Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Tiết kiệm

I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm.

2) Thái độ : Biết sống tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí

3) Kỹ năng : Biết tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm như thế nào. Biết thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của bản thân, gia đình và của tập thể.

II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

1) GV: - SGK và SGV GDCD 6. Bộ tranh GDCD 6, truyện kể về tấm gương TK, những vụ việc lãng phí, làm thất thoát tiền của, vật dụng cảu nhà nước.

 - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập.

 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm

2) HS : Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập

III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. (1)

2) Kiểm tra bài cũ: (5)

- Em hãy nêu những biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì trong HT, LĐ và trong cuộc sống.

- Bản thân em đã thực hiện siêng năng, kiên trì như thế nào?

3) Giảng bài mới:

a) Giới thiệu bài học: (3)

Siêng năng, kiên trì là đức tính cần có của mỗi chúng ta, một đức tính nữa cũng vô cùng cần thiết đó là tính tiết kiệm. Vậy TK có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

GV: Ghiđầu bài lên bảng.

 

doc 2 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Tiết kiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI HỌC
Ngày Soạn
04
04
Bài 3:	TIẾT KIỆM
I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm.
2) Thái độ : Biết sống tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí
3) Kỹ năng : Biết tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm như thế nào. Biết thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của bản thân, gia đình và của tập thể.
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1) GV:	 	- SGK và SGV GDCD 6. Bộ tranh GDCD 6, truyện kể về tấm gương TK, những vụ việc lãng phí, làm thất thoát tiền của, vật dụng cảu nhà nước.
 - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập. 
 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm
2) HS :	 	Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập
III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Em hãy nêu những biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì trong HT, LĐ và trong cuộc sống.
- Bản thân em đã thực hiện siêng năng, kiên trì như thế nào?
3) Giảng bài mới:
Giới thiệu bài học: (3’)
Siêng năng, kiên trì là đức tính cần có của mỗi chúng ta, một đức tính nữa cũng vô cùng cần thiết đó là tính tiết kiệm. Vậy TK có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
GV: Ghiđầu bài lên bảng.
Giảng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
10’
5’
10’
10’
HĐ1: HDHS khai thác truyện Thảo và Hà
- HDHS đọc truyện và thảo luận lớp theo câu hỏi.
1. Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?
2. Em hãy phân tích diễn biến trong suy nghĩ và hành vi của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo. Em hãy cho biết ý kiến của em về 2 nhân vật trong truyện.
- Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng
- NXBS, chốt ý đúng
HĐ2 : HDHS tìm hiểu biểu hiện của Tiét kiệm và những biểu hiện lãng phí
- Chia lớp làm 6 nhóm.
+ Nhóm 1-3: Tìm biểu hiện của tiết kiệm
+ Nhóm 4-6: Những biểu hiện của lãng phí
- Chốt lại ý kiến đúng, biểu dương nhóm thảo luận tốt.
- Đặt câu hỏi để HS tiếp tục trao đổi: Bản thân em đã thực hiện TK như thế nào ở trường cũng như ỏ nhà?
* Nhấn mạnh: TK là 1 đức tính vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Mỗi chúng ta đều phải có ý thức TK. TK sẽ có lợi cho xã hội.
HĐ3 : HDHS tìm hiểu nội dung bài học
? Tiết kiệm là gì?
? Ý nhĩa của tiết kiệm
* Chốt lại, ghi bảng kiến thức cơ bản.
HĐ4: HDHS làm bài tập, củng cố bài học
- Ghi bài tập lên bảng phụ cho HS theo dõi làm.
- Nhận xét, đánh giá HS làm BT, cho điểm.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học
- Đọc truyện
- Trao đổi ý kiến
1. Suy nghĩ của Thảo:
- Không sử dụng tiền công đan giỏ của mẹ mình để đi chơi.
- Dành tiền đó để mua gạo.
	 Việc làm của Thảo thể hiện đức tính tiết kiệm.
2. Suy nghĩ và hành vi của Hà:
+ Trước khi đến nhà Thảo: Đề nghị mẹ thưởng tiền để liên hoan cùng các bạn.
+ Sau khi đến nhà Thảo: Thấy được việc làm của Thảo, Hà khóc, ân hận, tự hứa quyết định tiết kiệm trong tiêu dùng.
* Ý kiến về 2 nhân vật Thảo và Hà:
- Các nhóm thảo luận
- Cử đại diện ghi kết quả thảo luận ra giấy.
- Cử đại diện trình bày
- Các nhóm khác bổ sung, nhận xét
* Biểu hiện của tiết kiệm:
- TK thời gian, TK công sức, TK sức khỏe, TK tiền của.
* Biểu hiện của lãng phí:
- Sống xa hoa, Lãng phí thời gian, công sức, tiền của, sức khỏe.
- Trao đổi
- Đọc nội dung bài học
- Trả lời câu hỏi
- Bài tập 1: (SGK trang 8)
- Bài tập 2: Thảo luận theo chủ đề Em đã tiết kiệm như thế nào? 
* Ở nhà: ăn mặc giản dị, không phô trương, lãng phí. TK điện nước, sử dụng thời gian hợp lý để học tập và giúp đỡ bố mẹ việc nhà. Tiêu dùng đúng mức. Tận dụng đồ cũ
* ở lớp: Giữ gìn bàn ghế, tắt điện, quạt khi ra về, tiết kiệm nước, giữ gìn tài sản của lớp, trường.
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Tiết kiệm là: biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mực của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
- Ý nghĩa: Tiết kiệm thẻ hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác.
- Tiết kiệm sẽ đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội.
4) DẶN DÒ : 1’
- Học thuộc NDBH, làm bài tập b, c SGK, sưu tầm những câu tục ngữ, thành ngữ nói về tiết kiệm
- Chuẩn bị bài: Lễ độ.
IV) RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docCD6.T4.doc