Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 16: Thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương và các nội dung đã học

THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC

NỘI DUNG ĐÃ HỌC

I.MỤC TIÊU :

 Giúp học sinh :

1. Kiến thức: Củng cố hệ thống hóa các kiến thức đã học

 2. Kĩ năng: Rèn luyện các kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập, giải quyết các tình huống gặp phải trong giao tiếp, trong cuộc sống.

 3. Về thái độ :

 Có ý thức học tập, tích cực tham gia, tìm hiểu các vấn đề của địa phương

4. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất

- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp, hợp tác

- Phẩm chất sống yêu thương, có trách nhiệm, tự chủ

II. CHUẨN BỊ :

 Gv : Sgk,Stk, bảng phụ , phiếu học tập .

 Hs : chuẩn bị bài ở nhà .

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG .

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

 

doc 15 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2374Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 16: Thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương và các nội dung đã học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
Tuần 16- Tiết 16
THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC 
NỘI DUNG ĐÃ HỌC
I.MỤC TIÊU :
 Giúp học sinh :
1. Kiến thức: Củng cố hệ thống hóa các kiến thức đã học 
 2. Kĩ năng: Rèn luyện các kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập, giải quyết các tình huống gặp phải trong giao tiếp, trong cuộc sống.
 3. Về thái độ :
 Có ý thức học tập, tích cực tham gia, tìm hiểu các vấn đề của địa phương
4. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp, hợp tác
- Phẩm chất sống yêu thương, có trách nhiệm, tự chủ
II. CHUẨN BỊ :
 Gv : Sgk,Stk, bảng phụ , phiếu học tập .
 Hs : chuẩn bị bài ở nhà .
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG .
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 1 ổn định tổ chức .
 2 Kiểm tra : Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh .
 3Bài mới :
 Giới thiệu bài 
SỐNG GIẢN DỊ
a) Trong các tranh sau đây, theo em, bức tranh nào thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường ? Vì sao ?
Trả lời: 
Bức tranh (3) thể hiện đức tính giản dị. Bởi vì: Bức tranh (3) thể hiện đúng tác phong của người học sinh, trang phục nghiêm túc, phù hợp với lứa tuổi học sinh, tác phong nhanh nhẹn, vui tươi.
Hai bức tranh còn lại không phù hợp với lứa tuổi của học sinh: trang điểm son phấn, loè loẹt, mang giày cao gót, đeo kính râm, mặc áo phông, khi đến trường.
b) Trong các biểu hiện sau đây, theo em, biểu hiện nào nói lên tính giản dị ?
(1) Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy ;
(2) Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu ;
(3) Nói năng cộc lốc, trống không ;
(4) Làm việc gì cũng sơ sài, qua loa ;
(5) Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở;
(6) Thái độ khách sáo, kiểu cách ;
(7) Tổ chức sinh nhật linh đình.
Trả lời: 
Trong các câu trên, biểu hiện nói lên tính giản dị là:
- Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu.
- Đôi xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở.
c) Tìm thêm những biểu hiện khác của tính giản dị và không giản dị trong cuộc sống hằng ngày mà em biết.
Trả lời: 
- Biểu hiện của tính giản dị:
+ Mặc dù nhà rất khá giả nhưng lúc nào Hạnh cũng ăn mặc giản dị, gần gũi, vui vẻ, chan hòa với các bạn.
+ Sinh nhật lần thứ 12, Đức tổ chức rất đơn giản song thật là vui vẻ, đầm ấm.
- Biểu hiện của tính không giản dị:
+ Gia đình Lộc cuộc sống khó khăn: bố về hưu, mẹ làm công nhân, song Lộc lúc nào cũng đua đòi chưng diện.
+ Nhi đòi mẹ tổ chức sinh nhật thật linh đình để mời bạn bè.
+ Phúc học giỏi nhưng rất ít khi Phúc gần gũi giúp đỡ những bạn học còn yếu.
d) Tìm tấm gương sống giản dị của những người xung quanh em.
Trả lời: 
Những tấm gương sống giản dị xung quanh em như những bạn cùng lớp, bạn hàng xóm hay người bạn cũ mà em biết có lối sống giản dị và được mọi người yêu quý.
đ) Theo em, học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị ?
Trả lời: 
- Quần áo gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc áo quần trông lạ mắt so với mọi người.
- Tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ, kiểu cách.
- Nói năng lịch sự, có văn hoá, diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu.
- Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người, vì thế ngày từ khi còn là học sinh chúng ta phải biết rèn luyện mình trong học tập, trong hành vi cư xử, trong quan hệ giao tiếp với cha mẹ, thầy cô giáo, với bạn bè.
- Thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra, trang phục khi đến trường sạch sẽ, tươm tất, lịch sử, bảo vệ của Công’, không xa hoa lãng phí.
- Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình mình.
e) Em hãy sưu tầm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính giản dị.
Trả lời: 
Tục ngữ:
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Ăn lấy chắc, mặc lấy bền
- Ăn cần ở kiệm
Danh ngôn:
- Lời nói giản dị mà ý sâu xa là lời nói hay (Mạnh Tử).
- Phải luôn dùng lời lẽ, những thí dụ đơn giản thiết thực và dễ hiểu. Khi viết, khi nói phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được... (Hồ Chí Minh)
“Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ
Tự kiêu một chút cũng là thừa”
Bài : Tự trọng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (không có)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Em hãy cho biết, trong các hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính tự trọng ? Giải thích vì sao ?
(1) Không làm được bài, nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn ;
(2) Dù khó khăn đến mấy cũng cố gắne thực hiện bằng được lời hứa của mình ;
(3) Khi có khuyết điểm và được nhắc nhở, Nam đều vui vẻ nhận lỗi, nhưng chẳng mấy khi sửa chữa ;
(4) Chỉ những bài kiểm tra nào được điểm cao Tâm mới đem khoe với bố mẹ, còn điểm kém thì giấu đi ;
(5) Đang đi chơi cùng bạn bè, Lan rất xấu hổ khi gạp cảnh bố hoặc mẹ mình lao động vất vả ;
Trả lời: 
Hành vi (1) (2) là những hành vi có lòng tự trọng.
- Hành vi (1), không làm được bài nhưng biết coi trọng và giữ gìn đạo đức, tư cách của mình, trung thực không vì bị điểm kém mà quay cóp hoặc nhìn bài của bạn, biểu hiện của người có lòng tự trọng.
- Hành vi (2) là hành vi của người biết coi trọng lời hứa, coi trọng chữ tín, tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
b) Kể lại một số việc làm thể hiện tính tự trọng hoặc thiếu tính tự trọng mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày.
Trả lời: 
- Việc làm thể hiện lòng tự trọng:
+ Hôm qua Lan không học thuộc bài, giờ kiểm tra bài cũ mặc dù được các bạn ngồi đầu nhắc bài cho, song Lan vẫn không trả lời và chấp nhận điểm kém.
