I . MỤC TIÊU.
1.Kiến thức :
- Giúp HS củng cố và nắm chắc quy tắc nhân đa thức với đa thức.
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng thực hiện thành thạo nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
3.Thái độ:
- Rèn khả năng thực hiện nhanh nhẹn, chính xác .
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: phiếu học tập, bảng phụ
Học sinh: Bút dạ, bài tập về nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Nêu vấn đề,giảng giải vấn đáp,nhóm.
Ngày soạn : 20/08/2015 Tuần : 02, tiết 03 LUYỆN TẬP I . MỤC TIÊU. 1.Kiến thức : - Giúp HS củng cố và nắm chắc quy tắc nhân đa thức với đa thức. 2.Kỹ năng: - Rèn kỹ năng thực hiện thành thạo nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức. 3.Thái độ: - Rèn khả năng thực hiện nhanh nhẹn, chính xác . II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: phiếu học tập, bảng phụ Học sinh: Bút dạ, bài tập về nhà. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Nêu vấn đề,giảng giải vấn đáp,nhóm. IV .TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức. 3. Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề. Bạn vừa nhắc lại 2 quy tắc về phép nhân trên đa thức tiết học hôm nay thầy trò chúng ta cùng đi sâu áp dụng hai quy tắc này. b/ Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG 1.Thực hiện phép tính. a)(x2 - 2x + 3)(x - 5) b) (x2 - 2xy + y2)(x - y) GV: Chép đề lên bảng và gọi hai Hs thực hiện ,yêu cầu Hs dưới lớp làm vào giấy nháp HS:Thực hiện. GV: Cùng Hs nhận xét. 2.Chứng minh rằng giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào biến x. (x - 5)(2x + 3) - 2x(x - 3) + x + 7 GV: Với yêu cầu của bài toán ta phải làm gì? HS: Thực hiện các phép tính trên đa thứcvà rút gọn. GV:Yêu cầu Hs lên bảng thực hiện. 3. Tính giá trị của biểu thức . P = (x2 - 5)(x+3) + (x+4)(x-x2) trong các trường hợp sau. a) x = 0 ; b) x= 15 c) x = -15 ; d) x = 0,15 GV: Cho học sinh hoạt động theo nhóm HS: Thực hành theo nhóm trên bảng phụ nhóm. GV: thu phiếu và nhận xét., 4. Tìm x biết: (12x - 5)(4x - 1) + (3x - 7)(1 - 16x) = 81 GV: Yêu cầu Hs lên thực hiện. GV:Nhận xét và sửa sai. 5.Tìm ba số tự nhiên liên tiếp,biết tích hai số sau lớn hơn tích hai số đầu là 192. HS: 1 em lên bảng thực hiện,dưới lớp quan sát nhận xét . 1.Bài tập 10 .(Sgk) Thực hiện phép tính. a) (x2 - 2x + 3)(x - 5) = x(x2 - 2x + 3) - 5(x2 - 2x + 3) =x3 - x2 +x - 5x2 + 10x - 15 =x3 - 6x2 + x - 15 b) (x2 - 2xy + y2)(x - y) = x(x2 - 2xy + y2) - y(x2 - 2xy + y2) = x3 - 2x2y + xy2 - yx2 + 2xy2 - y3 = x3 - 3x2y + 3xy2 - y3 2.Bài tập 11(Sgk) Ta có: (x - 5)(2x + 3) - 2x(x - 3) + x + 7 = 2x2 + 3x - 10x - 15 - 2x2 + 6x +x+7 = -15 +7 = -8 Vậy biểu thức không phụ thuộc vào biến x. 3.Bài tập 12.(Sgk) Ta có: P = (x2 - 5)(x+3) + (x+4)(x-x2) =x3 - 5x + 3x2 - 15 +x2 - x3 + 4x - 4x2 =-x - 15 a) x = 0 thì P = 15 b) x=15 thì P = -30 c) x= -15 thì P = 0 d) x = 0,15 thì P = - 15,15 4.Bài tập 13: (Sgk) Tìm x biết : (12x - 5)(4x - 1) + (3x - 7)(1 - 16x) = 81 Û48x2-12x- 20x+5 +3x -48x2-7 +112x =81 Û 83x = 83 Û x = 1. 5.Bài tập 14. 3 số tự nhiên liên tiếp là: n-1,n,n+1 Ta có: n(n+1) - n(n-1) = 192 Þ n = 96 Vậy ba số cần tìm là : 95; 96;97 4.Củng cố: Nhắc lại quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức. Cách áp dụng các quy tắc nhân để thực hiện các bài toán liên quan. 5.Dặn dò: - Học bài theo SGK, ôn lại các quy tắc đã học. - Làm bài tập 15(Sgk) và 10(SBT). - Tính các tích sau: a) (a + b)(a + b). b) (a - b)(a - b). (a - b)(a + b). V. Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn : 20/08/2015 Tuần : 02, tiết 04 BÀI 3: NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ I . MỤC TIÊU. 1.Kiến thức : - Giúp HS nắm được các hằng đẳng thức, bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu và hiệu của hai bình phương. 2.Kỹ năng: - Rèn kỹ năng vận dụng để giải các bài tập đơn giản, rèn khả năng quan sát để sử dụng hằng đẳng thức phù hợp. 3.Thái độ: - Rèn khả năng thực hiện nhanh nhẹn, chính xác . II . CHUẨN BỊ: Giáo viên: phiếu học tập, bảng phụ hình 1. Học sinh: Bút dạ,bảng phụ, bài tập về nhà. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Nêu vấn đề,giảng giải vấn đáp,nhóm. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định: Nắm sỉ số lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: HS1: Chửa bài tập 15a(Sgk) HS2: Chửa bài tập 15b(Sgk) 3. Bài mới: a/ Đặt vấn đề. Các em thấy hai bài toán trên có quy luật gì? liệu bài tập nào có dạng trên đều biến đổi như thế không, làm thế nào để viết nó dưới dạng công thức? Đó là nội dung bài học hôm nay. b/ Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG *Hoạt động 1: Bình phương của một tổng GV: HS: Lên bảng thực hiện. GV: Em có nhận xét gì về diện tích hình vuông bên cạnh? GV:Chốt lại và ghi công thức lên bảng. GV:Em nào có thể ohát biểu thành lời đẳng thức trên? HS:Trả lời. Bình phương của một tổng bằng bình phương số thứ nhất cộng hai lần tích số thứ nhất và số thứ hai cộng bình phương số thứ hai. GV: Tổ chức Hs làm ?2 phần áp dụng. HS: Hoạt động theo nhóm trên bảng phụ. GV: Thu bảng phụ và cùng Hs nhận xét. *Hoạtđộng2:Bìnhphươngmột hiệu GV: Gọi hs làm ?3 HS: Dựa vào đẳng thức một để thực hiện. GV:Chốt lại và yêu cầu Hs cho biết công thức tổng quát. HS:Viết công thức. GV:Phát phiếu học tập ghi ?4 cho Hs và yêu cầu các em thực hiện theo nhóm. HS: Hoạt động theo nhóm trên giấy nháp. GV:Thu bài và nhận xét kết quả của từng nhóm. *Hoạt động 3: Hiệu của hai bình phương. GV:Yêu cầu Hs là ?5 HS: Làm ?5 và phát hiện công thức. GV: Em nào có thể phát biểu thành lời công thức trên. HS: Hoạt động theo nhóm là ?6 trên giấynháp. GV: Nhận xét và chốt lại công thức. GV: Đưa đề bài tập ?7 lên bảng phụ. Ai đúng ? Ai sai? Đức viết: x2 - 10x + 25 = (x-5)2 Thọ viết: x2 - 10x + 25 = (5-x)2 Hương nêu nhận xét:Thọ viết sai ,Đức viết đúng. Sơn nói:Qua hai ví dụ trên mình rút ra một hằng đẵng thức rất đẹp ! Hãy nêu ý kiến của em.Sơn rút ra hằng đẵng thức nào? GV: Cho HS thảo luận và trình bày HS: Ý kiến của em: - Hương nhận xét sai. - Cả hai bạn đều trả lời đúng. - Hằng đẵng thức mới là: (A - B)2 = (B - A)2 1. Bình phương của một tổng ?1 ( a+b)(a+b) = a2 + 2ab + b2 a b a b b2 a2 ab ab TQ: (A+B)2 = A2+ 2AB + B2 Áp dụng: a) (a + 1)2 = a2 + 2a + 1 b)x2 + 4x + 4 = ( x + 2)2 c) 512 = (50+1)2 = 502+ 2.50 + 12 =2601 3012 = 90601 2. Bình phương một hiệu. A,B là hai biểu thức tuỳ ý. TQ: (A - B)2 = A2 - 2AB + B2 ?4 1. Phát biểu thành lời. 2. Áp dụng: a) (x-)2 = x2 - x + b)(2x -3y)2 = 4x2 - 12xy + 9y2 c)992 = (100 - 1)2 = 9801. 3.Hiệu của hai bình phương. A,B là hai biểu thức tuỳ ý. TQ: A2 - B2 = (A-B)(A+B) Áp dụng: a)(x+1)(x-1) = x2 -1 b) (x-2y)(x+2y) = x2 - 4y2 c) 56.64 = (60 - 4)(60 + 4) =602 - 42 = 3584 ?7 Chú ý: (A - B)2 = (B - A)2 4.Củng cố: - Nhắc lại các hằng đẳng thức bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu và hiệu của hai bình phương. - Các phương pháp phân tích tổng hợp. 5.Dặn dò: - Nắm chắc các hằng đẳng thức bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu và hiệu của hai bình phương. - Làm bài tập 16,17,18,19 Sgk. - Tiết sau luyện tập. V. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: