Giáo án môn Đại số 9 - Tiết 19, 20 - Trường THCS Hòa Tân

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Ôn lại các khái niệm về ‘hàm số’,‘biến số’,hàm số có thể cho bằng bảng công thức.

 Khi y là hàm số của x thì có thể viết y = f(x), y = g(x).giá trị hàm số y = f(x) tại x0, x1 được kí hiệu f(x0), f(x1).

 Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng

 (x ; f(x)) trên mặt phẳng tọa độ.

Bước đầu nắm được khái niệm hàm số đồng biến trên R, nghịch biến trên R.

2. Kỹ năng: hs tính được các giá trị của hàm số khi cho trước biến số, biết biểu diễn các cặp số (x; y) trên mp tọa độ, biết vẽ thành thạo đồ thị hàm số y = ax.

3. Thái độ: cẩn thận, hợp tác.

II. CHUẨN BỊ:

1. Gv: sgk, giáo án, thước, bảng phụ

2. Hs: ôn lại hàm số đã học ở lớp 7

 

doc 10 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 956Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 9 - Tiết 19, 20 - Trường THCS Hòa Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ký duyệt:
Võ Thanh Điền
Ngày soạn: 02/10/13	Ngày dạy: 21/10/13
Tuần 10 (21/10 à26/10/13)	Tiết 19
NHẮC LẠI VÀ BỔ SUNG CÁC KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ
MỤC TIÊU:
Kiến thức:Ôn lại các khái niệm về ‘hàm số’,‘biến số’,hàm số có thể cho bằng bảng công thức.
 Khi y là hàm số của x thì có thể viết y = f(x), y = g(x)...giá trị hàm số y = f(x) tại x0, x1 được kí hiệu f(x0), f(x1)...
 Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng 
 (x ; f(x)) trên mặt phẳng tọa độ.
Bước đầu nắm được khái niệm hàm số đồng biến trên R, nghịch biến trên R.
Kỹ năng: hs tính được các giá trị của hàm số khi cho trước biến số, biết biểu diễn các cặp số (x; y) trên mp tọa độ, biết vẽ thành thạo đồ thị hàm số y = ax.
Thái độ: cẩn thận, hợp tác.
CHUẨN BỊ:
Gv: sgk, giáo án, thước, bảng phụ
Hs: ôn lại hàm số đã học ở lớp 7
PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp vấn đáp
TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY :
Ổn định lớp (1 phút)
Kiểm tra bài cũ
Bài mới:
Ở lớp 7 các em đã được học hàm số, cách vẽ đồ thị hàm số .Hôm nay chúng ta sang chương II: Hàm số bậc nhất nhằm nhắc lại, bổ sung khái niệm hàm số, thế nào là hàm số bậc nhất và cách vẽ hàm số bậc nhất,..
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khái niệm hàm số (13 phút )
Gv: khi nào đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi x ? Hàm số có thể cho bằng những dạng nào ?
Hs trả lời theo nội dung sgk
Gv y/c hs nghiên cứu ví dụ a, b sgk
Gv hướng dẫn hs nhớ lại các kiến thức đã học lớp 7
Hs làm ?1
Hs hoạt động nhóm
Hs nhận xét
Gv nhận xét
Gv: Thế nào là hàm hằng ?
Hs: Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị không đổi.
Ví dụ: y = 0x + 2
Ví dụ 1: sgk trang 42
[?1] sgk trang 43
Cho hàm số 
Hoạt động 2: Đồ thị của hàm số (14 phút)
Gv gọi đồng thời 2 hs lên bảng giải ?2
Hs còn lại tự vẽ vào nháp
Hs nhận xét
Gv nhận xét
Gv: Muốn vẽ đồ thị của hàm số y = f(x) = ax ta cần mấy điểm ?
Hs: đồ thị sẽ đi qua gốc tọa độ nên ta tìm thêm một điểm.
Gv giới thiệu đồ thị của hàm số y = f(x)
b) Vẽ đồ thị hàm số y = 2x 
 x = 0, y = 0
 x = 1, y = 2
 A(1;2)
Tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; f(x)) trên mp tọa độ được gọi là đồ thị của hàm số y = f(x)
Hoạt động 3: Hàm số đồng biến, nghịch biến (7 phút)
Gv y/c hs giải ?3
Chia lớp thành nhóm
Nửa lớp tính với hàm số y = 2x + 1
Nửa lớp tính với hàm số y = -2x + 1
Gọi hs đại diện lên bảng
Hs nhận xét – gv nhận xét
Gv: Biểu thức 2x+1 xác định với những giá trị nào của x ?
Hs: xác định với 
Gv: khi x tăng dần các giá trị tương ứng của y thế nào ?
Hs: cũng tăng
Tương tự gv đặt câu hỏi với biểu thức -2x + 1
Dẫn dắt hs đến tổng quát
[?3] sgk trang 43
x
-2
-1.5
-1
-0.5
0
0.5
1
1.5
y = 2x +1
-3
-2
-1
0
1
2
3
4
y = -2x+1
5
4
3
2
1
0
-1
-2
Hàm số y = 2x + 1 đồng biến trên 
Hàm số y =- 2x + 1 nghịch biến trên 
Một cách tổng quát: sgk trang 44
Với 
Nếu x1 < x2 mà f(x1) < f(x2) thì hàm số y = f(x) đồng biến trên 
Nếu x1 f(x2) thì hàm số y = f(x) nghịch biến trên 
Củng cố (7 phút)
Bài tập 1 sgk trang 44
 Giá trị của x
Hàm số
-1
0
1
2
3
0
2
3
5
Giá trị của hàm số g(x) lớn hơn f(x) là 3 khi biến x lấy cùng một giá trị.
Hướng dẫn về nhà(3 phút)
Tiếp tục giải bài 2,3
Hướng dẫn bài 3 : Câu a tự vẽ
 Câu b xét y = 2x lấy x1, x2 thuộc R sao cho x1< x2
Suy ra f(x1) = 2x1 , f(x2) = 2x2
Ta có x1< x2 suy ra 2x1 < 2x2 suy ra f(x1) < f(x2)
Hàm số y = 2x đồng biến trên R
Tương tự xét y = -2x
RÚT KINH NGHIỆM
Thời gian:
Nội dung:
Phương pháp:
Kinh nghiệm đó được áp dụng vào lớp:
Ngày soạn: 02/10/13	Ngày dạy: 23/10/13
Tuần 10 	Tiết 20
LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU:
Kiến thức:củng cố các kiến thức về hàm số (hàm số đồng biến,...)
Kỹ năng: tính giá trị của hàm số, vẽ đồ thị của hàm số, ‘đọc’ đồ thị.
Thái độ: cẩn thận, chính xác.
CHUẨN BỊ:
Gv: sgk, thước, bảng phụ, máy tính.
Hs: chuẩn bị bài, máy tính.
PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp luyện tập – thực hành.
TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY :
Ổn định lớp (1 phút)
Kiểm tra bài cũ (10 phút)
Nêu khái niệm hàm số, Thế nào là hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến.
Vẽ hai đồ thị bài tập 3 sgk
Bài tập 3 sgk trang 45
	y = 2x
	suy ra A(1;2)
	y = -2x	
 suy ra B(1;-2)	
 Yêu cầu hs giải tiếp câu b)
 Gv nhận xét. Có thể xét tính đồng biến, 
 nghịch biến của hàm số bằng đồ thị (gv hướng dẫn)	
Bài mới:
Để củng cố các kiến thức về hàm số, tính đồng biến ,nghịch biến của hàm số. Ta vào tiêt Luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Luyện tập (31 phút)
Gv đưa hình vẽ 4
Hs hoạt động nhóm
Đại diện nhóm nêu các bước giải
Hs nhóm khác nhận xét
Gv nhận xét.
Gọi hs vẽ đồ thị hàm số 
Hs nhận xét.
Gv nhận xét.
Gv vẽ đường thẳng song song với trục ox theo yêu cầu đề bài .
Hs xác định tọa độ A, B
Áp dụng tính OA, OB
Tính chu vi, diện tích.
Gv hướng dẫn hs giải bài tập 7
Hs nhận xét
Gv nhận xét
Bài tập 4 sgk trang 45
-Vẽ hình vuông cạnh 1 đơn vị, đỉnh O, đường chéo OB có độ dài bằng 
-Trên tia Ox đặt điểm C sao cho OC = OB =
-Vẽ hình chử nhật có 1 đỉnh là O cạnh OC = , cạnh CD = 1 suy ra đường chéo OD = 
-Trên tia Oy đặt điểm E sao cho OE = OD =.
-Xác định điểm A(1; )
-Vẽ đường thẳng OA đó là đồ thị hàm số y = x
Bài tập 5 sgk trang 45
Hàm số y = 2x tìm điểm (1;2)
Hàm số y = x tìm điểm (1;1)
b) A (2;4) , B (4;4)
ta có AB = 2cm
Áp dụng định lý Pytago ta có
Goi P là chu vi tam giác OAB ta có
Bài tập 7 sgk trang 46
Cho hàm số y = f(x) = 3x
Với x1, x2 và x1< x2
Ta có:
Suy ra hàm số y = 3x đồng biến trên R
Củng cố (2 phút)
 Khi nào y là hàm số của x? Thế nào là hàm số đồng biến, nghịch biến trên R.
Hướng dẫn về nhà(1 phút)
Xem các kiến thức về hàm số, Làm bài tập còn lại.
Xem trước bài ‘Hàm số bậc nhất’
RÚT KINH NGHIỆM
Thời gian:
Nội dung:
Phương pháp:
Kinh nghiệm đó được áp dụng vào lớp:
Ngày soạn: 02/10/13	Ngày dạy: 21/10/13
Tuần 10	Tiết 19	
KIỂM TRA CHƯƠNG I
MỤC TIÊU:
Kiến thức: Kiểm tra các kiến thức đã học trong chương
Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập nhanh, chính xác.
Thái độ: nghiêm túc.
CHUẨN BỊ:
Gv: đề kiểm tra
Hs: chuẩn bị bài, bảng số (máy tính)
BÀI KIỂM TRA:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG I
Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1. 
Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
Hiểu và nhớ các hệ thức vào giải bài tập
Số câu
Số điểm. 
Tỉ lệ %
1
1.5 đ
15 %
Số câu: 1
1.5điểm
15 %
Chủ đề 2. 
Tỉ số lượng giác của góc nhọn, bảng lượng giác
Nhận biết tỉ số lượng giác của 1góc nhọn.
Hiểu định nghĩa tỉ số lượng giác 
Số câu
Số điểm.
Tỉ lệ %
3
1.5 đ
15 %
3
1.5 đ
15%
Số câu: 6
3.0 điểm
30 %
Chủ đề 3. 
Một số hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông
Hiểu các hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông vào giải bài tập.
Vận dụng các hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông vào giải bài tập.
Số câu
Số điểm.
Tỉ lệ %
1
1.5 đ
15 %
1
3.0 đ
30%
1
1.0 đ
10 %
Số câu: 3
5.5 điểm
55 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
3
1.5 đ
15 %
3
1.5 đ
15 %
2
3.0 đ
30 %
1
3.0 đ
30%
1
1.0đ
10 %
Số câu: 10
Số điểm:10
100 %
NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ BÀI
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
 A. Chọn kết quả đúng trong các kết quả dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước.
1. bằng 2. bằng
 B. Đúng hay sai ? Cho góc nhọn 
II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
 Câu 1:( 3 điểm). Tìm x và y trong mỗi hình sau ( làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ ba )
Hình a Hình b 
 Câu 2: (4 điểm). Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, biết AB = 4cm, AC = 3cm.
Tính BC, ,AH.
Hỏi rằng điểm M mà nằm trên đường nào ?
TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Lựa chọn kết quả đúng
 A
 B
Đúng hay sai ?
Đúng
Đúng
Sai
Sai
TỰ LUẬN:(7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Hình a: 
Hình b:
Câu 2: (4 điểm)
Vẽ hình đúng 0.5 điểm
Xét tam giác vuông ABC. Áp dụng định lí Pytago ta có:
Để thì M phải cách BC một khoảng bằng AH = 2.4 cm. Do đó M phải nằm trên hai đường thẳng song song với BC và cùng cách BC một khoảng bằng 2.4 cm.
BIỂU ĐIỂM:
TRẮC NGHIỆM: (3đ)
1 điểm ( mỗi câu 0.5 đ)
2 điểm ( mỗi câu 0.5 đ)
TỰ LUẬN:(7đ)
Câu 1:(3đ)
Mỗi hình 1.5đ
Câu 2:(4đ)
Vẽ hình 0.5đ
a) Tính BC : 0.75đ
 Tính góc B,C: 1đ6
 Tính AH : 0.75đ
b) 1điểm
Ngày soạn: 02/10/13	Ngày dạy: 23/10/13
Tuần 10	Tiết 20
CHƯƠNG II: ĐƯỜNG TRÒN
BÀI 1: SỰ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TRÒN. TÍNH CHẤT ĐỐI XỨNG CỦA ĐƯỜNG TRÒN.
MỤC TIÊU:
Kiến thức: Hs biết được nội dung ,kiến thức chính của chương
Hs nắm định nghĩa đường tròn, cách xác định một đường tròn, đường tròn ngoại tiếp tam giác và tam giác nội tiếp đường tròn.
Hs năm được đường tròn là hình có tâm đối xứng, có trục đối xứng.
Kỹ năng: biết dựng đường tròn đi qua 3 điểm không thẳng hàng, biết chứng minh một điểm nằm trên, nằm bên trong, nằm ngoài đường tròn.
Thái độ: cẩn thận, hợp tác.
CHUẨN BỊ:
Gv: sgk, giáo án, thước, compa, bảng phụ
Hs: sgk, thước, compa
PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp vấn đáp
TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY :
Ổn định lớp (1 phút)
Kiểm tra bài cũ
Bài mới:
Ở lớp 6. các em đã biết định nghĩa đường tròn. Ở lớp 9 ta sẽ tìm hiểu: sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn, vị trí tương đối...
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Nhắc lại về đường tròn (9 phút)
Gv vẽ lên bảng và hs tự vẽ đường tròn tâm O và bán kính R.
Hs phát biểu định nghĩa đường tròn
Bảng phụ giới thiệu 3 vị trí của M đối với ( O;R )
Gv: hãy nêu hệ thức liên hệ giữa OM và R trong từng trường hợp.
Giải nhanh ?1
Kí hiệu (O;R) hoặc (O)
Định nghĩa sgk trang 97
Hình a: Điểm M nằm ngoài 
Hình b: Điểm M nằm trên 
Hình c: Điểm M nằm trong 
[?1] sgk trang 58
H nằm bên ngoài (O)
K nằm bên trong (O)
( theo đ.lí về góc và cạnh đối diện trong tam giác )
Hoạt động 2: Cách xác định đường tròn (17 phút)
Gv: Một đ/tròn xác định khi biết những yếu tố nào? Còn yếu tố nào khác vẫn xác định được?
Hs giải ?2
Hs vẽ hình 
Nêu cách xác định
Hs nhận xét
Gv nhận xét: như vậy nếu biết 1 hoặc 2 điểm của đường tròn ta đều chưa xác định được duy nhất một đường tròn.
Hs hoàn thành ?3
Hs nhận xét
Gv nhận xét
Gv: nếu 3 điểm này thẳng hàng thì sao?
Gv: giới thiệu đường tròn ngoại tiếp tam giác, tam giác nội tiếp đường tròn.
Một đường tròn được xác định khi biết tâm và bán kính hoặc một đoạn thẳng là đường kính của đường tròn đó.
[?2] sgk trang 98
Hình vẽ
Có vô số đường
 tròn đi qua A và B
Tâm của đường tròn 
đó nằm trên đường
 trung trực của AB
 vì có OA = OB
[?3] sgk trang 98
Vẽ được một đường tròn
 vì trong một tam giác ba 
đường trung trực cùng đi 
qua một điểm 
Qua ba điểm không thẳng hàng ta vẽ được một và chỉ một đường tròn.
Không vẽ được đường tròn nào đi qua 3 điểm thẳng hàng
Hoạt động 3: Tâm đối xứng (5 phút)
Gv y/c hs hoàn thành nhanh ?4
Hs trả lời nhanh
Hs nhận xét
Gv nhận xét
Đường tròn là hình có tâm đối xứng. Tâm của đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn đó.
[?4] sgk trang 99
Ta có: OA = OA’
Mà OA = R suy ra OA’ = R
Hoạt động 4: Trục đối xứng (10 phút)
Gv y/c hs lấy ra miếng bìa hình tròn 
-Vẽ đ.thẳng đi qua tâm của miếng bìa hình tròn
-Gấp miếng bìa hình tròn đó theo đt vừa vẽ
Hs thực hiện theo hướng dẫn
Hs nêu nhận xét
Đường tròn có bao nhiêu trục đối xứng
Hs làm ?5
Hs nhận xét
 Gv nhận xét
Nhận xét: hai phần bìa hình tròn trùng nhau. Đường tròn là hình có trục đối xứng. Đường tròn có vô số trục đối xứng là bất cứ đường kính nào.
[?5] sgk trang 99
Có C và C’ đối xứng qua 
AB nên AB là trung trực 
của CC’ 
Có 
Đường tròn là hình có trục đối xứng. Bất kì đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn
Củng cố (2 phút)
 Nêu các cách xác định một đường tròn. Đường tròn có mấy tâm đối xứng, trục đối xứng?
Hướng dẫn về nhà(1 phút)
Về học và xem kỹ bài
Làm các bài tập, Xem bài tiếp theo
RÚT KINH NGHIỆM
Thời gian:
Nội dung:
Phương pháp:
Kinh nghiệm đó được áp dụng vào lớp:

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_tap_Chuong_I_Can_bac_hai_Can_bac_ba.doc