I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng tới phát triển kinh tế - xã hội.
- MT: Biết vùng Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng tự nhiên như đất ba dan, tài nguyên biển, đặc biệt là dầu khí.
- Biết nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng, việc bảo vệ môi trường trên đất liền và biển là nhiệm vụ quan trọng của vùng
2. Kỹ năng
- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.
- Phân tích các bản đồ Địa lý tự nhiên, kinh tế vùng Đông Nam Bộ hoặc At lat Địa lýVN để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng.
- Phân tích bảng số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của vùng.
MT: Sử dụng bản đồ Tự nhiên vùng Đông Nam Bộ để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, biết trân trọng các nguồn tài nguyên, các di sản và bảo vệ môi trường.
4. Năng lực: Giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, phân tích bảng số liệu, biểu đồ; thu thập thông tin.
TUẦN: TIẾT : VÙNG ĐÔNG NAM BỘ S: G: I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế xã hội. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng. - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng tới phát triển kinh tế - xã hội. - MT: Biết vùng Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng tự nhiên như đất ba dan, tài nguyên biển, đặc biệt là dầu khí. - Biết nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng, việc bảo vệ môi trường trên đất liền và biển là nhiệm vụ quan trọng của vùng 2. Kỹ năng - Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng. - Phân tích các bản đồ Địa lý tự nhiên, kinh tế vùng Đông Nam Bộ hoặc At lat Địa lýVN để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng. - Phân tích bảng số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của vùng. MT: Sử dụng bản đồ Tự nhiên vùng Đông Nam Bộ để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, biết trân trọng các nguồn tài nguyên, các di sản và bảo vệ môi trường. 4. Năng lực: Giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, phân tích bảng số liệu, biểu đồ; thu thập thông tin. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Bản đồ T N Việt Nam, bản đồ khu vực ĐNÁ. Lược đồ tự nhiên Đông Nam Bộ. Tư liệu, tranh ảnh về thiên nhiên, Đông Nam Bộ. - Học sinh: SGK, tập bản đồ, atlat địa lý, hình ảnh thu thập được qua internet,.. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp dạy học: Khai thác tri thức từ lược đồ, bảng số liệu, đàm thoại, - Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, toàn lớp,. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định 2. Bài cũ: (5 phút) a) Kiểm tra vở bài tập thực hành. 3. Bài mới: Là 1 vùng đất mới trong lịch sử phát triển của đất nước, Đông Nam Bộ có nhiều thuận lợi với tiềm năng kinh tế lớn hơn các vùng khác, có vị thế quan trọng đối với cả nước và khu vực. Để hiểu biết về Đông Nam Bộ, bài học hôm nay ta cùng tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của vùng và vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: (5 phút ) KT: Nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế xã hội. KN: Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng NL: Giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, phân tích bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh, thu thập thông tin. Hoạt động nhóm / cặp. - Dựa vào H31.1 xác định ranh giới vùng Đông Nam Bộ? - Nêu ý nghĩa vị trí địa lý của vùng. (+ Vùng nằm vĩ độ thấp dưới 120B, ít bão và gió phơn + Vị trí chuyển tiệp giữa vùng kinh tế giàu tiềm năng lớn về nông nghiệp lớn nhất nước ta.Giữa các vùng có tài nguyên rừng giàu có, trữ lượng khoáng sản, thuỷ năng phong phú. Biển Đông giàu tiềm năng kinh tế biển lớn. + Trung tâm ĐNÁ: GVdùng bản đồ khu vực ĐNÁ phân tích vị trí của TP Hồ Chí Minh với thủ đô các nước trong khu vực. Hoạt động 2: (20 phút ) KT: Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng. KN: Phân tích các bản đồ Địa lý tự nhiên, kinh tế vùng Đông Nam Bộ hoặc At lat Địa lýVN để biết đặc điểm tự nhiên của vùng. NL: Giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, phân tích bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh, thu thập thông tin. Hoạt động nhóm. Dựa vào bảng 31.1 và H31.1 hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng ĐNBộ. - Vì sao vùng ĐNBộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển. - Quan sát H31.1 hãy xác định các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé. Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở ĐNBộ - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, giáo viên chuẩn xác kiến thức. Hoạt động cả lớp. - Hãy phân tích những khó khăn của vùng ĐNBBộ trong việc phát triển KT XH và nêu biện pháp khắc phục? ít khoáng sản, rừng ít,ô nhiễm môi trường đất và biển lớn) Hoạt động 3: (15 phút ) KT: Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng tới phát triển kinh tế - xã hội. KN: Phân tích các bản đồ Địa lý tự nhiên, kinh tế vùng Đông Nam Bộ hoặc At lat Địa lýVN để biết đặc điểm dân cư của vùng. - Phân tích bảng số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của vùng NL: Giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, phân tích bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh, thu thập thông tin. Hoạt động nhóm / cặp. - Dựa vào SGK và H31.1 nhận xét về tình hình đô thị hoá của vùng ĐNBộ và những tác động tiêu cực của tốc độ đô thị hoá và phát triển công nghiệp tới môi trường. - Căn cứ vào bảng 31.2 hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở vùng ĐNBộ so với cả nước? (- Các chỉ tiêu cao hơn cả nước có ý nghĩa gì? ( tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu hút mạnh lao động, chất lượng cuộc sống được cải thiện, nâng cao) - Các chỉ tiêu thấp hơn cả nước có ý nghĩa gì? ( giải quyết tốt vấn đề việc làm của người lao động. Nền kinh tế phát triển, năng lực sản *xuất của vùng nâng cao) GV kết luận: - Tìm hiểu và trình bày tóm tắt những di tích lịch sử văn hoá có giá trị lớn để phát triển du lịch. (+ Khu dự trữ sinh quyển của thế giới Rừng Sác huyện Cần Giờ. + Địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo, Bến cảng nhà Rồng) I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa đối với phát triển kinh tế - xã hôị - Tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Cam –pu –chia. - Ý nghĩa: Nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu với các vùng xung quanh và với quốc tế. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội - Đặc điểm: độ cao địa hình giảm dần từ tây bắc xuống đông nam, giàu tài nguyên. - Vùng đất liên: địa hình thoải, đất ba dan, đất xám. + Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thuỷ tốt. - Vùng biển và thềm lục địa: có nguồn dầu khí lớn đang được khai thác. - Thuận lợi +Nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế: đất ba dan, khí hậu cận xích đạo, biển nhiều hải sản, mhiều dầu khí ở thềm lục địa + Nguồn thuỷ sản phong phú. + Giao thông vận tải và du lịch biển phát triển. - Khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản, nguy cơ ô nhiễm môi trường. III. Đặc điểm dân cư xã hộị của vùng và tác động của chúng tới phát triển kinh tế - xã hội - Là vùng đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước. - Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước. - Thuận lợi: +lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động, sáng tạo trong nền kinh tế thị trường. + Nhiều di tích lịch sử - văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch. 4. Củng cố: (5 phút) - HS trả lời câu hỏi SGK. Điền đúng sai vào các câu sau: Ý nghĩa của vị trí vùng Đông Nam Bộ. a) Vùng nằm ở vĩ độ thấp nên ít thiên tai. b) Cầu nối giữa Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, những vùng giàu nguyên liệu, nông, lâm, thuỷ sản và khoáng sản. c) Gần các tuyến giao thông khu vực và quốc tế. d) Cửa ngõ của các nước làng giềng phía Tây ra biển. đ) Nối liền vùng đất liền với biển Đông giàu tiềm ngăng kinh tế biển e) Là vùng giàu khoáng sản nhất cả nước. Câu đúng:a,b,c,đ. Câu sai: d,e 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài. * làm bài tập thực hành Bổ sung ..
Tài liệu đính kèm: