Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Bài 6: Thực hiện trật tự an toàn giao thông

Bài 6 THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

I. CHUẨN BỊ

1. Thầy: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, tranh ảnh

-Bảng phụ ,máy chiếu

2. Trò : Xem trước bài, tìm hiểu các biển báo, tín hiệu, luật giao thông

 

doc 16 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Bài 6: Thực hiện trật tự an toàn giao thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	
Tuần 20 +21 +22
Tiết 18,19,20 
Bài 6 	 THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
I. CHUẨN BỊ
1. Thầy: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, tranh ảnh 
-Bảng phụ ,máy chiếu 
2. Trò : Xem trước bài, tìm hiểu các biển báo, tín hiệu, luật giao thông
II. CÁC HOẠT ĐỘNG
Trợ giúp của thầy 
 Hoạt động của trò 
Gv cho h/s đọc thầm yêu cầu bài học 
Nêu mục tiêu của bài học
- Gv cho h/s hoạt động chung cả lớp 
 Em thường đến trường bằng phương tiện nào ?
 Khi đi trên đường em thấy mọi người đi như thế nào ? Em có cảm nhận gì khi tham gia giao thông trên đường ?
GV cho h/s hoạt động chung cả lớp .Yêu cầu các em quan sát tranh 1,2,3,4 và trả lời các câu hỏi 
Nguy cơ gì có thể xảy ra khi tham gia giao thông như thế?
 Em biết gì về tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay? Kể một thông tin mà em biết được gần đây ? 
- Ở trong nước và tại địa phương số vụ tai nạn giao thông có người chết và bị thương ngày càng tăng.
-Tai nạn giao thông đường bộ chiếm trên 90/100số vụ, số người chết và bị thươngphần lớn ở độ tuổi LĐ
GV cho h/s hoạt động cặp đôi . Yêu cầu các em đọc thông tin: Ý thức quyết định số phận 
H/s phối hợp chỉ ra nguyên nhân chủ yếu gây TNGT
Yêu cầu đại diện trình bày 
GV cho h/s hoạt động nhóm lớn
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm theo yêu cầu mục 3SGK/66
 - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
Y/c đại diện nhóm trình bày 
Nhóm khác nhận xét , bổ sung
GV cho h/ s hoạt động cặp đôi.
 Yêu cầu h/s đọc và quan sát ảnh và trao đổi cùng bạn 
GV tiếp cận những học sinh cần giúp đỡ 
Yêu cầu học sinh trình bày, giáo viên chốt.
GV cho h/ s hoạt động cặp đôi.
 Yêu cầu h/s đọc điều 30 luật giao thông đường bộ và quan sát ảnh và trao đổi cùng bạn 
GV tiếp cận những học sinh cần giúp đỡ 
Yêu cầu học sinh trình bày, giáo viên chốt.
GV cho h/ s hoạt động cặp đôi.
 Yêu cầu h/s đọc điều 31 Luật giao thông đường bộ , quan sát ảnh và trao đổi cùng bạn 
GV tiếp cận những học sinh cần giúp đỡ 
Yêu cầu học sinh trình bày, giáo viên chốt.
GV cho h/s hoạt động nhóm lớn
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm theo yêu cầu mục 4SGK/71
 - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
Y/c đại diện nhóm trình bày 
Nhóm khác nhận xét , bổ sung
GV cho h/s hoạt động nhóm lớn
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm theo yêu cầu mục 5 SGK/72
 - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
Y/c đại diện nhóm trình bày 
Nhóm khác nhận xét , bổ sung
GV cho h/ s hoạt động cặp đôi.
 h/s quan sát ảnh và trao đổi cùng bạn theo yêu cầu câu hỏi 
GV tiếp cận những học sinh cần giúp đỡ 
Yêu cầu học sinh trình bày, giáo viên chốt.
GV cho h/s hoạt động nhóm lớn
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm theo yêu cầu mục 7a,b SGK/75,76
 - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
Y/c đại diện nhóm trình bày 
Nhóm khác nhận xét , bổ sung
GV cho h/ s hoạt động cặp đôi.
 h/s quan sát ảnh và trao đổi cùng bạn theo yêu cầu câu hỏi 
GV tiếp cận những học sinh cần giúp đỡ 
Yêu cầu học sinh trình bày, giáo viên chốt.
GV cho h/s hoạt động nhóm lớn
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm theo yêu cầu mục 7a,b SGK/75,76
 - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
Y/c đại diện nhóm trình bày 
Nhóm khác nhận xét , bổ sung
 H/s hoạt động cá nhân 
Viết đoạn văn khoảng 600 chữ thể hiện thái độ với hiện tượng
 Yêu cầu trình bày trước lớp, h/s, gv nhận xét bổ sung.
GV cho h/s hoạt động nhóm lớn
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm theo yêu cầu mục 4SGK/79
 - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
Y/c đại diện nhóm trình bày 
Nhóm khác nhận xét , bổ sung
Gv cho h/s lựa chọn 
 Và yêu cầu nhận xét đánh giá 
A.Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
I.Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông
1. Liên hệ thực tế
2. Tìm hiêu nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông
a. Đọc thông tin	
b. Nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn
- Do ý thức của con người:
+ Không chấp hành quy định về ATGT
+ Không đội mũ bảo hiểm 
+ Điều khiển xe khi đã uống rượu bia.
+ Chở quá nhiều người , chở hàng hóa cồng kềnh
+Lạng lách đánh võng, đi hàng 3,4
- Khách quan: 
+Phương tiện giao thông tăng
+ Đường xuống cấp, đường hẹp,xe đông.
- Dân số tăng nhanh.
- Sự quản lí của nhà nước về giao thông còn hạn chế.
- Hậu quả : Thiệt hại về người,của, ảnh hưởng lâu dài về thể chất ,tâm lí khi may mắn thoát chết
3. Thảo luận về các loại giao thông và nguyên nhân tai nạn
-Đường bộ 
-Đường sắt
-Đường hàng không
-Đường thủy 
- Nguyên nhân tai nạn của các loại phương tiện: xe máy ,ô tô, tàu bè, tàu lửa, máy bay:
4. Ý nghĩa của việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Đảm bảo sự an toàn cho người tham gia giao thông, tránh được thiệt hại về người và của 
- Học sinh bộc lộ 
II. Các quy định của pháp luật về trật tự an toàn và văn hóa tham gia giao thông 
1. Tìm hiểu những quy định của pháp luật đối với người đi bộ.
+ Đi trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường.
+ Đi đúng phần đường và đi theo tín hiệu giao thông.
Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường phải có người lớn dẫn dắt; Không mang vác đồ cồng kềnh đi ngang trên đường.
2. Tìm hiểu những quy định của pháp luật dành cho người đi xe mô tô ,xe gắn máy 
- Điều 30 Luật giao thông đường bộ
- Các bức tranh không có hành vi đúng
- (1)Vi phạm điều 30 khoản 2.3a,b
- (2) Vi phạm điều 30 khoản 2. 4a
-(3) Vi phạm điều 30 khoản 1.2.3a
-(4) Vi phạm điều 30 khoản 2.3a.4c
3. Tìm hiểu những quy định của pháp luật dành cho người đi xe đạp, người điều khiển xe thô sơ. 
a. 
- (1)Vi phạm điều 31 khoản 1.2 
- (2) Vi phạm điều 31 khoản 2. Điều 30 khoản 3a.
-(3) Vi phạm điều 30 khoản 3a
-(4) Vi phạm điều 30 khoản 3a.4b
- (5)Vi phạm điều 30 khoản 3đ
- (6) Vi phạm điều 30 khoản 3a. 4d
4. Tìm hiểu những quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường sắt.
- (1)Vi phạm điều 12 khoản 9 Luật đường sắt
- (2) Vi phạm điều 12 khoản 11
-(3) Vi phạm điều 12 khoản 10
-(4) Vi phạm điều 12 khoản 12
5. Tìm hiểu những quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường thủy
- (1) Vi phạm điều 79 khoản 2 a.b
- (2) Vi phạm điều 79
- (3) Tuân thủ điều 79 khoản 2 Luật đường thủy
-(4) Vi phạm điều 79,80
6. Tìm hiểu biển báo hiệu giao thông
- Biển hiệu lệnh : 
- Biển báo nguy hiểm:
- Biển báo cấm : 
7. Tìm hiểu hành vi văn hóa khi tham gia giao thông
a. Các tiêu chí văn hóa giao thông.
b. Ảnh 1,2,4 hành vi có văn hóa khi tham gia giao thông
Ảnh 3 không có văn hóa giao thông
c. Trao đổi nhóm về hành vi ứng xử có văn hóa và không có văn hóa mà bnar thân chứng kiến
TT
Có văn hóa 
Không có văn hóa 
1
2
3
4
C. Hoạt động luyện tập
1. Đố bạn 
H1. Cấm xe mô tô
H2. Cấm tuýt còi
H3.Đường 2 chiều 
H4. Trẻ em đi qua
H5 .Giao nhau với đường sắt không có rào chắn
H6. Cấm xe tải ,xe khách
H7 Công trường đang thi công
H8. Tốc độ tối đa cho phép
H9. Đoạn đường nhiều khúc cua nguy hiểm (Cua gấp ) 
2. Bình luận
 Nguyên nhân: 
-Dậy muộn
-Sợ muộn học
-Không hiểu luật
- Không nhìn đèn không nhìn mọi người 
- Biết nhưng cố tình vi phạm...
3. Bày tỏ thái độ của bản thân
 Các lỗi : 
-H1,2,4:Vi phạm điều 32 khoản 2 luật GT đường bộ chỉ được qua đường những nơi có vạch kẻ đường.
- H3,6 vi phạm điều 12 khoản 10 luật giao thông đường sắt .
- H5 vi phạm điều 79 luật giao thông đường thủy
4. Tuân thủ luật giao thông
- Đi đúng làn đường phần đường một chiều , đường 2 chiều 
5. Trải nghiệm thực hành văn hóa giao thông
D- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu hỏi: Em hãy quan sát bảng thống kê trong sách giáo khoa và nêu nhận xét về tình hình tai nạn giao thông, mức độ thiệt hại về người và của do tai nạn gây ra.
Qua bảng thống kê cho thấy số vụ tai nạn giao thông có số người chết và bị thương ngày càng tăng, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
Câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nhiều như vậy? Theo em, nguyên nhân nào phổ biến nhất? 
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nhiều:
+ Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân.
+ Phương tiện cơ giới và thô sơ trong mấy năm gần đây tăng nhanh và tập trung ở các thành phố lớn.
+ Thiết bị cầu đường xuống cấp, giao cắt mặt bằng với nhiều đường bộ, đường đô thị, dễ gây tai nạn.
+ Quản lý của Nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.
- Nguyên nhân phổ biến nhất là do ý thức của con người coi thường pháp luật hoặc không hiểu biết về trật tự an toàn giao thông (đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu, đi hàng ba, hàng tư, đi không đúng làn đường và chiều đường quy định, bám nhảy tàu xe...
Câu hỏi: Tầm quan trọng của vấn đề an toàn giao thông là gì?
Tai nạn giao thông ngày càng tăng, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra đã trở thành mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội, của từng nhà. “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà”. Sự cần thiết cấp bách khắc phục tai nạn giao thông là trách nhiệm của mỗi người và của toàn xã hội.
Câu hỏi: Theo em, biện pháp nào giúp chúng ta bảo đảm an toàn khi đi đường?
- Phải học tập, tìm hiểu về trật tự an toàn giao thông.
- Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường.
- Chống coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đi đường.
Câu hỏi: Để đảm bảo an toàn khi đi đường, chúng ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thông báo hiệu giao thông. Hệ thống báo hiệu giao thông gồm những gì?
- Hiệu lệnh của người điều khiển.
- Tín hiệu đèn giao thông, biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.
Câu hỏi: Hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm những gì?
Hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.
Câu hỏi: Khi tham gia giao thông đường bộ, em thấy có những kiểu đèn tín hiệu giao thông nào?
Có các kiểu đèn sau:
- Đèn đỏ;
- Đèn vàng;
- Đèn xanh.
Câu hỏi: Ý nghĩa của đèn tín hiệu giao thông?
- Đèn đỏ là cấm đi.
- Đèn vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.
- Đèn xanh: được phép đi.
Câu hỏi: Biển báo hiệu đường bộ gồm mấy nhóm? Nêu ý nghĩa của từng nhóm.
Biển báo hiệu lệnh đường bộ gồm 5 nhóm. Ý nghĩa của từng nhóm như sau:
+ Biến báo cấm để biểu thị các điều cấm.
+ Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thế xảy ra.
+ Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành.
+ Biển chỉ dần để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết.
+ Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
Câu hỏi: Biển báo cấm có đặc điểm như thế nào?
Biển báo cấm: có dạng hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, trên nền có hình võ màu đen thể hiện điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ. Loại biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến 139.
Câu hỏi: Biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì?
Biển báo nguy hiểm hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng. Loại biển báo nguy hiểm gồm có 46 kiểu được kí hiệu từ biển số 201 đến 246.
Câu hỏi: Biển báo hiệu lệnh có đặc điểm gì? 
Biển báo hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng thể hiện hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành. Loại biển hiệu lệnh gồm có 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến 309.
Câu hỏi: Loại biển chỉ dẫn có đặc điểm gì?
Loại biển chỉ dẫn thường có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam để báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình. Loại biển chỉ dẫn gồm có 48 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 448.
Câu hỏi: Loại biển phụ có đặc điểm gì?
Loại biển phụ có hình dạng chữ nhật hoặc hình vuông. Biển phụ được đặt với các biển báo nguy hiểm, báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ các biển đó hoặc được sử dụng độc lập. Loại biển phụ gồm 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 509.
Câu hỏi: Biển báo 101 có ý nghĩa gì?
Biển báo 101 là biển báo đặc biệt - đường cấm.
Câu hỏi: Biển báo 102 có ý nghĩa gì?
Biển báo 102 là biển báo đặc biệt - cấm đi ngược chiều.
Câu hỏi: Biển báo 301b có ý nghĩa gì?
Biển báo 301b: các xe chỉ được rẽ phải.
Câu hỏi: Biển báo 304 có ý nghĩa gì?
Biển báo 304: đường dành cho xe thô sơ.
Câu hỏi: Biển báo 305 có ý nghĩa gì?
Biển báo 305: đường dành cho người đi bộ.
Câu hỏi: Quy tắc chung khi tham gia giao thông là gì?
- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định và chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
Câu hỏi: Luật giao thông đường bộ quy định cho người đi bộ đi đường như thế nào?
- Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
- Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ đúng.
Câu hỏi: Người tham gia giao thông phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ như thế nào?
- Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thông báo hiệu đường bộ.
- Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo lệnh của người điều khiển giao thông.
- Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có biển báo hiệu tạm thời, người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo tạm thời.
Câu hỏi: Luật An toàn giao thông đường bộ cấm người đi xe đạp đi như thế nào?
- Người đi xe đạp không được đi xe hàng ngang, lạng lách, đánh võng.
- Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác.
- Không mang vác và chở vật cồng kềnh.
- Không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.
Câu hỏi: Trẻ em dưới 12 tuổi có được đi xe đạp không?
Trẻ em dưới 12 tuổi được đi xe đạp phù hợp với lứa tuổi, không được đi xe đạp của người lớn.
Câu hỏi: Trẻ dưới 16 tuổi có được lái xe gắn máy không?
Trẻ dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi trở lên được lái xe có dung tích xilanh dưới 50cm3.
Câu hỏi: Pháp luật quy định gì để bảo đảm an toàn đường sắt?
- Không chăn thả trâu, bò, gia súc hoặc chơi đùa trên đường ray.
- Không ném đất đá và các vật gây nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống.
- Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy.
Câu hỏi: Đảm bảo An toàn giao thông là trách nhiệm của ai?
Đảm bảo An toàn giao thông là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân và của toàn xã hội.
Câu hỏi: Theo em, nguyên nhân nào mà người đi xe đạp dễ bị tai nạn giao thông?
Do phóng bừa, đi hàng ba, hàng tư, rẽ bất ngờ trước đầu xe cơ giới, lao từ trong nhà ra ngõ, trong ngõ ra đường, đi sai phần đường quy định, trẻ em đi xe đạp người lớn.
Câu hỏi: Người đi bộ vẫn bị tai nạn giao thông. Theo em là do những nguyên nhân nào?
- Người đi bộ không đi đúng phần đường quy định, không quan sát khi đi qua đường, bám nhảy tàu xe, đá bóng đùa nghịch giữa lòng đường, băng qua đường sắt không quan sát.
- Hoặc do người điều khiển phương tiện xe ô tô, xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, lấn chiếm đường của người đi bộ.
Câu hỏi: Bản thân em đã làm gì để góp phần đảm bảo trật tự an toàn Giao thông?
- Học và thực hiện đúng theo những quy định của Luật giao thông.
- Tuyên truyền những quy định của Luật Giao thông cho mọi người trong gia đình và bạn bè.
- Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện những quy định của Luật Giao thông.
- Lên án những tình trạng cố tình vi phạm Luật Giao thông.
Câu hỏi: Ngày 26/6/2007 Thủ tướng Chính phủ đã kí Nghị quyết số 32/2007 NQ - CP về vấn đề gì?
Nghị quyết số 32/2007 NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Câu hỏi: Từ ngày 15/9/2007, người đi mô tô, xe gắn máy phải thực hiện vấn đề gì?
Từ ngày 15/9/2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên các quốc lộ bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.
Câu hỏi: Bắt đầu từ ngày tháng năm nào người đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm? 
Bắt đầu từ ngày 15/12/2007 những người đi xe mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.	
III. Hướng dẫn về nhà 
 Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng cá nhân về nhà thực hiện yêu cầu D. Hoạt động vận dụng .1, 2 ,3 SGK/79,80 sau khi đã hướng dẫn học sinh thực hiện 
1. Hành động của em khi người thân vi phạm luật giao thông.
2. Trao đổi với cha mẹ ,người thân về việc nâng cao ý thức giao thông.
3. Xây dựng kế hoạch hành động 
- Hiểu và thực hiện đúng luật an toàn giao thông
- Đảm bảo văn hóa giao thông
-Học sinh về nhà hoàn thiện mục 
E: Hoạt động tìm tòi mở rộng
Tìm hiểu về tín hiệu giao thông
Viết bài cổ động phong trào thực hiện an toàn giao thông ở địa bàn.
- Học kĩ bài nắm được : nguyên nhân gây tai nạn giao thông, quy định pháp luật với người tham gia giao thông, hiểu ý nghĩa biển báo ...Ý nghĩa của việc thực hiện an toàn giao thông
- Xem trước : Bài 7 Cuộc sống hòa bình 
Duyệt ngày tháng 1 năm 201
RÚT KINH NGHIỆM :
...

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12249583.doc