Giáo án môn Địa lí 6 - Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên trái đất

Tiết 34-Bài 27:

LỚP VỎ SINH VẬT. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

- HS nắm được khái niệm lớp vỏ sinh vật.

- Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất và mối quan hệ giữa chúng.

- Trình bày được những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của con người đến sự phân bố thực vật, động vật và thấy sự cần thiết phải bảo vệ động thực vật.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh ảnh, băng hình về các loài động thực vật ở các miền khí hậu khác nhau và các cảnh quan thế giới.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

* ổn định lớp.

*Kiểm tra bài cũ:

 Chất mùn có vai trò quan trọng như thế nào trong lớp thổ nhưỡng?

 Đặc tính quan trọng của đất là gì? Đặc tính đó ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thực vật?

* Bài dạy

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí 6 - Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên trái đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Tiết 34-Bài 27 : 
lớp vỏ sinh vật. các nhân tố ảnh hưởng
đến sự phân bố thực vật, động vật trên trái đất
I. Mục tiêu bài dạy
- HS nắm được khái niệm lớp vỏ sinh vật.
- Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất và mối quan hệ giữa chúng.
- Trình bày được những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của con người đến sự phân bố thực vật, động vật và thấy sự cần thiết phải bảo vệ động thực vật.
II. Phương tiện dạy học
- Tranh ảnh, băng hình về các loài động thực vật ở các miền khí hậu khác nhau và các cảnh quan thế giới.
III. Tiến trình lên lớp
* ổn định lớp.
*Kiểm tra bài cũ:
 Chất mùn có vai trò quan trọng như thế nào trong lớp thổ nhưỡng?
 Đặc tính quan trọng của đất là gì? Đặc tính đó ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thực vật?
* Bài dạy
 GV sử dụng vào bài trong SGK.
Hoạt động của thầy và trò
ghi bảng
GV yêu cầu HS đọc mục 1 có khái niệm về lớp vỏ thực vật.
CH: Sinh vật có mặt trên Trái Đất từ bao giờ?
- Sinh vật tồn tại và phát triển ở những đâu trên Trái Đất?
GV kết luận: đưa ra sơ đồ về vị trí của lớp vỏ sinh vật ( sinh quyển)
GV chuẩn bị 3 bức tranh, ảnh đại diện cho cảnh quan thực vật của 3 đới khí hậu trên Trái Đất 
+Giới thiệu: H67: rừng mưa nhiệt đới.
Nằm trong đới khí hậu nào?
Đặc điểm thực vật như thế nào?
+Thực vật ôn đới- vành đai khí hậu.
+ Thực vật hàn đới- vành đai khí hậu.
CH: Em có nhận xét gì về sự khác biệt của 3 cảnh quan trên? Nguyên nhân của sự khác biệt đó?
 - Đặc điểm rừng nhiệt đới xanh tốt quanh năm, nhiều tầng.
 - Rừng ôn đới rụng lá về mùa thu và mùa đông.
 - Rừng hàn đới nghèo quanh năm.
CH: Quan sát H 67-68. cho biết sự phát triển thực vật ở hai nơi này khác nhau như thế nào? Tại sao lại như vậy? yếu tố nào quyết định phát triển của cảnh quan thực vật?
 Cùng đới nhiệt:
 H67: Có nhiều mưa và nóng.
 H68: Khí hậu nóng, không ẩm.
GV vẽ sơ đồ ảnh hưởng của địa hình đến sự phân bố thực vật.
CH: Hãy nhận xét sự thay đổi các loại rừng theo từng độ cao?
( càng lên cao nhiệt độ càng hạ, thực vật thay đổi theo)
CH: hãy cho ví dụ mỗi loại đất trồng khác nhau có thực vật khác nhau.
- Địa phương em có cây trồng đặc sản gì?
GV giải thích: Mỗi loại đất cung cấp một loại khoáng nhất định, phù hợp với một loại cây trồng nào đó.
Quan sát H70 cho biết các loại động vật trong mỗi miền?
CH: Sự ảnh hưởng của khí hậu tác động tới động vật khác thực vật như thế nào?
Em hãy kể tên một số loài động vật trốn rét bằng ngủ đông, cư trú theo mùa
? ảnh hưởng của địa hỡnh, đất trồng tới phõn bố thực võt.
CH: Em hãy cho biết mối quan hệ chặt chẽ giữa động vật và thực vật?
CH: Tại sao nói con người có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới sự phân bố của động thực vật?
- Tích cực
- Tiêu cực
CH: Con người phải làm gì để bảo vệ độngt hực vật trên Trái Đất 
Biện pháp:
1. Lớp vỏ sinh vật:
+ Các sinh vật sống trên bề mặt Trái Đất tạo thành lớp vỏ sinh vật.
+Sinh vật xâm nhập trong lớp đất đá, khí quyển và thuỷ quyển.
2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật.
a, Đối với thực vật
- Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm của thực vật.
- Trong yếu tố khí hậu thì lượng mưa và nhiệt độ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thực vật.
-ảnh hưởng của địa hình tới sự phân bố của thực vật :Thực vật phan húa theo độ cao
-ảnh hưởng của đất trồng tới sự phát triển và phân bố thực vật.
b. Đối với động vật.
-Khí hậu ảnh hưởng tới sự phân bố của động vật trên Trái Đất.
- Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu hơn vì động vật có thể di chuyển theo địa hình , theo mùa.
c. Mối quan hệ giữa thực vật và động vật.
Sự phân bố của các loài thực vật có ảnh hưởng lớn tới sự phân bố của các loài động vật.
Thành phần và mức độ tập trung của thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loài động vật.
3. ảnh hưởng của con người với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất.
a, Tích cực:
- Mang giống cây từ nơi này san nơi khác.
- cải tạo giống.
b, Tiêu cực
- Chặt phá rừng
- Ô nhiễm môi trường
- Cần có các biện pháp bảo vệ.
*. Củng cố, luyện tập ( 5 phút)
+ Khí hậu có ảnh hưởng như thế nào tới sự phân bố sinh vật trên Trái Đất ?
+ Con người có ảnh hưởng như thế nào tới sinh vật?
+ Tại sao nói con người bảo vệ và huỷ diệt các giống loài trên hành tinh xanh?
 * Về nhà:
 Làm bài tập cuối sách. 
Hướng dẫn ôn tập cuối năm.
====================

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12172937.doc