I - Mục đích yêu cầu
1.Giúp học sinh biết được nước ta có 54 dân tộc. Trong đó dân tộc Kinh chiếm số lượng lớn nhất, các dân tộc luôn đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2. Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta
3. Rèn kỹ năng xác định trên bản đồ một số dân tộc ít người, các vùng phân bố chính trong lãnh thổ
II - Chuẩn bị
- Bản đồ dân cư Việt Nam
- Bộ tranh ảnh các dân tộc Việt Nam
III - Tiến trình lên lớp
trò ? Từ những số liệu về số dân và tỉ lệ độ tuổi lao động ở các bài học trước, em có đánh giá gì về lực lượng lao động ở nước ta? ? Nêu một vài đặc điểm của người lao động Việt Nam? GV treo biểu đồ cơ cấu lao động ? Nhận xét về cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn? nguyên nhân nào dẫn đến tình hình ấy? ? Chất lượng lao động ở nước ta có đặc điểm gì? ? Chúng ta đã có các biện pháp gì để nâng cao chất lượng lao động? GV đưa thêm các số liệu khác về trình độ văn hóa, chuyên môn của lao động nước ta (SGV/18) Quan sát biểu đồ và cơ cấu sử dụng lao động qua các năm 1989 - 2003 ? Nhận xét về cơ cấu sử dụng lao động? ? Đánh giá như thế nào về cơ cấu kinh tế và sử dụng lao động? ? Nêu những thuận lợi và khó khăn từ đặc điểm nguồn lao động dồi dào? ? Vì vậy ở nước ta đang xảy ra tình trạng gì? GV gọi học sinh đọc và nêu cảm nhận về hình ảnh 4.3 ? Nhận xét về những tiến bộ trong việc cải tạo, nâng cao chất lượng cuộc sống ở nước ta? I. Nguồn lao động và sử dụng lao động 1. Nguồn lao động - Dân số nước ta có khoảng 80 triệu người (2004) trong đó tỉ lệ người trong độ tuổi lao động là khoảng 58.4% vì thế nước ta có lực lượng lao động dồi dào với hơn 40 triệu lao động - Nhiều kinh nghiệm, tiếp thu KHKT nhanh, thông minh, sáng tạo, cần cù - Do đặc điểm của nền kinh tế thiên về nông nghiệp và phân bố dân cư không đồng đều nên lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn, thành thị ít lao động. - Hạn chế của lao động nước ta: trình độ chuyên môn chưa cao, chủ yếu là lao động phổ thông không qua đào tạo nghề, ít được tiếp thu KHKT, sức khỏe yếu.... - Cần mở rộng quy mô đào tạo, mở rộng các trường dạy nghề và THCN, đào tạo lao động hợp tác quốc tế 2. Sử dụng lao động - Lao động trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp đang giảm dần. Lao động trong công nghiệp và xây dựng đang tăng nhưng tăng nhanh nhất là lao động trong ngành dịch vụ -> Thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế đang diễn ra nhanh. II. Vấn đề việc làm - Thuận lợi khi xây dựng cơ cấu khing thế và mở rộng quy mô sản xuất, giá nhân công rẻ... - Khó khăn: Vấn đê fgiải quyết việc làm khó khăn vì nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển, mỗi năm yêu cầu phải có thêm 1 triệu việc làm cho 1 triệu người đến tuổi lao động - Thời gian lao động ít nhất là ở khu vực nông thôn: đạt 77.7% - Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao: đạt khoảng 6% III. Chất lượng cuộc sống - Đảng và nhà nước đã và đang có sự quan tâm đến đời sống và cải thiện đời sống cho nhân dân bằng nhiều chính sách mới: Xóa đói giảm nghéo, cho vay vốn phát triển sản xuất, quỹ ủng hộ người ngèo... + Trước cách mạng tháng 8 và trong chiến tranh: đói nghèo, bệnh tật, thu nhập thấp, mù chữ + Ngày nay: Sau 20 năm đổi mới bộ mặt đời sống đã có nhiều thay đổi, người biết chữ đạt 90.3%, tuổi thọ bình quân đạt 67.5t (Nam) và 74t (Nữ), thu nhập trung bình đạt trên 400 USD/ năm, chiều cao thể trọng đều tăng... D - Củng cố: E - Hướng dẫn học bài: bài tập 3/17 Cơ cấu sử dụng lao động giữa thành thị và nông thôn (Vẽ biểu đồ, nhận xét) IV/ Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tuần 3 Tiết 5 Thực hành phân tích tháp dân số Ngày soạn: Ngày dạy: I - Mục đích yêu cầu 1. Gúp học sinh biết cách phân tích, so sánh tháp dân số. Tìm được sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi 2. Xác lập mối quan hệ giữa tăng dân số và cơ cấu dân số II - Chuẩn bị III - Tiến trình lên lớp A - ổn định tổ chức: B - Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta? C - Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ? Nêu những hiểu biết của em về tháp dân số? - GV nói thêm về tháp dân số ? So sánh hình dạng của tháp (giữa năm 1989 - 1999)? ? Cơ cấu dân số phân theo độ tuổi? ? Tỉ lệ dân số phụ thuộc? ? Nhận xét về tất cả những sự thay đổi ấy? ? Giải thích nguyên nhân? ? Trình bày những ảnh hưởng của sự thay đổi cơ cấu dân số đến đời sống kinh tế xã hội? 1. Quan sát và phân tích tháp dân số * Hiểu biết về tháp dân số - Tháp dân số là một dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số phân theo độ tuổi, giới tính, tỉ lệ giữa nam và nữ, số lượng dân số - mỗi khoảng cách là 5 tuổi, chia 2 bên (nam và nữ). Hàng đứng là độ tuổi, hàng ngang là số dân (tỉ lệ) và giới tính * Tháp dân số có hình chân rộng, đỉnh nhọn vào năm 1989 , đến năm 1999 chân tháp nhỏ hơn - Thể hiện tỉ lệ dân số độ tuổi trẻ nhiều hơn - Tỉ lệ dân số phụ thuộc ít hơn số người trong độ tuổi lao động + Nhóm dưới tuổi lao động (0 - 14) chiếm 39% giảm xuống còn 33.5% (1999) + Nhóm tuổi lao động (15 - 59) chiếm 53.8% tăng lên 58.4% + Nhóm trên tuổi lao động từ 7.2% tăng lên 8.1% 2. Sự thay đổi dân số theo độ tuổi - độ tuổi dưới tuổi lao động giảm chỉ còn 33.5% do tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm - Độ tuổi lao động và trên tuổi tăng cho thấy xu thế ổn định của dân số trong thời gian qua và trong cả những năm tới. Nước ta đã qua giai đoạn bùng nổ dân số 3. Thuận lợi và khó khăn + Thuận lợi: - Số người ngoài tuổi lao động ít hơn số người trong độ tuổi lao động, tỉ lệ người phụ thuộc ít. Năng suất và sản phẩm nhiều - tuổi dưới lao động ít góp phanà giảm sức ép của giáo dục và y tế + Khó khăn: Vấn đề việc almf cho số lao động dôi ra D - Củng cố: E - Hướng dẫn học bài: IV/ Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 6 Sự phát triển nền kinh tế việt nam Ngày soạn: Ngày dạy: I - Mục đích yêu cầu 1 Giúp học sinh có những hiểu biết về qua trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Hiểu được xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những khó khăn và thách thức 2 Rèn kỹ năng phân tích biểu đồ, đọc bản đồ, vẽ biểu đồ hình tròn và nêu nhận xét II - Chuẩn bị - Bản đồ hành chính Việt Nam - Một số hình ảnh phản ánh thành tựu kinh tế xã hội III - Tiến trình lên lớp A - ổn định tổ chức: B - Kiểm tra bài cũ: C - Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ? Nêu những đặc điểm của nền kinh tế nước ta qua các giai đoạn lịch sử? GV treo một số tranh ảnh + Tranh ảnh phản ánh về đời sống, sản xuất, KHKT, kinh tế.... -> Đặc trưng là những khó khăn của giai đoạn trước để lại. Xây dựng lại toàn bộ cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng ? Thời gian của qua trình đổi mới? GV treo biểu đồ của qua trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ câu GDP giai đoạn 1991 - 2002 Gv giải thích một số kí hiệu của biểu đồ ? Nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP của các ngành kinh tế trong giai đoạn này? ? điều đó thể hiện đặc điểm gì của nền kinh tế nước ta? ? Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện như thế nào? GV treo bản đồ hành chính ? Quan sát và nhận xét, đọc tên các vùng kinh tế trọng điểm? ? Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nhằm mục đích gì? ? Kể tên các vùng kinh tế khác, các vùng kinh tế giáp biên và không giáp biên? HS đọc + Thảo luận rút ra những thuận lợi và khó khăn, thách thức của nền kinh tế khi phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay? Bài tập 2: Vẽ biểu đồ cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế - Biểu đồ tròn (Số liệu tính theo tỉ lệ %) I. Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới - HS thảo luận + Trước cách mạng tháng 8: Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế phụ thuộc vào đế quốc, lạc hậu, đói nghèo. Chủ yếu là nông nghiệp với năng suất thấp + Từ 1945 đến 1954: Thực hiện cải cách ruộng đất, phát triển nông nghiệp và công nghiệp (còn ít và nghéo nàn) + Từ 1954 đến 1975: Đất nước bị chia cắt. Miền bắc phát triển kinh tế XHCN, miền nam phụ thuộc vào nền kinh tế TBCN, tập trung ở các đô thị lớn + Sau 1975: Đất nước thống nhất đi lên XHCN, thực hiện CNH - HĐH và mở cửa nền kinh tế, cơ cấu kinh tế và thành phanà kinh tế đã có nhiều thay đổi. II. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới - Quá trình đổi mới được thực hiện từ 1986 đến nay 1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - GDP cua rngành Nông - Lân - Ngư nghiệp giảm dần - Công nghiệp - Xây dựng và dịch vụ tăng lên. Khu vực dịch vụ đã chiến tỉ trọng khá cao nhưng vẫn còn ẩn chứa nhiều biến động - cho thấy quá trình tăng trưởng của nền kinh tế đặc biệt là xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta đang diễn ra nhanh. Chú trọng xây dựng nền kinh tế về cơ bản là công nghiệp và giảm dần tỉ trọng cua rnông lâm ngư nghiệp. - Thành phần kinh tế được mở rộng: Quốc doanh, tập thể, tư nhân, liên doanh - liên kết đang phát triển mạnh mẽ. Giảm dần sự phụ thuộc vào kinh tế nhà nước. Tuy nhien những ngành kinh tế trọng điểm và quan trọng như: điện, Bưu chính viến thông.... vẫn là sự quản lý của nhà nước (đòi hỏi cần phá bỏ độc quyền khi xây dựng nền kinh tế hợp tác quốc tế và ra nhập các tổ chức kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa...) - Hện nay chúng ta đã có 7 vùng kinh tế trong đó có các vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, vùng trọng điểm miền, vùng kinh tế trọng điểm phía nam. - Khai thác và tận dụng tối đa các nguồn lợi từ thiên nhiên vào sản xuất đảy mạnh chuyên môn hóa tạo năng suất cao trong lao động và sản xuất. - HS: 2. Những thành tựu và thách thức + Thuận lợi - Tăng trưởng kinh tế vững chắc trên 7%/năm - Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng có lợi cho quá trình CNH - HĐH - Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: Đàu khí, điện, chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng - Phát triển nền sản xuất hướng ra xuất khẩu và thu hút đầu tư + Khó khăn và thách thức - Vượt qua nghéo nàn, lạc hậu. Rút ngắn khoảng cách đói nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp trong xã hội - Tài nguyên đang dần cạn kiệt vì khai thác quá mức - Vấn đề việc làm, an ninh xã hội, y tế giáo dục ..... - Thách thức lớn khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế D - Củng cố: E - Hướng dẫn học bài: IV/ Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tuần 4 Tiết 7 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp Ngày soạn: Ngày dạy: I - Mục đích yêu cầu 1. Giúp học sinh nắm được vai trò của các nhân tố tự nhiên và KT - XH đối với quá trình phát triển và phana bố ngành nông nghiệp 2. Có kỹ năng đánh giá giá trị của nền kinh tế, biết sơ đồ hóa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp Việt Nam II - Chuẩn bị - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Bản đồ khí hậu Việt Nam - Bản đồ đất đai Việt Nam III - Tiến trình lên lớp A - ổn định tổ chức: B - Kiểm tra bài cũ: ? Phân tích nhưng thành tựu và khó khăn thách thức của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn mới? C - Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ? Tại sao nông nghiệp lại là ngành kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên? ? Gồm các yếu tố nào? ? Vị trí của yếu tố đất đai đối với ngành nông nghiệp? ? Nêu vài nét về đặc điểm đất đai ở nước ta? Đó là thuận lợi hay khó khăn? ? Nguyên nhân của nó? GV treo bản đồ khí hậu, giới thiệu và giải thích bản đồ ? Nhận xét về nguồn tài nguyên này ở nước ta? ? Lấy các ví dụ cụ thể về các loại cây trồng thích hợp? ? Khí hậu gây ra những khó khăn gì? ? Tại sao nước cũng là một nguồn tài nguyên đối với nông nghiệp? ? Đặc điểm của nguồn tài nguyên nước ở nước ta? ? Những hạn chế? ? Tài nguyên sinh vật ở nước ta có đặc điểm gì? ? Rút ra nhận xét gì về các nhân tố tự nhiên? ? Tại sao dân cư và lao động lại là nhân tố ảnh hởng đến nông nghiệp? ? Đặc điểm của nhân tố này ở nước ta? ? Qua hình 7.1/26 nhận xét và đánh giá về cơ sở vật chất kĩ thuật ở nước ta? ? Việc phất triển và hoàn thiện ấy nhằm mục đích gì? ? Chính sách phát triển nông nghiệp của nước ta qua các thời kì có thay đổi như thế nào? ? Tác động đến nông nghiệp ra sao? ? Đặc điểm của thị trường ảnh hưởng đến nông nghiệp như thế nào? ? Đặc điểm của thị trường trong nước và ngoài nước? ? Lấy ví dụ cụ thể - Cà phê - Dừa.... I. Các nhân tố tự nhiên - Đây là nhứng nhân tố quan trọng nhất. Do đặc trưng của ngành nông nghiệp không thể không dựa vào các yếu tố tự nhiên - Gồm: Đất đai, khí hậu, sông ngòi, động thực vật... 1. Tài nguyên đất - Vai trò vô cùng quan trọng vì nó là tư liệu sản xuất của nông nghiệp, thiếu đến sẽ không có ngành kinh tế này - Nước ta có tổng diện tích đất canh tác khoảng 20 triệu ha. Gồm các loại đất như: + Đất phù sa: ở các đồng bằng và chủ yếu để sản xuất lúa nước và một số cây công nghiệp ngắn ngày. diện tích khoảng 3 triệu ha + Đất Feralit có diện tích khoảng 16 triệu ha với nhiều loại khác nhau tập trung phân bố ở các vùng trung du, vùng núi và cao nguyên. Chủ yếu thích hợp với các loại cây công nghiệp -> Đây là những thuận lợi rất lớn cho nông nghiệp ở nước ta - Khó khăn là hiện tượng sói mòn đất và đốt nương làm rẫy gây thoái hóa đất 2. Tài nguyên khí hậu - Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng do vị trí và sự đa dạng về địa hình tạo nên các kiểu khí hậu đặc trưng khá phong phú thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau. VD: Khí hậu mùa đông lạnh ở Bắc bộ và Bắc trung bộ thích hợp với cây vụ đông - Khí hậu ôn đới núi cao + Những biến động của thời tiết cũng làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng: Bão, sương muối, rét đậm.... 3. Tài nguyên nước - Nước tưới rất quan trọng đối với nông nghiệp. - Nước ta có hệ thống sông ngòi, ao hồ và đầm lầy phong phú, nguồn nước ngầm nhiều rất thuận lợi cho tưới tiêu trong nông nghiệp. - Lượng mưa trung bình đạt 1500 - 2500 mm/năm + Hạn chế: Lũ lụt về mùa mưa và hạn hán về mùa khô 4. Tài nguyên sinh vật - Nguồn tài nguyên động thực vật phong phú là điều kiện thuận lợi cho nhân dân thuần chủng và lai tạo giống mới có năng suất cao và chống chịu hạn hán tốt -> Tóm lại: Nước ta có nhiều điều kiện ưu đãi của thiên nhiên, có nhiều nguồn tài nguyên thuanạ lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng ben cạnh đó vẫn còn một số khó khăn do điều kiện bất thường của thời tiết và khí hậu II. Các nhân tố kinh tế - xã hội 1. Dân cư và nguồn lao động - Sản xuất rất cần có lao động và đây cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm - Nước ta có hơn 80 triệudân trong đó có tới 58.4% trong độ tuổi lao động, đây là lực lượng lao động dối dào cho phát triển nông nghiệp - Lao động Việt Nam giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, cần cù sáng tạo và tiếp thu KHKT nhanh 2. Cơ sở vật chất kỹ thuật - Đang dần được hoàn thiện, các cơ sở phục vụ chăn nuôi, trồng trọt đang phát triển và phân bố rộng khắp nhất alf các vùng chuyên canh - Hình thành hệ thống thủy lợi, kênh mương với các thiết bị tưới tiêu hiện đại. - Tăng năng suất và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, giảm dần sự phụ thuộc vào tự nhiên và đang chuyển dịch cơ cấu lao động 3. Chính sách phát triển nông nghiệp + Trước 1986: làm ăn theo lối chung, tập thể, HTX + Sau 1986: Tư nhân hóa, có nhiều chính sách khuyến nông hợp lý, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại hướng ra xuất khẩu 4. Thị trường trong và ngoài nước - Thúc đẩy mở rộng sản xuất và tăng năng suất lao động, thực hiện trao đổi là nhu cầu của thị trường - Tác động trực tiếp đến sự thay đổi cơ cấu cây trồng và sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường - Biến động của thị trường sẽ ảnh hưởng đến người sản xuất D - Củng cố: E - Hướng dẫn học bài: IV/ Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 8 Sự phát triển và phân bố nông nghiệp Ngày soạn: Ngày dạy: I - Mục đích yêu cầu 1. Nắm được đặc điểm phát triển và phân bố một sô loại cây trồng, vật nuôi ichủ yếu và những xu thế mới trong nông nghiệp nước ta 2. Nắm được sự phân bố sản xuất nông nghiệp, phân tích số liệu, lược đồ về sản lượng, vùng nông nghiệp II - Chuẩn bị - Bản đồ kinh tế chung Viêt Nam hoặc bản đồ phân bố nông nghiệp - Một số tranh ảnh về sản xuất và phana bố nông nghiệp III - Tiến trình lên lớp A - ổn định tổ chức: B - Kiểm tra bài cũ: ? Phân tichs những thuận lợi và khó khăn của các yếu tố tự nhiên đối với phát triển và phân bố nông nghiệp? C - Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ? Xét về cơ cấu ngành thì nông nghiệp được phân ra làm mấy ngành và là những ngành gì? ? Quan sát bảng 8.1 nhận xét về sự thay đổi cơ cấu ngành trong nông nghiệp? ? Điều đó thể hiện xu thế gì? ? Cây lương thực gồm những loại cây nào? Kể tên? GV treo bảng 8.2 ? Nhận xét về sự thay đổi của một số chỉ tiêu của cây lúa? - Năng suất - Diện tích - Sản lượng - Sản lượng bình quân ? Quan sát hình 8.1 nêu một số đặc điểm về sản xuất và thu hoạch lúa? ? Chỉ ra trên bản đồ những vùng trồng lúa chủ yếu? ? Quan sát bảng 8.3 kể tên các loại cây công nghiệp chủ yếu? ? Chỉ ra những vùng trồng cây công nghiệp chủ yếu, kể tên các loại cây công nghiệp ở đó? ? Nhận xét gì về sự phát triển diện tích và sản lượng cây công nghiệp ở nước ta? (chỉ ra trên bản đồ) ? Nêu những sản phẩm cây công nghiệp xuất khẩu hàng đầu của nước ta? ? Quan sát trên bản đồ và chỉ ra những vùng trồng cây ăn quả chính? ? Kể tên một số loại cây ăn quả chủ yếu? ? Trình bày cơ cấu ngành chăn nuôi (qua bảng số liệu)? ? Tìm trên bản đồ những vùng chăn nuôi trâu bò? ? Đặc điểm và số lượng? ? Xác định các khu vực chăn nuôi chủ yếu? ? Hãy nói về các hình thức chăn nuôi gia cầm chủ yếu mà em biết (ở địa phương em, có những hình thức nào)? - Gồm: Trồng trọt và chăn nuôi I. Ngành trồng trọt - Cây lương thực giảm: từ 67.1% xuống còn 60.8% nhưng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong trồng trọt(Trong đó lúa vẫn là cây trồng chính) - Cây công nghiệp tăng lên từ 13.5% lên 22.7% - Cây ăn quả giảm -> Đẩy mạnh theo hướng phát triển xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp: cà fê, cao su, hồ tiêu.... và phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến 1. Cây lương thực - Gồm: Lúa và hoa màu (nggo, khoai, sắn....) - Lúa vẫn là cây trồng chính, chiếm vị trí quan trọng và sản lượng cao nhất trong trồng cây lương thực - Năng suất lúa tăng gấp 2 từ 20.8 tấn/ha/năm (1980) lên 45.9 tấn/ha/năm (2000) - Diện tích cũng tăng từ 56 000ha lên 7.5 triệu ha (2000) - Sản lượng tăng gấp 3 lần: từ 11.6 triệu tấn (1980) lên 34.4 triệu tấn (2002) - Bình quân lương thực tăng trung bình 2 lần - Học sinh - Đồng băng sông Cửu long, sông Hồng, duyên hải trung bộ... -> Ngành trồng cây lương thực tăng trưởng liên tục trong đó đặc biệt là cây lúa 2. Cây công nghiệp - Cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày - Miền đông Nam bộ là vùng trông fcây công công nghiệp nhiều nhất: Đậu tương, cao su. Hồ tiêu, điều... Đồng bằng sông Cửu long: dừa,, mía... Tây nguyên: cà phê. Ca cao. Cao su Bắc trung bộ: lạc - Việc phát triển cây CN ở các vùng miền có nhiều điều kiện thuận lợi nhằm khai thác tiềm năng của vùng và nâng cao năng suất phục vụ cho xuất khẩu - Cà fê, cao su, đay, cói, hồ tiêu, điều... 3. Cây ăn quả - Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu long lag những vùng trồng cây ăn quả chuyên canh - Miền Đông Nam bộ: sầu riêng, chôm chôm, mãng cầu, măng cụt... Bắc bộ: mận, đào, lê, quýt, táo.... II. Chăn nuôi - Gồm: chăn nuôi gia súc lớn, gia súc nhỏ và gia cầm - Chăn nuôi còn chiếm tỉ lệ thấp trong sản phẩm nông nghiệp vì mới chỉ chiếm 1/4 sản lượng nông nghiệp. Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của ngành mặc dù sản phẩm của nó có ý nghĩa với đời sống (thịt, trứng, sữa...) 1. Chăn nuôi gia súc lớn - Bắc trung bộ, Duyên hải Nam trung bộ, Tây nguyên, Tây bắc bắc bộ... - Số lượng đàn trâu bò hiện nay khoảng 6 - 7 triệu con (Trâu 3 triệu, bò 4 triệu) - Chăn nuôi bò sữa đang rất phát triển ven các đô thị lớn 2. Chăn nuôi lợn - ở các vùng đồng bằng: sông hồng, sông Cửu long để tận dụng tối đa nguồn sản phẩm của trồng trọt - Số lượng hiện
Tài liệu đính kèm: