I/. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Biết được thân thể, sức khỏe là tài sản quí nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc , rèn luyện để phát triển tốt.
- Hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
-Nêu được cách tự chăm sóc , rèn luyên thân thể của bản thân.
- Bảo vệ môi trường nơi ở là biết bảo vệ sức khỏe.
2. Kĩ năng:
-Thực hiện được: Biết nhận xét , đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.
+ Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc , rèn luyện thân thể.
- Thực hiện thành thạo: Biết đề ra kế hoạch tự chăm sóc , rèn luyện thân thể , tập thể dục, hoạt động thể thao, kế hoạch dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa nơi ở, trường lớp và thực hiện theo kế hoạch đó .
3.Thái độ:
- Thói quen: Coi trọng sức khỏe bản thân.
-Tính cách:Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân, nơi ở, bảo vệ môi trường sống và chăm sóc sức khỏe bản thân.
III/ Bài tập: Bài tập a SGK trang 33. 4. Tổng kết: GV: Vì sao học sinh phải nổ lực học tập? HS: Để trở thành con ngoan trò giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt ;trở thành con ngoan chân chinh có đủ khả năng lao động GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm. GV: Hướng dẫn HS cách làm một điều tra ngắn về mục đích và ước mơ của các bạn trong lớp hoặc trong tổ. Câu hỏi: Bạn ước mơ sau này làm gì? Vì sao? Muốn đạt được mục đích đó bạn phải làm gì cho hiện tại và tương lai? GV: Kết luận tòan bài. 5. Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học ở tiết này: + Thực hiện việc điều tra. + Làm bài tập a,b,c,d, đ sách giáo khoa trang 33,34. * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Chuẩn bị bài 11 “tiếp theo” + Xem trước bài học, bài tập còn lại SGK/33,34. + Tìm tranh ảnh, gương bạn học tốt + Mỗi nhóm chuẩn bị một tình huống sắm vai về việc học tập. V/ Phụ lục: Bài:11 Tiết :15 Tuần:15 Bài 11: (Tiếp theo) MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu được ý nghĩa của việc xác định được mục đích học tập và sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. 2. Kĩ năng: - Biết xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý. - Biết xác định mục đích HT đúng đắn cho bản thân và những cần việc làm để thực được mục đích đó - GDKNS: đặt mục tiêu trong học tập Lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu trong học tập. 3.Thái độ: - Có ý chí nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, kế hoạch học tập. - Khiêm tốn học hỏi bạn bè, mọi người, sẵn sàng hợp tác với mọi người trong học tập - Quyết tâm thực hiện mục đích đó. II. Nội dung học tập: - Biết xây dựng kế hoạch học tập và Có ý chí quyết tâm thực hiện mục đích kế hoạch học tập đã đề ra. III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Hình ảnh Nguyễn Ngọc Ký tập viết chữ bằng chân, tranh. 2. Học sinh: - Bảng nhóm, bút dạ. Tranh ảnh về học tập. - Ca dao, tục ngữ, tình huống về học tập. IV. Tổ chức các hoạt động học tập: 1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2 Kiểm tra miệng: Câu 1. Chủ nhân tương lai của đất nước là ai ? Học sinh phải làm gì(7 đ). - HSlà chủ nhân tương lai của đất nước - Nhiệm vụ của học sinh phải nổ lực học tập.. Câu 2. –Nhiệm vụ của trước mắt của hs là .(3 đ) a.Học tập tốt . b . Tu dưỡng đạo đức c .câu a-b .là đúng d . câu a –b sai GV: Nhận xét, cho điểm 3 Tiến trình bài học Giới thiệu bài GV: Cho HS xem hình ảnh Nguyễn Ngọc Ký tập viết chữ bằng chân. GV: Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì? HS: Trả lời. GV: Nhận xét dẫn vào bài mới Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - Họat động 1: Tìm hiểu nội dung bài học. Cách tiến hành: Sdpp thảo luận GV: Chia nhóm thảo luận: (3 phút) HS: Thảo luận và trình bày kết qủa. GV: nhận xét và chốt ý Nhóm 1, 2: Mục đích học tập trước mắt của học sinh là gì? HS: Học giỏi, lên được THPT, là công dân tốt Nhóm 3, 4: Vì sao phải kết hợp giữa mục đích cá nhân,gia đình và xã hội? HS: - Cá nhân: Vì tương lai của mình - Gia đình: mang lại danh dự - Xã hội: Làm giàu cho quê hương GV: Nhận xét, chốt ý, nhấn mạnh không vì lợi ích cá nhân mà tách rời lợi ích tập thể Nhóm 5,6: Hãy cho biết nhiệm vụ của người HS là gì? HS:Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt. Nhóm 7,8: Em rút ra được ý nghĩa như thế nào khi xác định được mục đích học tập đúng đắn? Hs: Giúp con người luôn biết cố gắng, có nghị lực vượt quan khó khăn gian khổ, vươn lên trong học tập và đạt kết quả tốt, thành công trong cuộc sống. GV:Cần phải học tập như thế nào để đạt được mục đích đã đặt ra? HS: Có kế hoạch, tự giác, học đều các môn, có ý chí nghị lực, sáng tạo. GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý. - Họat động 3 : Liên hệ thực tế. Cách tiến hành: Sdpp nêu vấn đề, đdtq (GDKNS) GV: Em hãy kể về những tấm gương có mục đính học tập mà biết vượt khó học tập tốt. HS: Trả lời theo hiểu biết của bản thân. * Cho HS quan sát tranh ảnh về những tấm gương học tập mà các em đã chuẩn bị. tranh GV: Nhận xét, bổ sung những ý còn thiếu sót. - Hoạt động 3: Làm bài tập GV: Hướng dẫn HS làm bài tập b.SGK/33,34. HS: Thảo luận, lên trả lời. HS: Nhận xét. GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm. GV: Có ý kiến cho rằng, thanh thiếu niên ngày nay ít quan tâm đến nhu cầu trước mắt, thực dụng. Em suy nghĩ như thế nào? HS: Thảo luận, trả lời theo suy nghĩ. HS: Nhận xét. GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm. I. Truyện đọc: “Tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó”. II. Nội dung bài học: 3. Ý nghĩa của mục đích học tập đúng đắn: -Mục đích học tập đúng đắn giúp con người luôn biết cố gắng, có nghị lực vượt quan khó khăn gian khổ, vươn lên trong học tập và đạt kết quả tốt, thành công trong cuộc sống. III/ Bài tập: Bài tập b SGK trang 33,34. - Những động cơ học tập hợp lí:1,2,3,4,5,6,7. - Học tập vì “điểm số”, vì “giàu có” là động cơ học tập không đúng đắn. 4. Tổng kết: GV: Cho HS thực hiện sắm vai tình huống đã chuẩn bị ở nhà theo nhóm. HS: Các nhóm 1,2,3,4,5,6 lên thực hiện . HS: Nhận xét. GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm các nhóm thực hiện tốt. GV: Kết luận tòan bài. 4.5/ Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học ở tiết này: + Học bài kết hợp SGK/33. + Làm bài tập a,b,c,d, đ sách giáo khoa trang 33,34. * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Nghiên cứu, tìm hiểu về 1 số bệnh liên quan đến nước và môi trường - Cách phòng chống?. V/ Phụ lục: VI/ Rút kinh nghiệm: Duyệt của nhóm trưởng Tuần:16 Tiết :16 ÔN TẬP HỌC KỲ I I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Củng cố lại, khắc sâu những kiến thức đã học. - Nhận định đúng các vấn đề đã học và vận dụng chúng vào thực tế . 2. Kĩ năng: - Rèn luyện những kỹ năng liên hệ thực tế cho học sinh. Biết giải quyết những vấn đề của bản thân một cách hợp lý. - Biết hợp tác với bạn bè trong hoạt động 3.Thái độ: - Có ý chí nghị lực, tự giác trong học tập, rèn luyện đạo đức. II. Nội dung học tập: Một số kiến thức cơ bản về chuẩn mực đạo đức đã học từ đầu năm đến nay. III. Chuẩn bị: a. Giáo viên: - Bảng ghi câu hỏi b. Học sinh: - Bảng nhóm, bút dạ. Đồ dùng sắm vai. - Ca dao, tục ngữ, tấm gương theo nội dung ôn tập. IV. Tổ chức các hoạt động học tập: 1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2 Kiểm tra miệng: Câu 1. Theo em, cần phải học tập như thế nào để đạt được mục đính đã đề ra ? Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh. (10 điểm) HS:- Muốn học tập tốt cần phải có ý chí, nghị lực, sức sáng tạo trong học tập. - Làm đầy đủ các bài tập về nhà. GV: Nhận xét, cho điểm. 3 Tiến trình bài học: Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Vào bài. GV: Nhận xét việc học bài cũ và dẫn vào bài mới. GV: Giới thiệu cho HS nội dung ôn tập, mục đích của tiết ôn tập, hình thức ôn tập. - Họat động 2: Nội dung ôn tập. GV: Chia nhóm thảo luận: (3 phút) GV: Nêu câu hỏi thảo luận. HS: Thảo luận và trình bày kết qủa. Nhóm 1: Siêng năng, kiên trì là gì? Ý nghĩa? Cho ví dụ? HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét GV: Nhận xét chốt ý. Nhóm 2: Tiết kiệm là gì? Nêu ý nghĩa của vệc tiết kiệm? Viết hai câu ca dao, tục ngữ về tiết kiệm. HS: Trả lời. Nhóm 3: Lễ độ là gì? Nêu ý nghĩa? Kể bốn việc làm của bản thân thể hiện lễ độ. HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét GV: Nhận xét, chốt ý. Nhóm 4 : Thế nào là tôn trọng kỷ luật GV . Ý nghĩa của tôn trọng kỷ luật ? GV . Liên hệ giáo dục HS -ATGT - Ma túy - Môi trường Nhóm 5: Thế nào là sống chan hòa? Bản thân em đã làm gì để sống chan hòa với mọi người? Kể hai việc làm của bản thân thể hiện sống chan hòa với mọi người. HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét GV: Nhận xét chốt ý Nhóm 6: Lịch sự, tế nhị là gì? Nêu hai việc làm biểu hiện lịch sự, tế nhị và hai việc làm biểu hiện không lịch sự, tế nhị của bản thân? HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét GV: Nhận xét, chốt ý. Nhóm 7 : thiên nhiên bao gồm những gì ? Thiên nhiên có vai trò như thế nào trong cuộc sống GV . gọi HS liên hệ nêu khái niệm ? GV . Em làm gì để bảo vệ thiên nhiên ? GV .Treo tranh đốt rừng làm rẩy Nhóm 8 : Tích cực, tự giác trong họat động tập thể và hoạt động xã hội có lợi ích gì? Cách rèn luyện? Nêu ba việc làm của bản thân thể hiện điều đó. HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý. - Họat động 2: Liên hệ thực tế. GV: Tổ chức cho HS tự nêu những việc làm của bản thân mình. HS: Trả lời theo suy nghĩ của bản thân. GV: Nhận xét, bổ sung những ý còn thiếu sót. GV: Kết luận bài học. I. Nội dung bài học Câu 1. - Siêng năng: cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn. - Kiên trì: quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn. - Ý nghĩa: giúp con người thành công - HS nêu ví dụ. Câu 2. - Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác. - Ý nghĩa: quý trọng kết qủa lao động của mình và người khác. - Viết ca dao (tục ngữ). Câu 3. -Lễ độ là cách cư xử đúng mực - Ý nghĩa: người có văn hóa; quan hệ tốt đẹp hơn; xã hội văn minh. - HS nêu bốn việc làm thể hiện lễ độ. Câu 4 Biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể . Mọi người tôn trọng kỷ luật , gia đình nhà trường XH có kỷ cương .. Câu 5. - Sống chan hoà là sống vui vẻ, hòa hợp, sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung có ích. -Cách rèn luyện: chăm lo giúp đỡ mọi người xung quanh; chống lối sống ích kỉ - HS nêu hai việc làm thể hiện sống chan hòa. Câu 6. - Lịch sự: cử chỉ, hành vi ứng xử phù hợp với đạo đức dân tộc - Tế nhị: Khéo léo sử dụng cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp - HS nêu hai việc làm thể hiện hiện lịch sự, tế nhị và hai việc làm biểu hiện không lịch sự, tế nhị của bản thân. Câu 7. - Thiên nhiên bao gồm: sông suối rừng cây, đồi núi, ĐTV - Vai trò: BẢo vệ cuộc sống con người, mang lại nguồn lợi kinh tế, nông nghiệp, du lịchtạo điều kiện phát triển đời sống con người. - Bảo vệ: Trồng rừng cây xanh, không xả rác bừa bãi, bảo vệ các loại ĐTV hoang dã, quý hiếm Câu 8. – Ý nghĩa: mở rộng hiểu biết; rèn kỹ năng; xây dựng quan hệ tình cảm. -Cách rèn luyện: phải có ước mơ; quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. - HS nêu ba việc làm thể hiện tích cực, tự giác trong họat động tập thể và hoạt động xã hội. 4.Tổng kết: GV: Cho HS đóng vai hoặc đố vui theo nội dung ôn tập. HS: Thảo luận, lên thực hiện theo nhóm. HS: Nhận xét. GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm. GV: Kết luận tòan bài. 5/ Hướng dẫn học tập: + Xem lại nội dung bài học töø baøi 1 ñeán nay ñeå tuaàn sau thi hoïc kì I. V/ Rút kinh nghiệm: Duyệt của nhóm trưởng Tiết :17 THI HỌC KÌ I I.MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA: - Đề kiểm tra này nhằm kiểm tra nhận thức của học sinh về kiến thức, kĩ năng, thái độ từ bài 5 đến bài 10 . II. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: -Nêu được thế nào là tôn trọng kỉ luật. -Xác định được mục đích học tập đúng đắn. 2. Kĩ năng: - Biết nhận xét hành vi, suy nghĩ, đưa ra quan điểm đúng và hành động theo những điều đã học. 3 . Thái độ: - Có thái độ phê phán, không đồng tình với những việc làm sai trái II. NỘI DUNG KIỂM TRA: - Tôn trọng kỉ luật. - Biết ơn. - Lịch sự, tế nhị. - Mục đích học tập của học sinh. III. NHỮNG NĂNG LỰC MÀ ĐỀ KIỂM TRA HƯỚNG TỚI ĐÁNH GIÁ: Những năng lực có thể hướng tới đánh giá trong đề kiểm tra: Tư duy phê phán, nhận xét, giải quyết vấn đề. IV. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận. MA TRẬN Cấp độ Tên chủ đề Chuẩn kiến thức kỹ năng cần. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng. Cộng Thấp Cao 1. Biết ơn - Nêu được thế nào là biết ơn. - Thế nào là biết ơn. Số câu: Số điểm-tỉ lệ: 1 3-30% 1 3 30% 2. Tôn trọng kỉ luật. - Nêu được thế nào là tôn trọng kỷ luật. - Thế nào là tôn trọng kỷ luật. - Phân tích ,lựa chọn quan điểm đúng. Số câu: Số điểm-tỉ lệ: 1/2 2-20% 1/2 2-20% 1 4 40% 3. Lịch sự, tế nhị. - Biết giao tiếp lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh. - Đưa ra cách ứng xử phù hợp Số câu: Số điểm-tỉ lệ: 1 2-20% 1 2-20% 4. Mục đích học tập của học sinh. - Xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân và những việc cần làm để thực hiện được mục đích đó. - Hiểu rõ cần làm những gì để đạt mục đích học tập. Số câu: Số điểm-tỉ lệ: 1 1-10% 1 1-10% Tổng số câu 1+1/2 1/2+1 1 4 Tổng số điểm 5 3 2 10 Tỉ lệ 50% 30% 10% 10% 100% ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: (3 điểm) Ca dao có câu: “ Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.” a. Cho biết câu ca dao trên muốn nhắc em nhớ tới điều gì? Qua đó hãy cho biết thế nào là biết ơn? b. Để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với cha mẹ, em sẽ làm gì? Câu 2: (4 điểm) Sáng nay, trong tiết học môn Giáo dục công dân, một số bạn học sinh lớp 6A thảo luận về tính tôn trọng kỉ luật , có bạn cho rằng: Kỉ luật không cần thiết vì làm cho ta thấy gò bó, khó chịu, không thoải mái. Có bạn lại cho rằng: Kỉ luật rất cần thiết vì nó giúp cho các tổ chức, xã hội có nề nếp, trật tự, kỉ cương , giúp mọi người học tập, làm việc có hiệu quả. a. Em đồng ý với ý kiến nào? Hãy lấy một ví dụ để chứng tỏ ý kiến em chọn là đúng? b. Qua đó, hãy cho biết thế nào là tôn trọng kỉ luật? Câu 3: (2điểm) Cho tình huống sau: Trong giờ học môn Mỹ thuật sáng nay, Lan lỡ tay làm áo Hoa dính mực, mặc dù Lan đã xin lỗi nhưng Hoa vẫn lớn tiếng quát nạt bạn trước lớp. a. Em hãy nhận xét về hành vi của Hoa? Nếu em là Hoa em sẽ cư xử như thế nào? b. Theo em, cách cư xử của Hoa sẽ dẫn đến hậu quả gì? Câu 4: (1 điểm) Có nhiều bạn học sinh cho rằng : Để đạt được mục đích học tập, là học sinh chỉ cần học giỏi là đủ. ? Em có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao? ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1: (3 điểm) a. - Câu ca dao trên muốn nhắc nhở ta phải luôn nhớ đến công lao sinh thành, dưỡng dục to lớn của cha mẹ . -Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng tình cảm và có những việc làm cụ thể để đền ơn đáp nghĩa đối với người đã giúp đỡ mình, người có công vối dân tộc , đất nước. b. Những việc làm của bản thân: - Lễ phép, kính trọng, vâng lời cha mẹ - Chăm chỉ học hành. - Biết giúp đỡ cha mẹ công việc vừa sức. . 1 điểm 1 điểm 1 điểm Câu 2: (4 điểm) a. - Đồng ý với ý kiến: Kỉ luật rất cần thiết vì nó giúp cho các tổ chức, xã hội có nề nếp, trật tự, kỉ cương , giúp mọi người học tập, làm việc có hiệu quả. - Ví dụ: Trong lớp học, nếu ai cũng chú ý nghe giảng (tôn trọng kỉ luật) sẽ giúp ta hiểu bài hơn, mất trật tự (không có kỉ luật) sẽ không hiểu bài, học kém b. -Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể , các tổ chức xã hội ở mọi nơi , mọi lúc; chấp hành sự phân công của tập thể như: Trường học , cơ quan , doanh nghiệp. 1 điểm 1 điểm 2 điểm Câu 3: (2 điểm) Hoa cư xử như vậy là thiếu tế nhị. Nếu em là Hoa em sẽ bỏ qua cho bạn , vì bạn không cố ý và đã xin lỗi mình rồi. Việc làm đó sẽ làm bạn Lan buồn, ảnh hưởng đến tình cảm bạn bè. 1 điểm 1 điểm Câu 4: (1 điểm) - Không đồng ý với quan điểm trên. Vì để đạt được mục đích học tập, chỉ học giỏi thì chưa đủ mà bên cạnh đó, học sinh còn phải tu dưỡng , rèn luyện đạo đức, tham gia lao động, các hoạt động chung của trường, lớp để mở rộng hiểu biết, phát triển về mọi mặt. 1 điểm * Rút kinh nghiệm: Duyệt của nhóm trưởng Tiết :18 Tuần:18 THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA: MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG I. Mục tiêu : 1. Kiến thức - Kể tên một số bệnh có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường . - Nêu nguyên nhân và cách để phòng chống một số bệnh liên quan đến nước và vệ sinh môi trường . 2. Kĩ năng: - Thực hiện 3 điều vệ sinh : Vệ sinh cá nhân , vệ sinh thực phẩm và ăn uống , vệ sinh môi trường . 3.Thái độ: - Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng một số bệnh liên quan đế nước và điều kiện vệ sinh và vận động mọi người cùng thực hiện. II. Nội dung học tập: Các biện pháp phòng chống lây truyền qua nước và vệ sinh môi trường III. Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên: Tranh ảnh về Bệnh sốt xuất huyết 3.2. Học sinh: - Học sinh chuẩn bị bài IV. Tổ chức các hoạt động học tập: 1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2 Kiểm tra miệng: - Nhận xét bài kiểm tra của học sinh 3 Tiến trình bài học: Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Họat động 1: Tìm hiểu về 1 số bệnh liên quan đến nước và môi trường Gv . Em hãy kể tên một số bệnh liên quan đến nước và vệ sinh môi trường ? Hs . kể 1 . Bệnh đường tiêu hóa - Tiêu chảy , tả , lỵ ,thương hàn ,iêm gan A Bại liệt . 2 . Bệnh giun sán : - Giun đũa , giun tóc , giun kim , sán lá gan . 3 . Bệnh do muội truyền : - Sốt rét , sốt xuất huyết 4 . Bệnh về mắt . - Đau mắt đỏ , mắt hột . 5 . Bệnh ngoài gia : - Ghẻ , lở , hác , lào .. Gv . Chốt lại * Xem tranh: về XSH GV: Như thế nào là nước sạch ? -là nước phải trong , không có màu , không có mùi vị lạ gây khó chịu cho người sử dụng không chứa các mầm bệnh và các chất độc hại Ghi chú : Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch được thực hiện theo quy định số 09 / 2005 /QĐ –BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 11/3 /2005 HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các biện pháp phòng chống lây truyền qua nước và vệ sinh môi trường Cách tiến hành: Sdpp thảo luận nhóm (GDKN tư duy, làm chủ bản thân) GV : Em hãy nêu nguyên nhân và cách phòng một số bệnh có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường ? HS : Trả lời . GV: Cho hs thảo luận nhóm Nhóm 1 : Các biện pháp phòng bệnh đường tiêu hóa . Nhóm 2 : biện pháp phòng bệnh giun sán . Nhóm 3 : các biện pháp phòng bệnh do muổi truyền . Nhóm 4 : các biện pháp phòng bệnh ngoài da và bệnh về mắt . HS .Trả lời GV.Nhận xét ghi bài * GDý thức : Cần phải tuyên truyền vận động gia đình và mọi người xung quanh bảo vệ nguồn nước như thế nào . HS: trả lời Bảo vệ môi trường GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm. 1 Một số bệnh liên quan đến nước và vệ sinh môi trường . 1 . Bệnh đường tiêu hóa - Tiêu chảy , tả , lỵ ,thương hàn, viêm gan A Bại liệt . 2 . Bệnh giun sán : - Giun đũa , giun tóc , giun kim , sán lá gan . 3 . Bệnh do muội truyền : - Sốt rét , sốt xuất huyết 4 . Bệnh về mắt . - Đau mắt đỏ , mắt hột . 5 . Bệnh ngoài da : - Ghẻ , lở , hác , lào .. 2 . Các biện pháp phòng chống lây truyền qua nước và vệ sinh môi trường * Đối với nhóm bệnh tiêu hóa và giun sán . - phải rửa tay bằng nước sạch , ăn thức ăn nấu chín , uống sôi ,sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh , không để môi trường bị ô nhiểm , thực hiện 3 diệt : ruồi , muội , chuột .. * Đối với nhóm bệnh do muội truyền : - phải mắc màn khi nằm ngủ , vệ sinh nhà ở , phát quang bụi rậm quanh nhà , dọn sạch ao tù , nước đọng. * Đối với bệnh mắt . - Tích cực diệt muội , dùng gối riêng ,dùng nước sạch. * Đối với bệnh ngoài da ; -thường xuyên tắm rửa , thay quần áo - luôn sử dụng nước sạch để tắm - không mặc chung quần áo với người mắc bệnh ngoài da . 4/ Tổng kết: GV: hãy kể tên một số bệnh liên quan đến nước và vệ sinh môi trường ? HS: bệnh tiêu hóa, mắt,ngoài da GV: Kết luận tòan bài. 4.5/ Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học tiết này + Ôn lại nội dung bài đã học + Liên hệ thực tế. * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị bài 12 “ Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em” Xem trước bài 12 Công ước LHQ về quyền trẻ em Đọc trước phần truyện đọc, trả lời các câu hỏi gợi ý trong bài Tìm hiểu về các quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Công ước Sưu tầm tranh về các quyền trẻ em, các câu chuyện có liên quan đến quyền trẻ em. V. Phụ lục: VI. Rút kinh nghiệm: Bài:12 Tiết:20 CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM.(2t) Tuần:20 I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Biết tên các nhóm quyền và 1 số quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước của Liên hợp quốc. - Hiểu được Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em nhằm để bảo vệ và chăm sóc trẻ em. 2. Kĩ năng: *Hs thực hiện được: - Biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè. - Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em. *Thực hiện thành thạo: - quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em. - thể hiện sự thông cảm với những trẻ em bị thiệt thòi, tư duy phê phán đánh giá những hành vi vi phạm quyền trẻ em, biết giao tiếp ứng xử 3.Thái độ: - Thói quen: HS tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại. - Tính cách: Tôn trọng quyền của mình và của người khác II. Nội dung học tập: Nội dung cơ bản của công ước LHQ về quyền trẻ em III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tranh các quyền trẻ em 2. Học sinh: - Bảng nhóm, bút dạ. Tranh ảnh về quyền trẻ em - Ca dao, tục ngữ, bài hát về trẻ em. IV. Tổ chức các hoạt động học tập: 1 Ổn định tổ chức và kiểm diện (1p) 2 Kiểm tra miệng: 3 Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG 1 (1p) . GV đọc câu thơ: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ biết học hành là ngoan GV: Qua hai câu thơ đó thể hiện điều gì? HS: Trả lời tự do HOẠT ĐỘNG 1 : (10p) Tìm hiểu truyện GV: Tết ở trẻ em Làng SOS ở Hà Nội diễn ra như thế nào? - 28 -29 nhà nào cũng đỏ lửa buộc bánh chưng thâu đêm Gv : Chị Đổ có phải là mẹ của những đứa trẻ sos không ? Gv : Chị đã dạy và chăm sóc chúng ntn ? kết quả ? - Chị chăm sóc dạy dỗ , cháu nào cũng học giỏi Gv .Để chuẩn bị tết cho các con chị đã làm gì ? - Mua sắm quần áo cho các con Gv. Đêm giao thừa diễn ra ntn ? - Chị cùng các con quây quần bên ti vi Gv. Nhận xét về cuộc sống của trẻ em mồ côi ở sos ? - Trẻ em mồ côi ở làng sos Hà Nội sống rất hạnh phúc . HOẠT ĐỘNG 3 : (5p) Giới thiệu khái quát về công ước . GV: Sử dụng tài liệu công ước LHQ về quyền trẻ em + Quyền trẻ em ra đời 1989 + 1990 Việt Nam ký và phê chuẩn công ước + 1991 Việt Nam ban hành luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em . * Công ước LHQ là luật quốc tế về quyền trẻ em các nước tham gia công ước phải bảo đảm mức cố gắng cao nhất để thực hiện các quyền trẻ em ghi trong công ước HOẠT ĐỘNG 4 : (20 p) Tìm hiểu nội dung . Cho Hs thảo luận 4 nhóm: N1: Nêu các quyền sống còn của trẻ em? N2: Trẻ em có quyền được bảo vệ như thế nào? N3: Nêu các quyền phát triển của trẻ em? N4: Trẻ em có quyền được bảo vệ như thế nào? Hs thảo luận,
Tài liệu đính kèm: