Giáo án môn Địa lí 6 - Tiết 15 + 16 Chuyên đề: Địa hình bề mặt trái đất

Tiết 15 + 16

CHUYÊN ĐỀ: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

( 2 tiết)

I. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ

1. Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm của hình dạng, độ cao của bình nguyên, cao nguyên, đồi, núi.

- ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp

2. Kĩ năng :

- Phân biệt sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ, giữa đồng bằng và cao nguyên. Nhận biết các dạng địa hình trên bản đồ.

- Quan sát và khai thác qua ảnh chụp, nhận biết được các dạng địa hình qua ảnh.

 

doc 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1239Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí 6 - Tiết 15 + 16 Chuyên đề: Địa hình bề mặt trái đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 
Ngày dạy:
Tiết
6A
6B
6B
Tiết 15
Tiết 16
Tiết 15 + 16
CHUYÊN ĐỀ: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
( 2 tiết)
I. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm của hình dạng, độ cao của bình nguyên, cao nguyên, đồi, núi.
- ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp
2. Kĩ năng :
- Phân biệt sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ, giữa đồng bằng và cao nguyên. Nhận biết các dạng địa hình trên bản đồ.
- Quan sát và khai thác qua ảnh chụp, nhận biết được các dạng địa hình qua ảnh.
3. Thái độ
- Có tình yêu quê hương đất nước, thấy được sự cần thiết phải bảo vệ những tài nguyên và các cảnh đẹp thiên nhiên trên các dạng địa hình
- Có tinh thần hợp tác, nghiên cứu, tìm hiểu, đóng góp ý kiến.
4. Các nội dung tích hợp.
a. Tích hợp môi trường
- Bài 13 Mục 3: Biết được các hang động (loại địa hình đặc biệt của núi đá vôi) là những cảnh đẹp thiên nhiên hấp dẫn khách du lịch. Nhận biết địa hình caxtơ qua tranh ảnh và trên thực địa. Không có hành vi tiêu cực làm giảm vẻ đẹp của các quang cảnh tự nhiên.
b. Tích hợp di sản văn hóa 
- Bài 13 Mục 3: học sinh biết và kể tên một số hang động (loại địa hình đặc biệt của núi đá vôi) là những cảnh đẹp thiên nhiên hấp dẫn khách du lịch. Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các di sản.
5. Phẩm chất – Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
- Năng lực tự quản lý
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
b. Năng lực chuyên biệt
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: mức 1
- Năng lực sử dụng bản đồ
- Năng lực sử dụng số liệu thống kê: mức 1, 2
- Năng lực sử dụng ảnh, hình vẽ, mô hình: mức 1,2,3,4,5
II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức: Nội khóa
2.Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
3. Kĩ thuật: Động não, khăn trải bàn, nhóm
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Phương tiện, thiết bị
- Bản đồ tự nhiên TG.
- Một số hình ảnh về các dãy núi lớn
- Mô hình cao nguyên và đồng bằng
- Ảnh chụp về một số đồng bằng.
2. Học liệu
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Địa Lí 6
IV. TIẾN TRÌNH BÀI MỚI: 
.Tổ chức lớp: ( 1p)	
Tiết
6A
6B
6C
Sĩ số
HS vắng
Sĩ số
HS vắng
Sĩ số
HS vắng
Tiết 15
Tiết 16
.Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp trong giờ 
. Bài mới
1. Khởi động: Trên bề mặt Trái Đất có nhiều dạng địa hình khác nhau như: núi, bình nguyên, cao nguyên, đồi. Mỗi dạng địa hình có sự khác nhau về độ cao, đặc điểm hình thái bên ngoài và sự thích để phát triển các hoạt động kinh tế khác nhau. 
2. Hoàn thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Địa hình núi
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV: Giới thiệu 1 số tranh ảnh các loại núi. Yêu cầu HS quan sát hình 3
- GV: Giới thiệu bảng phân loại núi, hình 34, hình 37
CH 1: Dựa vào hình 36 kết hợp vốn hiểu biết em hãy cho biết thế nào là núi? Núi có mấy bộ phận?
C H 2: Có mấy cách phân loại núi dựa vào độ cao, thời gian hình thành?
CH 3: Nêu đặc điểm địa hình núi đá vôi (catxto)? Tại sao núi đá vôi có nhiều hang động? Kể tên các hang động núi đá vôi mà em biết? Vai trò của dạng địa hình này?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS trao đổi, quan sát bản đồ và kết hợp nội dung SGK
- Báo cáo kết quả và thảo luận:
Hs trả lời câu hỏi- HS khác bổ sung.
 - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
a. Núi và độ cao của núi
- Núi: là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
+ Độ cao: Thường từ 500m trở lên (So với mực nước biển), có đỉnh nhọn, sườn dốc.
+ Núi gồm có 3 bộ phận: Đỉnh, sườn, chân
- Phân loại núi:
* Theo độ cao, người ta phân núi làm 3 loại:
+ Núi thấp
+ Núi trung bình
+ Núi cao
* Theo thời gian hình thành:
+ Núi già: Hình thành cách đây hàng trăm triệu năm. Núi thường thấp, có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.
+ Núi trẻ: Hình thành cách đây khoảng mấy chục triệu năm. Núi thường cao hoặc rất cao, có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu
b. Địa hình Caxtơ và các hang động
- Là dạng địa hình được hình thành trên vùng núi đá vôi do sự hình thành tác động của ngoại lực.
 -Giá trị: Cung cấp vật liệu xây dựng , có nhiều hang động đẹp có giá trị du lịch lớn....
* GV hệ thống lại toàn nội dung 1 và đưa ra một số câu hỏi kiểm tra nhận thức của học sinh
Hoạt động 2: Địa hình bình nguyên
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Giới thiệu 1 số tranh ảnh về đồng bằng + quan sát hình 39
CH 1: Thế nào là dạng địa hình bình nguyên( đồng bằng)? Cách phân loại đồng bằng? Kể tên các đồng bằng mà em biết?
CH 2: Dựa vào kiến thức SGK và sự hiểu biết của bản thân hãy phân tích ý nghĩa của đồng bằng đối với sự phát triển nông nghiệp? Liên hệ các đồng bằng ở Việt Nam
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS trao đổi, quan sát bản đồ và kết hợp nội dung SGK
- Báo cáo kết quả và thảo luận:
Hs trả lời câu hỏi- HS khác bổ sung.
 - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Đồng bằng là dạng địa hình thấp bề mặt tương đối bằng phẳng.
+ Độ cao tuyệt đối không quá 200m
- Có hai loại đồng bằng :
+ Đồng bằng do băng hà bào mòn
+ Đồng bằng do phù sa bồi đắp
-Giá trị: Thuận lợi cho trồng các loại cây lương thực, thực phẩm (lúa, ngô, đỗ, lạc ) 
Hoạt động 3: Địa hình cao nguyên
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 40
- CH 1: Quan sát hình 40 cho biết thế nào là dạng địa hình cao nguyên? so sánh sự giống và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên 
- CH 2: Hãy kể tên một số cao nguyên mà em biết,và phân tích ý nghĩa của cao nguyên đối với sự phát triển nông nghiệp?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS trao đổi, quan sát bản đồ và kết hợp nội dung SGK
- Báo cáo kết quả và thảo luận:
Hs trả lời câu hỏi- HS khác bổ sung.
 - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
-Cao nguyên là dạng địa hình có bề mặt tương đối bằng phẳng độ cao tuyệt đối trên 500m , sườn dốc.
- Giá trị : Trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn
Hoạt động 4: Địa hình đồi
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV: Giới thiệu 1 số tranh ảnh về ĐH đồi 
CH 1: Đồi là dạng địa hình như thế nào? Tên gọi khác của đồi? So sánh sự khác nhau giữa dạng địa hình đồi và núi?
CH 2: Hãy phân tích ý nghĩa của đồi đối với sự phát triển nông nghiệp? Nước ta có đồi không? ở đâu? Phú Thọ thuộc dạng địa hình nào?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS trao đổi, quan sát bản đồ và kết hợp nội dung SGK
- Báo cáo kết quả và thảo luận:
Hs trả lời câu hỏi- HS khác bổ sung.
 - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Đồi: là dạng địa hình nhô cao có đỉnh tròn, sườn thoải, độ cao tương đối không quá 200m.
- Giá trị: Trồng cây công nghiệp kết hợp lâm nghiệp, chăn thả gia súc
3. Luyện tập
+ GV hệ thống nội dung kiến thức của toàn chủ đề.
+ HS trả lời một số câu hỏi trong SGK
4. Vận dụng
CH: Tại sao người ta lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi?
( Người ta xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi vì cao nguyên có độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên, nghĩa là đã thuộc độ cao của miền núi)
CH: Địa phương nơi em sống có dạng địa hình nào?
5. Tìm tòi, mở rộng
CH: Vùng đồi tập trung lớn nhất nước ta ở đâu, tên gọi là gì?
( Vùng đồi tập trung lớn nhất nước ta thuộc vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng sông Hồng và miền núi thuộc các tỉnh bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ...có tên là miền Trung du Bắc Bộ.)
CH: Hãy nêu tên một số cao nguyên lớn có giá trị kinh tế nông nghiệp quan trọng của cả nước ta, chuyên canh những loại cây gì?
(Một số cao nguyên có giá trị kinh tế nông nghiệp quan trọng của nước ta là cao nguyên Đắc Lắc, Lâm Viên, Kon Tum, Gia Lai, Di Linh(Tây Nguyên) chuyên canh cao su, cà phê, hồ tiêu, điều...cao nguyên Sơn La, Mộc Châu(Tây Bắc Bộ) chuyên trồng chè, sơn, hồi...
V. Hoạt động nối tiếp
- Học sinh học bài cũ
- Làm bài tập sách giáo khoa
- Ôn tập lại nội dung kiến thức đã học ở kì I

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 13 Dia hinh be mat Trai Dat_12260340.doc