương trình như SGK
 Giải bất phương trình là tìm tập hợp nghiệm của bất phương trình đó
GV yêu cầu HS đọc ví dụ 1 tr 42 SGK giới thiệu tập nghiệm của bất phương trình. Giải bất phương
GV giới thiệu ký hiệu tập hợp nghiệm của bất phương trình là {x | x > 3} và hướng dẫn cách biểu diễn tập nghiệm này trên trục số 
GV lưu ý HS : Để biểu thị điểm 3 không thuộc tập hợp nghiệm của bất phương trình phải dùng ngoặc đơn “(” bề lõm của ngoặc quay về phần trục số nhận được
GV yêu cầu HS làm ?2 
GV gọi 1 HS làm miệng.
GV ghi bảng
GV yêu cầu HS đọc ví dụ 2 tr 42 SGK
GV Hướng dẫn HS biểu diễn tập nghiệm {x / x £ 7}
HS : nghe GV giới thiệu
HS : đọc ví dụ 1 SGK
HS : viết bài
HS biểu diễn tập hợp nghiệm trên trục số theo sự hướng dẫn của GV
HS : đọc ?2 
HS làm miệng :
 x > 3, VT là x ; VP là 3 ; tập nghiệm : {x / x > 3} ;
 3 < x, VT là 3 ; VP là x
Tập nghiệm : {x / x > 3}
 x = 3, VT là x ; VP là 3
Tập nghiệm : S = {3}
HS : đọc ví dụ 2 SGK
HS : Biểu diễn tập nghiệm trên trục số dưới sự hướng dẫn của GV
Hoạt động 3: Bất phương trình tương đương :
- Mục đích/ thời gian: Hiểu khái niệm hai bất phương trình tương đương ( 6 phút )
- Phương pháp: vấn đáp, hoạt động cá nhân.
- Phương tiện, tư liệu: SGK,
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Hỏi : Thế nào là hai phương trình tương đương?
GV : Tương tự như vậy, hai bất phương trình tương đương là hai bất phương trình có cùng một tập nghiệm
Và nhắc lại khái niệm hai bất phương trình tương đương
GV đưa ra ví dụ : Bất phương trình x > 3 và 3 < x là hai bất phương trình tương đương.
Ký hiệu : x > 3 Û 3 < x
Hỏi : Hãy lấy ví dụ về hai bất phương trình tương đương
Hỏi: Thế nào là hai bất phương trình tương đương
HS : Là hai phương trình có cùng một tập nghiệm
HS : Nghe GV trình bày
HS : ghi bài vào vở
HS : x ³ 5 Û 5 £ x
 x x
HS: TL
Hoạt động 4: Luyện tập
- Mục đích/ thời gian: HS vận dụng các kiến thức làm các dạng bài tập ( 7phút )
- Phương pháp:vấn đáp, hoạt động nhóm
- Phương tiện, tư liệu: SGK, bảng nhóm, bảng phụ
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Có thể vận dụng các kiến thức của bài học vào dạng bài tập như thế nào?
Bài 18 tr 43
(đề bài đưa lên bảng)
Hỏi : Phải chọn ẩn như thế nào ? 
Hỏi : Vậy thời gian đi của ô tô được biểu thị bằng biểu thức nào ?
Hỏi: Ô tô khởi hành lúc 7giờ, đến B trước 9(h), vậy ta có bất phương trình nào 
Bài 17 tr 43 SGK
GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm bài 17
- Nửa lớp làm câu (a, b)
- Nửa lớp làm câu (c, d)
GV gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả
Bảng nhóm : Kết quả :
a) x £ 6 ; b) x > 2 ; c) x ³ 5 ; d) x < -1
Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả
GV giới thiệu bảng tổng hợp tr 52 SGK
HS : xem bảng tổng hợp để ghi nhớ
HS : TL
HS : đọc đề bài 
HS : Gọi vận tốc phải đi của ô tô là x (km/h)
HS : 
1hs lên bảng trình bày
Bài 18 tr 43
Giải
Gọi vận tốc phải đi của ô tô là x (km/h)
Vậy thời gian đi của ô tô là : 
Ta có bất phương trình :
 	 < 2
HS hoạt động theo nhóm
	V.4. Củng cố: ( 2 phút)
- Hs nhắc lại các nội dung kiến thức đã được học trong bài, các dạng bài tập 
	V.5 Hướng dẫn học sinh học ở nhà: ( 2 phút)
- Ôn các tính chất của bất đẳng thức : Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, phép nhân, hai quy tắc biến đổi phương trình
- Bài tập : 15 ; 16 tr 43 ; Bài tập : 31 ; 32 ; 34 ; 35 ; 36 tr 44 SBT
- Đọc trước bài phương trình bậc nhất một ẩn
	V.6. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1).Sách giáo khoa toán 8.
2). Sách bài tập toán 8
3). Sách giáo viên toán 8

Tài liệu đính kèm:

  • docdai 8 tiet 60.doc