Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (tt)

1. MỤC TIÊU:

1.1/Kiến thức:

*Học sinh biết :- Hiểu biểu hiện tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.

 *Học sinh hiểu : Hiểu được ý nghĩa của việc tích cực ,tự giác tham gia các hoạt động tập thể,hoạt động xã hội .

 1.2/ Kĩ năng:

* HS thực hiện được:

-Biết lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia hoạt động tập thể của lớp, của Đội và những hoạt động xã hội khác với công việc gia đình.

- Hợp tác trong việc thực hiện các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

- Thể hiện sự tự tin trước đông người.

- Đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động tập thể, trong hoạt động xã hội.

- Tư duy, đánh giá hành vi, việc làm thể hiện tích cực, tự giác và chưa tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

* HS thực hiện thành thạo: - Biết vận động bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

 1. 3/Thái độ:

* Thói quen: - Thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể và xã hội

*Tính cách: - Có ý thức thái độ tích cực tham gia việc bảo vệ môi trường.

2.NỘI DUNG HỌC TẬP :

 Hiểu ý nghĩa của tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội .

 

doc 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 PPCT : 13.
NGÀY DẠY : 15/11/2017 
Bài 10: TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI ( tt )
1. MỤC TIÊU: 
1.1/Kiến thức:
*Học sinh biết :- Hiểu biểu hiện tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.
 *Học sinh hiểu : Hiểu được ý nghĩa của việc tích cực ,tự giác tham gia các hoạt động tập thể,hoạt động xã hội .
 1.2/ Kĩ năng:
* HS thực hiện được:
-Biết lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia hoạt động tập thể của lớp, của Đội và những hoạt động xã hội khác với công việc gia đình.
- Hợp tác trong việc thực hiện các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
- Thể hiện sự tự tin trước đông người.
- Đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động tập thể, trong hoạt động xã hội.
- Tư duy, đánh giá hành vi, việc làm thể hiện tích cực, tự giác và chưa tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
* HS thực hiện thành thạo: - Biết vận động bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
 1. 3/Thái độ: 
* Thói quen: - Thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể và xã hội 
*Tính cách: - Có ý thức thái độ tích cực tham gia việc bảo vệ môi trường.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP : 
 Hiểu ý nghĩa của tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội .
3.CHUẨN BỊ:
3.1/. Giáo viên: Tình huống, những tấm gương về người tốt, việc tốt.
3.2/ Học sinh: Giới thiệu về một tấm gương học sinh thể hiện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: Mở đầu Slide 1- Kiểm diện học sinh,việc chuẩn bị bài mới ở nhà .
4.2 /Kiểm tra miệng: ( Slide 2)
Câu hỏi 1: Thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? ( 8 đ)
Câu hỏi 2: Hãy nêu 1 việc làm thể hiện tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội của bản thân em ? ( 2 đ)
HS:-Tham gia đầy đủ các hoạt động, hứng thú và nhiệt tình, làm tốt các nhiệm vụ được giao, không cần ai kiểm tra, nhắc nhở.
HS: - Tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ, TDTT của lớp, trường .
4.3/Tiến trình bài học:
Giới thiệu bài mới: ( Slide 3) Chuyển ý 
Tích cực, tự giác trong hoạt đông tập thể, hoạt động xã hội có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi cá nhân, tập thể và xã hội. Đó là ý nghĩa gì ? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu phần còn lại của bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội ( Tiếp theo )
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG BÀI HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: ( 20 phút)
Mục tiêu :Hiểu ý nghĩa tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. ( Slide 5,6,7,8,9,10)
Quan sát hình ảnh. (Slide 4)
? Hoạt động tập thể là gì ?
HS: Là những hoạt động do tập thể tổ chức như nhà trường, công đoàn, chi đoàn, chi đội, lớp...
? Nêu một số nội dung các hoạt động tập thể? 
HS:Các hoạt động,học tập, văn hóa,văn nghệ, vui chơi giải trí, TDTT...
? Hoạt động xã hội là gì? 
HS: Là các hoạt động mang ý nghĩa chính trị-XH để nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi công dân do các tổ chức chính trị đứng ra tổ chức : Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, ,hội nông dân , hội Chữ Thập Đỏ..
? Nêu một số nội dung về các hoạt động XH?
HS: - Giữ vững trật tự trị an,ủng hộ ,cứu trợ đồng bào lũ lụt,thiên tai, phong trào thi đua yêu nước...
-Tình huống:( Slide 5 ) Trong cuộc thi vẽ tranh chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Lan và Mai đều học giỏi và có khả năng vẽ. Nhưng Mai đã từ chối vì muốn ở nhà học. Lan xung phong thay mặt lớp vẽ tranh và được giải nhất. Mọi người đều rất vui và chúc mừng Lan.
	? Em có nhận xét gì về việc làm của hai bạn Mai và Lan ? 
HS: - Bạn Lan, tích cực tự giác trong hoạt động tập thể.
 - Bạn Mai không tích cực tự giác trong hoạt động tập thể .
-Trò chơi tiếp sức : (Slide 6)
 Lợi ích
 Hậu quả
-Hiểu biết về mọi mặt
-Thiếu tự tin.
-Phát huy năng lực
- Không phát huy năng lực
-Học tập hiệu quả 
-Kết quả đạt thấp.
-Mọi người quý mến..
-Không đẩy mạnh phong trào.
-Thúc đẩy phong trào mạnh 
-Không phát huy sức mạnh tập thể.
-Đoàn kết, hợp tác
-Thiếu sự gắn bó
Gv : Nhận xét ,đánh giá, tuyên dương.
Liên hệ :
? Hãy kể những hoạt động tập thể, hoạt động xã hội mà em đã từng tham gia?
HS: Văn nghệ chào mừng ngày 20/11; làm lồng đèn..
? Sau khi tham gia các hoạt động này em đã học tập và rèn luyện được cho mình những gì?
HS: - Học tập được nhiều điều bổ ích : Tự tin ,rèn luyện các kĩ năng cần thiết: biểu diễn văn nghệ; làm lồng đèn... tăng cường thêm sự hiểu biết và thân thiết với các bạn.... 
? Vậy tham gia tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội có ý nghĩa gì đối với bản thân? : (Slide 8 )
? Vì sao học sinh cần tích cực tự giác tham gia các hoạt động xã hội ? 
HS:Vì học sinh là những công dân ,là thành viên của cộng đồng. Thực hiện những hoạt động xã hội vừa là nghĩa vụ vừa là tình cảm của chúng ta đối với những người xung quanh.
? Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội có ý nghĩa gì đối với tập thể ? 
? Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội có ý nghĩa gì đối với xã hội? 
*HS giới thiệu tấm gương tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội mà em biết .
* GV giới thiệu tấm gương hs trong nhà trường. : (Slide 9)
? Qua những tấm gương tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội trên thì em có cảm xúc và suy nghĩ gì ?( Giáo dục học sinh )
HS: Tự hào, noi gương, thích được tham gia...
? Em có ước mơ gì về nghề nghiệp tương lai của mình?
HS :Trả lời .
* GV đặt tình huống có vấn đề.
? Nếu trong lớp em có bạn không tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể của lớp thì em làm gì ?
HS : Đề xuất cách vận động bạn bè tham gia
? Kể các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội về bảo vệ môi trường mà các em có thể thực hiện được? (Tích hợp GDMT)
HS: Dọn vệ sinh trường lớp, khu dân cư; trồng và chăm sóc cây hoa; tham gia tuyên truyền bảo vệ MT; ...
HOẠT ĐỘNG 2: ( 12 PHÚT)
Mục tiêu :Làm bài tập củng cố kiến thức (Slide 10,11,12)
 1/ Bài tập b/ sgk/25 : -Tuấn rủ Phương đi xem bóng đá để cổ vũ cho đội của trường.Phương từ chối không đi vì muốn đi ngủ.Tuấn phải đi rủ các bạn khác.( Slide 10)
2/ Bài tập c sgk/25 :Hãy nêu những biểu hiện tích cực tham gia các hoạt động tập thể, xã hội ? .( Slide 11)
3/ Bài tập d sgk/25: Hãy nêu những biểu hiện tự giác tham gia các hoạt động tập thể, xã hội ? .( Slide 12)
GV: Kết luận bài học.
GV: Hứớng dẫn HS làm bài tập theo bài học.
II.NỘI DUNG BÀI HỌC:
a//Thế nào là tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội:
b/Ý nghĩa:
+ Đối với bản thân: Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân.
+ Đối với tập thể: Góp phần xây dựng quan hệ gắn bó trong tập thể, sự hiểu biết, quý mến lẫn nhau.
-Đối với xã hội: Góp phần thúc đẩy xã hội tiến bộ, hạn chế những biểu hiện tiêu cực.
III/ BÀI TẬP:
1/Bài tập b/ sgk/25 :
-Tuấn có ý thức tập thể,thể hiện tinh thần đồng đội.
-Việc từ chối của Phương chứng tỏ Phương không có ý thức tập thể,chỉ biết mình.Thái độ của Phương đáng chê trách .
 2/Bài tập c sgk/25 :Hãy nêu những biểu hiện tích cực tham gia các hoạt động tập thể, xã hội ?
-Tham gia phong trào văn nghệ.
-Tham gia sao nhi đồng.
-Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai,lũ lụt.
3/Bài tập d sgk/25: Hãy nêu những biểu hiện tự giác tham gia các hoạt động tập thể, xã hội ?
- Cùng các bạn đóng góp sách vở ủng hộ đồng bào bị thiên tai.Tiết kiệm quà ăn sáng nuôi heo đất
4.4/Tổng kết : -Trò chơi ô số may mắn từ Slide 13 đến Slide 22
-Qua bài học này giúp em tiếp thu được những gì 
 -Sơ đồ tư duy toàn bài. Slide 23
GV: Kết luận toàn bài. 
	4.5/ Hướng dẫn học tập: ( Slide 24)
* Đối với bài học ở tiết này:
 + Ý nghĩa của việc tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
 + Bản thân cố gắng nổ lực,nhắc nhở, động viên các bạn cùng tham gia.
*Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
 +Chuẩn bị bài 11:“ Mục đích học tập của học sinh.”( 2 tiết )
 + Xem nội dung truyện đọc : “Tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó ” sgk/ 26
 + Trả lời câu hỏi gợi ý sgk.
 + Mục đích học tập là gì?
 + Xác định mục đích học tập của bản thân.
 + Phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập không đúng đắn.
Kết thúc ( Slide 25 )
5/PHỤ LỤC:
 -Tích hợp bảo vệ môi trường.
 @T?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 10 Tich cuc tu giac trong hoat dong tap the va trong hoat dong xa hoi_12208515.doc