Giáo án môn Giáo dục công dân 6 (ca năm)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Hiểu biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể.

2. Kỹ năng.

- Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân, có ý thức bảo vệ môi trường sống.

3. Thái độ.

- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, biết đề ra kế hoạch tập thể dục, hoạt động thể thao.

II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

1. Chuẩn bị của giáo viên.

 - Sử dụng SGK, STK, câu hỏi tình huống, tranh bài 6.

 

doc 44 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 910Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 6 (ca năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uật của các bạn trong lớp?
HS; Học bài và làm bài đầy đủ.
- Trật tự chú ý nghe giảng
- Đi về học đúng giờ.
?. Mọi người đều có ý thức tôn trọng kỷ luật thì cuộc sống của gia đình, nhà trường và xã hội sẽ như thế nào?
- GV nhận xét - Chốt - Ghi bảng
GV bổ sung: Chúng ta vẫn biết khẩu hiệu nói về tính kỷ luật “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”Các em cần biết: Pháp luật là những điều quy định chung do nhà nước đặt ra, mọi công dân VN đều phải thực hiện. ngoài ra mỗi tập thể, cơ quan, đơn vị lại có những nội quy, quy chế riêng mọi người trong các tập thể đó cần phải thực hiện. Đó không phải là sự khắt khe, quân phiệt mà là thể hiện ý chí, tính tự giác tuân thủ kỷ luật, ý thức rèn luyện của một quân đội cách mạng của dân, vì dân.
 Hoạt động 4
Luyện tập củng cố
- GV gọi h/s đọc và nêu yêu cầu BT a- H/s trả lời - GV nhận xét - Bổ sung
- GV gọi h/s đọc và nêu yêu cầu BT b
 H/s đọc và nêu yêu cầu
- H/s suy nghĩ làm bài và phát biểu.
* Không đồng ý với ý kiến đó, vì nếu ai cũng muốn tự do làm theo ý mình thì xã hội không có kỷ cương nề nếp
?. Gọi H/s đọc và nêu yêu cầu?
- Suy nghĩ, phát biểu.
1. TruyÖn ®äc:
 Giữ luật lệ chung.
 - Bác bỏ dép trước khi đi vào chùa như mọi ngời.
 - Bác đi theo sự hướng dẫn của vị sư đến mỗi gian thờ và thắp hương.
 - Bác bảo chú lái xe dừng lại khi nào đèn xanh mới đi. Bác nói: Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ chung.
- Bác rất tôn trọng những qui định chung và đó cũng chính là việc tôn trọng kỷ luật của Bác.
2. Néi dung bµi häc.
 a. Kh¸i niÖm:
 - T«n träng kû luËt lµ biÕt tù gi¸c chÊp hµnh nh÷ng qui ®Þnh chung cña tËp thÓ , cña c¸c tæ chøc x· héi ë mäi lóc, mäi n¬i. ThÓ hiÖn ë viÖc chÊp hµnh mäi sù ph©n c«ng cña tËp thÓ nh­ líp häc, c¬ quan.
b. Ý nghÜa:
 - Gióp cho cuéc sèng nhµ tr­êng vµ x· héi cã nÒ nÕp kû c­¬ng.
 - Gióp b¶o vÖ lîi Ých céng ®ång vµ lîi Ých b¶n th©n.
 - Thùc hiÖn tèt néi qui nhµ tr­êng, líp häc, thùc hiÖn tèt luËt an toµn giao th«ng
3. Bài tập.
a) Bài tập trắc nghiệm:
Đánh dấu X vào ô trống tương ứng.
b) Bài tập b:
c) Bài tập d
IV. Củng cố.
 - Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
 - Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò.
 - Học bài, làm bài tập c.
 - Chuẩn bị bài 6.
.................................................................................................................................
Ngày soạn: 27/09/2014 Ngày dạy 6a:03/10/2014
 Ngày dạy 6b:30/09/2014
 Ngày dạy 6c:29/09/2014
TIẾT 7, BÀI 6: BIẾT ƠN
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
 - Học sinh hiểu thế nào là biết ơn và những biểu hiện của lòng biết ơn, ý nghĩa của việc rèn luyện lòng biết ơn.
2. Kỹ năng.
- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của ngời khác về lòng biết ơn.
3. Thái độ.
- Có ý thức tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ, thầy giáo, cô giáo cũ và thầy cô đang giảng dạy. 
II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Giáo án, SGK, SGV, câu hỏi tình huống, tranh bài 6.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Học bài, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ. 
 - Thế nào là tôn trọng kỷ luật? Nêu biểu hiện?
3. Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
 Biết ơn là một phẩm chất đáng quý ở mỗi con người, nó tạo nên mối quan hệ tôt đẹp trong xã hội nó thể hiện ở những việc làm cụ thể nhằm đền dáp lại công ơn của những người đã giúp đỡ mình vạy biết ơn là gì biểu hiện cua nó chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung bài ngày hôn nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 
Tìm hiểu truyện đọc
?. Đọc truyện “Thư của một học sinh” ?
- Một học sinh đọc.
? Tại sao hơn 20 năm mà Hồng không viết thư thăm thầy Phan.
 ? Khi biết tin thầy công tác ở thành phố Hồ Chí Minh Hồng đã làm gì.
 ? Trong thư Hồng nhắc lại điều gì.
 ? Tại sao khi được thầy cho điểm 10 Hồng lại hối hận.
 ? Vì sao Hồng không quên thầy giáo cũ dù đã 20 năm.
?. Việc Hồng viết thư và nội dung lá thư của Hồng thể hiện thái độ, tình cảm gì đối với thầy?
- GV nhận xét - Chốt - Ghi bảng:
 Hoạt động 3
Tìm hiểu nội dung bài học
? Qua truyện trên em thấy Hồng rất biết ơn thầy Phan. Vậy em hiểu biết ơn là gì.
? Nêu ý nghĩa của lòng biết ơn.
 ? Tìm những biểu hiện biết ơn trong cuộc sống hàng ngày.
- GV nhận xét - Chốt - Ghi bảng:
GV đưa ra hai câu tục ngữ:
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Uống nước nhớ nguồn
?. Đọc 2 câu tục ngữ trên, em hiểu gì về hai câu tục ngữ này?
-> lòng biết ơn những người làm ra thành quả cho mình hưởng thụ.
Hoạt động 4
Luyện tập củng cố
- Yêu cầu học sinh trắc nghiệm bài tập a.
- Thảo luận lớp bài tập c. 
1. Truyện đọc:
“ Thư của một học sinh cũ”
 - Vì Hồng không biết địa chỉ của thầy.
- Hồng vội viết thư hỏi thăm sức khoẻ của thầy.
 - Hồng viết tay trái và đã đợc thầy quan tâm uốn nắn.
 - Vì Hồng đã làm trái lời thầy.
 - Vì nhờ thầy mà Hồng có được cuộc sống ngày hôm nay.
- Thái độ biết ơn với thầy - người có công lao trong việc giáo dục, dạy dỗ mình.
2. Nội dung bài học.
 a. Khái niệm:
 Biết ơn là tỏ thái độ trân trọng tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, người có công với dân , với nước.
b. Ý nghĩa:
 Biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
c. Biểu hiện:
 + Chăm sóc giúp đỡ gia đình liệt sĩ, neo đơn.
 + Vệ sinh , chăm sóc mộ liệt sĩ.
 + Thăm hỏi, động viên gia đình thương binh liệt sĩ, chất độc màu da cam.
3. Bài tập.
 Bài tập a.
 Hành vi biết ơn là: 1, 3, 4.
 Bài tập c.
 Học sinh đưa ra ý kiến của mình.
IV. Củng cố.
- Biết ơn là gì? Nêu biểu hiện?
- Tìm ca dao, tục ngữ nói về biết ơn?
- Giáo viên hệ thống nội dung bài.
V. Dặn dò.
- Học bài, làm bài tập b.
- Chuẩn bị bài 7.
.................................................................................................................................
Ngày soạn: 04/10/2014 Ngày dạy 6C:06/10/2014
 Ngày dạy 6B:07/10/2014
 Ngày dạy 6A:10/10/2014
TIẾT 8, BÀI 7: YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HOÀ HỢP VỚI THIÊN NHIÊN
I . MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
 - Giúp học sinh hiểu thế giới thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.Con người cần phải bảo vệ thiên nhiên, sống gần gũi hoà hợp vơí thiên nhiên.
2. Kỹ năng.
 - Kỹ năng tìm hiểu, đánh giá môi trờng, thiên nhiên.
3. Thái độ. 
 - Giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.
II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
 - Giáo án,SGK,SGV, câu hỏi tình huống, tranh rừng là tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
2. Chuẩn bị của học sinh.
 - Học bài, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
 Em hiểu thế nào là biết ơn? Kể một vài biểu hiện về lòng biết ơn?
3. Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
Thiên nhiên đóng vai trò quan trọng đối với đời sống con người nó là môi trường sống và hoạt động cho con người. Hiện nay con người đang phải đối mặt với tình trạng thiên nhiên đang bị tàn phá do vậy ngay tư thủa nhỏ chúng ta cần có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên để tìm hiểu thêm chúng ta đi vào nội dung bài ngày hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động2 
Tìm hiểu truyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu.
 - Học sinh đọc truyện.
 ? Ngày chủ nhật “tôi” được đi đâu? Tâm trạng như thế nào.
 ? Em thấy cảnh thiên nhiên trên con đường đến Tam Đảo và tại Tam Đảo được tác giả tả như thế nào.
 ? “Tôi và các bạn cảm thấy như thế nào trước thiên nhiên.
? Theo em thiên nhiên cần thiết và có tác dụng như thế nào tới cuộc sống của con người.
?. Những cảnh vật đó gơị cho em cảm xúc, suy nghĩ gì?
+ Yêu mến, tự hào về cảnh đẹp của quê hương đất nước ta.
GV: Những cảnh vật đó gọi chung là thiên nhiên.
? Để bảo vệ thiên nhiên chúng ta cần làm gì. GV:Qua truyện đọc chúng ta thấy nhân vật “tôi” và các bạn rất yêu thiên nhiên, hiểu được tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người.Để hiểu rõ hơn về thiên nhiên ta sang phần tiếp theo.
 Hoạt động 3
Tìm hiểu nội dung bài học
? Em hiểu thiên nhiên gồm những gì.
 ?. Qua các phương tiện thông tin đại chúng và sự hiểu biết của mình, em hãy kể tên một số danh lam thắng cảnh ở đất nước ta?
Bãi biển Sầm Sơn, Nha Trang, Bãi Cháy.....
- Núi Ba Vì, Vịnh Hạ long 
? Thiên nhiên có tác dụng như thế nào đối với đời sống con người.
?. Em đánh giá và nhận xét như thế nào về tài nguyên thiên nhiên của đất nước ta?
H/s trao đổi, thảo - phát biểu.
GV: Thiên nhiên là tài sản vô giá, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người , cung cấp cho con người phương tiện , điều kiện để sống như nước để uống, không khí để thở, rừng cây để chắn gió ngăn lũ.
?Vậy thiên nhiên bị tàn phá hậu quả sẽ như thế nào .
+ Nếu thiên nhiên bị tàn phá thì cuộc sống của con luôn bị đe doạ (như:lũ lụt, hạn hán, bảo, ô nhiểm môi trường............vv)
? Nếu thiên nhiên bị tàn phá thì con người có gây dựng lại được không ? Em hãy kể một số biểu hiện của thiên nhiên bị tàn phá, bị ô nhiễm?
- H/s trả lời - GV nhận xét và bổ sung- Không gây dựng lại được như cũ.
- Biểu hiện thiên nhiên bị tàn phá: Rừng U minh bị cháy, rừng bị chặt phá cây, săn bắn thú 
 ? Mỗi chúng ta phải có trách nhiệm gì trước thiên nhiên?
+ Cấm các việc làm gây ảmh hưởng đến thiên nhiên như: khai thác rừng, đánh bắt thuỷ, hải sản, độngvật quí hiếm bừa bải
- GV cho HS tự liên hệ thực tế ở địa phương bằng câu hỏi :
? em hãy cho biết ở địa phương ta có những cảnh đẹp thiên nhiên nào, địa phương đã có biện pháp gì để bảo vệ
- HS trình bày theo sự hiểu biết của mình
Hoạt động 4
Luyện tập củng cố
- Yêu cầu học sinh thảo luận bài tập a.
 - Yêu cầu học sinh vẽ cảnh thiên nhiên theo yêu cầu bài tập b.
1. Truyện đọc:
“ Một ngày chủ nhật bổ ích.”
- “Tôi” tham quan Tam Đảo với tâm trạng háo hức, phấn khởi. 
 - Những ngọn đồi xanh mướt. Núi Tam Đảo hùng vĩ, mờ trong sương, cây xanh ngày càng nhiều, mây trắng. Quang cảnh thiên nhiên đẹp hùng vĩ, thơ mộng.
 - Các bạn cảm thấy ngơ ngác, ngây ngất trớc cảnh đẹp thiên nhiên.
- Thiên nhiên làm cho tâm hồn sảng khoái sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi.
 -Thiên nhiên làm đẹp cho môi trường, giúp không khí trong lành, bảo vệ cuộc sống con người.
 - Chúng ta phải biết chăm sóc, bảo vệ và hiểu được vẻ đẹp, tác dụng của thiên nhiên với chính mình và cuộc sống cộng đồng.
2. Nội dung bài học.
 a. Khái niệm:
 Thiên nhiên gồm: Không khí, bầu trời, thế giới, sông suối, cây cỏ, động vật, thực vật.
b. Ý nghĩa.
 Thiên nhiên giúp tâm hồn sảng khoái, làm bầu không khí trong lành, bảo vệ cuộc sống con người, gắn bó và rất cần thiết đối với đời sống con người.
c. Trách nhiệm của công dân:
 Con người phải yêu thiên nhiên, bảo vệ và sống hoà hợp với thiên nhiên.
3. Bài tập.
 Bài tập a.
 - Đáp án đúng: 1, 2, 3, 4.
 Bài tập b.
 - Học simh vẽ cảnh thiên nhiên. 
IV. Củng cố.
 - Thiên nhiên gồm những gì?
 - Tại sao phải bảo vệ thiên nhiên?
 - Giáo viên nhận xét giờ học.
V. Dặn dò.
 - Học bài, làm bài tập c, d.
 - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra một tiết.
.................................................................................................................................
Ngày soạn: 11/10/2014 Ngày dạy 6C:13/10/2014
 Ngày dạy 6B:14/10/2014
 Ngày dạy 6A:17/10/2014
TIẾT 9: KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Kiểm tra đánh giá sự nhận thức của học sinh qua những bài học từ đầu năm.
2. Kỹ năng.
-Rèn kỹ năng hệ thống hoá kiến thức cho học sinh.
3. Thái độ.
- Giáo dục học sinh tính trung thực khi làm bài. 
II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
 - Giáo án, đề kiểm tra, đáp án chấm.
2. Chuẩn bị của học sinh.
 - Học bài, giấy kiểm tra.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định tổ chức.
2. Bài mới.
- Kiểm tra tự luận.
* Đề bài.
 Câu 1(4 điểm):
 Lễ độ là gì ? Nêu biểu hiện? Em đã làm gì để rèn luyện tính lễ độ?
 Câu 2(3 điểm): 
 Em hiểu thế nào là biết ơn? Kể một vài biểu hiện về lòng biết ơn?
 Câu 3(3 điểm):
 Em hiểu thiên nhiên gồm những gì? Nêu tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người?
* Đáp án và hướng dẫn chấm:
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
- Thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với người khác.
- Sống cởi mở, hoà nhã, đúng mực với mọi người xung quanh, nói năng nhã nhặn, lễ phép.
4
2
- Khái niệm:
 Biết ơn là tỏ thái độ trân trọng tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, người có công với dân , với nước.
- Biểu hiện:
 + Chăm sóc giúp đỡ gia đình liệt sĩ, neo đơn.
 + Vệ sinh , chăm sóc mộ liệt sĩ.
 + Thăm hỏi, động viên gia đình thương binh liệt sĩ, chất độc màu da cam.
3
3
- Khái niệm:
 Thiên nhiên gồm: Không khí, bầu trời, thế giới, sông suối, cây cỏ, động vật, thực vật.
 - Ý nghĩa:
 Thiên nhiên giúp tâm hồn sảng khoái, làm bầu không khí trong lành, bảo vệ cuộc sống con người, gắn bó và rất cần thiết đối với đời sống con người.
- Trách nhiệm của công dân:
 Con người phải yêu thiên nhiên, bảo vệ và sống hoà hợp với thiên nhiên.
3
3. Nhận xét sau giờ kiểm tra.
- GV thu bài kiểm tra
- Nhận xét giờ kiểm tra.
4. Dặn dò.
- Chuẩn bị tiết sau bài 8.
.................................................................................................................................
Ngày soạn: 18/10/2014 Ngày dạy 6C+6B:20/10/2014
 Ngày dạy 6A:24/10/2014
TIẾT 10, BÀI 8: SỐNG CHAN HOÀ VỚI MỌI NGƯỜI
I . MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
 - Hiểu được biểu hiện của ngời biết sống chan hoà và chưa chan hoà với mọi người xung quanh. Hiểu lợi ích của sống chan hoà và biết xây dựng quan hệ tập thể, bạn bè sống chan hoà, cởi mở.
2. Kỹ năng.
 - Có kỹ năng giao tiếp ứng xử cởi mở, hợp lý với mọi người, trước hết với cha mẹ, anh em, thầy cô, bạn bè. Có kỹ năng đánh giá bản thân và mọi người xung quanh trong giao tiếp thể hiện biết sống chan hoà hoặc chưa chan hoà.
3. Thái độ.
 - Có nhu cầu sống chan hoà với tập thể, lớp, trường, với mọi người trong cuộc sống và mong muốn giúp đỡ bạn bè để xây dựng tập thể đoàn kết. 
II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, câu hỏi tình huống.
- Tranh Bác Hồ với nhân dân Việt Nam.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Học bài, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1 . Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
 Sống chan hòa là một phẩm chất đáng quý của con người nó tạo mối quan hệ tốt đẹp trong các quan hệ xã hội làm cho mọi người gần nhau hơn. Vậy đâu là biểu hiện của sống tran hòa chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài ngày hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 
Tìm hiểu truyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu- Học sinh đọc truyện.
 ? Bác hồ quan tâm đến đồng bào như thế nào.
 ? Bác quan tâm đến những ai.
? Ở cơ quan Bác có mối quan hệ như thế nào.
? Biết cụ già đến thăm Bác đã nói với chú cảnh vệ như thế nào.
? Bác hỏi thăm cụ già những gì.
? Sau khi tiếp chuyện cụ Bác dặn chú cảnh vệ điều gì.
? Chú cảnh vệ định thanh minh Bác đã nói gì.
? Em có nhận xét gì về cách cư xử của Bác Hồ.
H/s trả lời - GV nhận xét .
GV chuyển: Vậy sống chan hoà với mọi người là sống như thế nào chúng ta sang phần 2 để tìm hiểu.
 Hoạt động 3
Tìm hiểu nội dung bài học
? Qua tìm hiểu truyện em hiểu thế nào là sống chan hoà.
Kĩ thuật động não
? Em hãy tìm những hành vi thể hiện việc sống chan hoà với mọi người?
- Kính trọng lễ phép với ông bà.
- Giúp đỡ nhường nhịn em nhỏ.
GV đưa tình huống:
 1-Trong giờ kiểm tra em phát hiện một bạn A ngồi cạnh em có thái độ sai, em sẽ xử lý như thế nào để bạ hiểu mà không mất lòng em.
2- Vừa qua nhà trường có tổ chức giao lưu với hội khuyết tập Việt nam tại nhà văn hoá. Em hãy cho biết cuộc giao lưu đó nhằm mục đích gì?
H/s thảo luận theo nhóm - Cử đại diện trả lời - GV nhận xét.
? ý nghĩa của việc sống chan hoà với mọi người.
? Hãy tìm những biểu hiện sống chan hoà trong cuộc sống.
? Tìm biểu hiện trái ngược với sống chan hoà.
H/s trả lời - GV nhận xét .
Hoạt động 4
Luyện tập củng cố
- Yêu cầu học sinh trắc nghiệm bài tập a.
 1. Truyện đọc:
 “ Bác Hồ với mọi người”
- Bác đi thăm hỏi đồng bào ở mọi nơi nhất là vùng có khó khăn.
 - Bác quan tâm đến tất cả mọi người từ cụ già đến em nhỏ.
 - Bác cùng ăn, cùng làm việc, vui chơi, tập thể dục thể thao với họ
 - Mời cụ vào phòng khách và Bác tiếp đón ân cần.
 - Bác hỏi thăm gia đình cụ, đời sống bà con địa phương.
 - Mời cụ ăn cơm và đưa cụ về nhà.
 - “Bác biết Tiếp cụ được.”
- Bác sống rất chan hoà, quan tâm đến mọi người mặc dù bác bận rất nhiều công việc.
2. Nội dung bài học: 
 a. Khái niệm: 
 Sống chan hoà là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người, sẵn sàng cùng tham gia vào hoạt động chung bổ ích.
 b. Ý nghĩa:
 Sống chan hoà đợc mọi người quí mến và giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.
 c. Biểu hiện:
 +Luôn vui vẻ cởi mở với bạn bè và người xung quanh.
 + Góp ý chân thành với bạn khi bạn mắc sai lầm.
 + Giải quyết những khúc mắc hiểu lầm bằng lời giải thích cởi mở
 - Biểu hiện trái ngược với chan hoà:
 + Luôn có sự mặc cảm, tự ti, không có sự hoà nhập cộng đồng.
 + Cố chấp, thù hằn đối với những người mắc lỗi với mình.
 + luôn khinh xuất mọi người không bằng mình.
3. Bài tập.
 Bài tập a.
- Biểu hiện sống chan hoà là: 1,2 ,3,4,6.
IV. Củng cố.
 - Giáo viên tổng kết nội dung bài.
V. Dặn dò.
 - Chuẩn bị bài 9.
.................................................................................................................................
Ngày soạn: 25/10/2014 Ngày dạy 6C+6B:27/10/2014
 Ngày dạy 6A:31/10/2014
TIẾT 11, BÀI 9: LỊCH SỰ TẾ NHỊ
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức.
- Biểu hiện của lịch sự, tế nhị trong giao tiếp hàng ngày. Lịch sự, tế nhị là biểu hiện của văn hoá trong giao tiếp. Hiểu lợi ích của lịch sự tế nhị.
2. Kỹ năng.
- Biết rèn luyện cử chỉ hành vi, sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị, tránh những hành vi sỗ sàng, ngôn ngữ thô tục, biết tự kiểm tra hành vi của bản thân và biết nhận xét, góp ý cho bạn bè khi có hành vi ứng xử hay hoặc chưa hay.
3. Thái độ.
- Có mong muốn để rèn luyện để trở thành người lịch sự, tế nhị trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội, mong muốn xây dựng tập thể lớp đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống. 
II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
 Giáo án, SGK,SGV, câu hỏi tình huống.
2. Chuẩn bị của học sinh.
Học bài, chuẩn bị bài kiểm tra.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1 . Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 2 
Tìm hiểu truyện đọc
 - Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc tình huống.
? Tìm các hành vi của các nhân vật trong truyện?
HS: Các bạn chạy vào lớp khi thầy Hùng đang nói, có bạn không chào, có bạn chào rất to.
- Tuyết chờ thầy nói hết câu bước giữa cửa, đứng nghiêm chào thầy nói lời xin lỗi.
? Em hãy phân tích hành vi của các nhân vật?
HS: Bạn không chào : Thể hiện sự vô lễ, đã đi muộn , không xin lỗi, vào lớp đúng lúc thầy đang nói là thiếu văn hoá, thiếu tế nhị.
- Bạn chào rất to là thiếu lịch sự. không tế nhị.
- Hành động của Tuyết đứng nép ngoài cửa để khỏi làm phiền thầy và các bạn, chào thầy thể hiện kính trọng thầy.
? Em đồng ý với cách cư xử của bạn nào trong tình huống trên.
 ? Nếu là thầy Hùng em sẽ xử xự như thế nào.
 ? Trong tình huống trên bạn nào thể hiện sự lịch sự, tế nhị.
GV chuyển: Hành động của Tuyết thể hiện một con người như thế nào, chúng ta sang phần 2 bài học để tìm hiểu.
Hoạt động 3
Tìm hiểu nội dung bài học
? Qua tình huống trên em hiểu thế nào là lịch sự.
 ? Thế nào là tế nhị.
 ? Trở lại VD phần tìm hiểu bài, em hãy cho biết qua cách cư xử của H/s, em thử đoán xem thầy Hùng sẽ cư xử như thế nào? (GV cho H/s quan sát các tình huống)
- Phê bình gắt gao, Nhắc nhở nhẹ nhàng, Coi như không có chuyện gì. ,Không nói lúc ấy, tan học sẽ nhắc trực tiếp với bạn. Không nói với H/s , phản ánh trực tiếp với thầy cô giáo chủ nhiệm lớp.
HS thảo luận - phát biểu - GV nhận xét 
? Kể một câu chuyện thể hiện tính lịch sự, tế nhị để H/s tự liên hệ?
H/s trả lời - GV nhận xét
? Em hãy cho biết lịch sự tế nhị có khác nhau không?
- Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá.
? Lịch sự , tế nhị thể hiện trong đời sống như thế nào.
? Lấy ví dụ những biểu hiện, tế nhị trong cuộc sống.
- Biểu hiện:
 + Biết lắng nghe.
 + Biết cảm ơn xin lỗi .
 + Nói năng nhỏ nhẹ dễ nghe.
 + Không nói trống không.
 + Biết nhờng nhịn..
? Tìm ca dao, tục ngữ nói về lịch sự, tế nhị
- Ca dao, tục ngữ:
 + Lời nói chẳng mất tiền mua.
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Hoạt động 4
Luyện tập củng cố
- Hướng dẫn học sinh trắc nghiệm bài tập a
 - Hướng dẫn giải bài tập d 
1. Tình huống.
- Đồng ý cách cư xử của bạn Tuyết.
- Biểu dương Tuyết, nhắc nhở phê bình các bạn khác.
 - Trong tình huống trên bạn Tuyết có cách cư xử lịch sự tế nhị.
2. Nội dung bài học.
a. Khái niệm:
- Lịch sự là cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với những qui định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
- Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá.
b. Thể hiện: 
 - Lịch sự, tế nhị thể hiện ở lời nói, hành vi giao tiếp, biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những qui định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, thể hiện sự tôn trọng ngời khác.
3. Bài tập. 
Bài tập a.
-	Biểu hiện lịch sự: 6, 7.
-	Biểu hiện tế nhị: 1, 2, 11.
Bài tập d.
-	Bạn Quang là người lịch sự, trước đám đông Quang đã nhắc bạn không hút thuốc lá làm ảnh hưởng đến người khác.
- Bạn Tuấn không những không tắt bỏ thuốc lá mà còn nói to cho mọi người nghe thấy. Hành vi đó là hành vi thiếu lịch sự của Tuấn.
IV. Củng cố.
- Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò.
- Học bài, làm bài tập c, b.
- Chuẩn bị bài 10.
................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12180605.doc