I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu thiên nhiên bao gồm những gì, vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và loài người. Đồng thời hiểu tác hại của việc phá hoại thiên nhiên mà con người đang phải gánh chịu
2) Thái độ : Có thái độ tôn trọng, yêu quý thiên nhiên, có nhu cầu sống gần gũi với thiên nhiên
3) Kỹ năng : Biết cách giừ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên, ngăn cản kịp thời những hành vi vô tình hoặc cố ý phá hoại môi trường tự nhiên, xâm hại đến cảnh quan thiên nhiên.
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1) GV: - SGK và SGV GDCD 6. Bộ tranh GDCD 6
- Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập.
- Sưu tầm tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, các câu ca dao ca ngợi cảnh thiên nhiên
2) HS : Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập
III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. (1)
2) Kiểm tra bài cũ: (5)
- Biết ơn là gì? ý nghĩa của lòng biết ơn?
- Nêu những việc làm của em thể hiện lòng biết ơn.
3) Giảng bài mới:
a) Giới thiệu bài học: (2)
- GV cho HS quan sát tranh ảnh và một số câu ca dao về cảnh thiên nhiên
- HS: Quan sát, nhận xét, nêu cảm xúc về cảnh thiên nhiên đo.
- GV: Vào bài mới: Như các em đã biết, con người sống và tồn tại không thể tách rời khỏi môi trường thiên nhiên. Vậy thiên nhiên là gì? Có vai trò như thế nào đối với con người. Hôm nay
TUẦN TIẾT TÊN BÀI HỌC Ngày Soạn 08 08 Bài 7:YÊU THIÊN NHIÊN,SỐNG HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1) Kiến thức: Giúp HS hiểu thiên nhiên bao gồm những gì, vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và loài người. Đồng thời hiểu tác hại của việc phá hoại thiên nhiên mà con người đang phải gánh chịu 2) Thái độ : Có thái độ tôn trọng, yêu quý thiên nhiên, có nhu cầu sống gần gũi với thiên nhiên 3) Kỹ năng : Biết cách giừ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên, ngăn cản kịp thời những hành vi vô tình hoặc cố ý phá hoại môi trường tự nhiên, xâm hại đến cảnh quan thiên nhiên. II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1) GV: - SGK và SGV GDCD 6. Bộ tranh GDCD 6 - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập. - Sưu tầm tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, các câu ca dao ca ngợi cảnh thiên nhiên 2) HS : Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. (1’) 2) Kiểm tra bài cũ: (5’) - Biết ơn là gì? ý nghĩa của lòng biết ơn? - Nêu những việc làm của em thể hiện lòng biết ơn. 3) Giảng bài mới: a) Giới thiệu bài học: (2’) - GV cho HS quan sát tranh ảnh và một số câu ca dao về cảnh thiên nhiên - HS: Quan sát, nhận xét, nêu cảm xúc về cảnh thiên nhiên đo. - GV: Vào bài mới: Như các em đã biết, con người sống và tồn tại không thể tách rời khỏi môi trường thiên nhiên. Vậy thiên nhiên là gì? Có vai trò như thế nào đối với con người. Hôm nay chúng ta tìm hiểu bội dung bài 7. GV: Ghi đầu bài lên bảng. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG 15’ 10’ 11’ HĐ1: HDHS tìm hiểu truyện: Một ngày chủ nhật bổ ích - HDHS đọc và tìm hiểu truyện - HDHS thảo luận theo nhóm - Chia lớp thành 8 nhóm để thảo luận + Nhóm 1-2: Thảo luận nội dung sau: Qua truyện trên, cảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào? Nêu cảm xúc của em sau khi đi tham quan một nơi danh lam thắng cảnh của đất nước? + Nhóm 3-4: Thiên nhiên bao gồm những gì? Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống con người như thế nào? + Nhóm 5-6: Bản thân em phải làm gì để bảo vệ thiên nhiên? + Nhóm 7-8: Nếu thấy hiện tượng làm ô nhiễm môi trường, phá hoại môi trường các em phải làm gì? - Chốt lại ý kiến đúng, nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm. * Kết luận: Thiên nhiên là tài sản chung vô giá của dân tộc, của nhân loại, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người và sự phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nếu thiên nhiên bị tàn phá sẽ không thể gây dựng lại được như cũ. Vì vậy chúng ta phải giữ gìn, bảo vệ, yêu thiên , sống hoà hợp với thiên nhiên. HĐ2: HD tìm hiểu nội dung bài học - Cho HS đọc nội dung bài học - Chốt lại ý chính, ghi bảng. HĐ3: HDHS làm bài tập Bài tập1: SGK Đáp án: 1,3,4 Bài tập 2: Cho HS quan sát tranh: Cảnh rừng bị tàn phá ? Tại sao rừng bị chặt phá? ? Việc phá rừng gây tác hại như thế nào? Làm thế nào để ngăn chặn phá rừng? - Định hướng cho HS trả lời Bài tập 3: Nêu những việc làm của em thể hiện tình yêu thiên nhiên HĐ4: Củng cố bài - Đọc truyện diễn cảm - Về vị trí thảo luận , cử thư ký ghi kết quả ra giấy khổ to - Cử đại diện trình bày * Cảnh thiên nhiên: Những vùng đất xanh mượt, dãy Tam Đảo hùng vĩ mờ trong sương mây trắng như khói * Cảm xúc: Tự hào về cảnh đẹp, yêu thích cảnh thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên * Thiên nhiên bao gồm: Nước, không khí, cây xanh, rừng, sông, biển, khoáng sản * Thiên nhiên cần thiết cho sự sống của con người: + Phát triển kinh tế công - nông -lâm - ngư nghiệp, du lịch. + Làm cho cuộc sống tinh thần của con người vui tươi, thỏa mái, khỏe và được tiếp xúc với cuộc sống trong lành. Thiên nhiên là nguồn cảm hứng sáng tác văn học nghệ thuật, thơ ca, nhạc, họa almf giàu thêm đời sống tình cảm của con người. * Biện pháp bảo vệ thiên nhiên: + Giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp + Trồng cây gây rừng + Trừng trị nghiêm khắc những kẻ cố tình phá hoại môi trường thiên nhiên. + Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người giữ gìn cảnh đệp thiên nhiên. + Biết tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. * Nhắc nhở, báo với cơ quan có thẩm quyền trừng trị nghiêm khắc những kẻ cố tình phá hoại môi trường. - Lớp nhận xét bổ sung - Đọc nội dung bài học - Tóm tắt nội dung chính - Làm miệng - Trao đổi * Vì: Do khai thác bừa bãi, phá rừng làm nương rẫy, lấy củi, than * Tác hại: Aûnh hưởng đến môi trường thiên nhiên * Biện pháp: + Xử lý nghiêm minh những kẻ phá rừng theo pháp luật. + Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, tạo công ăn, việc làm, xóa đói, giảm nghèo giải quyết chất đốt thay củi tự nhiên * Những việc làm thể hiện tình yêu thiên nhiên: + Phong trào xanh, sạch, đẹp + Hưởng ứng các chiến dịch giáo dục môi trường như: thi vẽ tranh, sáng tác văn học về môi trường, thi tìm hiểu về môi trường Đọc lại nội dung bài học - Thiên nhiên bao gồm: Nước, không khí, cây xanh, rừng, sông, biển, khoáng sản, đất, động – thực vật - Thiên nhiên cần thiết cho sự sống của con người. - Chúng ta phải giữ gìn, bảo vệ, yêu thiên , sống hoà hợp với thiên nhiên. 4) DẶN DÒ : 1’ Học thuộc NDB. Oân tập chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết IV) RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: