Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 1 đến tiết 25

Tuần 1 + 2 + 3.

Tiết 1, 2, 3

 BÀI 1: TỰ TIN VÀ TỰ TRỌNG

I. Chuẩn bị:

1) GV: - Những mẩu chuyện ngắn thể hiện sự tự tin và tự trọng trong cuộc sống

 - Phiếu học tập

 2) HS: - Chuẩn bị bài trước ở nhà.

II.Tổ chức các hoạt động dạy học.

• Ổn định:

• Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:

• Tổ chức các hoạt động dạy học:

 

doc 49 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 1 đến tiết 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CD hoặc nghe một bạn trong lớp hát bài hát về tình yêu thương con người như: “ Chuyện tình của biển ”- Thanh Tùng, “ Nơi ấy con tìm về”- Phan Mạnh Quỳnh 
HS lắng nghe yêu cầu
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
GV mở đĩa nhạc cho HS nghe bài hát “ Nơi ấy con tìm về” Phan Mạnh Quỳnh. Sau khi nghe bài hát , giáo viên tổ chức HS thảo luận theo hai câu hỏi trong sách hướng dẫn
Bước 3. Thảo luận trao đổi 
+ GV Hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi trong sách hướng dẫn học giáo dục công dân 7.
Bước 4. Phương án kiểm tra đánh giá
Sản phẩm dự kiến của học sinh:
+ HS hiểu được ý nghĩa của bài hát và nội dung của bức tranh, tự nhận thức được giá trị của tình yêu thương con người
HS hiểu đựơc ý nghĩa và nội dung của bài hát và nhận thức được giá trị của tình yêu thương con người. 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Bước 1. Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc bài viết và trả lời câu hỏi trong sách hướng dẫn.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn cho HS thực hiện nhiệm vụ này theo nhóm
Thực hiện hoạt động trải nghiệm:
- GV tổ chức cho HS trải nghiệm theo câu hỏi trong sách HD 
- HS làm việc cá nhân .
Sản phẩm dự kiến của HS : HS trả lời được các câu hỏi của hoạt động trải nghiệm 
Tìm hiểu yêu thương con người là gì :
- Từ hoạt động trải nghiệm giáo viên tổ chức HS thảo luận rút ra khái niệm yêu thương con người . 
- HS làm việc theo nhóm 
Bước 3. Thảo luận trao đổi 
Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi cuối bài đọc.
Bước 4. Phương án kiểm tra đánh giá
GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm và trả lời 3 câu hỏi trong sách HDH. 
GV chốt kiến thức:
Biểu hiện của tình yêu thương con người
Bước 1: Hoạt động cá nhân 
- Giáo viên cho HS chia sẻ những hành vi , việc làm , hoạt động về lòng yêu thương con người mà các em đã được trả nghiệm ( chứng kiến)
 Bước 2: Thảo luận nhóm - 4 nhóm
- GV cho HS thảo luận nhóm theo bảng mẫu trong sách HD vào giấy A0 mà giáo viên chuẩn bị 
 Bước 3 : Các nhóm dán kết quả của mình lên bảng – các nhóm nhận xét – GV nhận xét 
 Bước 4 : GV cho HS tìm các biểu hiện trái với lòng yêu thương con người ( HS làm việc độc lập ) 
- VD: Vô cảm trước nỗi đau của người khác, dửng dưng khi thấy người gặp nạn ....
Bước 5: Giáo viên chốt lại vấn đề :
- Lòng yêu thương con người xuất phát từ tấm lòng biết yêu thương , biết sẻ chia , giúp đỡ người khác , nó được cụ thể hóa qua các hành vi, các hoạt động và việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày.
Giá trị của tình yêu thương con người
Bước 1: GV cho HS đọc truyện “ Bữa tiệc đêm ” trong sách HD.
Bước 2 :Thảo luận nhóm- 4 nhóm theo câu hỏi trong sách HD 
Câu 1: Nhận xét về cách cư sử của ông chủ nhà đối với cậu bé 
- Quan tâm : Hỏi thăm về cậu bé 
- Lịch sự: Không quát mắng , nhẹ nhàng hỏi han
- Thân thiện , gần gũi: Chơi, hát, ăn tiệc cùng cậu bé trong nhà vệ sinh.
Câu 2: Thái độ và việc làm của ông tác động thế nào đến cậu bé và mọi người 
- Gần gũi, ấm áp, không còn mặc cảm 
- Biết ơn và có động lực hơn trong cuộc sống .
- Bồi dưỡng tình yêu thương.	
Câu 3: Tình yêu thương con người ảnh hưởng thế nào đến người nhận , người cho và mọi người
- Người nhận cảm thấy ấm áp, được an ủi, có động lực 
- Người cho cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc
- Mọi người cảm thấy ngưỡng mộ, cảm phục, đồng cảm, sẻ chia.
Bước 3 : Các nhóm lên trình bày phần thảo luận của mình
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau
- GV nhận xét 
1: Thế nào là tình yêu thương con người
Yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác . 
2. Biểu hiện của tình yêu thương con người
(Nội dung theo SHD)
3.Giá trị của tình yêu thương con người
(Nội dung theo SHD)
Tình thương là thái độ nhạy cảm và đồng cảm giữa con người và con người, giữa con người và tất cả những gì mà con người tiếp cận. Tình thương là thái độ gần gũi, dịu dàng, mong ước làm những điều tốt đẹp cho nhau trong phạm vi khả năng của mỗi bên. Biết sống với tình thương đó là biết sống hạnh phúc, biết sống có ý nghĩa.
Tình thương yêu có muôn hình, như viên đá ngũ sắc, mỗi mặt mỗi cạnh đều lung linh một sắc mầu khác nhau. Tình thương yêu là vô hình nhưng sự hiện diện của nó lại hữu hình, nó len lỏi vào từng góc nhỏ của cuộc sống thường ngày. Có thể đôi lúc vô tình chúng ta không nhận ra, biểu hiện giản dị, gần gũi nhất của tình thương yêu con người chính là tình yêu thương cha mẹ, anh chị, hay người thân trong gia đình. Hay nói cách khác, đó là tình thân. Con người ta sinh ra ai cũng có sẵn lòng yêu quý mẹ cha. Chúng ta mang nó vào đời và đặt bên cạnh nó một thứ tình cảm khác, đó là tình bạn, tình tri âm, tri kỷ, tình yêu đôi lứa. Sau những buồn vui của tuổi thơ, những sự sẻ chia của cuộc sống, môt sợi dây vô hình đã kết nối những người xa lạ lại thành những người bạn, một phần quan trọng của cuộc sống. Tình bạn là sự cảm thông, thấu hiểu, sẻ chia hay đồng cảm, xét cho cùng, cũng là một biểu hiện không cầu kì không ồn ào mà rất tự nhiên, giản dị của tình yêu thương. Bên cạnh đó, có thể nói rằng, tình yêu đôi lứa, sự đồng điệu của hai tâm hồn cũng là một phần của tình yêu thương. Khi xét trên một nghĩa rộng lớn hơn, không có chiếc túi thần kì nào chứa hết tình yêu thương nhân loại. Chúng ta yêu những gương mặt thân quen mà ta vẫn gặp mỗi ngày, cho dù giữa ta với họ không hề có một mối liên giao nào, đơn giản bởi vì chúng ta cùng chung sống trên cùng nột mảnh đất, cùng chung một tổ quốc, chung tiếng nói... chung màu da.... Chúng ta thương những đứa bé mồ côi không cha không mẹ, lo lắng cho cuộc sống của con người nơi vừa xảy ra trận bão lớn. Chúng ta cảm thông, đau xót, lo lắng cho cả những người chưa từng gặp mặt bởi tình yêu thương của con người là vô cùng tận. Suy nghĩ tích cực cần thiết phải xuất hiện trong những hoàn cảnh khó khăn. Có những xung đột chỉ được hóa giải khi xuất hiện sự tha thứ và tình yêu thương vĩ đại. Bình an và hạnh phúc sẽ tự động đến với những người có tâm hồn trong sáng và tình yêu thương. Khi bên trong bạn có tình yêu thương, bạn sẽ lan tỏa tình yêu thương ra cho mọi người xung quanh. Một người chủ động trao tặng tình yêu thương thì bên trong họ tràn đầy tình yêu thương. Khi cho đi tình yêu thương, chắc chắn ta sẽ nhận lại tình yêu thương.
Cuộc sống đang trôi qua từng ngày cùng với những ngẫu nhiên đầy bất ngờ ,với những điều đang đến và nhiều điều sẽ mất đi...Bạn đừng vội khép cửa trái tim hay khép chặt tâm hồn mình vì những nỗi đau và mất mát đã từng làm tổn thương bạn. Hãy để trái tim và ánh mắt rộng mở cho những cảm nhận yêu thương sưởi ấm tâm hồn, những cảm xúc đã từng có và đang sống lại trong bạn. Bởi hơn tất cả mọi thứ trên đời, tình thương yêu là sức mạnh vô biên, là điều chia sẻ quí giá không thể thiếu trong cuộc sống con người. Mỗi con người sinh ra trên thế gian này đã là một niềm hạnh phúc vĩ đại. Nhưng sinh ra để sống trong vô nghĩa thì cái diễm phúc lớn lao kia lại trở thành một thứ bi kịch chua xót. Ý nghĩa cuộc sống, điều làm nên hạnh phúc thực sự, để hạnh phúc tồn tại lâu bền nhất lại chỉ vang lên nhịp đập của nó khi được nuôi dưỡng bởi suối nguồn của tình yêu thương. Dường như quy luật ấy đã trở thành muôn thưở và là chân lý của cuộc sống. Cũng bởi lẽ trên, đã có ý kiến cho rằng:
“Tình thương là hạnh phúc của con người”
Khi còn ở tuổi thiếu niên, dường như mọi người trong chúng ta thường nhìn nhận khái niệm hạnh phúc rất đơn giản là những điều mình mong muốn. Bước vào cuộc sống, bạn thật sự đặt chân lên cuộc hành trình tự khẳng định mình, tìm kiếm giá trị cuộc sống và ý nghĩa bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng : “Tình Thương Là Hạnh Phúc của Con Người”. Đó cũng chính là một chân lí vĩnh hằng của cuộc sống.
Dù mơ hồ hay rõ ràng, ai cũng có thể nhận ra rằng tình thương là những tình cảm đẹp đẽ và nồng nhiệt của con người, gắn kết những trái tim đồng cảm. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn và cao hơn cả là tình người nói chung. Đó có thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất từ sự quan tâm, chăm sóc nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn lao hơn mang tính giai cấp, cộng đồng. Tình thương, đó là tấm lòng yêu thương chân thành và trong sáng, là tình cảm chỉ trao đi mà ko cần nhận lại, ko vụ lợi,ko toan tính.Có thể nói, tình thương là một thứ tình cảm đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi con người.Và kết quả của sự yêu thương đó là sự thỏa mãn của con tim, cái được goi là niềm hạnh phúc.
Hạnh phúc là gì ?
Tự bao đời nay, con người luôn khao khát yêu thương, luôn kiếm tìm hạnh phúc. Người ta có thể cảm nhận dc hạnh phúc nhưng để mô tả nó một cách rõ ràng thì không phải là một điều đơn giản.Chỉ có thể nói về hạnh phúc như là một trạng thái sung sướng vì cảm thấy thỏa mãn ý nguyện.Nhưng đó không chỉ đơn thuần là ước muốn vật chất hay sự thành công, mà là cả 1 tổng thể bao gồm những khái niềm hết sức trừu tượng, nhưng cũng thật đơn giản biết bao.Có đôi lúc, hạnh phúc chỉ đơn giản là giọt nước mắt nóng hổi của mẹ và tiếng cười ấm áp của ba khi nhìn con ra đời khỏe mạnh. Hạnh phúc có khi chỉ đơn giản là niềm xúc động khi nhận được một sự giúp đỡ, hay một lời chia sẻ chân thành. Đối với nhiều người, hạnh phúc bắt đầu từ điều đơn giản nhất, khi mỗi sớm mai thức dậy, thấy mình sống có ích trên cõi đời.
“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương"
Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản và bình dị thế thôi. Sự thật là có một mối liên hệ không thể tách rời giữa hạnh phúc và tình thương.Con người không thể sống hạnh phúc mà không có tình thương.
Tình thương mang lại hạnh phúc cho người nhận nó, giúp họ có thêm nghị lực để vượt qua mọi thử thách, khó khăn; là động lực giúp họ ngày càng hoàn thiện hơn. Không chỉ với người nhận, sự trao đi tình thương cũng là điều mang lại hạnh phúc. Khi bạn giúp đỡ một bà cụ đi qua đường thì bạn cảm thấy thế nào? Câu trả lời nằm trong tim bạn rằng, có phải bạn đang vui khi nhìn thấy ánh mắt vui vui của bà cụ ấy?. Thế có nghĩa là bạn đang hạnh phúc đấy. Trao đi yêu thương một cách tự nhiên, chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc xứng đáng. Bởi vì khổ đau được san sẻ sẽ vơi nữa, còn hạnh phúc được san sẻ sẽ nhân đôi. Thomas Merton đã từng nhận xét:
“Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác, một tình thương yêu không vị kỉ, ko đòi hỏi phải được đền đáp”
Đúng vậy, được yêu thương là một hạnh phúc, nhưng yêu thương người khác còn là một hạnh phúc lớn hơn. Tình thương mang lại hạnh phúc cho con người.Đó chính là lí do tại sao mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta phảu biết rèn luyện bản thân, để tạo nên hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và xã hội. Tình thương là nét đẹp tiềm ẩn sức mạnh vĩ đại, là niềm hạnh phúc quý giá của con người.Cần biết trân trọng những gì ta đang có, yêu thương và san sẻ để cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. Ngày nào ta còn sống, tức là ta còn có cơ hội để cảm nhận hạnh phúc của cuộc đời. Vì vậy, chúng ta hãy chia sẻ lòng tốt và lòng nhiệt tình đối với người khác.Một câu ngạn ngữ của Scotland nói rằng:
“Hãy sống thật hạnh phúc khi bạn còn đang sống, bởi vì bạn chỉ có một lần sống duy nhất mà thôi!”
Mỗi ngày chúng ta có 24h để sống, để yêu thương, để phát hiện những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống. Hãy cho đi tình thương để có thể cảm nhận cuộc sống một cách đầy đủ nhất, tuyệt vời nhất. Sống ngày nào, hãy biết nâng niu an lạc ngày đó! Biết cho đi yêu thương và sống thật ý nghĩa để mong cuối cuộc đời đặt cho mình một dấu chấm thật tròn !
HOẠT ĐỘNG 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Bước 1. Giao nhiệm vụ
GV: Yêu cầu HS làm bài tập theo sách hướng dẫn
HS: Lắng nghe nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS: Làm bài vào vở
GV Quan sát
Bước 3. Thảo luận trao đổi báo cáo
GV. Gọi 1 vài HS trình bày BT1. 
HS khác nhận xét bổ sung.
Bước 4. Phương án kiểm tra đánh giá.
HS làm tốt hoặc chưa tốt
Điều chỉnh
HS làm bài và gv kết luận:
 Bài tập 1trang 24. HS biết nói, viết, gửi lời yêu thương tới bạn bè trong các dịp sinh nhật, lễ tết
- Em được bố mẹ ôm chầm mỗi khi về đến nhà.
- Được bố mẹ quan tâm chăm sóc mỗi khi bị bệnh.
- Em cảm thấy rất hạnh phúc và vui khi mình được sinh ra trong gia đình tràn ngập yêu thương từ bố, mẹ, anh, em...
- Em đã cố gắng học tốt, chăm chỉ sau giờ học em thường giúp đỡ những việc lặt vặt như tự giặt đồ, tự nấu cơm, rửa bát....
- Hành động : 
+ Giúp đỡ các bạn khi gặp bài tập khó
+ Quan tâm những bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: nhà nghèo, mắc bệnh hiểm nghèo, khuyết tật...
- Lời nói: thân mật, gần gũi, ân cần, tôn trọng bạn, lời nói dịu dàng,nhã nhặn.
 BT2. Tên dự án : Vòng tay yêu thương
HS làm theo mẫu shd
Cùng các bạn góp quỹ chung tay giúp đỡ nghười nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo...
Cùng nhau xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, lành mạnh, tràn ngập yêu thương...
Làm cho đời sống của những người nghèo khổ trở nên vui tươi có ý nghĩa, bớt khó khăn và chia sẻ nỗi niềm với nhau.
HOẠT ĐỘNG 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Bước 1. Giao nhiệm vụ
GV: Yêu cầu HS làm bài theo sách hướng dẫn
HS: Lắng nghe nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS: Làm bài vào vở
GV Quan sát
Bước 3. Thảo luận trao đổi báo cáo
GV. Gọi 1 vài HS trình bày
HS khác nhận xét bổ sung.
Bước 4. Phương án kiểm tra đánh giá.
HS làm tốt hoặc chưa tốt
Điều chỉnh
HS làm bài và gv kết luận
HOẠT ĐỘNG 5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Bước 1. Giao nhiệm vụ
GV: Yêu cầu HS làm bài theo sách hướng dẫn
HS: Lắng nghe nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS: Làm bài vào vở
GV Quan sát
Bước 3. Thảo luận trao đổi báo cáo
GV. Gọi 1 vài HS trình bày
HS khác nhận xét bổ sung.
Bước 4. Phương án kiểm tra đánh giá.
HS làm tốt hoặc chưa tốt
Điều chỉnh
HS làm bài và gv kết luận
V.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
1. Tổng kêt. 
GV Khái quát lại các kiến thức cơ bản của bài học hoặc gọi HS nhắc lại kiến thức cơ bản của bài đã học
2.Hướng dẫn học tập
- HS học thuộc KT cơ bản mà GV đã chốt.
- Làm các bài tập còn lại trong hoạt động 4,5
- Đọc và chuẩn bị những yêu cầu của bài mới 
Tân Châu, ngày tháng năm 2016
 Ký duyệt
Tiết 11, 12 Ngày soạn: 30 /9/ 2017	Ngày dạy: / / 2017
Ngày dạy: / / 2017
Ngày dạy: / / 2017
Bài 4 SỐNG TỰ LẬP(2 Tiết)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
	Trình bày được thế nào là sống tự lập và ý nghĩa cuả sống tự lập
2. Về kĩ năng.
Tự lập được trong sinh hoạt cá nhân, trong công việc, gia đình, trong học tập, và các hoạt đọng tập thể ở lớp, ở trường.
3.Thái độ
Đồng tình, ủng hộ những hành vi sống tự lập; không đồng tình với những hành vi chây lười, ỉ lại.
	4. Định hướng hình thành năng lực
	Hình thành năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ và năng lực hợp tác
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
Sách hướng dẫn học môn GDCD 7
Chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD
Máy chiếu
Chuẩn bị của học sinh
Sách hướng dẫn học môn GDCD 7
Giấy A4, bút dạ
Tấm gương sống tự lập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
Nêu các biểu hiện của tình yêu thương con người?Nêu một số việc làm của bản thân thể hiện lòng yêu thương con người?
Tiến trình bài học
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động khởi động ( Hoạt động cá nhân)
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
1. GV mời bạn trưởng ban Văn nghệ bắt cái hát tập thể bài “ Thanh niên làm theo lời Bác”
- Nội dung bài hát muốn nhắc chúng ta điều gì?
2. Cho HS quan sát các bức ảnh: 1-> 6, trả lời câu hỏi:
- Các nhân vật trong mỗi bức tranh đang làm gì?
- Những hành động, việc làm thể hiện phẩm chất gì của họ?
- Chúng ta hãy cố gắng, mọi thứ đều có thể thành công.
Ảnh 1: Cô gái đang mang rất nhiều đồ đi xuống bằng cầu thang bộ.
Ảnh 2: Một nam thanh niên đang chuẩn bị nấu ăn.
Ảnh 3: Các bạn học sinh đang chế biến món ăn.
Ảnh 4: Em bé đang rửa bát.
Ảnh 5: Các thanh niên tình nguyện đang hướng dẫn các bạn học sinh đi làm thủ tục.
Ảnh 6: Dù không có đôi tay nhưng anh thanh niên vẫn cố gắng luyện viết bằng cách cắn bút vào miệng.
àChỉ cần có sữ cố gắng, nỗ lực vươn lên thì không có việc gì chúng ta không thể.
=> Thể hiện sự tự lập của mỗi người. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là sống tự lập? (Hoạt động nhóm)
Gọi HS đọc truyện “Hai bàn tay”
Trả lời theo các câu hỏi TL HDH: 
? Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện dưới đây?
? Vì sao Bác Hồ có thể ra nước ngoài tìm đường cứu nước chỉ với hai bàn tay?
?Em hiểu thế nào là sống tự lập?
HS: Đại diện nhóm trình bày ( dự kiến câu trả lời) các nhóm khác chia sẻ thêm
GV: nhận xét, chia sẻ thêm, đưa ra kết luận hoàn chỉnh về tự lâp
Hoạt động 3: Trải nghiệm (Giao nhiệm vụ cá nhân,thực hiện vào phiếu học tập và trao đổi cặp đôi, Chia sẻ cá nhân)
GV cho HS suy nghĩ và trả lời theo nội dung câu hỏi tài liệu HDH trang 33.
 HS suy nghĩ, chia sẻ với bạn bè.
+ Trong cuộc sống hàng ngày, em tự làm lấy những việc gì? cảm xúc của em như thế nào khi làm được những việc đó mà không trông cậy, phục thuộc vào người khác?
+ Những việc nào em thường không tự làm được mà phải nhờ bạn bè, người thân làm hộ? Vì sao em không tự làm được những việc đó?
àGV kết luận:
=>GVTích hợp tư tưởng HCM :Bác Hồ là tấm gương sáng về lối sống tự lập, chúng ta cần học tập và noi theo?
Hoạt động 4: Ý nghĩa của sống tự lập
(Hoạt động nhóm)
- Gọi 2 HS đọc 2 tình huống
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: 
Nhóm 1,2 tìm hiểu trường hợp 1? 
+ Theo em , ở Nguyệt Hà thiếu phẩm chất gì mà thanh niên nói chung và sinh viên du học nước ngoài nói riêng cần có?
+ Những người như Nguyệt Hà có thể thành công trong cuộc sống không?Vì sao
Nhóm 3,4 tìm hiểu trường hợp 2
+ Lịch đã gặp khó khăn như thế nào trong cuộc sống?
 + Nhờ đâu lịch đã vượt qua được khó khăn, vươn lên trong cuộc sống?
HS: Đại diện nhóm trình bày, chia sẻ với nhóm còn lại
GV: ?Em còn biết thêm những gương tự lập nào khác trong cuộc sống ?Hãy chia sẻ với bạn bè về các trường hợp cụ thể đó?
? Qua việc phân tích những câu chuyện trên, em thấy sống tự lập có tầm quan trọng như thế nào?
GV: chia sẻ với các nhóm
1. Thế nào là sống tự lập?
- 
+ Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Bác Hồ vẫn có khả năng tự lo liệu cho cuộc sống của mình, Bác không sợ khó khăn vất vả.
 + Bác Hồ có thể ra nước ngoài tìm đường cứu nước chỉ với hai bàn tay vì Bác tự tin vào khả năng sống tự lập của mình.
+ Tự lập là tự lo liệu, tự tạo dựng cho cuộc sống của bản thân.
“ Sống tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác”
Sống tự lập là không dựa dẫm vào người khác, sống dựa vào chính khả năng của mình, nhưng tự lập ko phải chỉ biết đến mình, ko nhờ vả ai. Quan trọng là phải giúp đỡ và những thành quả đều phải do mình làm ra.
2. Ý nghĩa của sống tự lập.
+ Nguyệt Hà thiếu phẩm chất tự lo liệu cho cuộc sống của mình khi sống xa nhà
->Những người như Nguyệt Hà rất khó có thể thành công trong cuộc sống vì luôn sống phụ thuộc vào bố mẹ mà không biết xây dựng cho mình lối sống tự lập.
Đôi chân của anh không bình thường, bị tật
-> Nhờ sự nỗ lực, kiên trì, tinh thần , ý trí vượt khó, lòng quyết tâm cao trong quá trình rèn luyện.
Tự lập có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cá nhân, giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống và được mọi người kính trọng
C. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 5: HS hoạt động cá nhân, hoàn thành phiếu học tập, theo mẫu trong TL HDH – trang 36.
TT
Môi trường
Những việc sẽ tự lập
BP thực hiện
1
Gia đình
- Giặt quần áo, quét dọn nhà của, nấu cơm....
tự làm, không đợi ai nhắc nhở
2
Nhà trường, lớp học
tự học bài và làm bài
trực nhật lớp theo quy định......
tự làm, không đợi ai nhắc nhở
3
Cộng đồng
- dọn dẹp vệ sinh nơi ở, tham gia các sinh hoạt tập thể....
tự làm, không đợi ai nhắc nhở
	(Giáo viên có thể bổ sung hoạt động,bài tập tình huống để học sinh luyện tập khắc sâu và nâng cao cho HS khá giỏi.)
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV phát trả lại cho HS sản phẩm (kế hoạch rèn luyện ở mục C) yêu cầu các em thực hiện trong vòng 1 tuần lễ, báo cáo cụ thể trong tiết học sau tại lớp, theo 2 câu hỏi trong mục D
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Về nhà các em sưu tầm những tấm gương về sống tự lập trong thực tiễn và trên báo chí, chia sẻ với bạn bè tại lớp
Làm bài 1, 2 của mục đáng giá
 1. Tổng kêt. 
GV Khái quát lại các kiến thức cơ bản của bài học hoặc gọi HS nhắc lại kiến thức cơ bản của bài đã học
2.Hướng dẫn học tập
- HS học thuộc KT cơ bản mà GV đã chốt.
- Hoàn thành các bài tập đã giao vào trong vở
- Chuẩn bị bài 5: Sống có kế hoạch.
Ký duyệt
Ngày tháng năm 2017
Ngày soạn:
Tuần: 9+10
Tiết 9+10. Bài 4: SỐNG TỰ LẬP
A. Mục tiêu
Kiến thức:
 - Trình bày được thế nào là sống tự lập và ý nghĩa cuả sống tự lập
 2. Về kĩ năng.
- Tự lập được trong sinh hoạt cá nhân, trong công việc, gia đình, trong học tập, và các hoạt động tập thể ở lớp, ở trường.
 3.Thái độ
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi sống tự lập; không đồng tình với những hành vi chây lười, ỉ lại.
 4. Định hướng hình thành năng lực
 	 - Hình thành năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ và năng lực hợp tác
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
Sách hướng dẫn học môn GDCD 7
Chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD
Máy chiếu, phiếu học tập,bài hát, câu chuyện về tự lập...
Chuẩn bị của học sinh
Sách hướng dẫn học môn GDCD 7
 Giấy A4, bút dạ
Tấm gương sống tự lập
C. Tiến trình dạy học 
 I. Tổ chức 
 II. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
A. Hoạt động khởi động
GV cho cả lớp hát bài: “Thanh niên làm theo lời Bác” (sáng tác Hoàng Hòa)
? Thông qua nội dung bài hát này, 
Theo các em, những câu hát nào thể hiện tính tự lập?
Tìm những từ, những cụm từ thể hiện hành động, việc làm thể hiện 
2. ?Quan sát hình ảnh, em hãy miêu tả lại nội dung của các bức tranh?
B1. Cô gái đang xách đồ.
B2. Anh ấy đang rửa rau.
B3. Các bạn đang nấu ăn
B4. Cô ấy đang rửa bát
B5. Tình nguyện viên đang chỉ dẫn cho em học sinh.
B6. Anh ấy đang viết bằn

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12249592.doc