Giáo án môn Địa lí 6 - Tiết 17 đến tiết 25

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: - Trình bày được những đặc điểm cơ bản của đô thị hóa và vấn đề về môi trường, kinh tế- xã hội đặt ra ở các đô thị đới ôn hòa.

2. Kỹ năng: - Khai thác kiến thức qua tranh ảnh

 - Nhận biết được đô thị cổ và đô thị mới qua ảnh.

3. Thái độ: Ý thức bảo vệ môi trường chống lại hành vi gây ô nhiễm môi trường.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Bản đồ dân cư đô thị thế giới

- Tranh ảnh môi trường bị ô nhiễm, ảnh một vài đô thị lớn ở các nước phát triển

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, tập bản đồ

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Ổn định lớp:

2. Bài cũ: ? Trình bày đặc điểm cơ bản của ngành sản xuất công nghiệp ở đới ôn hòa ?

3. Tiến trình bài học: Khởi động : Từ thế kỷ XV đô thị hóa ở đới ôn hòa phát triển nhanh chóng? Do nguyên nhân nào? Đô thị hóa ở đới ôn hòa có nét khác biệt so với đô thị hóa ở đới nóng ra sao ?

 

docx 19 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí 6 - Tiết 17 đến tiết 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hởi động: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà đã đến mức báo động đặc biệt ô nhiễm nước và không khí. Vậy nguyên nhân nào? Hậu quả của vân đề ô nhiễm ra sao? Ta sẽ vào bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1: Biết được hiện trạng nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm không khí ở các nước ở đới ôn hòa
(cặp)
Hình thức: Cả lớp
Phương pháp: hình thành biểu tượng địa lí, sử dụng bản đồ...
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, 
GV yêu cầu HS quan sát hình 17.1 và 17.2 SGK, hình 16.2 và 16.3 SGK 
? Các bức ảnh trên nêu lên vấn đề gì ở môi trường ?
? Sự phát triển công nghiệp, giao thông gây ra những vấn đề gì cho môi trường ?
? Nêu nhận xét về hiện trang môi trường không khí hiện nay?
- GV nhận xét, kết luận 
? Nguyên nhân ô nhiễm ?
? Nêu hậu quả ?
? Biện pháp khắc phục ?
HS trả lời - GV nhận xét giảng giải :
( Mưa axit : là hiện tượng mưa gây nên trong điều kiện không khí bị ô nhiễm do chứa tỉ lệ ôxít lưu huỳnh cao (SO2). Khi gặp nước mưa oxit lưu huỳnh hòa hợp với nước à Axit Sunfuric à gọi là mưa axit )
Gv:mở rộng về sự ô nhiễm không khí
Hoạt động 2: Biết đượchiện trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm nước ở các nước đang phát triển và hậu quả (Nhóm )
Hình thức: nhóm/ cá nhân
Phương pháp: giải quyết vấn đề, khai thác tranh ảnh...
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, hợp tác
GV yêu cầu HS quan sát hình 17.3 và 17.4
 ? Nêu hiện trạng của nguồn nước ở đói ôn hòa?
? Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ? 
Bước 1: chia nhóm
Bước 2: phân công nhiệm vụ
 Nhóm 1: Tìm nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở sông ngòi , nước ngầm?
 Nhóm 2: Tìm nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển 
Bước 3: Các nhóm thảo luận – Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Bước 4: GV: nhận xét, bổ sung
 ? Thế nào là hiện tượng thủy triều đen và thủy triều đỏ ?
 HS: trả lời –GV nhận xét giảng giải 
 ( Thủy triều đỏ : Dư lượng đạm và Ni tơ , nước thải sinh hoạt , phân hóa học à Loài tảo đỏ phát triển nhanh chiếm hết lượng ôxi trong nước à Sinh vật biển chết còn cản trở giao thôngà Ô nhiễm nặng
 Đen: Ô nhiễm dầu mỏ nghiêm trọng )
?Hậu quả của sự ô nhiễm nguồn nước? 
 1.Ô nhiễm không khí
* Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.
* Nguyên nhân: khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thải vào khí quyển.
* Hậu quả:
- Tạo nên những trận mưa axít
- Tăng hiệu ứng nhà kính
- Khí hậu toàn cầu biến đổi
- Băng ở hai cực tan chảy
- mực nước đại dương dâng cao
- Khí thải còn làm thủng tầng ôzôn
2. Ô nhiễm nước
- Hiện trạng: các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước sông, nước biển và nước ngầm.
* Nguyên nhân:
+ Ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại đưa ra biển
+ Ô nhiễm nước sông, hồ và nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất thải nông nghiệp.
* Hậu quả:
- Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước.
- Thiếu nước sạch.
TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Tổng kết: Nêu nguyên nhân, hậu quả của vấn đề gây ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa. 
Hướng dẫn học tập: 
- Hướng dẫn HS làm bài tập 2 SGK 
- Học bài, làm bài tập 
- Soạn trước bài thực hành
Rút kinh nghiệm:
	Phê duyệt của Tổ trưởng
	Ngày 	tháng 	 năm 2017
	Trần Thị Tuyết Loan.
Tuần 10
Tiết 19
Bài 18: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
MỤC TIÊU :
Kiến thức: 
Các kiểu khí hậu của đới ôn hòa và nhận biết qua biểu đồ khí hậu 
Các kiểu rừng và nhận biết qua tranh ảnh địa lí.
Ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa. 
Kỹ năng: Đọc, phân tích biểu đồ
Thái độ: Tự giác, nghiêm túc trong học tập
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
Chuẩn bị của giáo viên: 
Biểu đồ các kiểu khí hậu (phóng to) 
Ảnh các kiểu rừng ôn đới 
Chuẩn bị của học sinh: SGK, tập bản đồ 
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định lớp: 
Bài cũ: Thực trạng ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa? Nguyên nhân - Hậu quả?
Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước? Nguyên nhân? Hậu quả?
Tiến trình bài học: Khởi động : Môi trường đới ôn hòa rất đa dạng với nhiều kiều khí hậu và kiểu thực vật rừng rừng khác nhau. Việc nhận biết các kiểu môi trường đó là rất cần thiết. Bên cạnh đó trong bài học hôm nay chúng ta còn học cách nhận xét và phân tích lượng khí thải gia tăng trong không khí qua các năm qua đó hiểu thêm về tình trạng ô nhiêm môi trường rất trầm trọng hiện nay.
Yêu cầu của bài thực hành:
 HS:
Phân tích mối tương quan nhiệt ẩm trong biểu đồ à rút ra đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa.
Rèn kỹ năng
Làm bài tập
Hướng dẫn 
Bài tập 1: Xác định biểu đồ tương quan nhiệt - ẩm. Nhận biết môi trường của đới ôn hòa.
Hình thức: Cả lớp, thảo luận nhóm
Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, sử dụng biểu đồ...
Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hợp tác
GV: Nêu câu hỏi? Nhắc lại tên các kiểu khí hậu ở đới ôn hòa? 
Gv cho HS: Xác định vị trí của 3 biểu đồ ở các địa điểm. 
 Thảo luận nhóm
Bước 1: Gv chia lớp thành các nhóm, giao cho mỗi nhóm đọc và phân tích biểu đồ A hoặc B, C xem biểu đồ đó thuộc môi trường nào? 
Cách đọc :
 - Diễn biến nhiệt độ như thế nào?
 - Diễn biến lượng mưa như thế nào?
 - Đối chiếu với đặc điểm khí hậu các môi trường đã học để xem biểu đồ đó thuộc môi trường nào.
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý bổ sung.
Bước 3: Giáo viên chuẩn hóa kiến thức.
Biểu đồ A:
Nhiệt độ tháng 7: 100 C, tháng 1: -29 0 C
Lượng mưa ít, tháng mưa nhiều nhất không quá 50mm, mưa nhiều vào mùa hạ. Đặc biệt trong hơn 8 tháng nhiệt độ dưới 00 C có mưa dưới dạng tuyết rơi.
=> A có mùa đông lạnh kéo dài, mùa hè ngắn, nhiệt độ trung bình nằm dưới 00C, lượng mưa ít chủ yếu ở dạng tuyết rơi.
KL: Kiểu khí hậu này không thuộc đới nóng, cũng không thuộc đới ôn hòa
GV cho biết kiểu khí hậu náy thuộc đới lạnh.
Biểu Đồ B:
Nhiệt độ tháng 1 thấp nhất trong năm 10 0C, tháng 8 nhiệt độ khoảng 25 0C
Lượng mưa chủ yếu vào các tháng mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau; tháng ít mưa là 5,6,7,8. Đường biểu diễn nhiệt độ nằm trên đường lượng mưa cho thấy đây là các tháng khô hạn.
=> B có mùa đông ấm, mùa hạ nóng khô hạn, mưa vào thu đông.
KL đây là biểu đồ đặc trưng cho môi trương địa trung hải.
Biểu đồ C
Nhiệt độ tháng 1 :50 C, tháng 7 : 130 C 
Lượng mưa khá cao, mưa quanh năm song nhiều nhất vào các tháng thu đông.
=> C có mùa đông ấm, mùa hè mát mưa nhiều vào thu đông.
KL: Đây là biểu đồ đặc trưng cho kiểu khí hậu ôn đới hải dương.
 Bài tập 3: Nhận xét 
Lượng CO2 như thế nào?
Giải thích nguyên nhân?
Phân tích tác hại?
KL: Lượng CO2 trong không khí từ năm 1840 đến năm 1997 ngày càng phát triển do tình hình sản xuất công nghiệp và do tiêu dùng chất đốt ngày càng gia tăng.
Liên hệ: Lượng khí thải CO2 vào khí quyển là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên.
TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Tổng kết:
GV: Nhận xét ưu khuyết điểm , kiến thức cần bổ sung 
 Nhận xét tinh thần thái độ học tập của hs 
Hướng dẫn học tập: 
Sưu tầm tranh ảnh tài liệu nói về hoang mạc và các hoạt động kinh tế ở hoang mạc Châu Á, Châu Mĩ, Châu Phi, Ôx trâylia.
Ôn lại các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu.
Đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới.
Rút kinh nghiệm:
Chương III: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
Tuần 10
Tiết 20
Bài 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
 - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) các đặc điểm cơ bản của môi trường hoang mạc.
 - Phân tích được sự khác nhau vế chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa 
 - Biết được sự thích nghi của giới sinh vật với` môi trường hoang mạc 
Kỹ năng: Đọc và phân tích biểu đồ, lược đồ
 Đọc và phân tích ảnh địa lý 
Thái độ: Bảo vệ môi trường
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
Chuẩn bị của giáo viên: 
- Bản đồ tự nhiên thế giới
- Tranh ảnh về các hoang mạc
Chuẩn bị của học sinh: SGK, tập bản đồ 
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định lớp: 
Bài cũ: GV: kiểm tra nhận xét 1 số bài tập bản đồ của học sinh 
Tiến trình bài học: Khởi động: Quá trình hoang mạc hóa – diện tích các hoang mạc ngày càng mở rộng và nạn ô nhiễm môi trường là hai vấn đề bức xúc nhất mà loài người đang phải giải quyết hiện nay. Điều đó cho thấy việc tìm hiểu về môi trường hoang mạc là vô cùng cần thiết. Vậy ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1: Trình bày được đặc điểm cơ bản của hoang mạc và nguyên nhân .
Hình thức: Cả lớp, thảo luận nhóm
Phương pháp: hình thành biểu tượng địa lí, sử dụng bản đồ...
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hợp tác
Gv: yêu cầu Hs quan sát hình 19.1 SGK – Lên bảng xác định vị trí 1 số hoang mạc.
? Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu? 
? Tại sao lại phân bố ở những nơi đó?
 Hs: trả lời –Gv : nhận xét – xác định lại trên bản đồ
 Gv: Cũng là môi trường hoang mạc nhưng môi trường hoang mạc ở đới nóng và đới lạnh lại có sự khác biệt . Yêu cầu Hs quan sát hình 19.2 và 19.3 
? Xác định vị trí của hai hoang mạc tiêu biểu cho hai môi trường đới nóng và đới lạnh.
Hs: Thảo luận nhóm (10 phút )
Bước 1: chia lóp thành 2 nhóm:
Bước 2: Phân công
Nhóm màu đỏ: Phân tích chế độ nhiệt, mưa của biểu đồ H19.2 và rút ra kết luận điền vào bảng (Phụ lục)
Nhóm màu xanh: Phân tích chế độ nhiệt, mưa của biểu đồ H19.3 và rút ra kết luận rồi điền vào bảng (phụ lục)
Bước 3: HS thảo luận - Gv theo dõi hướng dẫn
Bước 4: Hs trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung.
Bước 5: Gv nhận xét - đối chiếu đáp án.
? Qua phân tích, chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa khác nhau như thế nào?
 ?Khí hậu ở hoang mạc có đặc điểm chung như thế nào ?
Hs trả lời – Gv nhận xét
Gv yêu cầu Hs quan sát hình 19.4 và 19.5 . ? Mô tả quang cảnh hoang mạc? Cho hs quan sát tranh ảnh về sinh vật ở hoang mạc.
Gv nhận xét – mở rộng và lấy 1 số ví dụ về các hoang mạc lớn trên thế giới.
Chuyển ý: môi trường hoang mạc có điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt song ta vẫn thấy có các động thực vật sinh sống. Làm thế nào để chúng có thể tồn tại được trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường hoang mạc?
Hoạt động 2. Tìm hiểu về sự thích nghi của động thực vật với môi trường.
Hình thức: thảo luận nhóm
Phương pháp: hình thành biểu tượng địa lí, sử dụng bản đồ...
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hợp tác
Nhóm:1: ?Tìm hiểu về cách thích nghi của giới thực vât ở môi trường hoang mạc ?
 Nhóm 2: ?Tìm hiểu về sự thích nghi của động vật ở môi trường hoang mạc ?
Nhóm 3: ? Sinh vật có phương thức nào để thích nghi với điều kiện khô hạn của khí hậu?
Hs: Thảo luận nhóm – Đại diện nhóm trả lời – Nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Gv: nhận xét, chuẩn xác lại kiến thức.
1. Đặc điểm của môi trường
 a. Phân bố
- Dọc hai chí tuyến nơi có áp cao chí tuyến
- Sâu trong nội địa nơi ít chịu ảnh hưởng của biển.
- Gần dòng biển lạnh
b. Khí hậu:
- Hoang mạc đới nóng: biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm và mùa hạ rất nóng.
- Hoang mạc đới ôn hòa: biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng và mùa đông rất lạnh.
- Khí hậu rất khô hạn, khắc nghiệt => động, thực vật nghèo nàn.
2.Sự thích nghi của động thực vật với môi trường
 Thực vật , động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách : 
- Tự hạn chế sự mất hơi nước.
- Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Tổng kết:
- Nêu các đặc điểm của khí hậu hoang mạc.
- Các hoang mạc có mùa hạ nóng và mùa đông rất khô lạnh ở
 a.Hàn đới b. Ôn đới c. Nhiệt đới d. Cận nhiệt đới 
Hướng dẫn học tập: - Học bài, làm bài tập SGK, tập bản đồ
- Soạn trước bài “Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc”.
Rút kinh nghiệm:
	 Phê duyệt của Tổ trưởng
	Ngày	tháng năm 2017
	Trần Thị Tuyết Loan
Tuần 11
Tiết 21
Bài 20: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc
 - Nguyên nhân dẫn đến hoang mạc hóa ngày càng được mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc
Kỹ năng: Phân tích tranh ảnh địa lý ,tư duy tổng hợp
Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 
- Tiết kiệm tài nguyên hóa thạch ( dầu khi)
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
Chuẩn bị của giáo viên: 
Tranh ảnh về hoạt động Kinh tế của con người ở hoang mạc
Chuẩn bị của học sinh : - SGK 
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định lớp: 
Bài cũ: ?Khí hậu ở hoang mạc có những đặc điểm gì?
Sự thích nghi của giới sinh vật với môi trường như thế nào?
Tiến trình bài học: Khởi động: Hoang mạc tuy khô khan cát đá mênh mông nhưng con người vẫn sinh sống ỏ đó từ lâu đời. Ngày nay nhờ tiến bộ của KHKT con người đang tiến sâu vào chinh phục và khai thác hoang mạc.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
	NỘI DUNG 	 
Hoạt động 1: Nắm được các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở trong các hoang mạc (Cá nhân /Nhóm)
Hình thức: Cả lớp, thảo luận nhóm
Phương pháp: hình thành biểu tượng địa lí, sử dụng tranh ảnh...
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hợp tác
Gv: yêu cầu HS đọc thuật ngữ “Ốc đảo “ , “Hoang mạc hóa” SGK/188
 ? Kể tên các hoạt động kinh tế cổ truyền chính ở hoang mạc?
 Quan sát hình 20.1 và 20.2 SGK cho biết 
 ? Ngoài chăn nuôi du mục ở hoang mạc còn có hoạt động kinh tế nào khác?
 ? Vì sao hoạt động kinh tế cổ truyền rất quan trọng là chăn nuôi du mục và chăn nuội gia súc?
 Hs trả lời –Gv nhận xét 
Gv: yêu cầu Hs quan sát hình 20.3 và 20.4 SGK –Thảo luận nhóm (Kĩ thuật các mảnh ghép)
Nhóm 1: Phân tích vai trò kỹ thuật khoan sâug cải tạo hoang mạc ?
Nhóm 2: Kể tên các ngành kinh tế hiện đại mới phát triển gần đây ở hoang mạc?
Nhóm 3: Quan sát hình 20.4 SGK cho biết hậu quả cuả việc phát triển kĩ thuật khoan sâu đối với tài nguyên dầu mỏ
 Đại diện nhóm trả lời – Nhóm khác nhận xét bổ sung. Gv nhận xét chuẩn xác kiến thức và mở rộng
Liên hệ Việt Nam
Hoạt động 2: Biết được nguyên nhân hoang mạc hóa đang mở rộng trên thế giới và những biện pháp cải tạo hoang mạc.
Hình thức: cá nhân
Phương pháp: hình thành biểu tượng địa lí, sử dụng tranh ảnh
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi.
Gv: yêu cầu Hs quan sát hình 20.5 SGK 
? Nhận xét bức ảnh cho thấy hiện tượng gì trong hoang mạc ?
? Nêu nguyên nhânghoang mạc ngày càng được mở rộng?
 HS trình bày – khác góp ý bổ sung – Gv kết luận mở rộng 
Gv: Yêu cầu HS quan sát hình 20.6 SGK
 ? Nêu 1 số biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của hoang mạc?
Hs trả lời – Gv nhận xét
-GV giáo dục tư tưởng cho học sinh
1.Hoạt động kinh tế
a. Hoạt động kinh tế cổ truyền 
 - Trồng trọt ở các ốc đảo 
 - Chăn nuôi du mục
 - Nguyên nhân: do thiếu nước
b. Hoạt động kinh tế hiện đại:
- Khai thác dầu khí.
- Khai thác nước ngầm.
- Nguyên nhân: Nhờ tiến bộ của khoa học – kĩ thuật. 
- Khai thác sử dụng quá mức tài nguyên hố thạch (dầu khí).
2.Hoang mạc đang ngày càng mở rộng 
* Nguyên nhân:
- Chủ yếu do tác đông tiêu cực của con người.
- Cát lấn 
- Biến động của khí hậu toàn cầu
* Biện pháp : 
- Cải tạo hoang mạc thành đất trồng.
- Khai thác nước ngầm
- Trồng rừng.
TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Tổng kết:
 1.Thực vật và động vật tiêu biểu được nuôi trồng và rất quan trọng đối với người dân ở hoang mạc 
 a. Dê, cừu, lúa mì c.Ngựa, cam, chanh
 b. Chà là, lạc đà d. Tất cả đều đúng
 2. Những nơi có tốc độ hoang mạc hóa nhanh nhất:
 a. Ở rìa các hoang mạc đới nóng, có mùa khô kéo dài.
 b. Bên trong các hoang mạc đới nóng nhiệt độ cao quanh năm.
 c.Ở các hoang mạc ôn đới khô khan. 
Hướng dẫn học tập: 
 - Học bài trả lời câu hỏi cuối bài
 - Soạn trước bài “Môi trường đới lạnh”.
Rút kinh nghiệm:
CHƯƠNG IV: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
Tuần 11
Tiết 22
Bài 23 : MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Biết vị trí của đới lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới.
Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh.
Biết được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh. 
Kỹ năng:
Đọc bản đồ để nhận biết vị trí , giới hạn của đới lạnh 
Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
Thái độ: Bảo vệ tài nguyên động vật, bảo vệ môi trường
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên thế giới.
-Tranh ảnh một số loại động vật ở đới lạnh.
Học sinh: - SGK 
 -Tập bản đồ, chuẩn bị bài mới. 
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định lớp:
Bài cũ : Nêu các hoạt động kinh tế chính của con người ở hoang mạc?
 Nêu nguyên nhân dẫn đến hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng?
Tiến trình bài học: Khởi động: Trong môi trường đới lạnh sự khắc nghiệt của tự nhiên cũng không kém môi trường hoang mạc.Vậy đới lạnh có đặc điểm tự nhiên như thế nào? Con người và sinh vật ở đây thích nghi với môi trường ra sao. Chúng ta tìm hiểu trong bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1: Tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của đới lạnh
 Hình thức: cá nhân/ nhóm
Phương pháp: hình thành biểu tượng địa lí, sử dụng tranh ảnh, bản đồ
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hợp tác.
Gv: yêu cầu Hs quan sát hình 21.1, 21.2 và 21.3 (SGK) 
Xác định ranh giới của môi trường đới lạnh ở 2 bán cầu trên bản đồ? 
Nhóm 1,2,3: Nêu diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm ở đới lạnh?
Nhóm 4, 5-6: Cho biết sự khác nhau giữa môi trường đới lạnh ở bắc bán cầu và nam bán cầu?
Gv: Yêu cầu HS thảo luận nhóm - Trình bày kết quả-Nhận xét
Gv yêu cầu HS quan sát hình 21.4 và 21.5: 
Gv: yêu cầu hs đọc thuật ngữ “Băng trôi, băng sơn “/186 SGK?So sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi ? 
Gv: Nhận xét khí hậu ở môi trường rất khắc nghiệt =>kết luận.
Hoạt động 2: Biết được sự thích nghi của thực, động vật với khí hậu lạnh lẽo khắc nghiệt.
Hình thức: cá nhân
Phương pháp: hình thành biểu tượng địa lí, sử dụng tranh ảnh, 
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi
Gv: Yêu cầu Hs quan sát hình 21.6 và 21.7 SGK và hình 21.8, 21.9 và 21.10 SGK. Tổ chức cho học sinh thảo luận theo cặp.
? Mô tả cảnh đài nguyên vào mùa hạ ở Bắc Âu và Bắc Mĩ?
?Thực vật ở đài nguyên có đặc điểm gì? Vì sao thực vật chỉ phát triển vaò mùa hè?
?Kể tên các loại động vật ở đới lạnh? Các loại động vật trên có gì khác so với động vật ở đới nóng? 
? Các loài động vật có đời sống sôi động vào mùa nào?
 Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của trái đất? 
Hs trả lời - Gv nhận xét (Đài nguyên Bắc Mĩ lạnh hơn Bắc Âu).
 (Gv: gợi ý HS trả lờiàTìm ra sự giống nhau của môi trường - Lượng mưa, khí hậu có đặc điểm như thế nào, động thực vật có đặc điểm, phân bố).
1.Đặc điểm của môi trường
*Vị trí: Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực
*Đặc điểm: 
- Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo. 
- Mùa đông rất dài.
- Mưa ít chủ yếu dưới dạng tuyết rơi.
- Đất đóng băng quanh năm
* Nguyên nhân: Nằm ở vĩ độ cao.
2.Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường
 - Thực vật: chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y.
- Động vật : Có lớp mỡ dày (hải cẩu), lông dày (gấu trắng, tuần lộc) hoặc lông không thấm nước(chim cánh cụt), một số động vật ngủ đông hay di cư để tránh mùa đông lạnh.
TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Tổng kết:
? Đới lạnh có đặc điểm nổi bật là:
a. Lượng mưa rất ít – khô hạn quanh năm.
b. Khí hậu khắc nghiệt, vô cùng lạnh giá quanh năm.
c. Động vật nghèo nàn, thực vật rất thưa thớt.
d. Cả 3 đáp án trên
? Hướng dẫn hs làm bài tập 4 SGK:
- Đoạn văn mô tả gì? Đặc điểm nhà ở ?
- Quần áo chống lạnh? Tại sao xây nhà băng để ở?
Hướng dẫn học tập: 
 - Học: Đặc điểm môi trường, sự thích nghi của động, thực vật.
 - Tìm hiểu hoạt động kinh tế của con người ở đơi lạnh.
Rút kinh nghiệm:
	Phê duyệt của Tổ trưởng
	Ngày tháng năm 2017
	Trần Thị Tuyết Loan
Tuần 12
Tiết 24
Bài 24 : HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
MỤC TIÊU :
Kiến thức:
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở đới lạnh
- Biết một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh
Kỹ năng: - Đọc bản đồ, quan sát ảnh địa lý
 -Vẽ sơ đồ, mối quan hệ địa lý
Thái độ: - Khai thác tài nguyên hoá thạch (dầu khí) cần đi đôi với sử dụng tiết kiệm và khai thác hợp lí
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
Giáo viên: Tranh ảnh một số họat động kinh tế ở đới lạnh 
Học sinh: SGK 
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định lớp: 
Bài cũ: ? Nêu đặc điểm môi trường ở đới lạnh?
 ? Giới sinh vật ở đới lạnh thích nghi với đặc điểm khí hậu như thế nào ?
Tiến trình bài học: Khởi động: Bất chấp cái lạnh và băng tuyết nhiều dân tộc đã sinh sống ở phương Bắc, họ chăn nuôi, đánh cá hoặc săn bắn. Ngày nay với phương tiện kỹ thuật hiện đại con người đã khai thác tài nguyên ở vùng cực
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động kinh tế ở đới lạnh
Hình thức: cá nhân/ cặp
Phương pháp: hình thành biểu tượng địa lí, sử dụng tranh ảnh, bản đồ..
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hợp tác
Gv: yêu cầu Hs quan sát hình 22.1 /SGK 
 ? Tên các dân tộc sinh sống ở đới lạnh phương bắc ?
 ? Địa bàn cư trú các dân tộc sống bằng nghề chăn nuôi? Địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề săn bắn?
 Gv: Yêu cầu Hs quan sát hình 22.2 và 22.3/SGK
 ? Mô tả hình ảnh ? – Hs trả lời – Gv nhận xét.
 ? Tại sao con người chỉ sinh sống ở ven bờ biển Bắc Á, Bắc Âu, bờ biển phía Nam mà không sống ở gần cực Bắc, châu Nam Cực?
 Hs tiến hành thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trả lời – GV nhận xét 
Gv chuẩn xác kiến thức trên bản đồ về sự phân bố các dân tộc ở phương Bắc.
 Hoạt động 2. Tìm hiểu hoạt động nghiên cứu và khai thác môi trường đới lạnh.
Hình thức: Cá nhân / nhóm
Phương pháp: Hình thành biểu tượng địa lí, sử dụng tranh ảnh.
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hợp tác
 Gv: Yêu cầu Hs đọc thơng tin mục 2 SGK kết hợp quan sát hình 22.4 và 22.5
 ? Kể tên các nguồn tài nguyên ở đới lạnh ?
 ? Tình hình phát triển kinh tế ở đới lạnh trong những năm gần đây như thế nào ?
Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm 
Bước 2: Mỗi nhóm thảo luận về vấn đề quan tâm đối với môi trường ở 3 đới
 Nhóm 1, 2: Đới lạnh
 Nhóm 3: Đới nóng
 Nhóm 4: Đới ôn hòa
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày - Gv: nhận xét
 ? Quá trình khai thác tài nguyên ở đới lạnh cần phải khắc phục những khó khăn gì ? 
Hs: trả lời – Gv nhận xét
 Gv: Kết luận chung P

Tài liệu đính kèm:

  • docxGA 7.docx