Giáo án môn Địa lí 6 (cả năm)

Tiết 1

BÀI MỞ ĐẦU

I. MỤC TIÊU:

 - Sau bài học, học sinh cần.

1. Kiến thức

 Trình bày được kiến thức phổ thông cơ bản về:

 - Trái Đất: Trái đất trong hệ mặt trời, hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ; Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả, cấu tạo của Trái Đất .

 - Các thành phần tự nhiên của Trái Đất và mối quan hệ giữa các thành phần đó.

 2. Kỹ năng

- Quan sát, nhận xét các hiện tượng, sự vật điạ lí qua hình vẽ, tranh ảnh, mô hình

- Đọc bản đồ, sơ đồ đơn giản

- Tính toán, thu thập trình bày các thông tin địa lí.

- Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí ở mức độ đơn giản.

 

doc 168 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 893Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí 6 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ở bên trên, bên ngoài Trái Đất, ngoại lực bao gồm hai quá trình, phong hoá và xâm thực làm cho bề mặt Trái Đất dần bị bào mòn và trở nên bằng phẳng.
 	*/ Đặt vấn đề vào bài mới :
 	 Trên bề mặt Trái Đất có nhiều loại địa hình khác nhau. Một trong các loại địa hình rất phổ biến là núi. Núi cũng có nhiều loại. Người ta phân biệt: núi cao, núi thấp; núi trẻ, núi già; núi đá vôi...
2. Nội dung bài học
Hoạt động 1. Núi và độ cao của núi : ( 12’)
+ Mục tiêu: Phân loại núi theo độ cao.
+ Nhiệm vụ: Khai thác kiến thức SGK
+ Phương thức thực hiện: Trả lời câu hỏi
+ Sản phẩm: Độ cao núi theo phân loại
+ Tiến trình thực hiện
	Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tổ chức hoạt động học
Nội dung kiến thức cần đạt
GV: Xung quanh chúng ta có rất nhiều núi 
? Qua thực tế em hãy cho biết thế nào là núi, độ cao của núi ?
? Quan sát trên thực tế hãy cho biết núi gồm những bộ phận nào ?
GV: Hướng dẫn hs quan sát bảng phân loại núi.
? Núi được chia thành mấy loại, độ cao của từng loại ?
GV: Hướng dẫn hs quan sát H34 SGK.
THẢO LUẬN NHÓM
? Thế nào là độ cao tuyệt đối, độ cao tương đối?
GV: Ngoài cách phân loại núi theo độ cao người ta còn phân chia thành núi già và núi trẻ
GV: Hướng dẫn hs đọc “ Ngoài sự phân chia núi theo độ cao  tốc độ rất chậm ”
1. Núi và độ cao của núi
- Núi  là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
- Núi có ba bộ phận: đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
- Độ cao tuyệt đối là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ một điểm ở trên cao thường trên 500m so với mực nước biển.
- Độ cao tương đối là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ trên cao so với một điểm khác ở dưới thấp.
- Núi được chia thành: núi thấp, núi trung bình, núi cao. 
	+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV quan sát hs , hỗ trợ h/s khi gặp khó khăn.
HS thực hiện nhiệm vụ GV giao cho.
+ Bước 3: Thảo luận và báo cáo kết quả:
GV gọi hs báo cáo kết quả.
HS báo cáo kết quả.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- HS căn cứ vào báo cáo của hs, hs tự đánh giá kết quả thực hiện của các hs khác.
- G`V căn cứ vào kết quả báo cáo, đánh giá hs thực hiện tốt, chưa tốt nhiệm vụ GV đề ra.
Dự kiến câu trả lời của học sinh:
Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của học sinh.
HS nhận xét chéo
GV căn cứ vào kết quả của hs để nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2. Núi già, núi trẻ : ( 10’)
+ Mục tiêu: Phân loại núi theo thời gian hình thành
+ Nhiệm vụ: Khai thác kiến thức SGK
+ Phương thức thực hiện: Trả lời câu hỏi
+ Sản phẩm: phân loại núi qua quá trình hình thành và phát triển
+ Tiến trình thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tổ chức hoạt động học
Nội dung kiến thức cần đạt
? Căn cứ vào yếu tố nào để phân chia thành núi già, núi trẻ?
2. Núi già, núi trẻ
HS: Căn cứ vào thời gian hình thành.
- Căn cứ vào thời gian hình thành người ta phân chia thành núi già, núi trẻ.
GV: Hướng dẫn hs quan sát H35 SGK.
? Hãy lập bảng so sánh núi già và núi trẻ?
Núi già
Núi trẻ
- Hình thành cách đây hàng trăm triệu năm.
- Đỉnh tròn 
- Sườn thoải 
- Thung lũng nông và rộng
- Hình thành cách đây vài chục triệu năm.
- Đỉnh nhọn
- Sườn dốc.
- Thung lũng sâu và hẹp.
? Quan sát H36 SGK dãy núi Hy-ma-lay- a là núi già hay núi trẻ?
? Xác định trên bản đồ thế giới các dãy núi già, các dãy núi trẻ?
- Núi trẻ
- HS xác định
	+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV quan sát hs , hỗ trợ h/s khi gặp khó khăn.
HS thực hiện nhiệm vụ GV giao cho.
+ Bước 3: Thảo luận và báo cáo kết quả:
GV gọi hs báo cáo kết quả.
HS báo cáo kết quả.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- HS căn cứ vào báo cáo của hs, hs tự đánh giá kết quả thực hiện của các hs khác.
- G`V căn cứ vào kết quả báo cáo, đánh giá hs thực hiện tốt, chưa tốt nhiệm vụ GV đề ra.
Dự kiến câu trả lời của học sinh:
Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của học sinh.
HS nhận xét chéo
GV căn cứ vào kết quả của hs để nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3. Địa hình Cac-Xtơ : (11’)
+ Mục tiêu: Địa hình cacxto là gì, hình thành những nơi nào?
+ Nhiệm vụ: Khai thác kiến thức SGK
+ Phương thức thực hiện: Trả lời câu hỏi
+ Sản phẩm: Địa hình cacxto 
+ Tiến trình thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tổ chức hoạt động học
Nội dung kiến thức cần đạt
GV: Địa hình cacxtơ là địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.
GV: Hướng dẫn hs quan sát H37 SGK
? Em có nhận xét đỉnh, sườn và hình dạng của khối núi trong ảnh ?
GV: Hướng dẫn hs quan sát H38 SGK
? Hãy miêu tả quang cảnh trong ảnh chụp ?
? Nguyên nhân hình thành các hang động ?
*/ Tích hợp di sản & GDMT
? Trong tỉnh ta có những hang động nào được hình thành từ núi đá vôi?
? Vậy khi đi tham quan những di sản văn hóa và trước những cảnh đẹp tự nhiên như vậy chúng ta cần làm gì?
3. Địa hình Cac-Xtơ
HS: Thực hiện trên bản đồ tự nhiên thế giới.
HS: Đỉnh núi sắc nhọn lởm chởm, sườn núi dốc đứng.
HS: Hang động núi đá vôi với nhiều khối thạch nhũ
- Địa hình núi đá vôi được gọi là địa hình cacxtơ.
- Nước mưa thấm vào các kẽ đá khoét mòn đá tạo thành các hang động. 
- Trong vùng núi đá vôi thường có nhiều hang động đẹp hấp dẫn khách du lịch.
- Hang Dơi ( Mộc Châu ), hang Chi Đẩy ( Yên Châu )
- Phải biết giữ gìn vệ sinh như không lấy nhũ đá, khắc tên bừa bãi, không thải các rác thải như giấy bóng, vỏ kẹo... ra ngoài môi trường làm sấu cảnh quan...
	+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV quan sát hs , hỗ trợ h/s khi gặp khó khăn.
HS thực hiện nhiệm vụ GV giao cho.
+ Bước 3: Thảo luận và báo cáo kết quả:
GV gọi hs báo cáo kết quả.
HS báo cáo kết quả.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- HS căn cứ vào báo cáo của hs, hs tự đánh giá kết quả thực hiện của các hs khác.
- G`V căn cứ vào kết quả báo cáo, đánh giá hs thực hiện tốt, chưa tốt nhiệm vụ GV đề ra.
Dự kiến câu trả lời của học sinh:
Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của học sinh.
HS nhận xét chéo
GV căn cứ vào kết quả của hs để nhận xét, đánh giá.
	3. Củng cố luyện tập, hướng dẫn học sinh tự học (6')
* Hoạt động luyện tập 
Mục tiêu: 
Giúp sinh có kĩ năng nhận biết cấu tạo trong của Trái Đất, các lục địa trên Trái đất.
Nhiệm vụ: trả lời câu hỏi do giáo viên đưa ra
Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
Tiến trình thực hiện:
	Hs quan sát hình và trình bày
Dự kiến câu trả lời của học sinh:
Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của học sinh: GV nhận xét đánh giá học sinh
PHIẾU HỌC TẬP
	Trong các câu hỏi dưới đây em hãy chọn một câu trả lời thích hợp nhất.
 	1. Núi là:
 	a) Một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt Trái Đất.
 	b) Dạng địa hình gồm có ba bộ phận: đỉnh núi, sườn núi, chân núi.
 	c) Một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt Trái Đất, thường có độ cao trên 500m so với mực nước biển.
 	d) Một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt Trái Đất, thường có độ cao trên 500m so với mực nước biển, gồm ba bộ phận: đỉnh núi, sườn núi, chân núi.
	2. Núi già là:
 	a) Núi hình thành cách đây khoảng mấy chục triệu năm.
 	b) Núi hình thành cách đây hàng trăm triệu năm. Núi thường thấp, đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.
 	c) Núi hình thành cách đây hàng trăm triệu năm. Núi thường cao, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
 	Hướng dẫn học sinh tự học
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK. Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài.
 	- Về nhà ôn lại những kiến thức đã học trong học kì I. 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Về nội dung :...................................................................................................
Về phương pháp :............................................................................................
Về thời gian :..................................................................................................
Về học sinh :..................................................................................................
Nậm Mằn, ngày 27 tháng 11 năm 2017
TỔ CHUYÊN MÔN/BGH KIỂM TRA VÀ XẾP LOẠI
	..........................................................................................
	..........................................................................................
	..........................................................................................	..........................................................................................
 TỔ TRƯỞNG/TỔ PHÓ/BGH
..........................................................................................
Ngày soạn:01/12/2017
 Ngày dạy: 
 06 /12/2017. Dạy lớp: 6A,B
Tiết 16
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
 	- Sau bài học, học sinh cần.
	1. Kiến thức
 	- Củng cố những kiến thức trong nội dung chương I: TRÁI ĐẤT.
 	+ Hình dạng trái đất và kích thước của Trái Đất.
 	+ Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
 	+ Bản đồ cách vẽ bản đồ, cách xác định phương hướng trên bản đồ, kí hiệu bản đồ.
 	+ Các vận động của Trái Đất và hệ quả.
 	+ Cấu tạo trong của Trái Đất.
 	Chương II: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT.
 	+ Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt Trái Đất.
 	+ Địa hình bề mặt Trái Đất.
	2. Kỹ năng
 	- Củng cố kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ, sơ đồ và tranh ảnh địa lí.
	3. Thái độ
 	- HS có ý thức tốt khi luyện tập.
II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên
 	- Bản đồ địa lí tự nhiên thế giới.
 	- Quả địa cầu.
 	- Tranh ảnh địa lí.
2. Học sinh
 	- Xem lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
	1. Các hoạt động đầu giờ
 Kiểm tra bài cũ : (1’)
 	- Kết hợp trong quá trình ôn tập.
 	*/ Đặt vấn đề vào bài mới: 
 	Trong nội dung bài hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại toàn bộ kiến thức trong chương I và phần địa chất địa hình trong chương II.
	2. Nội dung bài học (38’)
	Hoạt động 1: Ôn tâp lý thuyết
+ Mục tiêu: Ôn lịa nội dung kiến thức đã học trong chương trình Địa lí 6.
+ Nhiệm vụ: Nghiên cứu lại nội dung kiến thức đã học theo định hướng của giáo viên bộ môn.
+ Phương thức thực hiện: Trả lời câu hỏi
+ Sản phẩm: Nội dung kiến thức đã học trong học kì I
+ Tiến trình thực hiện
	Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tổ chức hoạt động học
Nội dung kiến thức cần đạt
? Dựa vào quả địa cầu và tranh hệ Mặt Trời trình bày Vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh vĩ tuyến ?
? Nêu định nghĩa về bản đồ ?
? Vẽ bản đồ là gì, Muốn vẽ được một tấm bản đồ người ta cần làm những công việc gì ?
? Tỉ lệ bản đồ là gì? tỉ lệ bản đồ được thể hiện dưới những dạng nào ?
? Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta cần làm như thế nào ?
? Thế nào là toạ độ địa lí, làm thế nào để xác định được toạ độ địa lí của một điểm ?
? Kí hiệu bản đồ là gì? Có những loại kí hiệu nào ?
? Người ta thường biểu hiện độ cao của địa hình trên bản đồ như thế nào ?
? Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả?
? Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả ?
? Hãy trình bày cấu tạo bên trong của Trái Đất trên tranh vẽ?
? Thế nào là nội lực ngoại lực, ngoại lực. Khi nội lực và ngoại lực tác đông bề mặt Trái Đất có đặc điểm gì ?
? Thế nào là núi, núi được phân chia thành mấy loại đó là những loại nào ?
1. Vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh vĩ tuyến.
HS: Trình bày trên tranh và trên quả địa cầu.
 Trái Đất có dạng hình cầu và kích thước rất lớn. Trái Đất nằm ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời. Chiều dài của đường xích đạo 40076 km, bán kính dài 6370 km.
 Kinh tuyến là đường thẳng nối hai cực Bắc và cực Nam địa lý của Trái Đất.
 Vĩ tuyến địa lý là vòng tròn tưởng tượng trên bề mặt Trái Đất, song song với đường Xích đạo, càng xa Xích đạo các vĩ tuyến càng nhỏ dần.
2. Bản đồ, cách vẽ bản đồ.
HS: Bản đồ là cách biểu thị và thu nhỏ hình dạng tương đối chính xác về một vùng đất hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
 HS: Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của  giấy
Bề mặt Trái Đất là mặt cong còn bản đồ là mặt phẳng. Vì vậy, muốn vẽ được bản đồ người ta phải chiếu các điểm trên mặt cong của Trái Đất hoặc dựa vào các phương pháp toán học để vẽ chúng lên mặt phẳng của giấy.
 Khi vẽ bản đồ cần có đầy đủ thông tin như vị trí, kích thước, hình dạng  khi đã có đủ thông tin, người vẽ bản đồ còn phải tính tỷ lệ, lựa chọn các kí hiệu để thể hiện các đối tượng đó trên bản đồ.
3. Tỉ lệ bản đồ, cách đo tính khoảng cách thực địa dựa trên bản đồ.
HS: Tỉ lệ bản đồ là tương quan tỉ số cố định giữa những khoảng cách theo đường đo trên bản đồ và những khoảng cách tương ứng theo đường đo trên thực địa.
 Tỉ lệ bản đồ được thể hiện ở hai dạng Tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
 Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. 
 Ví dụ: tỉ lệ 1: 100.000 có nghĩa là 1cm  trên bản đồ bằng  100.000 cm ngoài thực địa hay 1km trên thực địa.  
 Muốn tính khoảng cách trên thực địa (theo đường chim bay) dựa vào tỉ lệ thước, chúng ta có thể làm như sau: 
Đánh dấu khoảng cách giữa hai điểm vào cạnh một tờ giấy hoặc thước kẻ. Đặt cạnh tờ giấy hoặc thước kẻ đã đánh dấu dọc theo thước tỉ lệ và đọc trị số trên thước tỉ lệ.
4. Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí.
HS: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, chúng ta cần phải dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. Theo quy ước thì phần chính giữa của bản đồ là trung tâm, đầu phía trên của kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu phía dưới chỉ hướng Nam, đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông, đầu bên trái chỉ hướng Tây. Với các bản đồ không vẽ kinh vĩ tuyến thì chúng ta phải dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.
HS: Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc trên quả Địa Cầu) được xác định là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến qua điểm đó. Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi chung là toạ độ địa lí của điểm đó.
Viết toạ độ địa lí của một điểm, người ta thường viết kinh độ ở trên và vĩ độ ở dưới.            
 5. Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
HS: Bản đồ nào cũng có một hệ
thống các kí hiệu để biểu hiện các đối tượng về mặt đặc điểm, số lượng, cấu trúc cũng như vị trí, sự phân bố của chúng trong không gian....
 Để thể hiện các đối tượng, người ta thường dùng các kí hiệu: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
HS: Ngoài cách biểu hiện độ cao bằng thang màu, người ta còn dùng các đường đồng mức là những đường nối những điểm có cùng độ cao
7. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả.
HS: Trình bày trên quả địa cầu.
 Chuyển động quanh trục là sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông. Thời gian Trái Đất tự quay tròn một vòng là một ngày đêm.
 Nhờ có sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
 Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. Lực làm các vật chuyển động trên bề mặt đất bị lệch hướng như vậy gọi là lực Côriôlit.
8. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
HS: Trrình bày trên tranh vẽ
 Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn. Khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất đồng thời vẫn tự quay quanh trục. Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng là 365 ngày và 6 giờ. Trong khi chuyển động trên quỹ đạo (quanh Mặt Trời), Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi. Sự chuyển động đó gọi là chuyển động tịnh tiến.
 Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời, thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó.
 Ở các địa điểm trên vĩ tuyến 66033' Bắc và Nam (hay còn gọi là vòng cực Bắc và Nam), mỗi năm chỉ có ngày 22-6 và 22-12 là có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ  (ngày trắng) . Số lượng các ngày dài suốt 24 giờ ở các vĩ tuyến 66033' Bắc và Nam đến hai cực thay đổi theo các mùa, từ 1 ngày đến 6 tháng.
10. Cấu tạo bên trong của Trái Đất.
 HS: Trình bày trên tranh treo tường.
Lớp
Độ dày
Trạng thái
Nhiệt độ
Lớp vỏ Tr
i 
ất
Từ 5 đến 70 km
Rắn chắc
Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ tới 10000C
Lớp trung gian
Gần 3.000 km
Từ quánh dẻo đến lỏng
Khoảng 1.500 đến 4.7000C
Lõi Trái Đất
Trên 3.000 km
Lỏng ở ngoài, rắn ở trong
Cao nhất khoảng 5.0000C
11. Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
+ Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất làm thay đổi vị trí các lớp đá của vỏ Trái Đất dẫn tới việc hình thành địa hình như quá trình tạo núi, tạo lục, hoạt động núi lửa và động đất. Khi nội lực tác động bề mặt Trái Đất sẽ trở nên gồ gề.
+ Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất chủ yếu là quá trình phong hoá các loại đá và quá trình xâm thực (do nước chảy, do gió...), sự vỡ vụn của đá do nhiệt độ không khí, biển động... Khi ngoại lực tác động bề mặt Trái Đất bị san bằng và hạ thấp dần.
12. Địa hình bề mặt Trái Đất.
HS: Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. Độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển, có đỉnh nhọn, sườn dốc.
+ Phân loại núi (căn cứ vào độ cao)
+ Ngoài sự phân loại núi theo độ cao, người ta còn phân biệt núi theo thời gian hình thành. Những núi đã được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm, đã trải qua các quá trình bào mòn gọi là núi già. Những núi mới được hình thành cách đây khoảng vài chục triệu năm gọi là núi trẻ.
	+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV quan sát hs , hỗ trợ h/s khi gặp khó khăn.
HS thực hiện nhiệm vụ GV giao cho.
+ Bước 3: Thảo luận và báo cáo kết quả:
GV gọi hs báo cáo kết quả.
HS báo cáo kết quả.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- HS căn cứ vào báo cáo của hs, hs tự đánh giá kết quả thực hiện của các hs khác.
- G`V căn cứ vào kết quả báo cáo, đánh giá hs thực hiện tốt, chưa tốt nhiệm vụ GV đề ra.
Dự kiến câu trả lời của học sinh:
Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của học sinh.
HS nhận xét chéo
GV căn cứ vào kết quả của hs để nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2: Bài tập
+ Mục tiêu: Ôn lại nội dung kiến thức đã học về bài toán tính giờ.
+ Nhiệm vụ: Nghiên cứu lại nội dung bài tập
+ Phương thức thực hiện: Nghiên cứu cặp đôi
+ Sản phẩm: Kết quả bài tập
+ Tiến trình thực hiện
	Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tổ chức hoạt động học
Nội dung kiến thức cần đạt
Giáo viên cho học sinh thực hiện làm bài tập tính giờ.
Hs đọc bài tập và nghiên cứu cặp đôi
? Khi đi về phía đông khu vực giờ gốc ta phải làm thế nào?
- Cộng thêm khu vực giờ đã cho với khu vực giờ gốc.
Bài tập tính giờ.
Một trận bóng đá được tổ chức ở nước Anh vào lúc 17h ngày 28/2/2017 tại múi giờ gốc và được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình Việt Nam. Vậy muốn xem truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình Việt Nam, người ta phải xem vào lúc mấy giờ Việt Nam?( Biết: Anh khu vực giờ 0; Việt Nam khu vực giờ 7)
Bài làm.
Giờ xem trục tiếp trận bóng đá trên truyên hình Việt Nam tại Việt Nam là: 17 + 7 = 24h ( ngày 28/2/2017 hay 0h ngày 1/3/2017)
	+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV quan sát hs , hỗ trợ h/s khi gặp khó khăn.
HS thực hiện nhiệm vụ GV giao cho.
+ Bước 3: Thảo luận và báo cáo kết quả:
GV gọi hs báo cáo kết quả.
HS báo cáo kết quả.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- HS căn cứ vào báo cáo của hs, hs tự đánh giá kết quả thực hiện của các hs khác.
- G`V căn cứ vào kết quả báo cáo, đánh giá hs thực hiện tốt, chưa tốt nhiệm vụ GV đề ra.
Dự kiến câu trả lời của học sinh:
Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của học sinh.
HS nhận xét chéo
GV căn cứ vào kết quả của hs để nhận xét, đánh giá.
	3. Củng cố luyện tập, hướng dẫn học sinh tự học 
* Hoạt động luyện tập (5’)
Mục tiêu: 
Giúp sinh nắm chắc nội dung kiến thức đã học trong học kì I
Nhiệm vụ: trả lời câu hỏi do giáo viên đưa ra
Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
Tiến trình thực hiện:
	Hs quan sát hình và trình bày
Dự kiến câu trả lời của học sinh:
Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của học sinh: GV nhận xét đánh giá học sinh
 	- Cho HS khái quát tổng hợp lại những nội dung đã học.
Hướng dẫn học sinh tự học (1’)
 	- Học và làm bài theo nội dung ôn tập.
 	- Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kì I 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Về nội dung :...................................................................................................
Về phương pháp :............................................................................................
Về thời gian :..................................................................................................
Về học sinh :..................................................................................................
Nậm Mằn, ngày 04 tháng 12 năm 2017
TỔ CHUYÊN MÔN/BGH KIỂM TRA VÀ XẾP LOẠI
	..........................................................................................
	..........................................................................................
	..........................................................................................	..........................................................................................
 TỔ TRƯỞNG/TỔ PHÓ/BGH
..........................................................................................
Ngày soạn:08/12/2017
 Ngày dạy: 
 13 /12/2017. Dạy lớp: 6A,B
Tiết 17
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức
 	- Thông qua bài đánh giá được kết quả học tập của HS trong học kỳ I từ đó đưa ra phương pháp giảng dạy hợp lí, hiệu quả hơn.
	2. Kỹ năng
 	- Rèn luyện kĩ năng xác định và trả lời đúng nội dung câu hỏi.
	3. Thái độ
 	- Rèn luyện đức tính thật thà, trung thực, nghiêm túc trong quá trình làm bài.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA
A. Đề số 1
1. Ma trận đề kiểm tra:
Nội dung/ Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ 
thấp
Cấp độ cao
1. Vị trí hình dạng, kích thước của trái Đất.
Biết được vị trí TĐ trong hệ mặt trời ; hình dạng, kích thước của TĐ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2
20
1
2
20
2. Tỉ lệ bản đồ.
Biết đư

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12293416.doc