I. Mục tiêu
1. Kiến thức
HS củng cố lại cách giải bài toán bằng cách lập phương trình ở lớp 8, biết chọn ẩn, đặt điều kiện cho ẩn, biết tìm mối liên hệ giữa các dữ kiện trong bài toán để lập phương trình.
2. Kĩ năng
HS biết trình bày bài giải bài toán bằng cách lập phương trình, giải các bài toán về phương trình bậc hai và phương trình quy về bậc hai.
3. Thái độ
Rèn HS tính cẩn thận, chính xác trong lập luận và trình bày bài toán bậc hai.
II. Chuẩn bị (Thiết bị dạy học và học liệu)
1. Giáo viên:
Giáo án, bảng phụ, bút viết bảng phụ, nam châm, máy tính, máy chiếu.
Tuần 33 Ngày soạn : 12/04/2015 Tiết 63 Ngày giảng: 15/04/2015 §8. GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH I. Mục tiêu 1. Kiến thức HS củng cố lại cách giải bài toán bằng cách lập phương trình ở lớp 8, biết chọn ẩn, đặt điều kiện cho ẩn, biết tìm mối liên hệ giữa các dữ kiện trong bài toán để lập phương trình. 2. Kĩ năng HS biết trình bày bài giải bài toán bằng cách lập phương trình, giải các bài toán về phương trình bậc hai và phương trình quy về bậc hai. 3. Thái độ Rèn HS tính cẩn thận, chính xác trong lập luận và trình bày bài toán bậc hai. II. Chuẩn bị (Thiết bị dạy học và học liệu) 1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, bút viết bảng phụ, nam châm, máy tính, máy chiếu. 2. Học sinh Dụng cụ học tập; ôn tập cách giải phương trình bậc hai (Toán 9), phương trình chứa ẩn ở mẫu, phương trình tích (Toán 8). III. Tiến trình dạy – học Hoạt động 1 (1 phút). Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp. Giáo viên tổ chức các hoạt động học Hoạt động của học sinh Hoạt động 2 (8 phút): Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề Gọi một Hs lên bảng giải phương trình: Ở lớp 8 chúng ta đã học cách giải bài toán bằng cách lập phương trình, hôm nay chúng ta tiếp tục giải quyết một sô bài toán giải bằng cách lập phương trình mà ở lớp 8 chúng ta chưa giải quyết được Một HS lên bảng giải phương trình: Đáp án Hoạt động 3 (18 phút): Ví dụ 1. Ví dụ: GV: Nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình? GV giới thiệu ví dụ trang 75 SGK. - Em cho biết bài toán này thuộc dạng nào? - Ta cần phân tích những đại lượng nào? GV kẻ bảng phân tích mối liên hệ giữa các đại lượng, yêu cầu HS lên điền vào bảng. 1. Ví dụ: HS nêu 3 bước lập phương trình: Bước 1. Lập phương trình: - Chọn ẩn và xác định điều kiện thích hợp cho ẩn số; - Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết; - Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng. Bước 2. Giải phương trình. Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thoả mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận. Ví dụ trang 75 SGK. HS: - Bài toán này thuộc dạng toán năng suất. - Ta cần phân tích các đại lượng: Số áo may trong 1 ngày, thời gian may, số áo. HS kẻ bảng phân tích đại lượng vào vở và điền vào bảng. Số áo may một ngày Số ngày Số áo may Kế hoạch x(áo) 3000(áo) Thực hiện X+6(áo) 2650(áo) GV yêu cầu HS dựa vào bảng phân tích, trình bày bài toán. GV yêu cầu một HS lên bảng giải phương trình và trả lời bài toán. Sau đó GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm . GV kiểm tra các nhóm làm việc trong 4’, rồi thu các bảng nhóm để kiểm tra, nhận xét và rút kinh nghiệm trong giải bài toán bậc hai, HS trình bày như bài giải trang 57, 58 SGK. Ta có phương trình: HS giải phương trình ta được: Trả lời: Theo kế hoạch, mỗi ngày xưởng phải may xong 100 áo. . HS hoạt động nhóm. Bài giải: Gọi x (m) là chiều rộng của mảnh đất. ĐK: x > 0. Khi đó chiều dài của mảnh đất là: x + 4 (m). Vì diện tích của mảnh đất là 320 m2, nên ta có phương trình: x.(x + 4) = 320 Vậy chiều rộng của mảnh đất là 16m Chiều dài của mảnh đất là: 16 + 4 = 20m. Hoạt động 4 (16 phút): Luyện tập 2. Bài tập áp dụng: GV giới thiệu bài tập 41 trang 58 SGK. Gọi HS đọc đề và tóm tắt đề toán. GV: - Hãy chọn ẩn số và dựa vào dữ kiện đề bài để lập nên phương trình. - Một HS giải phương trình tìm được. - Cả hai nghiệm của phương trình có nhận được không? - Trả lời bài toán. 2. Bài tập áp dụng: HS đọc đề và tóm tắt đề. HS: - Gọi số nhỏ là x. Khi đó số lớn là x + 5. - Tích của hai số này là 150 nên ta có phương trình: x(x + 5) = 150 - Cả hai nghiệm này nhận được vì x là số tuỳ ý, có thể âm, có thể dương. - Trả lời: Nếu một bạn chọn số 10 thì bạn kia chọn số 15. Nếu một bạn chọn số -15 thì bạn kia chọn số -10. Hoạt động 5 (2 phút): Hướng dẫn về nhà Nắm vững cách giải bài toán bằng cách lập phương trình, nhận dạng được các dạng toán cơ bản và biết cách trình bày bài toán bậc hai. Làm cácbài tập: 42, 44, 46, 47, 49 SGK trang 58, 59.
Tài liệu đính kèm: