Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Tuần 25, 26

Bài 8 QUYỀN TRẺ EM

I. CHUẨN BỊ

1. Thầy: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, tranh ảnh

-Bảng phụ ,máy chiếu

2. Trò : Xem trước bài, tìm hiểu về thời sự để biết về quyền trẻ em

II. CÁC HOẠT ĐỘNG

 

doc 9 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Tuần 25, 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	
Tuần 25 + 26
Tiết 23,24 
Bài 8 QUYỀN TRẺ EM 	 
I. CHUẨN BỊ
1. Thầy: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, tranh ảnh 
-Bảng phụ ,máy chiếu 
2. Trò : Xem trước bài, tìm hiểu về thời sự để biết về quyền trẻ em
II. CÁC HOẠT ĐỘNG
Trợ giúp của thầy 
Hoạt động của trò 
GV cho h/ s hoạt động chung cả lớp cùng hát bài “Đi học ” 
 Cảm xúc của em khi nghe bài hát này? Nội dung bài hát thể hiện những quyền gì của trẻ em?
- Quyền được yêu thương chăm sóc ,quyền được học hành ,quyền bảo vệ ; quyền phát triển.
GV cho h/ s hoạt động chung cả lớp yêu cầu h/s quan sát tranh và trả lời các câu hỏi 
GV cho h/s hoạt động nhóm lớn các mục abc- SGK/94,95 quan sát ảnh và trả lời câu hỏi
trong sgk
 Cho h/s hoạt động nhóm thảo luận về những rủi ro trẻ có thể gặp.
GV cho h/s sắm vai tình huống và trả lời câu hỏi trong SGK mục b/T95
GV quan sát hoạt động của nhóm tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ
GV cho h/s hoạt động nhóm lớn đọc thông tin và trả lời câu hỏi trong SGK
-GV giao nhiệm vụ cho nhóm
-Tiếp cận nhóm cần giúp đỡ
-Trợ giúp khi cần 
- Chốt kiến thức 
GV cho h/s hoạt động nhóm lớn mục 4b/97 yêu cầu h/s chia sẻ 
GV cho h/s hoạt động nhóm lớn đọc thông tin mục B.5/98 và trả lời câu hỏi trong SGK
-GV giao nhiệm vụ cho nhóm
-Tiếp cận nhóm cần giúp đỡ
-Trợ giúp khi cần 
- Chốt kiến thức 
GV cho h/s hoạt động cặp đôi đọc thông tin mục B.6/99 và trả lời câu hỏi trong SGK
-GV giao nhiệm vụ 
-Tiếp cận h/s cần giúp đỡ
-Trợ giúp khi cần 
- Chốt kiến thức
 Nhấn mạnh những việc trẻ em không được làm và động viên học sinh tránh xa những hành vi đó vì không có lợi cho sự phát triển của trẻ em.
GV cho h/ s hoạt động cá nhân theo y/c mục C. 10- SGK/100đánh dấu vào ô tương ứng 
GV cho h/s hoạt động cặp đôi đọc thông tin mục C.2/101 và trả lời câu hỏi trong SGK
-GV giao nhiệm vụ 
-Tiếp cận h/s cần giúp đỡ
-Trợ giúp khi cần 
 Nhấn mạnh ý nghĩa tấm gương cho h/s
 GV gợi cho h/s những hđ có thể 
làm 
GV cho h/ s hoạt động chung cả lớp cùng nghe bài “Dấu chấm hỏi ” 
Và trả lời các câu hỏi SGK mục C.3/103
 Y/c học sinh tự nhận thức và đề ra các hành động nhằm bảo vệ bạn nhỏ trong những tình huống như trên.
Giáo viên chú ý quan sát và định hướng học sinh chơi đúng luật 
Kết thúc trò chơi, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra ý nghĩa của hoạt động này.
A. Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Quan sát tranh
a.
- Cây sai trĩu quả
- Đất nước , không khí ánh sáng 
- Cần sự chăm sóc
- Người trồng cây.
b. Mô tả tranh
(1) Đá cầu , chạy nhảy -> Học sinh tham gia vui chơi
(2) Mẹ che trở -> Trẻ em được bảo vệ
(3) Được ăn uống -> Trẻ em được yêu thương, chăm sóc
(4) Được lắng nghe, tôn trọng, được thể hiện khả năng. -> Trẻ em được tham gia bày tỏ ý kiến.
c. Điều em nhận được
-Tình yêu thương, điều hay lẽ phải
- Em có quyền nhận được điều đó. Vì đã có công ước chung của thế giới về quyền trẻ em
2. Các nhóm quyền cơ bản
a. Quan sát ảnh
- Rủi ro: Mưa, sấm chớp
-Khiến ta: ốm , sét đánh
-Cách giải quyết nguy cơ bị ướt : mặc áo mưa, che ô, đội mũ , trú vào hiên, nhà
- Bố mẹ sẽ : bảo con mặc áo mưa,mang ô
b. Rủi ro trẻ có thể gặp 
- Tai nạn giao thông 
- Bị bạo hành
- Bị xâm hại 
- Bị đuối nước..
c. Giải nghĩa 
- Quyền sống còn
- Quyền bảo vệ 
- Quyền phát triển
- Quyền tham gia
3. Nhận biết các biểu hiện của việc thực hiên quyền trẻ em.
a. Quyền trẻ em được hưởng 
(1) - Quyền tham gia ,Quyền được phát triển
(2) - Quyền sống còn
(3) - Quyền sống còn - Quyền bảo vệ 
(4) - Quyền phát triển
(5) - Quyền phát triển
b)Biểu hiện quyền trẻ em được thực hiện tốt 
- Trẻ em đến tuổi được đi học
- Được tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài
- Được chữa bệnh và chăm sóc khi ốm đau
- Trẻ em lang thang, cơ nhỡ được Nhà nước và xã hội giúp đỡ
Biểu hiện quyền trẻ em bị vi phạm
- Đánh đập trẻ em
- Bắt trẻ em làm những việc nặng nhọc, không phù hợp lứa tuổi
- Mua bán trẻ em
- Xâm hại tình dục đối với trẻ em
c. Cần làm gì để hạn chế vi phạm quyền trẻ em 
- Hiểu và thực hiện đúng các quyền trẻ em 
- Giáo dục cách sống nhân ái yêu thương ,bao dung,chia sẻ.
- Xử phạt nghiêm hành vi vi phạm quyền trẻ em 
4. Tìm hiểu ý nghĩa của việc thực hiện quyền trẻ em 
a. Đọc thông tin
a)– Trước khi được nhận về nuôi, em bé trong câu chuyện trên đã bị tước đi những quyền : Quyền sống còn ; Quyền được phát triển ; Quyền được bảo vệ
- Ý nghĩa việc làm: Mang lại sự sống ,sự bình an, tình yêu thương, sự chăm sóc sẻ chia.
b. Tình huống mình được giúp đỡ, cảm xúc của em
c. Ý nghĩa của việc thực hiện quyền trẻ em
Đối với 
Ý nghĩa 
Trẻ em
 Được sống trong yêu thương, học hành, vui chơi , được quan tâm ,giúp đỡ ,được bảo vệ -> Là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn diện, được sống hạnh phúc. 
Gia đình 
Tạo điều kiện xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững
Xã hội 
Có thế hệ tương lai phát triển toàn diện .Xây dựng xã hội văn minh, có điều kiện phát triển và hội nhập sâu, rộng.
5.Trách nhiệm của gia đình xã hội đối với trẻ em
a. Đọc thông tin
-Gia đình: Nuôi nấng, quan tâm, bảo vệ, chăm sóc, dạy dỗ, động viên và giáo dục trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ em được phát triển toàn diện.
-Nhà trường: Khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ở trong nước và nước ngoài góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
-Nhà nước: Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, định hướng phát triển toàn diện cho trẻ em.
-Xã hội: Quan tâm, bảo vệ, động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ em thực hiện đầy đủ quyền và phát triển tài năng của mình.
-Công dân: Yêu quý trẻ em, bảo vệ, bênh vực và giúp đỡ trẻ em khi gặp khó khăn, không làm những việc sai trái với trẻ em.
b.Các tổ chức
 Có rất nhiều tổ chức, cá nhân chăm sóc, giúp đỡ trẻ em như : Làng trẻ SOS, Làng trẻ Hoà Bình, Làng trẻ Sao Mai, Trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi và không nơi nương tựa ; Báo Nhi đồng
+ Sự xuất hiện các tổ chức này phản ánh sự quan tâm của cộng đồng đối với trẻ em và mong muốn của cộng đồng về một tương lai tốt đẹp cho trẻ em.
6. Bổn phận nghĩa vụ của trẻ em với gia đình ,nhà trường và xã hội.
a. Tình huống 
-Bên cạnh việc hưởng quyền, trẻ em cũng cần biết thực hiện tốt bổn phận của mình. Trẻ em cần biết cách ứng xử để thực hiện quyền của mình phù hợp trong từng hoàn cảnh
b) Những việc trẻ em không được làm.
c) Bổn phận nghĩa vụ của trẻ
- Ông bà, cha mẹ:Kính trọng, yêu quý, vâng lời, biết ơn và phụng dưỡng ông
bà, cha mẹ khi về già
- Thầy giáo, cô giáo: Kính trọng, yêu quý, vâng lời và biết ơn
- Bạn bè: Đoàn kết, giúp đỡ, thân thiện, chia sẻ, hợp tác
- Em nhỏ: Chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ
- Quê hương, đất nước:
- Yêu Tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền và tài sản của người khác
- Bản thân mình:
- Chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức
- Tham gia phát hiện và ngăn ngừa những hành động vi phạm quyền trẻ em
- Đấu tranh, phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quyền trẻ em ; không tham gia vào các tệ nạn xã hội
C. Hoạt động luyện tập
1. Thể hiện ý kiến
2. Đọc thông tin
Thông tin 1.
- Quyền phát triển
- Quyền tham gia
- Việc làm thể hiện tốt quyền và bổn phận
+ Học giỏi
+ Tham gia tích cực mọi sinh hoạt VNTDTT
+ Gương mẫu thân ái
+ Phụ giúp bố mẹ
Thông tin 2
 Vi phạm quyền:
- Quyền sống còn
- Quyền bảo vệ 
- Quyền phát triển
- Quyền tham gia
3. Nghe bài hát
– Người bạn trong bài hát đã không được hưởng những quyền : quyền bảo vệ ; quyền phát triển ; quyền tham gia.
– Xã hội và người lớn chịu trách nhiệm đảm bảo quyền trẻ em cho bạn nhỏ này.
4.Trò chơi tiếp sức
D- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng với việc làm thực hiện quyền trẻ em, đánh dấu (-) tương ứng với việc làm vi phạm quyền trẻ em
- Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn.
- Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.
- Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.
- Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ.
- Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
- TỔ chức tiêm phòng dịch cho trẻ.
- Đánh đập trẻ em.
- Tổ chức trại hè cho trẻ em.
- Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.
Trả lời
- Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn.
X
- Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.
-
- Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.
-
- Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ.
X
- Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
-
- Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ.
X
- Đánh đập trẻ em.
-
- Tổ chức trại hè cho trẻ em.
X
- Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.
-
b)   Hãy nêu 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết. Theo em, cần phải làm gì để hạn chế những biểu hiện đó ?
Trả lời
-   Ba biểu hiện vi phạm quyền trẻ em:
+ Khi bố mẹ li hôn, trẻ em thường bị bỏ rơi không ai chăm sóc.
+ Khi bô mẹ li hôn, mỗi người có gia đình riêng hoặc mồ côi bố mẹ, trẻ em bị hành hạ, đánh đập, chửi bới, không được đi học.
+ Vì đông anh em, đời sống gia đình quá khó khăn, trẻ không được đi học.
-   Theo em, để hạn chế những việc làm trên, bố mẹ phải sống hòa thuận, hạnh phúc, gia đình không tan vỡ thì các em sẽ có một cuộc sống vui vẻ, đầm ấm hạnh phúc, được chăm sóc, được học hành tử tế. Phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không nên sinh nhiều con vì nếu gia đình đông con sẽ không có điều kiện chăm sóc các con tử tế, trẻ sẽ khó có điều kiện đi học và khó được học hành tới nơi tới chôn.
c)   Mỗi nhóm quyền cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của mỗi trẻ em ?
Trả lời
Mỗi nhóm quyền rất cần thiết cho cuộc sống của trẻ.
+ Nhóm quyền sống còn: những quyền được sống, sinh ra được làm người, được nuôi dưỡng, được chăm sóc.
+ Nhóm quyền bảo vệ:  trẻ phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức đối xử, bóc lột, xâm hại, bị bỏ rơi.
+ Nhóm quyền phát triển: quyền được học tập, vui chơi... phát triển toàn diện.
+ Nhóm quyền tham gia: có quyền nói lên ý kiến của mình bày tỏ nguyện vọng của mình, được người lớn tôn trọng.
d)   Lên học ở Trung học cơ sở, Lan đòi mẹ mua xe đạp mới để đi học. Mẹ bảo rằng, bao giờ mẹ để dành đủ tiền sẽ mua. Lan so sánh mình với mấy bạn có xe trong lófp và cảm thấy ấm ức, nên oán trách mẹ. Theo em, Lan đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu em là Lan, em sẽ ứng xử thế nào ?
Trả lời
Theo em, Lan sai, vì không phải mẹ không muốn mua cho Lan mà vì nhà nghèo, còn khó khăn, mẹ phải dành dụm mới mua được, nên Lan phải hiểu và thông cảm cho mẹ.
Nếu là Lan, khi đề nghị mẹ mua xe mới nhưng mẹ chưa mua được, em hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình mình, thương yêu mẹ hơn và trả lời mẹ: "Mẹ ơi, con sẽ đi bộ để đi học cũng được, mẹ ạ!"
đ) Bố mẹ Quân vì sợ con mình bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu ngoài xã hội nên không cho Quân giao tiếp với ai. Sinh nhật bạn ở lớp, bố mẹ cũng không cho Quân đi dự. Quân rất buồn và giận cha mẹ. Nếu em là Quân, em sẽ làm gì ?
Trả lời
Nếu em là Quân, em sẽ phát biểu những suy nghĩ và nêu lên ý kiến của mình với cha mẹ: Không phải tất cả các bạn con đều xấu, ba mẹ hãy cho phép con được tham gia các hoạt động với các bạn, được vui chơi với các bạn thì con mới có điều kiện để phát triển mình.
e)   Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp sau đây :
-   Em thấy một người lớn đánh đập một bạn nhỏ.
-   Em thấy bạn của em lười học, trốn học đi chơi.
-   Em thấy một số bạn nơi em ở chưa biết chữ
Trả lời
-  Em sẽ can ngăn, nếu không được em sẽ báo với chính quyền địa phương hoặc nhờ cơ quan pháp luật can thiệp.
-    Em sẽ góp ý, gần gũi giúp đỡ bạn và nhờ thầy cô giáo khuyên nhủ giúp đỡ để bạn không trốn học nữa.
-  Em sẽ động viên các bạn đến trường. Nếu các bạn không có điều kiện em sẽ tìm cách giúp các bạn đến các lớp học tình thương, em sẽ dành thời gian giúp bạn cùng học.
g) Em hãy tự nhận xét xem bản thân đã thực hiện tốt bổn phận của mình đối với cha mẹ và thầy giáo, cô giáo chưa. Những điều gì em đã thực hiện tốt và còn những điều gì chưa tốt ? Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện nhằm khắc phục những điều chưa tốt đó.
Trả lời
Học sinh tự đánh giá đã thực hiện tốt bổn phận của em đối với cha mẹ, thầy giáo, cô giáo chưa. Nếu có những điều chưa tốt hãy đặt kế hoạch rèn luyện để trở thành người con ngoan trò giỏi, là con yêu của bố mẹ nhé.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm về nhà thực hiện yêu cầu 
D. Hoạt động vận dụng 1, 2 ,3 SGK/104,105 sau khi đã hướng dẫn học sinh thực hiện 
1. Đánh giá việc thực hiện bổn phận bản thân
2. Vẽ tranh và triển lãm về chủ đề “ Bảo vệ quyền trẻ em” .
3. Viết thư gửi nhà chức trách 
-Học sinh về nhà hoàn thiện mục 
E: Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Thực hiện mơ ước của em 
2. Sưu tầm tranh ảnh về quyền trẻ em
3. Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi mục 3 –SGK105
- Xem trước : Bài 9 Một số quyền và nghĩa vụ của công dân 
Duyệt ngày tháng năm 201
RÚT KINH NGHIỆM :
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12249584.doc