1/MỤC TIÊU:
1.1/Kiến thức:
* Học sinh biết: -Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta
* Học sinh hiểu: -Hiểu thế nào tín ngưỡng,tôn giáo , và mê tín dị đoan.
* Nội dung giảm tải : Câu hỏi b,d,đ ( phần gợi ý thông tin sự kiện )->không yêu cầu học sinh trả lời
1.2/Kĩ năng:
* Học sinh thực hiện được: Học sinh phân biệt được tín ngưỡng,tôn giáo và mê tín dị đoan.
* Học sinh thực hiện thành thạo: -Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm những việc xấu.
1.3/Thái độ:
* Thói quen: - Có thái độ và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác .
* Tính cách:
-Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo .
2/NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Khái niệm tín ngưỡng,tôn giáo và mê tín dị đoan.
3./CHUẨN BỊ:
3.1/GV: Tài liệu Tôn giáo học . Tình huống .
3.2/HS: Đọc nghiên cứu bài trước ở nhà.
TUẦN 26 TIẾT: 27 NGÀY DẠY : 8/3/2017 BÀI 16 QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO ( 2 Tiết) 1/MỤC TIÊU: 1.1/Kiến thức: * Học sinh biết: -Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta * Học sinh hiểu: -Hiểu thế nào tín ngưỡng,tôn giáo , và mê tín dị đoan. * Nội dung giảm tải : Câu hỏi b,d,đ ( phần gợi ý thông tin sự kiện )->không yêu cầu học sinh trả lời 1.2/Kĩ năng: * Học sinh thực hiện được: Học sinh phân biệt được tín ngưỡng,tôn giáo và mê tín dị đoan. * Học sinh thực hiện thành thạo: -Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm những việc xấu. 1.3/Thái độ: * Thói quen: - Có thái độ và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác . * Tính cách: -Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo . 2/NỘI DUNG HỌC TẬP: -Khái niệm tín ngưỡng,tôn giáo và mê tín dị đoan. 3./CHUẨN BỊ: 3.1/GV: Tài liệu Tôn giáo học . Tình huống . 3.2/HS: Đọc nghiên cứu bài trước ở nhà. 4./TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 4.1./Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện , kiểm tra vở ghi chép., SGK . Slide 1 4.2./Kiểm tra miệng: Slide 2 Câu hỏi : Di sản văn hóa là gì?Em hãy kể một số di sản văn hóa ở nước ta ? (10 đ) HS: - Di sản văn hóa : Bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần ,vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. - Một số di sản văn hóa ở nước ta : Áo dài,Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, lễ hội Đền Hùng 4.3/Tiến trình bài học Giới thiệu bài : Quan Sát hình ảnh Slide 3 GV:Đời sống tâm linh của người việt đã tồn tại nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo khác nhau .Vậy tín ngưỡng tôn giáo là gì chúng ta cùng tìm hiểu bài học mới hôm nay . HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu thông tin ,sự kiện :Tình hình tín ngưỡng tôn giáo ở VN ( sgk trang 51) 12 phút. Slide 4,5,6,7,8.9 -Mục tiêu : HD HS tìm hiểu thông tin sự kiện .(KN thu thập và xử lí thông tin): *Giáo viên :Cho hs quan sát 1 số hình ảnh một số đạo có ở Việt Nam cho học sinh nhận diện ? Em biết gì về các hình ảnh vừa quan sát ? Hs : Đó là hình ảnh các tôn giáo ? Tình hình tôn giáo ở Việt Nam như thế nào ? HS:Đọc thông tin ,sự kiện.(sgk trang 51) ? Em hãy kể một số tôn giáo ở nước ta mà em biết? Phương pháp xử lí tình huống : Qua thông tin, nhận xét về đồng bào các tôn giáo ở nước ta . (Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin) TÍCH CỰC TIÊU CỰC -Đại đa số đồng bào tôn giáo là người lao động. -Có tinh thần yêu nước ,cộng đồng . -Góp nhiều công sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc . -Thực hiện chính sách pháp luật. -> Làm tốt việc đạo ,đẹp việc đời. -Do trình độ văn hóa thấp nên còn mê tín và lạc hậu . -Bị kích động và lợi dụng vì mục đích xấu -Hành nghề mê tín dị đoan -Làm trái pháp luật -> Làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tài sản công dân, tổn hại lợi ích quốc gia ?Em có nhận xét gì về tình hình tôn giáo ở nước ta ? Kết luận,chuyển ý: Nước ta có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo, Tuy nhiên có một số người lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề bói toán, bị lợi dụng chống phá nhà nước ta. Đây là hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng và tôn giáo. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu nội dung bài học ( 23’) Slide 10 -18 Mục tiêu:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các khái niệm :Tín ngưỡng ,tôn giáo và mê tín dị đoan. ? Tại sao người ta thờ ông địa ,ông táo , thờ trời ,phật. Hs: Tin tưởng sự phù hộ của các vị thần ,thánh.. ? Tại sao lại lập miếu thờ những người có công với đất nước như Quan lớn Trà vong ở Tây Ninh Hs :Tưởng nhớ công lao của ông trong việc khẩn hoang lập ấp giữ gìn bờ cõi biên cương của Tổ quốc ? Tại sao người ta lại cúng giổ ông bà tổ tiên? ?Con người có thấy ông táo, thần trụ trời, thần nông, ông trời, ma quỷ, ông địa,...trong đời sống hàng ngày không ? HS: Con người chưa thấy họ, con người chỉ thấy họ trong suy nghĩ của con người. ?Trong suy nghĩ của con người họ là những người như thế nào? HS: Trong suy nghĩ của con người họ là những thần linh, có sức mạnh siêu nhiên có thể nghe thấy con người làm gì, muốn gì,bày tỏ lòng biết ơn mong muốn họ luôn bên cạnh hổ trợ cho mình Kết luận :Lòng tin của con người như vậy gọi là tín ngưỡng ? Vậy, tín ngưỡng là gì ? Cho ví dụ? Slide 10,11 Quan sát ảnh chùa ,nhà thờ, thánh thất.. ? GV những nơi đó con người dùng để làm gì? HS: Thờ cúng,tôn sung .Tập trung thể hiện sự tín ngưỡng của nhiều người. -GV Cho học sinh xem một số nghi lễ tôn giáo như Lễ hội Phật Đản -Cho học sinh quan sát một số chức sắc tôn giáo ?Các chùa nhà thờ thường làm các công việc gì? HS :Thề hiện các nghi lể thờ cúng .Có sự phân công chức vụ riêng . Nhấn mạnh :GV khi tín ngưỡng được tập trung trở thành một hệ thống có giáo lí lể nghi tổ chức chặc chẽ thì trở thành tôn giáo hay còn gọi là đạo. ? Vậy tôn giáo là gì? Tôn giáo còn được gọi là gì ? Slide 12,13,14,15,16 -Quan sát biểu đồ thống kê các tôn giáo ở nước ta năm 2015 ?Phân biệt sự giống và khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo Tín ngưỡng Tôn giáo Giống Tin vào cái một gì đó thần bí Khác - Cá nhân - Không có giáo lý. -Không cần hệ thống tổ chức. - Tập thể - Có giáo lý - Có hệ thống tổ chức, có người đứng đầu - Tin vào giáo lý của thần linh đó và tiến hành các nghi lễ sùng bái. Kết luận:Tôn giáo ngoài việc thể hiện sự tín ngưỡng còn là nơi an ủi tâm linh của con người cũng có tác dụng giáo hóa con người tránh làm những việc ác ,việc sai hướng con người đến những điều lương thiện phù hợp với phong tục tập quán dân tộc. Liên hệ thực tế. ?Gia đình em có theo tôn giáo nào không? HS: Có thể theo đạo Phật, Thiên chúa giáo, ?Gia đình em có thờ cúng ông bà tổ tiênem hoặc gia đình có bao giờ đi xem bói chưa/? ? Em có nghe kể các câu chuyên vể đồng bóng chưa? ? Hiện nay có một số người hành nghề bói toán, phù phép. Theo em đó có phải là tín ngưỡng không ?tại sao? Hs: Đây là hiện tượng mê tín dị đoan->Gây ra hậu quả xấu. ?Vậy mê tín dị đoan là gì?Hãy kể một vài hiện tượng mê tín dị đoan mà em biết. Slide 17,18 ? Hậu quả của nó là gì ? GV: Tín ngưỡng, tôn giáo là việc con người tin tưởng vào một vị thần linh nào đó nhưng khi niềm tin ấy mù quáng mất lí trí , hành động trái lẽ thường thì lúc đó niền tin ấy trở thành mê tín dị đoan. Mê tin dị đoan có hại cho con người và xã hội. Vì vậy cần phải đấu tranh chống mê tín dị đoan. Phân biệt : Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan. * Bài tập nhanh. “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”. ? Câu ca dao nói “Nhớ ngày giỗ Tổ”. vậy Tổ ở đây là ai? Vì sao phải giỗ? Việc làm đó có phải mê tín dị đoan? HS: Tổ là vua Hùng, người có công dựng nước. Việc thờ cúng vua Hùng thể hiện truyền thống nhớ ơn tổ tiên. I .THÔNG TIN,SỰ KIỆN : -Tình hình tôn giáo ở Việt Nam Đạo Phật Đạo Hồi -Việt Nam là nước có nhiều tín ngưỡng và tôn giáo. II/ NỘI DUNG BÀI HỌC : 1. Tín ngưỡng:Là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí,hư ảo,vô hình ( như :thần linh thượng đế chúa trời.) 2/ Tôn giáo: Là một hình thức của tín ngưỡng có hệ thống ,có tổ chức, giáo lí và những hình thức lễ nghi. -Tôn giáo còn gọi là đạo :Đạo phật ,đạo Thiên chúa, đạo Tin Lành Thống kê các tôn giáo năm 2015 3/Mê tín dị đoan: Là tin vào những điều mơ hồ nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên ( tin vào bói toán ,chữa bệnh bằng phù phép.). -Dẫn đến hậu quả xấu cho cá nhân,gia đình ,cộng đồng về sức khỏe,thời gian,tài sản và có thể cả tính mạng con người. 4.4/ Tổng kết; Slide 19,20,21 *Bài tập2: Bài g Sgk: Theo em ,trong học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan không ? cho ví vụ ? .Theo em làm cách nào để khắc phục hiện tượng đó ? HS: -Trong hs hiện nay vốn có hiện tượng mê tín dị đoan. -Ví dụ: Học tủ,Trước khi thi đi lễ để đạt điểm cao . -Để khắc phục hiện tượng này mọi người cũng như học sinh phải hiểu được đây là điều mê tín dị đoan không phù hợp với hiện tượng tự nhiên .Mọi người phải có hiểu biết ,sống văn hóa, có kiến thức . *Bài tập 3: Tình huống An đang chuẩn bị đi học, vừa bước chân ra khỏi ngõ thì gặp một gái cùng lớp tên Hoa . An lên tiếng trách bạn để mình gặp bạn gái, sợ bị điểm kém. Hỏi : Nếu em là bạn Hoa trong tình huống trên, em sẽ nói với bạn An như thế nào ? Kết luận : Gia đình các em cũng như bao gia đình khác trên đất nước ta, có thể theo đạo Phật, đạo Thiên Chúa và có thể không theo đạo nào. Dù là đạo gì thì mục đích chung là hướng vào điều thiện, tránh điều ác, điều vô nghĩa, phi lý, việc làm đó thể hiện sự sùng bái, tôn kính, nhớ về cội nguồn,tổ tiên, tôn vinh, biết ơn người có công với đất nước. 4.5./Hướng dẫn học tập: Slide 22 * Đối với bài học ở tiết này : -Nắm các khái niệm:tín ngưỡng,tôn giáo và mê tín dị đoan. - Có ý thức tuyên truyền chống mê tín dị đoan . * Đối với bài học ở tiết tiếp theo : -Ôn các bài sau :13,14,15 tiết sau kiểm tra viết một tiết -Chuẩn bị giấy kiểm tra,tham gia làm bài kiểm tra viết đầy đủ, nghiêm túc. -Chú ý : Đọc thật kĩ đề để làm theo các mức độ: Hiểu,biết,vận dụng tốt 5/ PHỤ LỤC : Kết thúc Slide 23 Giáo án điện tử .
Tài liệu đính kèm: