Giáo án môn Địa lí 8 - Đỗ Thị Kim Thịnh

Phần 1. THIÊN NHIÊN CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tt)

CHƯƠNG XI. CHÂU Á

Bài 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ – ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN.

I. MỤC TIÊU.

Sau bài học Hs cần đạt những yêu cầu sau:

1. Kiến thức:

- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ.

- Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á.

- Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á.

2. Kỹ năng: Phát triển các kỹ năng xác định và đọc lược đồ, phân tích các đối tượng trên lược đồ.

3. Thái độ: Phát triển tư duy địa lí, giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

1. Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học của thầy: Lược đồ vị trí địa lý châu Á trên Địa cầu, bản đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á

2. Chuẩn bị của học sinh: Tư liệu học tập: sách giáo khoa và phiếu học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP. Phân tích, thuyết trình, nêu vấn đề, xác định trực quan.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định lớp. Kiểm tra sĩ số. (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ. Không

3. Bài mới.

Chúng ta đã cùng tìm hiểu thiên nhiên, kinh tế xã hội châu Phi, châu mM, châu Nam Cực, châu Đại Dương và châu Âu qua chương trình địa lí lớp 7. Sang phần địa lí lớp 8 ta sẽ tìm hiểu thiên nhiên, con người ở châu Á châu lục rộng lớn nhất. Có lịch sử phát triển lâu đời nhất mà cũng là quê hương của chúng ta. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu “vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản châu Á”.

 

doc 53 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 817Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí 8 - Đỗ Thị Kim Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho lượng bức xạ Mặt Trời phân bố không đều và hình thành các đới khí hậu thay đổi từ Bắc – Nam
- Châu Á có nhiều đới khí hậu: VD: ....
- Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho các đới khí hậu lại phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau:
+ Khí hậu ẩm ở gần biển
+ Khí hậu lục địa khô hạn ở vùng nội địa
VD: ....
CH: Hãy nêu các đặc điểm của địa hình châu Á? (Học sinh trung bình)
- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên, cao nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng vào bậc nhất thế giới.
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính Đông - Tây hoặc gần Đông - Tây, Bắc - Nam hoặc gần Bắc - Nam 
- Đồng bằng lớn phân bố ở ven biển, hạ lưu các sông lớn: Đồng bằng Ấn - Hằng, S. Mê - Kông..
- Làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.
2. Hoạt động 2: (10 phút)
CH: Hãy nêu đặc điểm của khí hậu Châu Á ? (Học sinh trung bình) (Phần kết luận SGK trang 8)
GV. Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Thượng Hải - SGK tr.15.
GV. Cho học sinh làm bài tập câu 1, 2 SGK trang 14, 15.
3. Hoạt động 3: (7 phút)
CH. Quan sát hình 3.1 cho biết sự thay đổi các cảnh quan tự nhiên từ Tây - Đông theo vĩ tuyến 400B và giải thích tại sao có sự thay đổi như vậy? (Học sinh khá)
- Câu 2 SGK trang 8
4. Hoạt động 4: (7 phút)
CH; Dân số Châu Á chiếm bao nhiêu phần trăm dân số thế giới? (Học sinh trung bình)
Vì sao châu Á đông dân. (Học sinh khá)
- Dân số Châu Á năm 2002 chiếm 61% dân số thế giới
- Châu Á đông dân vì: 
+ Châu Á có diện tích rộng lớn.
+ Châu Á có nhiều đồng bằng màu mỡ.
+ Các đồng bằng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, mà sản xuất nông nghiệp cần nhiều lao động ....
CH: Nguyên nhân nào làm cho mức độ gia tăng dân số ở Châu Á đạt mức trung bình của thế giới. (Học sinh trung bình)
Do nhiều nước của châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan... đang thực hiện chặt chẽ chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình nhằm hạn chế sự gia tăng dân số.
- Do sự phát triển công nghiệp hoá và đô thị hoá ở các nước đông dân, nhờ đó tỷ lệ gia tăng dân số đã giảm đáng kể và đã đạt mức trung bình của thế giới (1,3%)
GV khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức bằng sơ đồ.
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN CHÂU Á.
- Học sinh nhớ lại nội dung kiến thức đã học để trả lời cho hỏi. 
2. KHÍ HẬU CHÂU Á. 
- Học sinh nhớ lại nội dung kiến thức đã học để trả lời cho hỏi. 
3. SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á 
- Học sinh nhớ lại nội dung kiến thức đã học để trả lời cho hỏi. 
4. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ - XÃ HỘI CHÂU Á.
- Học sinh nhớ lại nội dung kiến thức đã học để trả lời cho hỏi. 
5. Củng cố (3 phút) 
- Cho HS xác định vị trí giới hạn Châu Á? 
- Xác định các kiểu khí hậu Châu Á?
- Xác định các môi trường của châu Á?
6. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) Về nhà học lại tất cả các bài củ đã được học và ôn tập để tiết sau kiểm tra 1 tiết. 
7. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 08	 	 Ngày soạn: 05/10/2014
Tiết: 08	 	 Ngày dạy: 07/10/2014
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: Củng cố và dặn dò:những kiến thức đã học. 	
2. Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng để phân tích, so sánh
3. Thái độ: Có ý thức nhìn nhận đúng về thiên nhiên, con người ở Châu Á. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 
 Giáo viên: Đề kiểm tra. 
 Học sinh: Học kĩ các phần đã được học. 
III. PHƯƠNG PHÁP. Kiểm tra đánh giá.	
IV. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 
1. Ổn định lớp. (1p’) 
2. Kiểm tra: (44p’)
3. Giáo viên phát đề kiểm tra:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1: Châu Á 
- Biết được khu vực tập trung nhiều dầu mỏ, khí đốt nhất của Châu Á. 
- Biết được dân cư châu Á chủ yếu thuộc những chủng tộc nào.
- Biết được châu Á là nơi ra đời những tôn giáo lớn nào.
- Nêu được đặc điểm địa hình của châu Á.
- Nêu được những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á.
- Hiểu được vì sao châu Á có nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đều. 
- Hiểu được vì sao rừng tự nhiên ở châu Á hiện nay còn rất ít.
- Hiểu được vì sao tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của châu Á hiện nay giảm đáng kể.
- Chứng minh được chế độ nước của sông ngòi châu Á khá phức tạp.
TSC:
TSĐ:
TL: %
 SC: 3
 SĐ: 1.5
TL: 15%
 SC: 2
SĐ: 4.0
 TL: 40%
 SC: 3
 SĐ: 1.5
TL: 15%
 SC: 1
SĐ: 3.0
 TL: 30%
 TSC: 9
 TSĐ: 10
TL: 100%
TSC:
TSĐ;
TL: %
SC: 5
 SĐ: 5.5
 TL: 55%
SC: 3
 SĐ: 1.5
 TL: 15 %
SC: 1
 SĐ: 3.0
 TL: 30%
TSC: 9
TSĐ: 10
TL:100%
ĐỀ:
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)
Hãy chọn đáp án đúng của mỗi câu
Câu 1: Khu vực tập trung nhiều dầu mỏ, khí đốt của châu Á là:
Nam Á.
Trung Á.
Tây Nam Á.
Câu 2: Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đều vì:
Lục địa có khí hậu phân hóa đa dạng, phức tạp.
Lục địa có kích thước rộng lớn, núi và sơn nguyên cao tập trung ở trung tâm.
Lục địa có diện tích rất lớn, địa hình có nhiều núi cao, đồ sộ nhất thế giới.
Câu 3: Rừng tự nhiên ở châu Á hiện nay còn rất ít vì:
Chiến tranh hủy diệt.
Con người khai thác bừa bãi.
Hoang mạc hóa phát triển.
Câu 4: Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của châu Á hiện nay giảm đáng kể, chủ yếu do:
Di dân sang các châu lục khác.
Thực hiện tốt chính sách dân số ở các nước đông dân.
Cả 2 đáp án trên.
Câu 5: Dân cư châu Á chủ yếu thuộc các chủng tộc sau:
Môn-gô-lô-it, Ô-xtra-lô-it, Nê-grô-it.
Ô-xtra-lô-it, Nê-grô-it, Ơ-rô-pê-ô-it.
 C. Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it, Ơ-rô-pê-ô-it.
Câu 6: Châu Á là nơi ra đời những tôn giáo lớn nào:
A. Phật giáo, Hồi giáo, Ấn độ giáo, Thiên chúa giáo.
B. Phật giáo, Hồi giáo, Ấn độ giáo. 
C. Phật giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo.
PHẦN II: TỰ LUẬN (7.0 điểm)
Câu 1: (3.0 điểm)	
- Nêu đặc điểm địa hình của châu Á?
Câu 2: (3.0 điểm)
- Chứng minh chế độ nước của sông ngòi châu Á khá phức tạp?
Câu 3: (1.0 điểm)
- Nêu những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á?
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 8
PHẦN I: PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3.0 điểm)
(Mỗi đáp án đúng đạt 0.5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
B
B
B
A
A
Điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
PHẦN II: PHẦN TỰ LUẬN (7.0 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
* Đặc điểm địa hình của châu Á
- Châu Á có nhiều hệ thống núi và sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất nhất thế giới. 
- Có nhiều dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông – tây hoặc gần đông – tây, bắc – nam hoặc gần bắc – nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp. 	
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm.Trên các núi có băng hà bao phủ quanh năm.	 
1.0 
1.0 
1.0
 2
* Chế độ nước của sông ngòi châu Á khá phức tạp
- Bắc Á: mạng lưới sông dày đặc, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan. 
- Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á: nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa. 
- Tây và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan. 
1. 0 
1.0 
1.0 
3
* Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á
- Thuận lợi: Tài nguyên đa dạng, phong phú. 	 
- Khó khăn: Núi non hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai thất thường. 
0.5 
0.5 
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 09	 	 Ngày soạn: 12/10/2017
Tiết: 09	 	 Ngày dạy: 13/10/2017
Bài 7. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một sồ đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á. 
2. Kỹ năng:
- Phân tích các bảng số liệu bản đồ kinh tế - xã hội. 
- Kĩ năng thu thập, thống kê các thông tinh kinh tế- xã hội mở rộng kiến thức. 
- Kĩ năng vẽ biểu đồ kinh tế. 
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Tìm kiếm và xử lí thông tin. (Hoạt động 2)
Trình bày suy nghĩ, ý tưởng. (Hoạt động 2)
Phản hồi / lắng nghe tích cực (Hoạt động 2)
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh, một số bản đồ có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP. Thuyểt trình, thảo luận, đàm thoại gợi mở. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
1. Ổn định lớp. (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ. (9 phút) Sửa bài kiểm tra 1 tiết. 
3. Bài mới: 
Châu Á là nơi có nhiều nền văn minh cổ xưa đã từng có nhiều mặt hàng nổi tiếng thế giới như thế nào? Ngày nay trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia như thế nào? Những nguyên nhân nào khiến số lượng các quốc gia nghèo có nhiều tỉ lệ cao? Đó là những kiến thức chúng ta cần tìm hiểu trong bài học hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (30 phút)
Hoạt động thảo luận nhóm
Yêu cầu HS quan sát bảng 7. 2 và thảo luận nhóm giải quyết các vấn đề sau:
GV: Nhận xét về mức bình quân GDP/người của một số nước châu Á. (Học sinh khá)
GV: Nước nào có mức bình quân GDP cao nhất, thấp nhất. (Học sinh trung bình)
Sự chênh lệch mức bình quân GDP giữa 2 nước này gấp mấy lần. 
GV: Những nước nào có mức thu nhập cao, trung bình, thấp. Nhìn chung mức thu nhập của phần lớn các nước châu Á như thế nào? (Học sinh trung bình)
GV cần cung cấp cho HS thông tin về đánh giá mức thu nhập qua GDP/ người 
- Mức thu nhập dưới 735 USD/người/năm: thu nhập thấp. 
- Từ 735 đến 2934 USD/người/năm: thu nhập trung bình dưới. 
- Từ 2935 đến 9075 USD/người/năm: thu nhập trung bình trên. 
- Trên 9075 USD/người/năm: thu nhập cao. 
GV: Cơ cấu GDP % của các nước có thu nhập cao khác với các nước có thu nhập thấp như thế nào? (Học sinh trung bình)
GV: Cơ cấu GDP % nước ta thuộc loại nào? (Học sinh trung bình)
GV: Những quốc gia nào có tỉ lệ tăng GDP bình quân năm (%) cao hơn mức trung bình thế giới (3%), nước nào có tốc độ tăng GDP cao (tăng GDP (%) trên mức 6% là có tốc độ tăng trưởng nhanh)
GV: Nước ta có tốc độ tăng trưởng như thế nào? (Học sinh trung bình) 
GV: Từ bảng 7. 2 rút ra kết luận gì về kinh tế – xã hội của châu Á? (Học sinh khá)
HS: Dựa vào thông tin trong mục 2 SGK cho biết:
GV: Trình độ phát triển kinh tế của phần lớn các quốc gia châu Á như thế nào? (Học sinh trung bình)
GV: Xu hướng phát triển kinh tế của nhiều nước châu Á là gì? (Học sinh trung bình)
GV tổng hợp các vấn đề về kinh tế các quốc gia châu Á 
1. Vài nét về lịch sử phát triển của các nước châu Á.
(Không dạy)
2. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay
- Sau chiến tranh thế giới lần 2, nền kinh tế châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều nước tăng. 
- Song sự phát triển kinh tế giữa các nước và các vùng lãnh thổ của châu Á không đồng đều, các quốc gia nghèo khổ còn chiếm tỉ lệ cao. 
2. Củng cố. (4 phút) 
- Nước ta có tốc độ tăng trưởng như thế nào?
- Trình độ phát triển kinh tế của phần lớn các quốc gia châu Á như thế nào?
- Xu hướng phát triển kinh tế của nhiều nước châu Á là gì?
3. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Xem các hình 8. 1 và 8. 2 đồng thời trả lời các câu hỏi trong bài 8 SGK/25
- Thành tựu về nông nghiệp của các nước châu Á được biểu hiện như thế nào?
- Dựa vào đâu các nước Tây Nam Á trở thành các nước có thu nhập cao? 
4. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
............................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần:	 10	 	 	 	 Ngày soạn: 19/10/2017
Tiết: 	10	 	 	 	 Ngày dạy: 20/10/2017
Bài 8. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á. 
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức:
- Trình bày được tình hình phát triển kinh tế và nơi phân bố chủ yếu
- HS hiểu rõ tình hình phát triển các ngành kinh tế ở các nước và vùng lãnh thổ châu Á. 
- Biết được xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu Á hiện nay: ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ và nâng cao đời sống. 
2. Kỹ năng: Phân tích các bảng số liệu kinh tế, lược đồ phân bố các sản phẩm nông nghiệp, biểu đồ về cơ cấu tỉ lệ sản lượng lúa gạo. 
3. Thái độ: Học sinh biết vận dụng kiến thức vào kinh tế. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ kinh tế châu Á.
2. Chuẩn bị của học sinh: Tư liệu, SGK, phiếu học tập 8. 1
III. PHƯƠNG PHÁP. Thuyết trình, đàm thoại, gợi mở, thảo luận. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
1. Ổn định lớp. (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ. (8 phút) 
CH: Đánh giá mức thu nhập như thế nào?
Trả lời:
- Mức thu nhập dưới 735 USD/người/năm: thu nhập thấp. 
- Từ 735 đến 2934 USD/người/năm: thu nhập trung bình dưới. 
- Từ 2935 đến 9075 USD/người/năm: thu nhập trung bình trên. 
- Trên 9075 USD/người/năm: thu nhập cao. 
3. Bài mới. 
Trong mấy chục năm cuối thế kỉ XX, phần lớn các nước Châu Á đã đẩy mạnh phát triển kinh tế, vươn lên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhìn chung, sự phát triển của các nước không đồng đều, song nhiề nước đã đạt được những thành tựu to lớn. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (12 phút)
Yêu cầu HS quan sát hình 8.1 bổ sung kiến thức vào phiếu học tập 8. 1 
Dựa vào kiến thức đã bổ sung giải quyết các yêu cầu sau:
GV: Các nước thuộc khu vực khí hậu gió mùa có các loại cây trồng và vật nuôi nào? Giải thích vì sao ở đây phát triển các loại cây trồng và vật nuôi này? (Học sinh khá)
GV: Các nước thuộc khu vực khí hậu lục địa có các loại cây trồng và vật nuôi nào? Giải thích vì sao ở đây phát triển các loại cây trồng và vật nuôi này? (Học sinh khá) + (Học sinh trung bình)
GV: Nền kinh tế nông nghiệp châu Á phát triển ở khu vực khí hậu nào? Giải thích. (Học sinh trung bình)
2. Hoạt động 2: (10 phút)
Hoạt động nhóm 
Yêu cầu quan sát hình 8. 2 nhận xét các vấn đề sau:
GV: Sản lượng lúa nước được trồng ở châu Á chiếm tỉ lệ bao nhiêu % của sản lượng lúa nước toàn thế giới? (Học sinh trung bình)
GV: Những quốc gia nào ở châu Á trồng nhiều lúa nước? Giải thích vì sao? (Học sinh khá)
 (Hướng dẫn HS xem lại hình 8. 1 và xem thông tin trong SGK để giải thích)
3. Hoạt động 3: (10 phút) 
Dựa vào bảng số liệu 8. 1 trong sách giáo khoa, cho biết:
GV: Những quốc gia nào có sản lượng khai thác than, dầu mỏ nhiều nhất? (Học sinh trung bình)
GV: Những quốc gia nào sử dụng các sản phẩm khai thác chủ yếu để xuất khẩu? (Học sinh trung bình)
HS (nước có sản lượng khai thác lớn hơn gấp nhiều lần sản lượng tiêu dùng). 
GV: Kết hợp xem bảng số liệu 7. 2 cho biết quốc gia nào có thu nhập GDP cao nhờ khai thác tài nguyên để xuất khẩu? (Học sinh trung bình)
GV: Dựa vào thông tin trong sách giáo khoa kể tên một số ngành công nghiệp phát triển ở Châu Á? 
Yêu cầu xem bảng 7. 2 nhận xét.
GV: Tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP của Hàn Quốc và Nhật bản? (Học sinh trung bình)
GV: Những nước có mức thu nhập cao có tỉ trọng % trong cơ cấu GDP (%) như thế nào? (Học sinh trung bình)
1. Nông nghiệp.
- Nền kinh tế nhiều nước châu Á chủ yếu vẩn dựa vào nông nghiệp. 
Sự phát triển nông nghiệp của các nước châu Á không đồng đểu.
- Có hai khu vực có cây trồng và vật nuôi khác nhau: khu vực khí hậu gió mùa với nông nghiệp phát triển mạnh mẻ và khu vực khí hậu lục địa nông nghiệp chậm phát triển. 
- Sản xuất lương thực chủ yếu là lúa nước ở nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, 
- Việt nam đã đạt nhiểu kết quả vượt bậc. 
2. Công nghiệp.
- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau tạo nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu 
- Công nghiệp phát triển không đồng đều ở các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po là các nước công nghiệp có trình độ phát triển cao. 
3. Dịch vụ.
- Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po là những nước có dịch vụ phát triển cao. 
4. Củng cố. (3 phút) 
- Những thành tựu về nông nghiệp của các nước Châu Á được biểu hiện như thế nào? 
- Dựa vào nguồn tài nguyên nào mà một số nước Tây Nam Á lại trở thành những nước có thu nhập cao?
5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Làm bài tập số 3 trang 28 sách giáo khoa. 
- Xem trước hình 9. 1 và bổ sung kiến thức vào phiếu học tập 9. 1
Yếu tố
Đặc điểm
Vị trí
Địa hình
Khí hậu
Sông ngòi
Cảnh quan
6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần:	 11	 	 	 	 Ngày soạn: 25/10/2017
Tiết: 	11	 	 	 Ngày dạy: 27/10/2017
Bài 9. KHU VỰC TÂY NAM Á
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: 
- Tây Nam Á có vị trí ở ngã 3 châu lục Á, Âu, Phi, là khu vực nhiều núi, cao nguyên, khí hậu phần lớn là khô hạn nhưng có nguồn dầu mỏ phong phú. 
- Tây Nam Á là nơi có nền văn minh cổ đại và hiện nay là khu vực có nhiều bất ổn về chính trị 
2. Kỹ năng: Phân tích các lược đồ tự nhiên và kinh tế. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
1. Trình bày suy nghĩ, ý tưởng. (Hoạt động 1, 2)
2. Phản hồi / lắng nghe tích cực (Hoạt động 1, 2)
3. Tìm kiếm và xử lí thông tin. (Hoạt động 1, 2)
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên: lược đồ tự nhiên Tây Nam Á.
2. Chuẩn bị của học sinh: đọc trước bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP. Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp, đàm thoại.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
1. Ổn định lớp. (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút) 
CH: Trình bày tình hình công nghiệp châu Á?
Trả lời:
- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau tạo nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu 
- Công nghiệp phát triển không đồng đều ở các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po là các nước công nghiệp có trình độ phát triển cao. 
3. Bài mới.
Tây Nam Á khu vực giàu có nổi tiếng, một “điểm nóng”, một trong những vùng sinh động nhất thế giới, thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Vậy khu vực này có những đặc điểm và hoàn cảnh riêng về tự nhiên, xã hội và kinh tế với những vấn đề nổi bật như thế nào? Ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (14 phút) Tìm hiểu vị trí địa lí
Hoạt động nhóm
GV treo lược đồ H9. 1. Yêu cầu học sinh thảo luận thống nhất nội dung kiến thức thực hiện trong phiếu học tập 9. 1. 
HS: trả lời các câu hỏi: 
GV: Khu vực Tây Nam Á tiếp giáp vơí các vịnh biển, khu vực và châu lục nào? (Học sinh trung bình)
GV: Tây Nam Á nằm trong khoảng vĩ độ nào? (Học sinh trung bình)
HS: trình bày kết quả, GV tổng kết, mời 1, 2 HS lên xác định vị trí lược đồ. 
HS: Vậy vị trí của Tây Nam Á có vai trò như thế nào đối với thế giới? (Học sinh khá)
2. Hoạt động 2: (12 phút) Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên
GV treo lược đồ H 9. 4 cho học sinh thảo luận các nội dung. 
GV: Kể tên các miền địa hình từ đông bắc xuống tây nam? Các đới, kiểu khí hậu? (Học sinh trung bình) 
GV: Kể tên các loại khoáng sản? (Học sinh trung bình)
 * HS trình bày kết quả, GV tổng kết 
 GV: Em hãy xác định nơi phân bố của các dạng địa hình trên? (Học sinh khá)
GV: Tây Nam Á có những đới khí hậu nào? Đặc điểm chung khí hậu là gì? (Học sinh trung bình)
 GV: Dựa vào hình 9. 4 cho biết hướng xuất khẩu dầu mỏ của Tây Nam Á, đi đến các nước nào? (Học sinh trung bình)
 GV: Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là những nước nào? (Học sinh trung bình)
3. Hoạt động 3: (10 phút) Tìm hiểu đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị
 GV: Quan sát hình 9. 3 cho biết Tây Nam Á gồm các quốc gia nào? Kể tên các quốc gia có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất? (Học sinh trung bình)
 GV: Dựa trên điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Tây Nam Á có thể phát triển các ngành kinh tế nào? Vì sao lại phát triển ngành đó? (Học sinh trung bình)
 GV: Bằng hiểu biết của mình, em hãy nhận xét tình hình chính trị ở các nư ớc Tây Nam Á như thế nào? (Học sinh khá)
1. Vị trí địa lí.
- Nằm ở phía Tây Nam châu Á tiếp giáp vơí các biển: Đen, Ca-xpi, A-ráp, Đỏ, Địa Trung Hải, Vịnh Pec-Xích. 
- Có vị trí chiến lược quan trọng 
2. Đặc điểm tự nhiên.
- Có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hạn. 
- Tài nguyên dầu mỏ phong phú, là nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giơi
3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị. 
- Tây Nam Á là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại thế giới. 
- Hiện nay tình hình chính trị, kinh tế của các nước Tây Nam Á rất phức tạp 
4. Củng cố (2 phút)
- Tây Nam Á có đặc điểm vị trí như thế nào? 
- Các dạng địa hình chủ yếu ở Tây Nam Á phân bố như thế nào? 
5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Về nhà học bài cũ mục 1.
- Chuẩn bị bài mới hôm sau học: 
+ Đặc điểm vị trí khu vực Nam Á. 
+ Kể các miền địa hình chính từ Bắc xuống Nam. 
+ Cho biết sự phân bố lượng mưa của châu Á. 
6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
....................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12261081.doc