Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Tuần 23, 24

Bài 7 CUỘC SỐNG HÒA BÌNH

I. CHUẨN BỊ

1. Thầy: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, tranh ảnh

-Bảng phụ ,máy chiếu

2. Trò : Xem trước bài, tìm hiểu về thời sự để biết về tình hình hòa bình ,chiến tranh trên thế giới .

II. CÁC HOẠT ĐỘNG

 

doc 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Tuần 23, 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	
Tuần 23 +24
Tiết 21,22 
Bài 7 CUỘC SỐNG HÒA BÌNH 	 
I. CHUẨN BỊ
1. Thầy: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, tranh ảnh 
-Bảng phụ ,máy chiếu 
2. Trò : Xem trước bài, tìm hiểu về thời sự để biết về tình hình hòa bình ,chiến tranh trên thế giới .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
GV cho h/ s hoạt động chung cả lớp cùng hát bài “Trái đất này là của chúng mình ”
Nội dung bài hát nói lên điều gì?
 Tâm trạng của em khi nghe bài hát này?
 Câu hát nào để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em? 
GV cho h/ s hoạt động chung cả lớp, các học sinh chia sẻ cảm xúc của bản thân 
Nghĩ về phút giây em thảnh thơi thư giãn không lo lắng buồn phiền .Em có cảm giác đó khi nào ?
 Nghĩ về phút giây em rối bời ,cáu giận,bất an trong lòng . Em có cảm giác đó khi nào 
Gv cho h/s hoạt động nhóm lớn 
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm 
 GV quan sát hỗ trợ khi cần thiết 
Yêu cầu đại diện nhóm trả lời ,nhóm khác chia sẻ 
 GV chốt 
Gv cho h/s hoạt động nhóm lớn 
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm 
 GV quan sát hỗ trợ khi cần thiết 
Yêu cầu đại diện nhóm trả lời ,nhóm khác chia sẻ 
 GV chốt
GV cho h/s hoạt động cá nhân Yêu cầu đánh dấu X vào bảng (sgk-86,87) ô chỉ mức độ phù hợp với bản thân,có thể thêm các nội dung 
Gv cho h/s hoạt động nhóm lớn 
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm 
 GV quan sát hỗ trợ khi cần thiết 
Yêu cầu đại diện nhóm trả lời ,nhóm khác chia sẻ 
 GV chốt 
GV cho h/ s hoạt động chung cả lớp, các học sinh chia sẻ cảm xúc của bản thân 
 Yêu cầu CTHĐTQ điều hành
 Thảo luận cảm xúc sau khi chơi
GV cho h/ s hoạt động chung cả lớp, các học sinh thực hành một vài cách vượt qua căng thẳng 
Gv cho h/s hoạt động nhóm lớn 
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm 
 GV quan sát hỗ trợ khi cần thiết 
Yêu cầu đại diện nhóm trả lời ,nhóm khác chia sẻ 
 GV chốt 
Gv cho h/s hoạt động nhóm lớn 
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm 
 GV quan sát hỗ trợ khi cần thiết 
Yêu cầu đại diện nhóm trình bày ,nhóm khác chia sẻ bình chọn thông điệp hay nhất
A. Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
1. Chia sẻ trải nghiệm về sự bình yên và sự bất an.
2. Đọc và suy ngẫm quan niệm về cuộc sống hòa bình 
- Biểu hiện của hòa bình 
 + không có chiến tranh,bom đạn
 + không có đánh cãi chửi nhau, mâu thuẫn, ghen ghét đố kị .
+ Không có bất công
- Đối lập với hòa bình : là chiến tranh ,xung đột 
3. Giá trị của cuộc sống hòa bình 
- Tạo ra cuộc sống yên ổn thanh bình ,giàu có từ nông thôn đến thành thị 
- Tạo ra sự vui tươi lành mạnh,trẻ em được học hành
- Tạo ra vẻ đẹp sự thơ mộng cho quê hương,con người sum vầy hạnh phúc.
4. Hành động vì cuộc sống hòa bình
- Lên án phản đối chiến tranh
- Tuyên truyền tới mọi người giá trị của hòa bình 
- Có việc làm hành động cụ thể hưởng ứng lời kêu gọi vì hòa bình : Thuyết trình,cổ động ,biểu tình,mít tinh
5. Nguyên nhân của sự không bình yên trong em 
6. Tìm hiểu các biện pháp giúp bản thân trở nên thanh thản hơn:
 Nên
 - Tâm sự với bạn
- Nói chuyện với bố mẹ ,người thân
- Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô bạn bè 
 - Giải quyết vấn đề theo hướng tích cực không lẩn tránh 
- Đi dạo 
- Chơi thể thao
- Nghe nhạc 
- Tâm sự với thầy cô chủ nhiệm 
- Đọc truyện
- Hít thở sâu
Có thể
- Đi tham quan
- Đến trung tâm tư vấn tâm lí 
- Tìm nơi yên tĩnh để suy nghĩ về những việc đã qua
- Đến một nơi không người và hét thật to
- Đi công viên.
- Giúp mẹ ,bố làm việc nhà 
- Hát karaoke ở nhà 
 Không nên : (các hành vi còn lại)
C. Hoạt động luyện tập 
1. Trò chơi : Nói lời yêu thương
2. Vượt qua căng thẳng 
3. Bày tỏ thái độ 
-Hành động bạo lực học đường là hành vi đáng lên án
Thể hiện sự suy thoái đạo đức trong một số học sinh
-Ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần người bị bạo lực nhiều vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng và làm ảnh hưởng tâm lí suốt đời 
- Tạo ra sự bất ổn trong giới học đường...
- Làm xấu đi hình ảnh học trò ,làm bố mẹ ,thầy cô phiền lòng 
- Ngăn chặn, lên án, vạch trần ,tẩy chay...
4.Xây dựng thông điệp hòa bình( Vẽ áp phích về cuộc sống hòa bình )
D- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Gợi ý câu hỏi tình huống
a) Em có suy nghĩ gì khi xem các ảnh và đọc các thông tin trên?
Trả lời
Nhìn vào những bức ảnh, chúng ta thấy:
Sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến con người và đời sống của xã hội;
Giá trị của cuộc sống hoà bình không có chiến tranh;
Sự cần thiết phải ngăn chặn mọi cuộc chiến tranh và bảo vệ hoà bình.
b) Chiến tranh đã gây ra những hậu quả như thế nào?
Trả lời
Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã làm 10 triệu người chết.
Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đã làm cho 60 triệu người chết.
c) Cần phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình?
Trả lời
Chúng ta phải bảo vệ hoà bình, ngăn ngừa chiến tranh vì hoà bình đem lại cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc; chiến tranh là đau thương, chết chóc, bệnh tật, thiếu ăn, không được học hành...
Nếu hoà bình là khát vọng của loài người thì chiến tranh là thảm hoạ của loài người.
Ngày nay các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hoà bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới, vì thế chúng ta phải bảo vệ hoà bình.
d) Để thể hiện lòng yêu hoà bình, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải làm gì?
Trả lời
Tham gia các phong trào bảo vệ hoà bình như:
Đi bộ vì hoà bình;
Viết thư cho bạn bè quốc tế ở những vùng có chiến tranh, tham gia các cuộc thi viết bài với chủ đề vì hoà bình...
Tham gia các diễn đàn vì hoà bình, chống chiến tranh do trường, địa phương tổ chức;
Cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện, đoàn kết, hoà bình;
Có ý thức tìm hiểu, tôn trọng văn hoá các dân tộc và các quốc gia khác.
Câu 2:
1) Em hãy cho biết, những hành vi nào sau đây biểu hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày?
a) Biết lắng nghe người khác
b) Biết thừa nhận những điểm mạnh của người khác
c) Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân
d) Học hỏi những điều hay của người khác
đ) Bắt mọi người phải phục tùng mọi ý muốn của mình
e) Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác
g) Phân biệt đối xử giữa các dân tộc
h) Giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế;
i) Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.
Trả lời
Những hành vi (a), (b), (d), (e), (h), (i) là các biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.
2) Em tán thành những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình
b) Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh
c) Bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại.
Trả lời
Em tán thành với ý kiến (a), (c).
Vì, mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình để có cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc, có điều kiện học hành, phát triển; cho nên bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại không phải chỉ của một cá nhân, một tổ chức hay của một nước nào.
3) Em hãy tìm hiểu về một số hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do lớp em, trường em, nhân dân địa phương, nhân dân trong cả nước ta cũng như nhân dân các nước đã tiến hành và giới thiệu cho các bạn khác cùng biết?
Trả lời
Phong trào đi bộ vì hoà bình;
Mít tinh phản đối chiến tranh ở I-rắc;
Ủng hộ nhân dân Cu-ba vượt qua khó khăn trước âm mưu cấm vận của Mĩ;
Cuộc thi viết thư nói về chủ đề Em yêu hoà bình;
Vẽ tranh về chủ đề Hoà bình;
Giao lưu với thanh thiếu niên quốc tế;
Viết thư bày tỏ tình đoàn kết với thanh, thiếu niên quốc tế.
4) Em hãy cùng các bạn trong nhóm lập kế hoạch và thực hiện một hoạt động bảo vệ hoà bình (ví dụ: biểu diễn văn nghệ; vẽ tranh về chủ đề hoà bình; giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế; viết thư bày tỏ tình đoàn kết với thanh, thiếu niên quốc tế; lên diễn đàn bày tỏ ý kiến, quan điểm của các em về chiến tranh và hoà bình, về một hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh,..).
Trả lời
Học sinh lên kế hoạch cùng các bạn trong nhóm thực hiện một hoạt động bảo vệ hòa bình: biểu diễn văn nghệ; vẽ tranh về chủ đề hoà bình; giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế..
E- HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm về nhà thực hiện yêu cầu D. Hoạt động vận dụng .1, 2 ,3 SGK/90-91 sau khi đã hướng dẫn học sinh thực hiện 
1. Xây dựng dự án vì hòa bình 
2. Tập thể dục cơ bắp và tâm trí .
3. Viết nhật kí 
-Học sinh về nhà hoàn thiện mục 
1. Chia sẻ giá trị của hòa bình 
2. Sưu tầm truyện , tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ cuộc sống hòa bình 
- Xem trước : Bài 8 Quyền trẻ em 
Duyệt ngày 29 tháng 1 năm 201
RÚT KINH NGHIỆM :
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12249585.doc