Giáo án môn Địa lí 7 - Tiết 1 đến tiết 70

Phần một

THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

Bài 1: DÂN SỐ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS cần hiểu và nắm vững về dân số, mật độ dân số, tháp tuổi. Hiểu dân số là nguồn lao động của một địa phương, hiểu nguyên nhân của sự gia tăng và bùng nổ dân số.

-Biết được hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển và cách giải quyết.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.

3.Thái độ: Thông qua bài học để giáo dục ý thức về DS - KHHGĐ đối với cộng đồng, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của đất nước.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Biểu đồ tháp tuổi hình 1.1 phóng to.

-Biểu đồ gia tăng dân số tự nhiên thế giới (H1.2)

-Biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số (H1.3, 1.4)

 

doc 143 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1095Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí 7 - Tiết 1 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực ở châu Phi?
3.Bài mới:
GV: Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1
-HS quan sát H31.1:
CH: Hoạt động kinh tế đối ngoại của châu Phi có đặc điểm gì nổi bật? Xuất hàng gì là chủ yếu? Nhập hàng gì là chủ yếu
CH: Mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu của châu Phi là gì?
CH: Tại sao phần lớn các nước châu Phi xuất khẩu khoáng sản và nguyên liệu thô và nhập máy móc thiết bị?
CH: Các nông sản xuất khẩu chủ yếu của châu Phi là gì? (cà phê, ca cao, lạc, dầu cọ, bông...)
CH: Tại sao là châu lục xuất khẩu lớn sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới mà vẫn phải nhập lượng lớn lương thực ? (Không chú trọng trồng cây lương thực)
CH: Thu nhập ngoại tệ của phần lớn các nước châu Phi dựa vào nguồn kinh tế nào?
 HS: Quan sát H 31.1 cho biết đường sắt châu Phi phát triển chủ yếu ở khu vực nào. (Ven vịnh Ghi nê, khu vực sông Nin, Nam Phi.)
CH: Nêu vai trò của kênh đào Xuyê ở Ai Cập?
Hoạt động 2
CH: Cho biết đặc điểm đô thị hoá ở châu Phi?
-HS quan sát bảng số liệu (Tr 98) kết hợp H29.1: cho biết sự khác nhau về mức độ đô thị hoá giữa các quốc gia ven vịnh Ghi-nê, duyên hải Bắc Phi và duyên hải Đông Phi.
CH: Mức độ đô thị hoá cao nhất ở nước nào? Khu vực nào ( Bắc Phi)
CH: Mức độ đô thị hoá khá cao ở nước nào? Khu vực nào. (Ven vịnh Ghi - Nê)
CH: Đô thị hoá thấp ở nước nào?(Đông Phi)
-Liên hệ VN là 26%.
CH: Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ dân số đô thị ở châu Phi.
(gia tăng tự nhiên cao, di dân ồ ạt từ nông thôn lên).
-HS quan sát H31.2:
CH: Nêu những vấn đề KT-XH nảy sinh do sự bùng nổ dân số đô thị ở châu Phi.
CH: Các nước châu Phi cần có những giải pháp nào để khắc phục những hậu quả của quá trình đô thị hóa quá nhanh?
3.Dịch vụ:
-Hoạt động kinh tế đối ngoại tương đối đơn giản, là nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá của các nước tư bản.
- Chủ yếu xuất khẩu khoáng sản, nguyên liệu chưa qua chế biến và nhập máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực...
- Khoảng 90% thu nhập ngoại tệ nhờ vào xuất khẩu nông sản và khoáng sản.
-Lệ phí qua kênh Xuy-ê, du lịch là nguồn thu ngoại tệ lớn ở Ai Cập, Kênia
4.Đô thị hoá:
-Tốc độ đô thị hoá quá nhanh nhưng không tương xứng với trình độ phát triển CN.
-Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh. (Năm 2000 là trên 33%)
-Nguyên nhân
+ Gia tăng dân số nhanh.
+ Sự di dân ồ ạt từ nông thôn vào các thành phố lớn.
- Hậu quả
+ Thiếu nhà ở, nước sạch
+ Nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như: ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội
-Cần tiến hành đô thị hoá gắn với phát triển kinh tế và phân bố dân cư hợp lí.
4.Củng cố- Dặn dò:
- Vì sao châu Phi xuất khẩu chủ yếu sản phẩm cây CN nhiệt đới, KS và nhập khẩu máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực?
-Hướng dẫn HS làm BT2.
-Soạn bài 32: Các KV châu Phi.
TUẦN 18 Ngày soạn : 1/1/2018
 Tiết 33 Ngày dạy : 2,3/1/2018
Bài 32: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
-HS cần biết được sự phân chia Châu Phi thành 3 khu vực: Bắc phi, Trung phi, Nam phi.
- Nắm vững các đặc diểm tự nhiên và kinh tế của khu vực Bắc phi, Trung phi
2. Kĩ năng: 
Rèn cho HS kĩ năng sư dụng lược đồ, kĩ năng quan sát, phân tích ảnh địa lý
3. Thái độ HS có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Bản đồ tự nhiên châu Phi
-Bản đồ các nước châu Phi
-Bản đồ kinh tế châu Phi
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: CH: Châu phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm gì? Nhập khẩu hàng gì? Vì sao châu Phi lại chủ yếu xuất, nhập các loại hàng đó?
3.Bài mới:
GV: Giới thiệu bài mới
 Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1
CH: Châu Phi chia thành mấy khu vực, là những khu vực nào?
-GV cho 1 HS đứng dưới lớp đọc tên các nước, một HS khác xác định các nước đó trên bản đồ các nước châu Phi
Hoạt động 2
GV: chia lớp thành 2 nhóm
- Nhóm 1 tìm hiểu về địa hình, khí hậu, thảm thực vật của Bắc Phi
- Nhóm tìm 2 hiểu về khu vực Trung Phi
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả, xác định trên bản đồ những nội dung có liên quan, các nhóm khác bổ sung
-GV chuẩn bị kiến thức trong bảng phụ
Nội dung
1.Phân chia các khu vực Châu Phi
- Châu phi chia làm 3 khu vực gồm:
 +Bắc Phi
 +Trung Phi
 +Nam Phi
-Mỗi khu vực có trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau
2. Khái quát về tự nhiên của khu vực Bắc Phi và Trung Phi:
Thành phần 
tự nhiên
BẮC PHI
TRUNG PHI
Phía Bắc
Phía Nam
Phía Tây
Phía Đông
Địa hình
- Núi trẻ Átlát
- ĐB ven Địa Trung Hải
- Hoang mạc Xahara lớn nhất thế giới.
Chủ yếu là bồn địa
Sơn nguyên cao, các hồ sâu, dài
Khí hậu
Khí hậu địa trung hải, mưa tương đối nhiều
Khí hậu nhiệt đới rất khô và nóng
Xích đạo ẩm và nhiệt đới
Khí hậu gió mùa xích đạo
Thảm thực vật
- Rừng lá rộng (sồi, dẻ) phát triển ở sườn đón gió.
-Xavan, cây bụi (trong nội địa)
- Bụi cỏ gai
- Chà là (trong
các ốc đảo)
- Rừng rậm xanh quanh năm (diện tích lớn )
- Rừng thưa , xavan (nhiệt đới)
-“Xavan công viên” (sườn núi mát).
- Rừng rậm (sườn núi nhiều mưa).
Hoạt động 3
 GV: chia lớp thành 2 nhóm
- Nhóm 1: tìm hiểu về dân cư, chủng tộc chính, tôn giáo, Các ngành kinh tế chính của Bắc Phi?
- Nhóm 2: tìm hiểu về khu vực Trung Phi?
- Giáo viên chuẩn kiến thức 
3. Khái quát về kinh tế - xã hội:
Các yếu tố
BẮC PHI
TRUNG PHI
Dân cư
- Chủ yếu là người Arập và người Béc Be, thuộc chủng tộc Ơrôpêôít theo đạo Hồi .
- Dân cư chỉ tập trung ven biển phía Bắc
- Chủ yếu là người Ban tu , thuộc chủng tộc Nêgrôit.
- Tín ngưỡng rất đa dạng
- Là khu vực đông dân nhất
Các ngành KT chính 
- Khai thác, XK dầu mỏ, khí đốt.
- Phát triển du lịch.
- Trồng lúa mì, ôliu, nho, cam, chanh.
- Trồng cây CN nhiệt đới 
- KT chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền.
- Khai thác lâm sản, khoáng sản, trồng cây CN xuất khẩu.
Nhận xét chung
KT tương đối phát triển, đã xuất hiện những đô thị mới ở vùng Xa ha ra.
KT chậm phát triển (chủ yếu dựa vào XK nông sản)
 4.Củng cố- Dặn dò:
- Xác định trên bản đồ các nước thuộc khu vực Bắc Phi và Trung Phi:
- Xem trước bài 33.
Tiết 34 Ngày soạn : 2/1/2018
 Ngày dạy : 3,6/1/2018
Bài 33: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI
 (tiếp theo)
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
-HS nắm vững những nét đặc trưng về tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực nam Phi. Thấy rõ những điểm khác nhau giữa các khu vực bắc Phi, Trung Phi, Nam Phi.
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích lược đồ tự nhiên và kinh tế.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Bản đồ tự nhiên Châu phi
-Bản đồ các nước Châu phi
-Bản đồ KT Châu phi
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: CH: Xác định trên bản đồ các nước châu Phi những quốc gia thuộc khu vực Bắc Phi, Trung Phi. Nêu sự khác biệt về KT giũa KV Bắc Phi và Trung Phi.
3.Bài mới:
GV: Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1
CH: Xác định trên bản đồ vị trí giới hạn của khu vực Nam Phi? đọc tên các nước trong khu vực?
CH: Dựa vào H26.1+bản đồ TN Châu Phi, hãy cho biết:
CH: Độ cao trung bình của KV Nam Phi
CH: Địa hình có đặc điểm gì nổi bật.
CH: Xác định trên bản đồ dãy Đrê ken xbec, bồn địa CalaHari, sông Dămbedi.
CH: Nam Phi nằm trong MT khí hậu gì? Nêu đặc điểm KH của KV Nam Phi. Tại sao Bắc Phi và Nam Phi cùng nằm trong MT nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu hơn ở Bắc Phi.
CH: Vai trò của dãy Đrê Ken Bec, các dòng biển, gió đông nam đối với lượng mưa và thảm thực vật ở KV Nam Phi?
Hoạt động 2
CH: Dân cư Nam Phi thuộc chủng tộc nào? Theo tín ngưỡng nào?
CH: Thành phần chủng tộc ở Nam Phi khác với của Bắc Phi và Trung Phi?
CH: Tình hình XH ở Nam Phi có điểm gì nổi bật?
CH: Quan sát bản đồ TN và cho biết KV Nam Phi có những loại khoáng sản nào? Nơi phân bố.
CH: Quan sát bản đồ KT và dựa vào kênh chữ SGK nêu tình hình phát triển kinh tế của KV Nam Phi.
CH: ở KV Nam Phi nước nào có nền KT phát triển nhất? Nêu những nét chính về CN, NN của nước đó (Cộng Hoà Nam Phi).
3. Khu vực Nam Phi:
a.Khái quát tự nhiên
*Địa hình:
 -Là cao nguyên có độ cao TB là 1000m.
 + Phía Đông Nam là dãy Đrê Ken Bec 
ca cao hơn 3000m
 + Trung tâm trũng xuống tạo thành bồn 
 địa Ca-La- Ha- Ri.
*Khí hậu:
- Phần lớn Nam Phi nằm trong MT khí hậu nhiệt đới, nhưng ẩm và dịu hơn KV Bắc Phi.
-Phần cực nam có KH Đ.T.Hải.
*Thảm thực vật
- Lượng mưa, thảm thực vật giảm dần từ Đông sang Tây (Rừng nhiệt đới , Rừng thưa, Xavan).
b.Khái quát kinh tế -xã hội:
-Thành phần chủng tộc đa dạng (3 chủng tộc lớn và người lai).
-Phần lớn dân cư theo đạo Thiên Chúa.
-Trước đây ở CH Nam Phi có chế độ phân biệt chủng tộc nặng nề nhất TG. Tháng 4/1994 phong trào đấu tranh của người da đen chống chế độ phân biệt chủng tộc giành thắng lợi.
-Các nước ở Nam Phi có trình độ phát triển KT rất chênh lệch.
- CH Nam Phi là nước có nền CN Phát triển nhất ở Châu Phi.
 4.Củng cố- Dặn dò:
- Địa hình khu vực Nam Phi có đặc điểm gì?
- Nước có nền CN Phát triển nhất ở KV Nam Phi là cộng hòa Nam Phi
- Học bài kết hợp so sánh với 2 KV đã học trước.
TUẦN 18 Ngày soạn : 18/12/2016
 Tiết 35 Ngày dạy : 19,21/12/2016 Nội trú
 Ngày dạy: 20/12/2016 Thị trấn
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức cơ bản về đặc điểm kinh tế, xã hội và tình hình phát triển kinh tế, xã hội các nước châu phi.
2.Kỹ năng:
- Phân tích biểu đồ, lược đồ, giải thích các mối quan hệ địa lí.
- Phân tích các bảng số liệu. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế châu phi
- Các lược đồ, tranh ảnh sgk
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: CH: Nêu khái quát kinh tế xã hội khu vực nam phi?
3. Nội dung ôn tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1
CH:Lãnh thổ Châu Phi chủ yếu thuộc môi trường nào?
CH:Nhận xét chung về vị trí địa lý của Châu Phi?
CH: Châu Phi có dạng địa hình nào là chủ yếu?
CH: Vì sao Châu Phi có khí hậu khô và hình thành những hoang mạc lớn.
CH: kể tên các môi trường của châu phi?
Hoạt động 2
CH: Đặc điểm cơ bản nhất của phân bố dân cư ở Châu Phi là gì? Tại sao?
CH: Những vùng nào thưa dân nhất?
CH:Vùng nào tập trung đông dân? Những thành phố có từ 1triệu dân trở lên phân bố ở đâu?
CH: cho biết đặc điểm kinh tế châu phi?
CH: Hoạt động kinh tế đối ngoại của châu Phi có đặc điểm gì nổi bật?
Xuất hàng gì là chủ yếu?
Nhập hàng gì là chủ yếu
Tại sao phần lớn các nước châu Phi xuất khẩu khoáng sản và nguyên liệu thô và nhập máy móc thiết bị?
1.Vị trí địa lý :
-Châu Phi có diện tích trên 30 triệu km2 (lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ)
-Nằm khoảng 37020’B - 34051’N.
Phần lớn lãnh thổ nằm giữa 2 đường chí tuyến, Châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.
2.Địa hình và khoáng sản:
-Địa hình khá đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ cao trung bình 750m.
-Có rất ít núi cao, ít đồng bằng thấp.
-Nguồn khoáng sản phong phú, đặc biệt là kim loại quí hiếm. (vàng, kim cương, Uranium)
3.Khí hậu:
-Phần lớn lãnh thổ Châu Phi nằm trong đới khí hậu nóng (nhiệt độ trung bình trên 200C), lượng mưa tương đối ít và giảm dần về hai phía chí tuyến hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển.
- Có hoang mạc Xa-ha-ra lớn nhất thế giới.
4. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên:
-Các môi trường tự nhiên của Châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo:
5 .Lịch sử và dân cư
-Dân cư Châu Phi phân bố rất không đều (phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm khí hậu và các môi trường tự nhiên).
- Đa số dân cư sống ở nông thôn.
- Các thành phố có trên 1 triệu dân tập trung chủ yếu ở ven biển.
6. Các ngành kinh tế
a.Nông nghiệp:
-Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành trồng trọt.
- Hình thức canh tác cây lương thực lạc hậu, nương rẫy là chủ yếu.
- Châu Phi hàng năm vẫn phải nhập khẩu lương thực.
- Chăn nuôi kém phát triển.
- Hình thức chăn thả là phổ biến.
- Phụ thuộc vào tư nhân
b.Công nghiệp:
Nền công nghiệp còn chậm phát triển, giá trị sản lượng công nghiệp chiếm 2% toàn thế giới.
c.Dịch vụ:
-Hoạt động kinh tế đối ngoại tương đối đơn giản: chủ yếu là nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá của các nước tư bản.
- Chủ yếu xuất khẩu Sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới và khoáng sản,
4. Củng cố- Dặn dò
Nhận xét sự chuẩn bị ôn tập của HS
- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết
TUẦN 18 Ngày soạn : 20/12/2016
 Ngày dạy : 22,26/12/2016 Nội trú
 Ngày dạy: 23/12/2016 Thị trấn
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức cơ bản về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của các khu vực nước châu phi
2.Kỹ năng:
- Phân tích biểu đồ, lược đồ, giải thích các mối quan hệ địa lí.
- Phân tích các bảng số liệu. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế châu Phi
- Các lược đồ, tranh ảnh sgk
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Nội dung ôn tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1
CH: Châu Phi chia làm mấy khu vực tự nhiên?
GV: Chia lớp ra thành 3 nhóm thảo luận mỗi nhóm tìm hiểu một khu vực của châu Phi.
- Khái quát tự nhiên.
- Khái quát kinh tế xã hội.
 I.Phân chia các khu vực Châu Phi
- Châu phi chia làm 3 khu vực gồm:
 +Bắc Phi
 +Trung Phi
 +Nam Phi
Thành phần 
tự nhiên
BẮC PHI
TRUNG PHI
Phía Bắc
Phía Nam
Phía Tây
Phía Đông
Địa hình
- Núi trẻ Átlát
- ĐB ven Địa Trung Hải
- Hoang mạc Xahara lớn nhất thế giới.
- Chủ yếu là bồn địa
-Sơn nguyên cao, các hồ sâu, dài
Khí hậu
Khí hậu địa trung hải, mưa tương đối nhiều
Khí hậu nhiệt đới rất khô và nóng
Xích đạo ẩm và nhiệt đới
Khí hậu gió mùa xích đạo
Thảm thực vật
- Rừng lá rộng (sồi, dẻ) phát triển ở sườn đón gió.
- Xavan, cây bụi (trong nội địa)
- Bụi cỏ gai
- Chà là (trong
các ốc đảo)
- Rừng rậm xanh quanh năm (diện tích lớn )
- Rừng thưa , xavan (nhiệt đới)
- “Xavan công viên” (sườn núi mát).
- Rừng rậm (sườn núi nhiều mưa).
Dân cư
- Chủ yếu là người Arập và người Béc Be, thuộc chủng tộc Ơrôpêôít theo đạo Hồi .
- Dân cư chỉ tập trung ven biển phía Bắc
- Chủ yếu là người Ban tu , thuộc chủng tộc Nêgrôit.
- Tín ngưỡng rất đa dạng
- Là khu vực đông dân nhất
Các ngành KT chính 
- Khai thác, XK dầu mỏ, khí đốt.
- Phát triển du lịch.
- Trồng lúa mì, ôliu, nho, cam, chanh.
- Trồng cây CN nhiệt đới 
- KT chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền.
- Khai thác lâm sản, khoáng sản, trồng cây CN xuất khẩu.
Nhận xét chung
KT tương đối phát triển, đã xuất hiện những đô thị mới ở vùng Xa ha ra.
KT chậm phát triển (chủ yếu dựa vào XK nông sản)
4. Củng cố - Dặn dò
- Các kỹ năng phân tích bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu sgk.
Nhận xét ý thức chuẩn bị ôn tập của HS.
- Về nhà xem trước bài mới
 TUẦN 17 Ngày soạn: 23/12/2017
 Ngày kiểm tra 27/12/2017 
Kiểm tra học kì 1
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức:
- Học sinh hiểu được những kiến thức cơ bản của môn học địa lí lớp 7 ở học kì một.
2.Kỹ năng: 
- rèn các kĩ năng tư duy tốt hơn cho học sinh khi làm việc một cách độc lập.
3.Thái độ : HS có ý thức tự giác hơn trong làm bài kiểm tra
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1Giáo viên:
Hệ thống câu hỏi kiểm tra
2. Học sinh: Chuẩn bị giấy thi, giấy nháp, bút, thước kẻ...
 CÂU HỎI KIỂM TRA
Câu 1 (4 điểm) Trình bày đặc điểm của môi trường vùng núi ?
Câu 2 (2 điểm) Những nguyên nhân xã hội nào đã kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội của châu Phi?
Câu 3 (2 điểm) Nêu những chỉ tiêu để phân loại nước phát triển và đang phát triển ? 
Câu 4 (2 điểm) Nguyên nhân nào kìm hãm sự phát triển công nghiệp của châu Phi ?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (4 điểm) Trình bày đặc điểm của môi trường vùng núi ?
-Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm đi 0,6OC. Từ độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hòa và khoảng 5500m có băng tuyết vĩnh viễn. (1điểm)
-Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, ở dưới thấp là rừng lá rộng lên cao là rừng lá kim, đồng cỏ và băng tuyết. (1 điểm)
-Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi: (0,5 điểm)
 +Sườn đón gió ẩm, mưa nhiều nên cây cối tươi tốt hơn sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. (0,5 điểm)
+Sườn núi đón nắng có các vành đai thực vật nằm cao hơn phía sườn khuất nắng. (0,5 điểm)
- Khó khăn Vùng núi là nơi dễ xảy ra lũ quyét, lở đất, đi lại khó khăn (0,5 điểm)
Câu 2: (2 điểm) Những nguyên nhân xã hội đã kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội của châu Phi là:
- Bùng nổ dân số. (0,5 điểm)
- Xung đột tộc người. (0,5 điểm)
-Đại dịch HIV/ AIDS. (0,5 điểm)
- Sự can thiệp của nước ngoài. (0,5 điểm)
Câu 3 (2 điểm) Nêu những chỉ tiêu để phân loại nước phát triển và đang phát triển ? 
-Dựa vào các chỉ tiêu: 
+ Tuổi thọ trung bình. (0,5 điểm)
+ Tỉ lệ tử vong ở trẻ em. (0,5 điểm)
+ Tỉ lệ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục (tiểu học, trung học, đại học). (0,5 điểm)
+ Thu nhập bình quân theo đầu người đầu người. (0,5 điểm)
Câu 4 (2 điểm) Nguyên nhân nào kìm hãm sự phát triển công nghiệp của châu Phi ?
* Các nguyên nhân gồm:
-Thiếu lao động chuyên môn kỹ thuật. (0,5 điểm)
- Trình độ dân trí thấp. (0,5 điểm)
-Cơ sở vật chất lạc hậu. (0,5 điểm)
-Thiếu vốn nghiêm trọng (0,5 điểm)
TUẦN 19 Ngày soạn : 7/1/2018
 Tiết 37 Ngày dạy : 8,9/1/2018
Bài 34: THỰC HÀNH
So sánh nền kinh tế của ba khu vực châu Phi
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
HS nắm vững sự khác biệt trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi. Nắm vững sự khác biệt trong nền kinh tế của 3 khu vực châu Phi.
2.Kỹ năng: 
Lập bảng so sánh mức thu nhập, so sánh đặc điểm kinh tế của ba khu vực châu Phi.
3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên
II. Phương tiện dạy học
-Bản đồ các nước Châu Phi.
-Lược đồ thu nhập bình quân đầu người ở Châu Phi.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài thực hành
3. Bài mới:
GV: Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1
HS quan sát lược đồ bình quân thu nhập theo đầu người của các nước Châu Phi?
-Đọc yêu cầu của bài tập 1
-Mỗi nhóm tìm hiểu mức thu nhập của 1 KV theo yêu cầu của bài tập.
-Xác định các nước trên bản đồ lớn.
-GV chuẩn kiến thức trên bảng thống kê.
1.HS quan sát lược đồ bình quân thu nhập 
BẮC PHI
TRUNG PHI
NAM PHI
>1000USD
Li Bi, Ai Cập, Ma rốc, An Giê Ri
Ga Bông
CH Nam Phi, Bốtxoana, Namibia
<200USD
Ni Giê, Sát
Buốc ki na pha xô, Êtiôpia, Xômali, Xiêralêôn
Malauy
Nhận xét
Mức thu nhập cao hơn Trung Phi
Mức thu nhập thấp nhất
Mức thu nhập cao nhất
Hoạt động 2
-Mỗi nhóm tìm hiểu đặc điểm kinh tế của 1 khu vực.
-GV kẻ bảng so sánh 
- Đại diện các nhóm trình bày, điền kết quả vào bảng, nhận xét, bổ sung.
-GV chuẩn kiến thức.
2. So sánh đặc điểm kinh tế của 3 khu vực Châu Phi:
Khu vực
Đặc điểm chính của nền kinh tế
BẮC PHI
-Kinh tế tương đối phát triển trên cơ sở khai thác, xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và phát triển du lịch.
TRUNG PHI
-Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản, khoáng sản và trồng cây công nghiệp xuất khẩu.
NAM PHI
Các nước trong khu vực có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch. Phát triển nhất là cộng hoà Nam Phi, còn lại là những nước nông nghiệp lạc hậu.
CH: Qua bảng thống kê trên,hãy rút ra đặc điểm chung của nền kinh tế Châu Phi.
* Đặc điểm chung:
-Kinh tế chủ yếu dựa vào khai khoáng, trồng cây công nghiệp xuất khẩu.
-Nông nghiệp nói chung chưa phát triển, chưa đáp ứng nhu cầu lương thực, chăn nuôi vẫn theo phương pháp cổ truyền.
-Trình độ phát triển kinh tế quá chênh lệch giữa các khu vực và các nước.
4.Củng cố-Dặn dò: 
-Nước nào có nền KT phát triển nhất châu Phi? Thuộc KV nào? Có mức thu nhập BQ bao nhiêu?
-Nêu những nét đặc trưng nhất của nền KT châu Phi.
 -Tìm hiểu về châu Mĩ: tại sao lại gọi là Tân Thế Giới? Ai đã tìm ra châu Mĩ?
Tiết 38 Ngày soạn : 8/1/2018
 Ngày dạy : 10/1/2018
Chương VII : CHÂU MĨ
Bài : 35 KHÁI QUÁT CHÂU MĨ
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
-HS cần nắm vững vị trí địa lý, hình dạng lãnh thổ, kích thước để hiểu rõ Châu Mĩ là một lãnh thổ rộng lớn. 
-Hiểu rõ Châu Mĩ là lãnh thổ của dân nhập cư từ Châu Âu và quá trình nhập cư này gắn liền với sự tiêu diệt thổ dân.
 2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích lược đồ, bản đồ tự nhiên và các luồng nhập cư vào Châu Mĩ để rút ra kiến thức về qui mô lãnh thổ và sự hình thành dân cư Châu Mĩ.
3. Thái độ: Có thái độ không phân biệt chủng tộc
II. Phương tiện dạy học
-Bản đồ tự nhiên thế giới hoặc quả địa cầu.
-Lược đồ các luồng nhập cư vào Châu Mĩ.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: CH: Xác định vị trí các Châu lục trên bản đồ TN thế giới?
3.Bài mới:
GV: Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1
CH: Dựa vào các kinh tuyến trên bản đồ và cho biết Châu Mĩ nằm ở nửa cầu nào? Nêu diện tích của Châu Mĩ?
-GV cung cấp số liệu về diện tích các Châu lục để HS so sánh diện tích của Châu Mĩ với các Châu lục khác (rộng thứ 2 – sau Châu Á).
CH: Xác định trên bản đồ các đường chí tuyến, đường xích đạo và đường vòng cực.
CH: Vị trí của Châu Mĩ có điểm gì khác biệt cơ bản so với các Châu lục khác.
CH: Quan sát bản đồ và cho biết: Châu Mĩ gồm mấy lục địa? Eo đất nào nối liền giữa các lục địa đó? (eo Pa Na Ma)
CH: Châu mĩ tiếp giáp với những đại dương nào? 
Hoạt động 2
CH: Ai là người phát hiện ra châu Mĩ? (Cri-Xtốp Côlômbô, năm 1492. Thế kỉ XV, được gọi là tân thế giới)
CH:Trước khi Cri-Xtốp Côlômbô phát hiện ra tân thế giới, chủ nhân của Châu mĩ là người nào? Họat động kinh tế chính của họ là gì?
 CH: Ngoài chủng tộc Môn gô lô ít cổ, châu Mĩ có những luồng nhập cư nào, đến từ nơi nào? vào thời gian nào?
CH: Giải thích tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực bắc Mĩ với dân cư ở KV trung và nam Mĩ?:
-GV mở rộng: (Bắc Mỹ (Hoa kì và Ca Na Đa) là con cháu của người anh, Pháp, Đứcdi cư sang từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 18: tiếng nói chính của họ là tiếng Anh, phong tục tập quán chịu ảnh hưởng của người Anh mà tổ tiên của họ là người Ăng lô xắc xông.
Cư dân ở trung Mĩ và nam Mĩ: bị thực dân Tây ban nha và Bồ đào nha thống trị từ đầu thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX họ đưa vào đây nền nền văn hoá La Tinh, dân cư sử dụng ngôn ngữ La Tinh
1.Một lãnh thổ rộng lớn:
- Châu Mĩ rộng 42 triệu km2, nằm hoàn toàn ở nửa cầu 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam 20172018_12294872.doc