Giáo án môn Địa lí 8 - Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế – Xã hội các nước Châu Á

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Trình bày được tình hình phát triển của các ngành kinh tế .

Sự phân bố của các ngành kinh tế đó.

2. Kỹ năng: Đọc phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động kinh tế, đặc biệt tới sự phân bố cây trồng, vật nuôi.

3. Thái độ: Yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, yêu mến người lao động và các thành quả của lao động sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Lược đồ phân bố cây trồng, vật nuôi ở châu Á.

Phóng to hình 8.2 SGK. Bản đồ kinh tế chung châu Á.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, tập bản đồ

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Ổn định lớp:

2. Bài cũ: ? Nêu đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước châu Á hiện nay?

3. Tiến trình bài học: Khởi động: Trong mấy chục năm cuối thế kỉ XX, phần lớn các nước châu Á đã đẩy mạnh phát triển kinh tế, vươn lên theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Nhìn chung sự phát triển của các nước không đồng đều, song nhiều nước đã đạt được một số thành tựu to lớn.

 

docx 12 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí 8 - Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế – Xã hội các nước Châu Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Tiết 
Bài 8: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
MỤC TIÊU :
Kiến thức: Trình bày được tình hình phát triển của các ngành kinh tế . 
Sự phân bố của các ngành kinh tế đó.
Kỹ năng: Đọc phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động kinh tế, đặc biệt tới sự phân bố cây trồng, vật nuôi. 
Thái độ: Yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, yêu mến người lao động và các thành quả của lao động sáng tạo.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
Chuẩn bị của giáo viên: 
Lược đồ phân bố cây trồng, vật nuôi ở châu Á.
Phóng to hình 8.2 SGK. Bản đồ kinh tế chung châu Á.
Chuẩn bị của học sinh: SGK, tập bản đồ 
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định lớp: 
Bài cũ: ? Nêu đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước châu Á hiện nay?
Tiến trình bài học: Khởi động: Trong mấy chục năm cuối thế kỉ XX, phần lớn các nước châu Á đã đẩy mạnh phát triển kinh tế, vươn lên theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Nhìn chung sự phát triển của các nước không đồng đều, song nhiều nước đã đạt được một số thành tựu to lớn.
Hoạt động của giáo viên và học sinh:
Nội dung ghi:
 HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu hoạt động nông nghiệp ở các nước châu Á. 
Hình thức: Cả lớp
Phương pháp: hình thành biểu tượng địa lí, sử dụng bản đồ...
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, 
 - Phát phiếu học tập cho các nhóm theo nội dung sau.
 Phiếu 1.1. Dựa vào lược đồ H8.1 và kiến thức đã học , hãy điền vào bảng sau và gạch chân các cây, con khác nhau cơ bản giữa các khu vực?
?Ngành giữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp ở châu Á.?
? Loại cây nào là quan trọng nhất.?
? Cho biết tỉ trọng của lùa gạo và lúa mì trong cơ cấu cây lương thực?
 Phiếu 2.
- Dựa vào H8.2 cho biết những nước nào ở châu Á sản xuất nhiều lúa gạo, so với thế giới. (TQ: 28,7%, ÂĐ:22,9%).
? Tại sao Việt Nam, Thái Lan có sản lượng lúa thấp hơn TQ, Ấn Độ, nhưng xuất khẩu gạo lại đứng hành đầu thế giới? (TQ và Ấn Độ đơng dân nhất thế giới).
? Cho biết những nước đạt thành tựu vượt bậc trong sản xuất lương thực? (TQ, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan).
 ?Quan sát H.8.3 chho nhận xét.
- Nhận xét về trình độ sản xuất?_thấp) 
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu hoạt động công nghiệp của các nước châu Á
Hình thức: Cả lớp
Phương pháp: hình thành biểu tượng địa lí, sử dụng bản đồ...
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, 
? Ngành công nghiệp của các nước châu Á có đặc điểm gì nổi bật?
? Chứng minh Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.
Tại sao ngành khai khóang lại phát triển?
? Dựa vào bảng số liệu 8.1 cho biết:
- Những nước nào khai thác than và dầu mỏ nhiều nhất? (Những nước nào sử dụng các sản phẩm khai thác chủ yếu để xuất khẩu) Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở đâu? (ở hầu hết các nước).
? Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử ở những nước nào? (Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,...)
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu hoạt động dịch vụ của các nước châu Á. 
Hình thức: Cả lớp
Phương pháp: hình thành biểu tượng địa lí, sử dụng bản đồ...
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi.
 ? Dựa vào bảng 7.2 trang 22 SGK cho biết tên nước có ngành dịch vụ phát triển?
? Tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP của Nhật Bản, Hàn Quốc là bao nhiêu?
? Mối quan hệ giữa tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP theo đầu người ở các nước trên như thế nào? (tỉ lệ thuận..)
? Vai trò của dịch vụ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội?
1. Nông nghiệp.
- Phát triển không đồng đều.
- Ngành sản xuất lương thực( nhất là lúa gạo) ở một số nước (An độ, Trung quốc, Thái lan Việt Nam )đã đạt kết quả vượt bậc.
- Lúa gạo 93% sản lượng thế giới.
- Vật nuôi rất đa dạng
2. Công nghiệp.
- Công nghiêp các nước châu Á được ưu tiên phát triển, cơ cấu ngành đa dạng.
- Công nghiệp khai khoáng.
- Công nghiệp luyện kim, cơ khí, điện tử.
 - Sản xuất hàng tiêu dùng. 
3. Dịch vụ.
- Các nước có hoạt động dịch vụ cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo.
TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Tổng kết
Nêu đặc điểm của ngành nông nghiệp ở châu Á?
Nêu hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các nước châu Á?
Hướng dẫn học tập: 
 - Học bài - làm bài tập.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo.
 	 Phiếu 1.1.
Khu vực
Cây trồng
Vật nuôi
Hãy giải thích sự phân bố
Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á
Tây Nam Á và các vùng nội địa
Rút kinh nghiệm:
	Phê duyệt của Tổ trưởng
	Ngày	tháng 	 năm 2017
	Trần Thị Tuyết Loan
Tuần 10
Tiết 10
KIỂM TRA 45 PHÚT
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức: Đánh giá mức độ nhận thức các đặc điểm tự nhiên, kinh tế -xã hội của Châu Á
 2. Kĩ năng: - Kiểm tra những kĩ năng: đọc bản đồ tự nhiên, dân cư.
 - Vẽ biểu đồ hình cột
 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong làm bài kiểm tra
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
Giáo viên: Đề kiểm tra, giấy làm bài, đáp án, bảng điểm
Học sinh: Các dụng cụ học tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số 
Phát đề kiểm tra: Gv phát đề kiểm tra, hướng dẫn học sinh cách làm
Tiến hành kiểm tra: Học sinh tập trung làm bài, giáo viên giải thích thắc mắc về đề (nếu cần thiết).
Ma trận đề kiểm tra: 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Thiên nhiên và con người ở các châu lục (TT)
Châu Á
- Biết được một số tôn giáo chính ở châu Á.
- Trình bày đươc các cảnh quan tự nhiên của châu Á
- Kể tên một số con sông lớn của châu Á.
- Biết ảnh hưởng của hình dạng, kích thước lãnh thổ đến khí hậu châu Á
- Hiểu được tính chất của 2 loại gió mùa châu Á.
- Biết được vị trí của châu Á trên Bản đồ.
- Biết nguyên nhân dân cư tập trung đông ở một số khu vực Châu Á.
- Giải thích được nguyên nhân của đặc điểm sông ngòi châu Á.
-
- So sánh để nêu được sự khác biệt giữa hai kiểu khí hậu gió mùa và lục địa. Liên hệ Việt Nam.
- Liên hệ được các tôn giáo ở Việt Nam
- Liên hệ chủng tộc của người Việt Nam.
- Giải thích nguyên nhân phân bố một số cảnh quan châu Á.
- Nhận xét về sự gia tăng dân sô châu Á.
Số câu: 04
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ:10 % 
Số câu: 1,5
Số điểm: 2.0
Tỉ lệ:20 % 
Số câu: 06
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ:15 % 
Số câu: 01
Số điểm: 2.5
Tỉ lệ: 25% 
Số câu: 02
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5 % 
Số câu: 1,5 
Số điểm:2.5
Tỉ lệ: 25 %
Số câu: 16
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
Tổng điểm
3.0
4.0
3.0
10
Tổng số tiết theo PPCT 6 tiết : 6/6*100% = 100% (10 điểm )
5.Đề kiểm tra: 
6.Đáp án - biểu điểm
Phần
Câu
Đáp án
Điểm 
Trắc nghiệm
I
1
- Phương án đúng là: C
0,25
2
- Phương án đúng là: A
0,25
3
- Phương án đúng là: B
0,25
4
- Phương án đúng là: C
0,25
5
- Phương án đúng là: D
0,25
6
- Phương án đúng là: C
0,25
7
- Phương án đúng là: A
0.25
8
- Phương án đúng là: B
0.25
II
- 1+ C
0.25
- 2+ A
0.25
- 3+ D 
0.25
- 4 + C
0.25
Tự luận
1
* Kiểu khí hậu gió mùa:
- Phân bố: + Kiểu ôn đới cận nhiệt gió mùa chủ yếu ở Đông Á.
 + Kiểu nhiệt đới gió mùa chủ yếu ở Đông Nam Á và Nam Á.
- Đặc điểm: + Mùa hạ : nóng, ẩm, mưa nhiều
 + Mùa đơng : Lạnh khô, ít mưa
* Kiểu khí hậu lục địa:
- Phân bố: + Vùng trung tâm 
 + Khu vực Tây Nam Á
- Đặc điểm: + Mùa hạ : nóng khô, ít mưa
 + Mùa Đông: lạnh, khô, ít mưa
* Ở Việt Nam có hai loại gió mùa:
+ Gió mùa Tây Nam thổi vào mùa hạ,
+ Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông
Mổi ý đúng 0.25 đ
2
- Cảnh quan thiên nhiên rất phong phú và đa dạng:
+ Rừng lá kim
+ Rừng nhiệt đới ẩm 
+ Thảo nguyên hoang mạc
+ Cảnh quan núi cao
- Nguyên nhân: do Châu Á đặc điểm địa hình nổi bật và khí hậu của châu Á đa dạng.
1.0
0.5
3
- Các con sông lớn:
+ Bắc Á: sông I- ê-nit-xây, sông Lê na, sông Ôbi
+ Đông Á: Amua, Hồng Hà, Trường Giang
+ Nam Á: Sông Ấn, sông Hằng
+ Tây Nam Á: Sông tig rơ, sông Ơ phrat
1.0
4. 
Nhận xét sự gia tăng dân số châu Á: 
- Dân số châu Á gia tăng qua các năm
+ Giai đoạn 1800 -1950 : dân số tăng chậm từ 600 triệu người lên 1402 triệu người
+ Giai đoạn 1950 -2002 : dân số tăng rất nhanh, tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đó
1.0
1.0
7. Nhận xét:
Ưu điểm: 
Hạn chế:
8. Thống kê – Báo cáo
Khối / lớp
Giỏi (9 - 10)
Khá (7- 8)
TB (5 - 6)
Dưới TB (<5)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
8B
TC
	Phê duyệt của Tổ trưởng
	Ngày	tháng năm 2017
	Trần Thị Tuyết Loan
Tuần 11
Tiết 11
Bài 9: KHU VỰC TÂY NAM Á
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
MỤC TIÊU :
Kiến thức: - Trình bày đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư kinh tế – xã hội của khu vực 
Kỹ năng:
Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn khu vực Tây Nam Á.
Phân tích vai trị vị trí khu vực trong phát triển kinh tế – xã hội.
Thái độ: Hình thành ở HS tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Bản đồ Tây Nam Á
 - Một số tranh ảnh về tự nhiên , kinh tế các quốc gia trong khu vực.
Chuẩn bị của học sinh: SGK, tập bản đồ.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định lớp: 
Bài cũ: ? Những thành tựu về nông nghiệp của các nước Châu Á được biểu hiện như thế nào?
Tiến trình bài học: Khởi động: Tây Nam Á khu vực giàu có nổi tiếng “ một điểm nóng”, một trong những vùng sinh động nhất thế giới, thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Vì vậy khu vực này có những đặc điểm và hồn cảnh riêng về tự nhiên kinh tế xã hội với những vấn đề nổi bật như thế nào? Ta cùng tìm câu trả lời trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu vị trí địa lý. (Hoạt động cá nhân)
Hình thức: Cả lớp,
Phương pháp: hình thành biểu tượng địa lí, sử dụng bản đồ...
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi
- GV giới thiệu vị trí khu vực Tây Nam Á trên bản đồ tự nhiên châu Á.
? Nơi có nhiều tôn giáo và đóng vai tròlớn trong cuộc sống, trong nền kinh tế khu vực là tôn giáo nào? 
? Dựa vào H.9.1 cho biết khu vực Tây Nam Á tiếp giáp với các vịnh, biển, các khu vực và châu lục nào?
? Vị trí địa lý khu vực có ý nghĩa chiến lược như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên (Hoạt động Theo nhóm).
Hình thức: Cả lớp 
Phương pháp: hình thành biểu tượng địa lí, sử dụng bản đồ...
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi 
Dựa vào H9.1 cho biết các miền địa hình từ Đông Bắc tới Tây Nam của khu vực Tây Nam Á.
- GV yêu cầu HS làm phiếu học tập (theo nhóm) 
? Dựa vào H9.1 và H2.1 em hãy kể tên các đới và kiểu khí hậu của khu vực Tây Nam Á? (Cận nhiệt: kiểu khí hậu ĐTH, lục địa) khí hậu Tây nam Á có đặc điểm gì?.
? Sông ngòi có đặc điểm gì ?
? Kể tên các sông lớn của khu vực ?
? Dựa vào H9.1 hãy cho biết khoáng sản quan trọng nhất? Nơi phân bố? 
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư – Kinh tế – Chính trị. (Hoạt động cá nhân)
Hình thức: Cả lớp
Phương pháp: hình thành biểu tượng địa lí, sử dụng bản đồ...
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi.
? Quan sát H9.3 cho biết khu vực Tây Nam Á bao gồm các quốc gia nào?
? Nêu đặc điểm dân cư của khu vực?
? Dựa vào các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho biết Tây Nam Á có thể phát triển các nghành kinh tế nào? Giải thích vì sao?
? Dựa vào H9.4 cho biết Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến các khu vực nào?
( Đông Á, Châu Đại Dương, Châu Âu, Bắc Mỹ)
? Ở Việt Nam có dầu mỏ không? Ở đâu? Trữ lượng như thế nào?
? Hãy nêu tình hình chính trị của các nước trong khu vực TNA. 
? Tình hình chính trị ở Việt Nam
Vị trí địa lý:
- Nằm ở ngã 3 của châu Á, Âu, Phi. 
- Có một số biển và vịnh bao bọc.
- Vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế.
Điều kiện tự nhiên.
a. Địa hình: 
- Là khu vực nhiều núi và cao nguyên.
+ Phía Đông Bắc: Là vùng núi cao, bao quanh là các sơn nguyên.
+ Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà.
+ Phía tây nam là sơn nguyên A Ráp.
b. Khí hậu: Nhiệt đới khô
c. Sông ngòi: Kém phát triển, sông ngắn ít nước: sông Ti-Gro và Ơ- Phrat.
d. Khoáng sản: Nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới.
3. Đặc điểm dân cư – kinh tế – chính trị.
- Dân cư phần lớn là người Ả Rập theo đạo Hồi.
- Không ổn định về chính trị và kinh tế.
TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết:
Xác định trên bản đồ vị trí khu vực TNA?
Nêu toạ độ địa lý ở TNA?
Nêu đặc điểm tự nhiên của khu vực? Đặc điểm dân cư kinh tế- chính trị ?
2. Hướng dẫn học tập: 
Học bài , làm bài tập, chuẩn bị bài tiếp theo.
Phiếu học tập
Rút kinh nghiệm:
	Ký duyệt của Tổ trường
	Ngày	 tháng năm 2017
	Trần Thị Tuyết Loan
Tuần 12
Tiết 12
BÀI 10: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NAM Á
Ngày soạn:
Ngày dạy:
MỤC TIÊU :
Kiến thức:
Trình bày đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực 
Kỹ năng : 
 - Đọc bản đồ , lược đồ: tự nhiên xác định vị trí và đặc điểm địa hình
 - Phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu nhất là đối với sự phân bố lượng mưa trong khu vực.
Thái độ: Biết được những thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với đời sống sinh hoạt và sx của con người 
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
Giáo viên: 
Lược đồ Nam Á,lược đồ phân bố lượng mưa khu vực Nam Á (phóng to theo SGK).
Bản đồ tự nhiên và bản đồ khí hậu Nam Á treo tường.
Học sinh: SGK + Tập bản đồ
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định lớp: 
Bài cũ: ?Nêu đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á?
Tiến trình bài học: Khởi động: Ở bài trước chúng ta đã được tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của khu vực TNA hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu khu vực tiếp theo đó là khu vực Nam Á, xem khu vực này có gì khác với khu vực đã học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Họat động 1: Tìm hiểu vị trí và địa lí
Hình thức: Cả lớp
Phương pháp: hình thành biểu tượng địa lí, sử dụng bản đồ
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi
Dựa vào H10 SGK và bản đồ tự nhiên treo tường : 
? Hãy xác định vị trí địa lí của khu vực Nam Á theo nội dung sau: Vị trí tiếp giáp: Vịnh-Biển - Khu vực.
? Hãy kể tên và xác định các miền địa hình của KV Nam Á trên bản đồ ? 
 GV: Khu vực Nam Á có địa hình phân thành 3 miền rõ rệt kế tiếp nhau từ Bắc xuống Nam:
Phía Bắc - Ở gia - Phía Nam 
Hỏi: Tại sao nói hệ thống núi Himalaya là hàng rào khí hậu?
 GV: Himalaya là ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á.Về mùa đông, Himalaya có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống, làm cho Nam Á ấm hơn. Miền bắc VN là nơi có cùng vĩ độ.Về mùa hạ, gió mùa tây nam từ Ấn Độ Dương thổi tới, gây mưa lớn trên các sườn núi phía nam.
GV cho HS quan sát H10.4 núi Himalaya và H10.3 hoang mạc Tha. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên 
Hình thức: Cả lớp, nhóm
Phương pháp: hình thành biểu tượng địa lí, sử dụng bản đồ, biểu đồ
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hợp tác, kĩ thuật đặt câu hỏi
 Quan sát H 2.1 và H10.2 kết hợp với kiến thức đã học:
Hỏi: Em hãy cho biết khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nào ? (đới khí hậu nhiệt đới gió mùa)
( Khu vực Nam Á chủ yếu nằm ở vành đai nóng và chịu ảnh hưởng của gió mùa, nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa. )
? Quan sát H10.2 thảo luận nhóm theo câu hỏi sau:
Bước 1: Yêu cầu thảo luân theo 3 nhóm
Bước 2:
+ N1: Đọc, nhận xét số liệu khí hậu ở điểm Muntan?
+ N2: Đọc, nhận xét số liệu khí hậu ở điểm Sa- ra- pun-đi?
+ N3: Đọc, nhận xét số liệu khí hậu ở điểm Mun bai?
Bước 3: Hs thảo luận, trình bày kết quả
Bước 4: Nhóm khác bổ sung, GV nhận xét, chốt kiến thức.
? Giải thích sự phân bố lượng mưa khơng đều ở Nam Á?
Gv(khắc sâu) mở rộng kiến thức ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu, lượng mưa của Nam Á.
Dãy Himalaya là bức tường thành:
+ Cản gió mùa Tây Nam nên mưa trút ở sườn nam – lượng mưa lớn nhất.
+ Ngăn sự xậm nhập của của không khí lạnh từ phương bắc nên Nam Á hầu như không có mùa đông lạnh khô.
+ Dãy Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên lượng mưa ven biển phía tây lớn hơn nhiều sơn nguyên Đê Can.
Gv: yêu cầu Hs đọc một đoạn trong SGK thể hiện tính nhịp điệu của gió mùa.
Mô tả cho HS sự ảnh hưởng sâu sắc của nhịp điệu gió mùa đối với sinh hoạt của dân cư.
Kết luận
Hỏi: Dựa vào H 10.1 Kể tên và xác định các sông lớn của khu vực ? 
Hỏi: Những sông này bắt nguồn từ đâu và đổ ra đâu ? 
Hỏi: Dựa vào đặc điểm địa hình và khí hậu nhận xét cảnh quan của khu vực này?
Hỏi: Nêu sự phân bố của các kiểu cảnh quan trên ? 
NỘI DUNG
I .Vị trí địa lí và địa hình
1/Vị trí địa lí:
- Là một bộ phận nằm ở phía Nam của lục địa.
2/ Địa hình:
- Phía Bắc: Hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ.
- Ở giữa: ĐB bồi tụ thấp và rộng Ấn - Hằng
- Phía Nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng, có dãy Gat Đông, dãy Gát Tây.
II. Khí hậu sông ngòi và cảnh quan tự nhiên.
1/Khí hậu : Nhiệt đới gió mùa.
- Mùa đông: Có gió mùa đông bắc với thời tiết lạnh và khô.
- Mùa hạ: Có gió mùa tây nam nóng và ẩm.
- Do ảnh hưởng sâu sắc của địa hình nên lượng mưa phân bố không đều.
2/ Sông ngòi: Có nhiều hệ thống sông lớn như S.Ấn, S.Hằng, S.Bramapút.
3/ Cảnh quan: Rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Tổng kết:
 GV y/c học sinh làm phiếu học tập:
 Điền đặc điểm địa hình của khu vực Nam Á vào bảng sau:
Phía Bắc
Ở giữa
Phía Nam
 GV y/c học sinh làm vào bảng con (chọn câu đúng nhất rồi ghi vào bảng con)
Hướng dẫn học tập: 
 - Về nhà: học đặc điểm địa hình , khí hậu, kể tên một số con sông lớn và cảnh quan chính.
 - Tìm hiểu dân cư kinh tế của khu vực.
Rút kinh nghiệm:
	Phê duyệt của Tổ trường
	Ngày tháng năm 2017
	Trần Thị Tuyết Loan

Tài liệu đính kèm:

  • docxGA 8.docx