Bài 9 Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân
I. CHUẨN BỊ
1. Thầy: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, tranh ảnh
-Bảng phụ ,máy chiếu
2. Trò : Xem trước bài, tìm hiểu về thời sự để biết một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
II. CÁC HOẠT ĐỘNG
Ngày soạn : Tuần 27+28 + 29 Tiết 25 + 26 + 27 Bài 9 Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân I. CHUẨN BỊ 1. Thầy: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, tranh ảnh -Bảng phụ ,máy chiếu 2. Trò : Xem trước bài, tìm hiểu về thời sự để biết một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân II. CÁC HOẠT ĐỘNG Trợ giúp của thầy Hoạt động của trò Gv cho h/s hoạt động chung cả lớp cho các em hồi tưởng và chia sẻ về ngày đầu tiên đi học Gv cho h/s hoạt động chung cả lớp trả lời các câu hỏi trong SGK/108 GV cho h/s hoạt động nhóm lớn trả lời câu hỏi trong SGK /108 mục B.I.2a,b -GV giao nhiệm vụ cho nhóm -Tiếp cận nhóm cần giúp đỡ -Trợ giúp khi cần - Chốt kiến thức GV cho h/s hoạt động nhóm lớn trả lời câu hỏi trong SGK /108 mục B.I.3 -GV giao nhiệm vụ cho nhóm -Tiếp cận nhóm cần giúp đỡ -Trợ giúp khi cần - Chốt kiến thức Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng, có học tập, chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện. Những trẻ em bị khuyết tật như khiếm thị, khiếu thính, tàn tật và trẻ em lang thang cơ nhỡ đều có quyền và nghĩa vụ học tập. Gv cho h/s hoạt động cá nhân bày tỏ sự tán thành không tán thành. Chia sẻ quyền học tập của bản thân, khó khăn , biện pháp khắc phục Chỉ ra biểu hiện tốt, chưa tốt trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập Gv cho h/s hoạt động chung cả lớp lần lượt bày tỏ quan điểm tư tưởng theo câu hỏi SGK/112 –B.II.1 Gv cho h/s hoạt động cặp đôi đọc thông tin và trả lời các câu hỏi mục B.II-SGK/114 Gv cho h/s hoạt động cá nhân bày tỏ các hành vi theo mức độ GV cho h/s hoạt động nhóm lớn trả lời câu hỏi trong SGK /116 mục B.II.4 -GV giao nhiệm vụ cho nhóm -Tiếp cận nhóm cần giúp đỡ -Trợ giúp khi cần - Chốt kiến thức GV cho h/s hoạt động nhóm lớn trả lời câu hỏi trong SGK /116,117 mục B.III.1 -GV giao nhiệm vụ cho nhóm -Tiếp cận nhóm cần giúp đỡ -Trợ giúp khi cần - Chốt kiến thức GV cho h/s hoạt động cá nhân đọc các điều luật và trả lời câu hỏi mục b điều luật GV cho h/s hoạt động cá nhân GV cho h/s hoạt động nhóm lớn trả lời câu hỏi trong SGK /118,119 mục B.III.4 -GV giao nhiệm vụ cho nhóm -Tiếp cận nhóm cần giúp đỡ -Trợ giúp khi cần - Chốt kiến thức GV cho h/s hoạt động nhóm lớn trả lời câu hỏi trong SGK /119 mục C.1 -GV giao nhiệm vụ cho nhóm -Gv cử ban giám khảo cho điểm GV cho h/s hoạt động chung cả lớp mục C.2-SGK/120 Nêu xử sự cụ thể GV cho h/s hoạt động nhóm lớn trả lời câu hỏi trong SGK /120 mục C.3 -GV giao nhiệm vụ cho nhóm - Yêu cầu h/s đưa ra ý kiến GV cho h/s hoạt động nhóm lớn trả lời câu hỏi trong SGK /120 mục C.4 -GV giao nhiệm vụ cho nhóm - Yêu cầu h/s đưa ra ý kiến GV cho h/s hoạt động cá nhân GV cho h/s hoạt động cá nhân, có đo tiến độ các câu trả lời .Ai nhanh nhiều giải pháp tốt sẽ được điểm cao A. Hoạt động khởi động B. Hoạt động hình thành kiến thức I. Tìm hiểu nội dung ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân 1. Đọc truyện - Quyền sống còn - Quyền Bảo vệ - Quyền tham gia - Quyền phát triển Các quyền được thể hiện - Được bảo mẫu TTBTXH An NHơn chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ - Được học hành, được tham gia mọi hoạt động trong trường Nghĩa vụ học tập - Ngày đêm tập viêt - Học tập giỏi Điều em học tập - Kiên trì, chăm chỉ, chịu khó, ý chí không đầu hàng số phận 2. Nhận biết các hình thức học tập a.Hình thức học - Học tại trường lớp - Học ở gia đình - Học ở bạn bè người thân - Học ở xã hội - Học trên các phương tiên thông tin đại chúng b. 1-B 2-C 3-A 4-E 5-D c. Các hình thức học tập qua ảnh (1) Học theo trường lớp (2) Học theo trường lớp (3)Học ở lớp dành cho người khuyết tật (4) Tự học (5) Vừa học vừa làm (6) Học nhóm 3. Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân Quyền học tập: - Mọi công dân đều có quyền học tập, không hạn chế về trình độ, độ tuổi. - được học bằng nhiều hình thức. - Học bất cứ ngành nghề gì phù hợp với điều kiện, sở thích của mình. Trách nhiệm Đảng nhà nước,gia đình - Đảng, Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục coi GD là quốc sách - Tạo điều kiện để mọi công dân được học tập: + Mở mang hệ thống trường lớp. + Miễn phí cho học sinh tiểu học. + Quan tâm, giúp đỡ trẻ em khó khăn. - Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập. 4. Nghĩa vụ học tập của công dân a. Hoàn thành bảng Tán thành : 1-2-4 b. c. Biểu hiện tốt, chưa tốt điền vào bảng II. Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng,thân thể,sức khỏe ,danh dự ,nhân phẩm 1. Đọc truyện - Quyền sống còn - Quyền Bảo vệ - Quyền tham gia - Quyền phát triển - Hành vi xâm hại thân thể tính mạng,bóc lột sức lao động trẻ em-> Tàn nhẫn ,độc ác, bất nhân - Em : Báo với cơ quan công an, chính quyền địa phương - Sẽ bị xử phạt: Hành chính, tù 2. Tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền được bảo hộ tính mạng thân thể ,sức khỏe danh dự ,nhân phẩm Đọc thông tin: Hiến pháp 2013 Điều 19,20 Điều 121, 123 Bộ luật hình sự 3. Nhận biết các biểu hiện của hành vi thực hiện đúng và hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quyền được bảo hộ tính mạng thân thể ,sức khỏe danh dự ,nhân phẩm của công dân a. Em có thực hiện hành vi nào trong bảng ( Thường xuyên/ Thỉnh thoảng, không bao giờ ) b. c. Thảo luận về hành vi bảo vệ tính mạng thân thể ,sức khỏe danh dự ,nhân phẩm, hành vi xâm phạm tính mạng thân thể ,sức khỏe danh dự ,nhân phẩm Trong trường: - H/s đánh cãi chửi nhau - GV đánh mắng học sinh Trong gia đình: - Bố mẹ đánh đập chửi bới con cái. - Bố mẹ đánh nhau , chửi nhau Xã hội : - Những người đánh đập, giết người . -> Pháp luật có thể phạt hành chính, phạt tù , tử hình với hành vi xâm hại nghiêm trọng tính mạng thân thể ,sức khỏe danh dự ,nhân phẩm người khác. 4. Ý nghĩa cuả việc thực hiện quyền được bảo hộ tính mạng thân thể ,sức khỏe danh dự ,nhân phẩm của công dân (1,3) Bảo vệ (2,4) Xâm phạm - Giúp em: Được sống bình an ,vui khỏe, hạnh phúc - Việc cần làm: Tự vệ trong khả năng có thể , Xin sự giúp đỡ từ cộng đồng Báo cáo với công an, chính quyền nơi gần nhất III. Tìm hiểu quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại 1. Cùng chia sẻ - Tức giận,buồn rầu thất vọng,lo lắng 2.Các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại. a. Đọc thông tin Hiến pháp 2013 Điều 21 Điều 125- Bộ luật hình sự 1999 Điều 144 –Bộ luật tố tụng hình sự 2003 b. 3. Nhận biết các hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín , điện thoại , điện tín của công dân. (1) Không vi phạm (2,3,4) Vi phạm 4.Tìm hiểu ý nghĩa của quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín , điện thoại , điện tín của công dân. Tình huống 1. -Nhắc nhở bạn không được có hành vi như thế với bất cứ ai. - Nếu thông tin bạn nghe thấy bị truyền đạt tới nhiều người ảnh hưởng đến danh dự quyền lợi của bản thân em sẽ báo cáo cho cơ quan chức năng để xử phạt đối tượng Tình huống 2: - Thường xuyên liên lạc với bố ,mẹ ,nhân viên bưu điện , tính toán thời gian thư đi thư đến . Ý nghĩa : Đảm bảo sự tôn trọng quyền lợi riêng tư của mỗ con người - Đảm bảo tính mạng tài sản ,danh dự nhân phẩm - Tạo ra niềm vui khi sẻ chia tâm tư tình cảm. C. Hoạt động luyện tập 1. Đóng vai : 2. Giải quyết tình huống: 3.Đọc và trả lời -Đúng Căn cứ khám xét: Trong trường hợp người có điện thoại, điện tín, thư tín (bao gồm cả người nhận và người gửi) đang liên quan đến vụ án hình sự, nếu thấy cần thiết, cơ quan điều tra có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát, thu giữ điện thoại, điện tín, thư tín để thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án. - Thẩm quyền ra lệnh khám xét: Người có thẩm quyền ra lệnh khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Lệnh khám xét phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành trừ rường hợp không thể trì hoãn được. Đối với trường hợp không thể trì hoãn, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp. 4. Điền vào ô trống (1) Thực hiện đúng quyền (2,3,4) Vi phạm quyền 5. Hoàn thành phiếu bài tập Đáp án sai B,D,E 6. Thi xử lí nhanh tình huống Tình huống 1. - Không đi theo - Nếu bị ép thì xin trợ giúp của mọi người trên đường - Đường vắng, để bảo đảm tính mạng vẫn đi theo chờ đợi cơ hội người lạ mặt sơ hở có thể chạy trốn, hoặc tấn công vào chỗ hiểm để thoát thân Tình huống 2 - Xin lỗi bạn , lí giải cho bạn thấy mình không cố ý - Trình bày sự việc với thầy cô nhờ giải quyết . III. Hướng dẫn về nhà Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm về nhà thực hiện yêu cầu D. Hoạt động vận dụng 1, 2 ,3 SGK/122,123 sau khi đã hướng dẫn học sinh thực hiện 1. Viết thư cho người có thẩm quyền về hiện tượng vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng , thân thể và sức khỏe , đề xuất cách giải quyết của em nhằm hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn 2. Trao đổi với bố mẹ , người thân trong gia đình để biết mọi người đánh giá như thế nào về quyền học tập của em 3. Liên hệ bản thân -Học sinh về nhà hoàn thiện mục a) Theo em, Phượng có thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không ? Vì sao ? Trả lời Phượng không được đọc thư của Hiền, vì đó không phải là thư của Phượng. Dù Hiền là bạn thân của Phượng nhưng nếu không được sự đồng ý của Hiền thì Phượng không được đọc. b) Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư, dán lại rồi mới đưa cho Hiền không ? Vì sao ? Trả lời Em không đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư dán lại rồi đưa cho Hiền vì như vậy là lừa dối Hiền, là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín c) Nếu là Loan, em sẽ làm thế nào ? Trả lời Nếu là Loan, em sẽ giải thích cho Phượng hiểu không được đọc thư của Hiền khi không được Hiền đồng ý. Nếu Phượng cố tình đọc là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Bài tập 1: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào? - Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp nước ta (Điều 73, Hiến pháp 1992). - Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại. Bài tập 2: Theo em, những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện tín, điện thoại? - Bóc và đọc trộm thư của người khác; - Nghe trộm điện thoại của người khác; - Bố mẹ bóc thư, nghe trộm điện thoại của con; - Cô giáo kiểm tra thư của học sinh. - Dấu thư của bạn. Bài tập 3: Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào? Bị phạt cảnh cáo, bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ 1 năm. Bài tập 4: Để thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, em phải làm gì khi gặp những trường hợp sau: - Nhặt được thư của người khác; - Nhìn thấy bạn lấy trộm hoặc nghe trộm điện thoại của người khác; - Bố mẹ hoặc anh, chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em. - Nhặt được thư em trả phải lại người đánh rơi. - Em sẽ khuyên nhủ bạn không nên làm như vậy, vì đó là hành vi vi phạm pháp luật. - Em sẽ nói với bố mẹ, anh chị và nhắc nhở mọi người đó là hành vi vi phạm bí mật thư tín của người khác. E: Hoạt động tìm tòi mở rộng 1. Nêu gương 2. Chia sẻ cách rèn luyện ý thức công dân - Xem lại tất cả nội dung đã học chuẩn bị cho trải nghiệm sáng tạo Duyệt ngày 4 tháng 3 năm 2016 RÚT KINH NGHIỆM : .
Tài liệu đính kèm: