Bài 13: QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC
CỦA TRẺ EM VIỆT NAM (2T)
I. Mục têu
- Về kiến thức:
+ Nêu được một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
+ Bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội.
+ Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Về kĩ năng:
+ Nhận biết được các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
+ Biết xử lí các tình huống cụ thể có liên quan đến quyền và bổn phận trẻ em.
+ Biết thực hiện tốt các quyền và bổn phận của trẻ em; đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Về thái độ: Hiểu biết một số kiến thức để có ý thức bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của bạn bè.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng tư duy phê phán
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng kiên định
Tuần: 20 Ngày dạy: 12/01/2016 tại lớp 7A7 Tiết PPTT: 19 Ngày dạy: 13/01/2016 tại lớp 7A5, A3, A6 Ngày dạy: 15/01/2016 tại lớp 7A4 Bài 13: QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM (2T) I. Mục têu - Về kiến thức: + Nêu được một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. + Bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội. + Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Về kĩ năng: + Nhận biết được các hành vi vi phạm quyền trẻ em. + Biết xử lí các tình huống cụ thể có liên quan đến quyền và bổn phận trẻ em. + Biết thực hiện tốt các quyền và bổn phận của trẻ em; đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. - Về thái độ: Hiểu biết một số kiến thức để có ý thức bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của bạn bè. II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kỹ năng tư duy phê phán - Kỹ năng giải quyết vấn đề - Kỹ năng ra quyết định - Kỹ năng kiên định III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng - Kể chuyện, chia sẻ - Động não - Thảo luận nhóm - Xử lí tình huống IV. Chuẩn bị của GV và HS - Chuẩn bị của GV: + SGK, SGV GDCD lớp 7, sách thiết kế, tranh ảnh. + Bài tập tình huống, kỹ năng sống. + Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em , Luật hôn nhân và gia đình - Chuẩn bị của HS: SGK, bảng phụ, câu truyện. V. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp: 1p 2. Nội dung bài mới: 35p a) Khám phá: 3p GV: Tình huống: Gia đình nghèo khó nên Tú mới 14 tuổi phải đi làm người giúp việc trong 1 gia đình ở thành phố. Hằng ngày Tú phải làm rất nhiều công việc, rất mệt. Đã thế, em còn thường xuyên bị chủ nhà mắng chửi, xúc phạm, thậm chí đôi khi còn bị đánh. Hỏi: 1. Tú đã không được hưởng quyền gì của trẻ em? 2. Khi mắng chửi, xúc phạm tú, chủ nhà vi phạm pháp luật không? HS: Trả lời tự do GV: Chốt lại dẫn vào bài học b) Kết nối HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC (8p) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt GV: Gọi HS đọc sgk HS: Đọc truyện GV: Tuổi thơ của Thái diễn ra ntn? HS: Trả lời → GV: Hành vi vi phạm pháp luật của Thái là gì? HS: Trả lời → GV: Hoàn cảnh nào dẩn đến Thái có hành vi vi phạm pháp luật? HS: Trả lời → GV: Thái đã không được hưởng những quyền gì? HS: Trả lời → GV: Thái phải làm gì để trở thành người tốt? HS: Trả lời → GV: Em có thể đề xuất ý kiến về việc giúp đở Thái của mọi người? HS: Trả lời → GV: Nếu em là Thái em sẽ làm gì? HS: Trả lời → GV: Nhận xét chung GV: Treo tranh sgk trang 39 cho HS quan sát HS: Quan sát tranh GV: Nêu các quyền mà trẻ em cần được hưởng? HS: Nêu GV: Nhận xét I. Tìm hiểu truyện đọc “Một tuổi thơ bất hạnh” - Tuổi thơ của Thái phiêu bạt bất hạnh, tủi hờn, tội lỗi. - Lấy cấp xe đạp của mẹ nuôi, bỏ đi bụi đời, chuyên cướp giật ( mỗi ngày từ 1 đến 2 lần ) - Hoàn cảnh của Thái: Bố mẹ ly hôn khi em 4 tuổi, bố mẹ đi tìm hạnh phúc riêng, ở với bà ngoại già yếu, làm thuê vất vả - Thái không được hưởng các quyền: Được bố mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo. Được đi học. Được có nhà ở - Thái phải làm gì: Đi học, rèn luyện tốt, vâng lời cô chú, thực hiện tốt quy định của trường. - Trách nhiệm của mọi người: Giúp Thái có điều kiện tốt trong trường giáo dưỡng, ra trường giúp Thái hòa nhập cộng đồng, Thái được đi hcọ và có việc làm chính đáng để tự kiếm sống, quan tâm động viên không xa lánh. - Ở với mẹ nuôi chịu khó làm việc có tiền để được đi học, không nghe theo kẻ xấu, vừa đi học vừa đi làm. HOẠT ĐỘNG 2 : RÚT RA CÁC QUYỀN CỦA TRẺ EM (24p) Gv: Quyền được bảo vệ là gì? HS: Trả lời GV: Nhận xét, cho hs ghi bài → Gv: Cho HS xem giấy khai sinh Gv: Photo và gưới thiệu luật: Điều 11, 14 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam Hs: Lắng nghe GV: Trẻ em được chăm sóc ntn? HS: Trả lời GV: Nhận xét, cho HS xem tranh → Gv: Photo và gưới thiệu luật: Điều 12, 15 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam. Điều 51, 52 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam Gv: Quyền được giáo dục là gì ? HS: Trả lời GV: Nhận xét, cho hs ghi bài → Gv: Photo và gưới thiệu luật: Điều 16, 17, 18, 20 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em VN Gv: Giới thiệu: Luật hôn nhân và gia đình Điều 37: 1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường đầm ấm, hòa thuận, làm gương tốt cho con về mọi mặt, phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con. 2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề, tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con. 3. Khi con gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con. GV: Vậy Các quyền trên đây của trẻ em là nói lên sự quan tâm đặt biệt của nhà nước ta. Nghiêm cấm những hành vi nào ? Hs: Kể Nhục mạ, đánh đập, hành hạ, ép nghĩ học.. II. Nội dung bài học Các quyền cơ bản của trẻ em a) Quyền được bảo vệ - Trẻ em có quyền được khai sinh và có q.tịch. - Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự. b) Quyền được chăm sóc - Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe. - Được chung sống với cha mẹ. - Được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình. - Trẻ em tàn tật, khuyết tậtđược nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị phục hồi chức năng. - Trẻ em không nơi nương tựa được nhà nước, xã hội, tổ chức chăm sóc nuôi dạy. c) Quyền được giáo dục - Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ. - Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao. 3. Cũng cố, luyện tập : (7p) HOẠT ĐỘNG 3 : LÀM BÀI TẬP GV: Yêu cầu HS làm bài tập a sgk trang 41 HS: Làm bài tập → Đáp án: 1, 2, 4, 6 GV: Tình huống HS sắm vai Trên đường đi học về ngang qua chợ, 2 bạn Tân, Liên, Tuấn nhìn thấy bà bán nước đang xua đuổi 1 em bé tật nguyền, ăn xin. Tân kịp thời can ngăn và cho em bé 5 nghìn đồng. Liên chờ Tân và mắng “ mày dở hơi à, bỗng dưng mất tiền ăn quà.” Còn Thắng đã đi từ lúc nào như không có chuyện gì xảy ra. Hỏi: 1. Bà bán nước vi phạm quyền gì? 2. Ý kiến của em về hành vi 3 bạn Tân, Liên, Tuấn? HS: Sắm vai và trả lời câu hỏi 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà : (2p) - Học bài, làm bài tập d sgk trang 42 - Soạn phần tiếp theo * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Tài liệu đính kèm: