Giáo án môn Địa lí 7 - Đỗ Thị Kim Thịnh

Bài 34: THỰC HÀNH

SO SÁNH NỀN KINH TẾ CỦA BA KHU VỰC CHÂU PHI

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh:

- Nắm được Châu Phi có trình độ phát triển kinh tế rất không đồng đều, thu nhập bình quân đầu người của các nước Châu Phi rất chênh lệch.

- Nắm được những nét chính của nền kinh tế 3 khu vực Châu Phi và của Châu Phi trong bảng so sánh các đặc điểm kinh tế của 3 khu vực Châu Phi.

2. Kĩ năng:

- Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của các môi trường tự nhiên ở châu Phi.

- Phân tích bảng số liệu về tỉ lệ gia tăng dân số, tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia châu Phi.

3. Thái độ: Đánh giá đúng mức thu nhập của các nước châu Phi, so sánh với nước ta.

* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng. (Hoạt động 1, 2)

- Phản hồi / lắng nghe tích cực (Hoạt động 1, 2)

- Tìm kiếm và xử lí thông tin. (Hoạt động 1, 2)

 

doc 108 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1442Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí 7 - Đỗ Thị Kim Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phóng to.
- Một số tranh ảnh về loài động vật tiêu biểu: chim cánh cụt, hải cẩu.
 2. Chuẩn bị của học sinh: Học và đọc trước bài, làm bài tập đầy đủ.
II. PHƯƠNG PHÁP.
- Thảo luận 
- Nêu vấn đề.
- Đàm thoại gợi mở 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp. (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ. Không 
3. Bài mới. 
Trong các châu lục trên thế giới, châu Nam Cực là châu lục duy nhất không có cư dân sinh sống thường xuyên, đồng thời đây là một miền đất nơi duy nhất của Thế giới mà trên đó mọi đòi hỏi phân chia lãnh thổ tài nguyên không được công nhận. Hiện nay chúng ta cùng khám phá những bí ẩn về vùng đất Nam Cực của Trái Đất qua bài: “Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH 
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (26 phút) Tìm hiểu khí hậu châu Nam Cực. 
GV: Giới thiệu vị trí địa lí của Châu Nam cực trên bản đồ.
GV: Quan sát hình 47.1 xác định trí địa lí của châu Nam Cực? Vị trí địa lí đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu Nam Cực? (Học sinh trung bình)
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận:
Chia nhóm: 2 bàn một nhóm.
Thời gian: 5 phút.
 Nội dung câu hỏi:
 Đọc và phân tích hình 47.2 kết hợp với việc xác định vị trí và độ cao của hai trạm trên hình 47.1
* Nhóm 1, 2: Giải thích sự giống và khác nhau trong chế độ nhiệt của hai trạm khí tượng ở Châu Nam Cực? (Học sinh khá)
* Nhóm 3, 4: Nhận xét về khí hậu của châu Nam Cực? (Học sinh khá)
* Nhóm 5, 6: Vì sao châu Nam cực có khí hậu lạnh gay gắt? (Học sinh khá)
HS: Đại diện trình bày, học sinh nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn xác.
* Giống nhau:
- Đều rất giá lạnh.
- Nhiệt độ quanh năm dưới 00C.
* Khác nhau:
GV: Nhiệt độ - 49,50C đã được các nhà khoa học Na - uy đo được tại Nam cực 1967 châu Nam Cực được gọi là “Cực lạnh của thế giới”. Ở Nam Cực “gió là kẻ thù đáng sợ nhất” gió mạnh kèm theo bão tuyết có thể kéo dài hàng tuần.
* Lạnh gay gắt:
- Do vị trí, nằm trên lục địa.
- Địa hình cao: ít chịu ảnh hưởng của biển.
- Là vùng khí áp khá cao.
GV: Đọc và phân tích hình 47.3 cho biết đặc điểm địa hình nổi bật của bề mặt lục địa Nam Cực?
HS: Nam Cực bị băng bao phủ dày tạo thành lớp băng phủ khổng lồ. Thể tích băng ở đây lên tới 35 triệu km3, chiếm 90% thể tích dự trữ nước ngọt lớn nhất thế giới. Lớp băng phủ ở lục địa Nam Cực thường di chuyển từ trung tâm ra các biển xung quanh khi đến bờ, băng bị vỡ ra từng mảnh lớn tạo thành các băng sơn trôi trên biển, rất nguy hiểm cho tàu bè đi lại.
GV: Sự tan băng ở châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất như thế nào? (Học sinh trung bình)
HS: Ngày nay dưới tác dụng của “Hiệu ứng nhà kính”, khí hậu Trái Đất nóng lên làm lớp băng ở Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn, có ảnh hưởng đến con người Trái Đất.
Làm nước biển dâng cao.
Diện tích lục địa sẽ bị thu hẹp.
Nhiều đảo, quần đảo có nguy cơ bị nhấn chìm dưới mực nước đại dương.
Hiện tại vào mùa hè, lớp băng bị bao phủ ở lục địa Nam Cực thường xuyên di chuyển từ vùng trung tâm ra các biển xung quanh.
Chú ý: Trong đều kiện khí hậu khắc nghiệt như vậy sinh vật ở Nam Cực phát triển như thế nào? 
GV: Cho biết châu Nam Cực có các loài sinh vật tiêu biểu nào? (Học sinh trung bình)
HS: Chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo
GV: Tại sao chúng có thể thích nghi được trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như vậy?
GV: Nêu tên các tài nguyên khoáng sản quan trọng của châu Nam Cực? (Học sinh trung bình)
GV: Chú ý: Qua phần điều kiện tự nhiên chúng ta thấy châu Nam Cực quả vô cùng độc đáo, lịch sử khai thác nghiên cứu lãnh thổ này như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu đôi nét về vấn đề này?
2. Hoạt động 2: (14 phút) Tìm hiểu vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu
GV: Gọi học sinh đọc mục 2 sgk:
GV: Dựa vào mục 2 hãy tóm tắt vài nét về lịch sử khám phá nghiên cứu châu Nam Cực? (Học sinh trung bình)
GV: Với hiệp ước Nam Cực được thông qua ngày 1/2/1959 châu Nam Cực trở thành một lãnh thổ quốc tế chung để nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới.
1. Khí hậu
- Gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
- Khí hậu:
+ Rất giá lạnh: Nhiệt độ quanh năm < 00, thấp nhất - 94,50C.
+ Là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới. Tốc độ gió thường > 60km/giờ.
- Địa hình:
+ Là một cao nguyên băng khổng lồ.
+ Cao trung bình trên 2000m, có nơi đạt từ 3000 – 4000m.
- Sinh vật:
+ Thực vật: không có.
+ Động vật khá phong phú: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, cá voi xanh
2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu
- Được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất.
- Hiện nay: vẫn chưa có dân cư sinh sống thường xuyên.
3. Củng cố. (3 phút)
a. Xác định vị trí của châu Nam Cực và nêu đặc điểm khí hậu của châu lục này?
b. Hãy nêu đặc điểm địa hình nổi bật của châu Nam Cực?
4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) 
- Về nhà học thuộc bài cũ.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài.
- Chuẩn bị nội dung bài mới hôm sau học:
+ Trả lời toàn bộ những câu hỏi trong bài.
+ Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến nội dung bài học.
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. 	
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 28	 	 Ngày soạn: 05.03.2017
Tiết : 55	 	 Ngày dạy: 06.03.2017
Chương IX. CHÂU ĐẠI DƯƠNG
Bài 48. THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi của châu Đại Dương
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên của các đảo và quần đảo, lục địa Ô- xtrây- li-a
2. Kĩ năng: 
- Sử dụng các bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế của châu Đại Dương.
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa một số trạm của châu Đại Dương.
3. Thái độ: Rèn luyện tính tự chủ, nêu cao tinh thần độc lập dân tộc, bình đẳng, tự do, bác ái
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu đại dương và một số tranh ảnh cần thiết 
2. Chuẩn bị của học sinh: Học và đọc trước bài, làm bài tập đầy đủ.
III. PHƯƠNG PHÁP. Nêu vấn đề, thảo luận, trực quan, đàm thoại gởi mở 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp. (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)	
 	CH: Khí hậu châu Nam Cực như thế nào?
	Trả lời:
- Gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
- Khí hậu:
+ Rất giá lạnh: Nhiệt độ quanh năm < 00, thấp nhất - 94,50C.
+ Là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới. Tốc độ gió thường > 60km/giờ.
3. Bài mới. 
Một châu lục duy nhất trên thế giới có tên gọi gắn với Đại dương. Rất nhiều đặc điểm thiên nhiên độc đáo và hết sức bát ngờ, thú vị ở châu lục này, chúng ta sẻ tìm hiểu những đặc điểm đó qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (17 phút) Tìm hiểu về vị trí địa lí, địa hình
- GV treo bản đồ và xác định vị trí của Châu đại dương 
- GV: châu Đại Dương. được bảo bọc bởi 2 đại dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
CH: Vậy biển Thái Bình Dương do ai đặt tên? Trong hoàn cảnh nào? (Học sinh trung bình)
- Giữa màu xanh mênh mông của Thái Bình Dương, quan sát trên bản đồ ta thấy nổi lên một châu lục đó là châu Đại Dương.
 - Vậy vị trí địa lí, địa hình.
HS: Quan sát H.48.1 hoặc biểu đồ tự nhiên hảy xác định vị trí của châu Đại Dương (Học sinh trung bình)
CH: Xác định vị trí của lục địa Ô-Xtrây-li-a và 2 nhóm đảo thuộc châu Đại Dương? (Học sinh trung bình)
CH: Đảo lớn nhất ở châu Đại Dương là đảo nào? 
HS: (Niu - ghine: 808.000 km2 gấp 2,5 lần diện tích nước ta.
CH: dựa vào sự hiểu biết của mình em cho biết châu Đại Dương có diện tích bao nhiêu? (Học sinh trung bình)
CH: Diện tích này, châu Đại Dương xếp thứ mấy so với các châu lục trên thế giới có dân cư sinh sống thường xuyên? (Học sinh trung bình)
HS: Đứng thứ 5: Châu Á: 43,6; Châu Mĩ: 42,1; Châu Phi: 50,3; Châu Âu: 10,5 
2. Hoạt động 2: (19 phút) Tìm hiểu về khí hậu, thực vật và động vật. 
GV xác định 2 trạm trên H.48.1
* Hoạt đông nhóm. Thời gian 5 phút, 2 bàn 1 nhóm 
Học sinh quan sát hình 48.2, hình 48.1 và SGK em hảy:
1/ Nêu diễn biến nhiệt độ, lượng mưa ở 2 Trạm Gu-am và Nu-mê-a? (Học sinh trung bình)
2/ Từ sự khảo sát, em hảy rút ra đặc điểm khí hậu của các đảo, quần đảo thuộc châu đại dương? (Học sinh trung bình)
Học sinh trả lời à nhóm khác bổ sung à GV chuẩn xác
* Trạm Gu-am
* Trạm Nu-mê-a
GV: Lượng mưa thay đổi tuỳ vào hướng gió và hướng núi. Quần đảo Niu di len và phía nam Ô-xtrây-li-a có khí hậu ôn đới.
CH: Với sự xuất hiện của rừng xích đạo xanh quanh năm, rừng mưa nhiệt đới và rừng dừa thì các đảo và quần đảo thuộc châu Đại Dương được mạnh danh là “Thiên đàng xanh” giữa Thái bình dương.
GV: Chuyển ý:
CH: Em có nhận xét gì về sinh vật ở châu đại dương? (Học sinh khá)
CH: Hãy cho biết nguồn gốc hình thành lục địa Ô-xtrây-li-a ?
CH: Vậy hảy cho biết đó là những loại động vật nào? (Học sinh trung bình)
 - Thú có túi Căng-gu-ru, gấu túi gô la xem hình 48.3 và 48.4 
CH: Ở Ô-xtrây-li-a có những loại thực vật nào? (Học sinh trung bình)
Ngoài ra còn có cây Keo, Phi lao, nhiều cây họ dừa, xi thân gổ (lục địa Ô-xtrây-li-a)
 - Phần lớn diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc, có khí hậu khô hạn 
CH: Dựa vào h48.1 và sự hiểu biết của mình, em hảy giải thích: vì sao đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn.
HS:
- Vì lục địa này nằm chủ yếu trong đới chí tuyến của nửa cầu nam (đới khí hậu nóng)
* Địa hình có 3 phần: 
 + Phía Tây là sơn nguyên.
 + Ở giữa là đồng bằng và phía Đông có núi cao chắn gió từ đại dương thổi vào à cho nên phần lớn đất đai phía Tây và vùng trung tâm lục địa mưa ít (< 300mm/ năm). Hoang mạc và bán hoang mạc nhiều, sông ngòi ít. 
Dựa vào nội dung SGK, em hảy cho biết ở Trung và Nam Mỹ có tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là bao nhiêu? Ô-xtrây-li-a
CH: Em nhận xét gì về sự phân bố dân cư ở Trung và Nam Mỹ. (Học sinh khá)
HS: 35 - 40% dân đô thị phải sống ở ngoại ô, trong các khu nhà ổ chuột với những điều kiện khó khăn, thất nghiệp, thiếu lương thực.
CH: Quan sát hinh 43.1, em hãy cho biết sự phân bố các đô thị trên 3 triệu người ở Trung và Nam Mỹ có gì khác so với Bắc Mỹ? (Học sinh khá)
CH: Quan sát hình 43.1 hoặc bản đồ  em hãy xác định các đô thị > 5 triệu dân ở khu vực Trung và Nam Mỹ? (Học sinh trung bình) 
GV: Yêu cầu học sinh lên xác định trên bản đồ.
1. Vị trí địa lí, địa hình.
 * Châu Đại Dương gồm:
- Lục địa Ô-xtrây-li-a.
- Bốn quần đảo:
+ Niu-Di-len
+ Mê-la-nê-di
=> Hai nhóm đảo đều có động đất, núi lửa.
+ Mi-crô-nê-di
+ Pô-li-nê-di
=> Các đảo trên hai nhóm đảo đều do san hô và núi lửa tạo thành.
* Diện tích khoãng 8,5 triệu km2
2. Khí hậu, thực vật và động vật. 
a. Khí hậu (các đảo)
- Phần lớn các đảo có khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm, chịu ảnh hưởng của biển rỏ rệt, mưa nhiều, điều hoà quanh năm.
b. Thực vật và động vật.
- Có ít nhưng độc đáo:
+ Thực vật: Bạch đàn có hơn 600 loài.
+ Động vật: Thú có túi, cáo mỏ vịt
3. Củng cố. (3 phút) Tên gọi “châu Đại Dương” cho em hình dung đặc điểm thiên nhiên tiêu biểu gì của châu lục này?
4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) 
- Về nhà làm làm bài tập chuẩn bi nội dung bài mới hôm sau học.
 	- Sưu tầm tranh ảnh tư liệu liên quan đến dân cư kinh tế châu đại dương.
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. 	
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 28	 	 Ngày soạn: 08/03/2017
Tiết: 56	 	 Ngày dạy: 10/03/2017
Bài 49. DÂN CƯ VÀ KINH TẾ CHÂU ĐẠI DƯƠNG
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm dân cư Ô-xtrây-li-a
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm kinh tế của châu Đại Dương
2. Kĩ năng: 
- Phân tích bảng số liệu về dân cư, kinh tế của châu Đại Dương.
3. Thái độ: Rèn luyện tính tự chủ, nêu cao tinh thần độc lập dân tộc, bình đẳng.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Trình bày suy nghĩ, ý tưởng. (Hoạt động 1, 2,)
Phản hồi / lắng nghe tích cực (Hoạt động 1, 2)
Tìm kiếm và xử lí thông tin. (Hoạt động 1, 2)
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Bản đồ mật độ dân số thế giới. 	 
- Bản đồ kinh tế Ô-xtrây-li-a
2. Chuẩn bị của học sinh: Học và đọc trước bài, làm bài tập đầy đủ.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Thảo luận 
- Nêu vấn đề.
- Đàm thoại gợi mở 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
CH: Nguyên nhân nào đã khiến các đảo - quần đảo châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh”.
Trả lời: Với sự xuất hiện của rừng xích đạo xanh quanh năm, rừng mưa nhiệt đới và rừng dừa thì các đảo và quần đảo thuộc châu Đại Dương được mệnh danh là “Thiên đàng xanh” giữa Thái Bình Dương.
3. Bài mới. 
Châu Đại Dương là châu lục thưa dân nhưng có tỉ lệ đô thị hoá cao. Trình độ phát triển kinh tế giữa các nước rất chênh lệch.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (15 phút) Tìm hiểu tình hình dân cư châu Đại Dương 
GV: Quan sát bảng số liệu và lược đồ phân bố dân cư thế giới trang 7. Nhận xét mật độ dân số châu đại Dương? (Học sinh trung bình)
GV: Dựa vào bảng số liệu và nội dung sgk nhận xét về tỉ lệ dân thành thị. Nhận xét thành phần dân cư châu Đại Dương? (Học sinh trung bình)
HS: Người bản địa: Ô-xtrây-li-a, Mê-la-nê-diêng, Pô-li-nê-diêng.
 - Người nhập cư: Châu Âu, châu Á, châu Phi. Thành phần chủng tộc ở đây như thế nào?
HS: phức tạp, đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa 
2. Hoạt động 2: (20 phút) Tìm hiểu tình hình kinh tế châu Đại Dương 
GV: Yêu cầu học sinh đọc mục 2 sgk.
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm.
- Chia nhóm: 4 nhóm.
- Thời gian: 5 phút.
- Nội dung câu hỏi:
* Nhóm 1,2: Thiên nhiên châu Đại Dương có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế châu Đại Dương? (Học sinh trung bình)
* Nhóm 3,4: Dựa vào bảng số liệu kết hợp với nội dung ở sgk. Nêu sự khác biệt về kinh tế Ô-xtrây-li-a và Niu-Di-len với các quần đảo còn lại? (Học sinh trung bình)
HS: Đại diện trả lời, học sinh nhóm khác bổ sung, giáo viên kết luận ghi bảng.
- Nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, khai thác thuỷ sản, du lịch, có nhiều khoáng sản.
- Ô-xtrây-li-a và Niu-Di-len: có nền kinh tế phát triển cao hơn cả. Trong nông nghiệp nổi tiếng về xuất khẩu lúa mì, lê, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa. Trong công nghiệp phát triển các ngành khai khoáng, nông sản, nông sản, hải sản, gỗ. Về công nghiệp, phát triển nhất là ngành chế tạo máy, phụ tùng điện tử, chế biến thực phẩm.
- Các quốc đảo: là những nước đang phát triển. Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chính là khoáng sản, nông sản, hải sản, gỗ. - Về công nghiệp, phát triển nhất là ngành chế biến thực phẩm. 
- Ngành du lịch có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhiều nước.
GV: Dựa vào hình 49.3. Nêu các ngành kinh tế phát triển nhất của các nhóm nước phát triển và đang phát triển. (quần đảo).
1. Dân cư:
- 31 triệu người (2001).
- Mật độ dân số: 3,6 người/km2 (thấp nhất thế giới).
- Phân bố không đều.
+ Tập trung đông: Phía đông - đông nam lục địa, Bắc Niu-Di-len, Pa-pua Niu-Ghi-nê.
+ Thưa dân: trung tâm đại lục, đảo.
- Tỉ lệ dân thành thị cao: 69% (2001).
- Thành phần dân cư :
 + Người bản địa chiếm 20%.
 + Người nhập cư: chiếm 80%.
2. Kinh tế.
a. Trình độ phát triển kinh tế rất không đồng đều.
- Nước phát triển: Ô-xtrây-li-a và Niu-Di-len.
- Các quần đảo là những nước đang phát triển.
b. Các ngành kinh tế.
* Ô-xtrây-li-a và Niu-Di-len:
- Nông nghiệp: trồng lúa mì, chăn nuôi bò, cừu... để xuất khẩu.
- Công nghiệp: Khai khoáng, chế tạo máy, dệt, chế biến thực phẩm...
* Các quần đảo.
 - Là những nước đang phát triển. Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu 
- Các mặt hàng xuất khẩu chính là khoáng sản, nông sản, hải sản, gỗ. - Du lịch: có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước.
3. Củng cố. (3 phút)
	- Trình bày đặc điểm dân cư châu Đại Dương.
4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (2 phút) 
- Học thuộc bài cũ mục 1.
- Đọc trước bài 50. Thực hành. Báo về đặc điểm tự nhiên Ô-xtrây-li-a .
- Trả lời các câu hỏi trong sgk
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. 	
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 	29	 	 Ngày soạn: 11/03/2017
Tiết : 57	 	 Ngày dạy: 13/03/2017
Bài 50. THỰC HÀNH
VIẾT BÁO CÁO VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN ÔXTRÂYLIA
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm địa hình Ô-xtrây-li-a.
- Đặc điểm khí hậu (chế độ nhiệt, chế độ mưa, lượng mưa) của ba địa điểm đại diện cho 3 kiểu khí hậu khác nhau của Ô-xtrây-li-a và nguyên nhân của sự khác nhau đó.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích, nhận xét các biểu đồ khí hậu, lát cắt địa hình.
- Phát tiển óc tư duy để giải thích các hiện tượng, các mối quan hệ địa lí.
3. Thái độ: Bảo vệ môi trường và khí hậu.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Trình bày suy nghĩ, ý tưởng. (Hoạt động 1, 2, 3)
Phản hồi / lắng nghe tích cực (Hoạt động 1, 2, 3)
Tìm kiếm và xử lí thông tin. (Hoạt động 1, 2, 3)
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Lược đồ tự nhiên Ô-xtrây-li-a.
- Lát cắt đại hình lục địa Ô-xtrây-li-a theo vĩ tuyến 30 B
- Lược đồ hướng gió và sự phân bố lượng mưa ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo lân cận.
- Biểu đồ hình 50.3 phóng to.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học và đọc trước bài, làm bài tập đầy đủ.
III. PHƯƠNG PHÁP:
	- Thảo luận *
	- Nêu vấn đề.
	- Đàm thoại gợi mở 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
CH: Cho biết tình hình dân cư châu Đại Dương?
Trả lời:
- 31 triệu người (2001).
- Mật độ dân số: 3,6 người/km2 (thấp nhất thế giới).
- Phân bố không đều.
+ Tập trung đông: Phía Đông - Đông Nam lục địa, Bắc Niu di lân, Pa-pua Niughinê.
+ Thưa: Trung tâm đại lục, đảo.
- Tỉ lệ dân thành thị cao: 69% (2001).
- Thành phần dân cư người bản địa: chiếm 20%.
- Thành phần người nhập cư: chiếm 80%.
3. Bài mới. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH 
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (12 phút) Nhóm 
GV treo lát cắt địa hình lục địa Ô-xtrây-li-a theo vĩ tuyến 30 N và hướng dẫn học sinh quan sát kết hợp lược đồ tự nhiên lục địa Ô-xtrây-li-a.
- Hướng dẫn các nhóm tiến hành thảo luận theo câu hỏi ở bài tập 1.
Quan sát sơ đồ, cho biết:
 Kể tên các khu vực địa hình của Lục địa Ô-xtrây-li-a từ tây sang đông? (Học sinh trung bình)
 Quan sát bản đồ, cho biết:
 - Trình bày đặc điểm địa hình, độ cao trung bình của mỗi khu vực? Ô-xtrây-li-a
- Cao nhất, thấp nhất ở đâu? Bao nhiêu?
Ô-xtrây-li-a
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, hướng dẫn học sinh viết báo cáo hoàn thành về đặc điểm địa hình Ô-xtrây-li-a.
2. Hoạt động 2: (11 phút) GV treo lược đồ hướng gió hoặc cho học sinh quan sát hình 50.2/SGK và sự phân bố lượng mưa ở lục địa Ô-xtrây-li-a cùng với 3 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 3 địa điểm ở Ô-xtrây-li-a.
- Yêu cầu 1 học sinh lên xác định vị trí cảu 3 địa điểm đó trên lược đồ.
GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm phân tích nhiệt độ và lượng mưa của một địa điểm thông qua biểu đồ và giải thích sự phân bố đó
- Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả, bổ sung.
- GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức vào bảng phụ đã kẻ sẵn. 
CH: Nhắc lại đặc điểm của: Các loại gió: gió tín phong, gió tây ôn đới ?
- Các dòng biển nóng, lạnh.
- Sự phân bố lượng mưa ở châu Địa Dương
GV chú ý: khí hậu của Pớc là Địa trung hải, còn Brix-ben là cận nhiệt đới gió mùa.
 3. Hoạt động 3: (14 phút) Sự phân bố hoang mạc của lục địa Ô-xtrây-li-a
 Quan sát bản đồ, cho biết:
 - Kể tên các Hoang mạc của lục địa Ô-xtrây-li-a? Phân bố ở khu vực nào? Nhận xét diện tích hoang mạc? (Học sinh trung bình)
- Giải thích tại sao ở lục địa Ô-xtrây-li-a hoang mạc chiếm diện tích lớn? (Học sinh khá)
CH : Giải thích tại sao phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc? (Học sinh khá)
1. Đặc điểm địa hình Ô-xtrây-li-a.
Khu vực
Đặc điểm địa hình
Độ cao (m)
Đồng bằng ven biển
- Phía tây tương đối bằng phẳng, nhỏ hẹp.
- Phía đông hơi dốc, nhỏ hẹp
100
Cao nguyên tây Ô-xtrây-li-a
Rộng, hơi gồ ghề
600
Đồng bằng trung tâm
- Tương đối bằng phẳng
200
Dãy đông Ô-xtrây-li-a
Núi có sườn dốc đứng, đỉnh nhọn
1600
- Đỉnh Rao-đơ Mao-cao nhất 1600m
2. Đặc điểm khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a.
- Khí hậu phân hoá từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.
- Chịu ảnh hưởng của gió mùa ở phía Bắc, gió Tín phong Đông Nam ở phía Nam, gió Tây ôn đới phía Tây Nam.
- Lượng mưa giảm dần từ duyên hải vào sâu trong nội địa. Từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông 
3. Sự phân bố hoang mạc của lục địa Ô-xtrây-li-a
- Hoang mạc phân bố vùng phía tây và tập trung vào sâu nội địa do
+ Phía tây ảnh hưởng dòng biển lạnh
+ Phía đông có sườn khuất gió, lượng mưa càng vào sâu trong nội địa càng giảm dần
+ Có đường chí tuyến nam đi qua lục địa
4. Củng cố. (2 phút)
- GV chuẩn xác lại kiến thức bài học
- Nhận xét tiết thực hành của các lớp, thu và chấm một số bài làm.
5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) Học bài theo câu hỏi SGK
6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. 	
................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12262571.doc