+ Mặc dù bị Hoàng chơi xấu (nói xấu sau lưng) nhưng khi Hoàng bị ốm, Tuấn vẫn cùng các bạn ghi chép bài cho Hoàng, thăm hỏi sức khoẻ của Hoàng.
- Việc làm thể hiện thiếu lòng tự trọng:
+ Ngồi ở đâu Lý cũng thường đem chuyện của người khác ra kể và nói xấu bạn khi không có bạn, mặc dù đã được các bạn nhắc nhở song Lý vẫn chứng nào tật ấy.
+ Giờ kiểm tra môn GDCD, vì không học bài, Hà đã cầu cứu Nam, Nam không đồng ý cho Hà chép bài của mình. Hà giận và tìm cách trả thù Nam.
c) Theo em, cần phải làm gì để rèn luyện tính tự trọng ?
Trả lời: 
- Phải biết nhận khuyết điểm khi mình có thiếu sót.
- Phải nghiêm khắc với bản thân.
- Phải tôn trọng lẽ phải.
- Phải tôn trọng người khác và tôn trọng bản thân.
- Phải thực hiện tốt câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”; “Đúng hứa, đúng hẹn”; luôn trung thực với người khác và với chính mình.
- Phải xa lánh những thói xấu như khúm núm, sợ sệt, nịnh hót, nói xấu sau lưng người khác.
- Sống chuẩn mực,
- Suy nghĩ thận trọng trước khi hành động.
d) Em hãy kể lại một câu chuyện nói về tính tự trọng.
Trả lời: 
Em hãy kể một câu chuyện về tính tự trọng của chính bản thân em, hay được nghe kể lại từ bạn bè, bố mẹ, hay được đọc trong sách báo, xem tivi.
đ) Em hãy sưu tầm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ, danh ngôn nói về tính tự trọng.
Trả lời: 
- Tục ngữ:
+ Ăn có mời, làm có khiến.
+ Đói cho sạch, rách cho thơm.
+ Giấy rách phải giữ lấy lề.
+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
+ Chết đứng còn hơn sống quỳ.
- Ca dao:
Thuyền dời nào bến có dời
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.
- Danh ngôn:
“Chỉ có tính tự lập và tự trọng mới có thể nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận”. - A.X.Pu-Skin-
Bài : Yêu thương con người
a) Em hãy nhận xét hành vi của những nhân vật nêu trong các tình huống sau đây :
- Mẹ bạn Hải không may bị ốm, Nam biết tin đã rủ một số bạn cùng lớp đến thăm hỏi, chăm sóc mẹ bạn Hải.
- Bé Thuý ở nhà một mình, chẳng may bị ngã. Long đi học về qua, thấy vậy đã vào băng bó vết thương ở tay cho Thuý và mời thầy thuốc đến khám cho em.
- Vân bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội lớp 7A cử Toàn chép và giảng bài cho Vân sau mỗi buổi học, nhưng bạn Toàn không đồng ý, với lí do Vân không phải là bạn thân của Toàn.
- Trung hỏi vay tiền của Hổng để mua thuốc lá hút, Hồng không cho Trung vay mà còn khuyên Trung không nên hút thuốc lá.
Trả lời: 
- Hành vi của Nam, Long, Hồng, tập thể lớp 7A thể hiện lòng yêu thương con người.
- Hành vi của Toàn là không có lòng yêu thương con người. Lòng yêu thương con người là phải có sự chia sẻ, cảm thông, không phân biệt đối xử.
b) Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tình thương yêu của con người đối với con người.
Trả lời: 
Tục ngữ:
- Thương người như thể thương thân
- Lá lành đùm lá rách
- Chia ngọt sẻ bùi
- Yêu nhau chín bỏ làm mười
- Chị ngã em nâng
- Máu chảy ruột mềm
Ca dao:
- Kính già già để tuổi cho
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
Danh ngôn:
“Tôi chỉ có một ham muốn, ham muôn tột bậc làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. (Hồ Chí Minh)
c) Hãy kể về một việc làm cụ thể của em thể hiện tình thương yêu giúp đỡ mọi người (đối với cha mẹ, anh chị em, bạn bè hoặc hàng xóm láng giềng, người trên đường phố...)
Trả lời: 
Bố mẹ em đều là công nhân của nhà máy dệt. Hàng ngày khi em và em của em còn yên giấc ngủ ngon, bố mẹ đã phải dậy sửa soạn ra ngã tư để chờ xe ô tô của nhà máy chở đi làm.
Thương bố mẹ vất vả có lúc về đến nhà đã 7 giờ tối, ngoài việc chăm chỉ học hành, em thay bố mẹ chăm sóc em bé, dỗ dành em ăn sáng, đưa em đi nhà trẻ, chiều đón em về tắm rửa cho em, nấu cơm, quét dọn nhà cửa...
d) Em hãy kể về những tấm gương (trong lớp, trong trường hoặc nơi em ở) đã giúp người khác trong đời sống, trong học tập thể hiện truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.
Trả lời: 
Đó là câu chuyện về anh Nguyễn Giang Nam - Học sinh lớp 8 trường THCS Nguyễn Tri Phương - Huế đã dũng cảm hi sinh thân mình cứu ba người bạn khỏi chết đuối.
Vào một chiều chủ nhật, tháng 10 năm 1998, Nguyễn Giang Nam cùng các bạn đi đá bóng, sau khi đá bóng xong các bạn rủ nhau xuống tắm ở dòng sông Như Ý, vì bị cảm nên Giang Nam không xuống tắm, Nam ngồi trên bờ nhìn các bạn vừa tắm vừa vui đùa với quả bóng. Bỗng quả bóng trôi ra xa các bạn mải đuổi theo quả bóng nên hụt chân bị nước cuốn trôi. Ngồi trên bờ nghe tiếng kêu cứu, Giang Nam vội lao ra cứu các bạn, vừa lúc đó có anh sinh viên đi qua thấy vậy đã giúp Nam kéo lần lượt ba bạn lên bờ, nhưng khi anh sinh viên quay lại, vì quá đuối sức Nam đã bị nước cuốn trôi. Nguyễn Giang Nam đã anh dũng hy sinh.
- Tấm gương hi sinh thân mình cứu bạn của Nguyễn Giang Nam được Thủ tướng truy tặng Bằng khen, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh truy tặng “Huy chương tuổi trẻ dũng cảm” và pha; động thanh thiếu niên toàn quốc học tập noi gương Nguyễn Giang Nam. Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việ: Nam công nhận liệt sĩ và trao tặng “Bằng Tổ quốc ghi công”. 
a) Em có nhận xét gì về lịch làm việc, học tập từng ngày trong tuần của bạn Hải Bình ?
Trả lời: 
Qua bảng kế hoạch làm việc của bạn Hải Bình chúng ta thấy:
- Bạn Hải Bình là người biết lập kế hoạch làm việc.
- Cột dọc là thời gian trong ngày và công việc của cả tuần.
- Cột ngang là thời gian trong tuần và công việc trong một ngày.
- Nội dung kế hoạch nói lên nhiệm vụ học tập, tự học, hoạt động cá nhân, nghỉ ngơi giải trí (đến thư viện, sinh hoạt câu lạc bộ..).
- Kế hoạch chưa hợp lí và thiếu:
- Thiếu thời gian hằng ngày từ 11h30 đến 14h và từ 17h đến 19h.
- Lao động giúp đỡ gia đình (dọn dẹp nhà cửa, rửa chén bát...) không có
- Thiếu công việc: ăn, ngủ, tập thể dục thể thao..
- Xem vô tuyến nhiều.
b) Em có nhận xét gì vé tính cách của bạn Hải Bình ?
Trả lời: 
Hải Bình là người rất tự giác, có ý thức tự chủ, chủ động làm việc có kế hoạch không cần ai nhắc nhở. Ngay sau ngày khai giảng, biết được thời khóa biểu lên lớp hằng ngày Nguyễn Hải Bình đã lên lịch và làm việc và học tập hằng tuần của mình.
c) Em thử dự đoán xem với cách làm việc theo kế hoạch như Hải Bình thì sẽ đem lại những kết quả gì ?
Trả lời: 
Với cách làm việc theo kế hoạch đó Hải Bình sẽ chủ động trong công việc: không lãng phí thời gian. Nhưng đây chưa phải là một bản kế hoach tối ưu vì vậy kết quả thực hiện còn tùy thuộc ở quyết tâm của Hải Bình
d) Tại sao phải làm việc có kế hoạch ? Nếu làm việc không có kế hoạch thì có lợi, có hại gì ?
Trả lời: 
Sống và làm việc có kế hoạch có lợi:
- Rèn luyện ý chí, nghị lực
- Rèn luyện tính kỉ luật, kiên trì
- Sẽ đem lại kết quả làm việc, học tập tốt
- Được mọi người quý mến và bản thân trở thành con ngoan 
Những điều có hại khi sống và làm việc không có kế hoạch:
- Làm việc tùy tiện dễ mất thời gian "thời gian thấm thoát thoi đưa, nó đi đi mãi có chờ đợi ai", không có hiệu quả.
- Dễ bị dao động, khó tự kiềm chế những hứng thú, ham muốn đột xuất.
- Ảnh hưởng đến người khác.
Bài : Tự lập
Bài 1 (trang 26 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy nêu những biểu hiện của tính tự lập trong học tập, trong công việc và trong sinh hoạt hằng ngày.
Lời giải: 
- Tự mình đi học, nếu nhà gần trường thì đi bộ, nếu nhà xa trường thì đi xe đạp hoặc đi xe buýt, không phụ thuộc vào sự đưa đón của cha mẹ.
- Tự mình làm bài tập, tự mình làm bài kiểm tra không trao đổi, không quay cóp, không sử dụng tài liệu.
- Tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp, không để cha mẹ nhắc nhở hoặc chuẩn bị giúp cho.
- Ở nhà tự giác học tập, ôn bài, làm bài tập không cần ai nhắc nhở.
- Tự giặt quần áo.
- Giúp đỡ gia đình nấu cơm, quét dọn nhà cửa, rửa chén bát, tự chuẩn bị bữa ăn.
- Một mình chăm sóc em bé để mẹ đi làm.
- Hoàn thành mọi công việc ở trường: Trực nhật lớp, trực sao đỏ, tham gia công tác sao nhi đồng ở các trường tiểu học, tham gia đội giữ gìn an toàn giao thông của trường.v.v..
Bài 2 (trang 26 sgk Giáo dục công dân 8): Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến dưới đây ? Vì sao?
a) Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập ;
b) Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự nỗ lực phấn đấu của bản thân ;
c) Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững ;
d) Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng ;
đ) Những người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, mặc dù phải trải qua nhiều gian khổ, khó khăn ;
e) Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn.
Lời giải: 
Em tán thành các ý kiến: (c), (d), (đ), (e).
Em không tán thành các ý kiến: (a), (b).
Bởi vì:
- Ý kiến (c): Trong cuộc sống nếu mình không tự phấn đấu để có được thành công, thì sự thành công chỉ nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì sự thành công đó không bao giờ bền vững được bởi không phải bao giờ, ở lúc nào mình cũng có người nâng đỡ che chở, mà mình phải tự khẳng định mình.
- Ý kiến (d): Trong cuộc sống sự tự lập không phải dễ dàng mà đòi hỏi bản thân phải là người có nghị lực, có bản lĩnh và tự tin thì mới vượt qua được những thử thách khó khân.
- Ý kiến (đ): Là người có tính tự lập, tự làm lấy, tự lo liệu, tự giải quyết công việc của mình dù có khó khấn song nhất định sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống
- Ý kiến (e): Tự lập như khi khó khăn mình vẫn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người đáng tin cậy; ví dụ: Khi làm một bài tập khó mình có thể nhờ thầy cô giáo hoặc anh chị, bạn bè hướng dẫn thêm; hay những ngày đầu lập nghiệp mình có thể vay vốn của ngân hàng hoặc gia đình...
- Ý kiến (a): Nêu chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập còn con nhà khá giả giàu có không cần tự lập. Đây là điều sai lầm, bởi như vậy con những nhà giàu có chỉ sông ỷ lại vào bố mẹ, không tự giác trong học tập thì khi vào đời sẽ gặp nhiều khó khăn và không thê thành công được.
- Ý kiên (b): Sự thành công phải là sự tự nỗ lực phấn đâu của bản thân mới được bền vững.
Bài 3 (trang 27 sgk Giáo dục công dân 8): Hãy nhớ lại một kết quả em đã đạt được trong học tập, lao động, hay trong công việc. Em đã làm như thế nào để đạt được kết quả đó ? Bây giờ nhớ lại em có cảm nghĩ gì ?
Lời giải: 
Em hãy nhớ lại một kết quả đã đạt được trong học tập, lao động. Em đã làm công việc đó như thế nào, cảm giác hân hoan vui sướng khi em nhớ lại công việc đó.
Bài 4 (trang 27 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy sun tầm và chia sẻ với bạn bè về những tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó.
Lời giải: 
Ở thôn Quy Đạt A, xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, ai cũng khen cậu học sinh Cao Tuấn Anh là một học sinh nghèo chăm ngoan, học giỏi và thường lấy đó làm gương để nhắc nhở con em mình noi theo.
Cao Tuấn Anh sinh năm 1993 hiện đang học lớp 7 trường THCS Xuân Hóa. Nhà Tuân Anh rất nghèo, mẹ đau ôm quanh năm. Một mình bô xoay xở với công việc đồng áng để có tiền nuôi ba anh em Tuấn Anh đi học. Hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến Tuấn Anh nhiều lúc muôn học để phụ giúp bố mẹ, mặc dù em học rất giỏi. Nhờ được các thầy cô và bạn bè động viên giúp đỡ, Tuấn Anh không những giữ được thành tích học tập từ lớp 1 đến lớp 6. Năm nay vào lớp 7, Tuấn Anh cũng là một trong những học sinh có thành tích học tập cao của lớp.
Ngoài thời gian học tập ở trường em còn dành thời gian phụ giúp bố mẹ làm những việc vừa sức như chăn trâu, cắt cỏ, nấu cơm... Một niềm vui và cũng là nguồn động viên đối với Cao Anh Tuấn đó là từ năm lớp 4, em đã được nhà trường cấp học bổng học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Nhưng có lẽ sự quan tâm của xã hội đã góp phần giúp em vượt qua khó khăn để phấn đấu học lên cao hơn đó là sự hỗ trợ của Tổ chức Đông Tây Hội ngộ.
Tuy không thể trang trải đủ mọi nhu cầu học tập và sinh hoạt hàng ngày nhưng đó là nguồn cổ vũ, là động lực giúp Tuấn Anh có một động cơ tốt hơn, có cách nhìn về xã hội trong tương tốt đẹp hơn và lành mạnh hơn. Thành tích phấn đấu trong học tập, ý thức rèn luyện đạo đức, tính cần cù chăm chỉ trong lao động học tập, ý thức rèn luyện đạo đức, tính cần cù chăm chỉ trong lao động sẽ là hành trang nâng bước em vào đời.
Bài 5 (trang 27 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy lập kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân trong học tập, trong lao động, trong các hoạt động của lớp, của trường và trong sinh hoạt hằng ngày theo bảng dưới đây.
STT
Các lĩnh vực
Nội dung công việc
Biện pháp thực hiện
Thời gian tiến hành
Dự kiến kết quả
1
Học tập
2
Lao động
3
Hoạt động tập thể
4
Sinh hoạt cá nhân
Lời giải: 
STT
Các lĩnh vực
Nội dung công việc
Biện pháp thực hiện
Thời gian tiến hành
Dự kiến kết quả
1
Học tập
- Đến trường học
- Làm bài tập và học bài cũ.
- Tự đi xe đạp
- Tự làm bài tập toán, anh văn, ôn bài.
- 6h30ph.
14 - 16h30ph
Làm hết bài tập và học thuộc bài cũ, chuẩn bị bài mới.
2
Lao động
- Dọn dẹp nhà, rửa cốc chén.
- Nấu cơm, giặt áo quần.
- Chăm sóc cây cảnh, hoa
- Tự quét dọn,rửa cốc chén.
- Tự nấu cơm và giặt áo quần.
- Tưới cây, nhổ cỏ, bón phân
- 5h30ph
- 17h
- 17h30ph
Nhà cửa, cốc chén sạch sẽ. Giúp bố mẹ có một bữa cơm ngon. Cây xanh tốt 
3
Hoạt động tập thể
- Sinh hoạt sao nhi đồng.
- Trực sao đỏ; Trực ATGT
Mỗi tháng một lần
- Mỗi tháng một lần
- Ngày thứ 5 của tuần đầu
- Theo kế hoạch của trường.
- Hỗ trợ cho Liên đội ở trường tiểu học.
- Góp phần giữ gìn kỉ luật trật tự ở trường học. 
4
Sinh hoạt cá nhân
- Chơi cầu lông
- Ăn nghỉ
- Xem ti vi
- Chơi cầu lông với bạn sau giờ học.
- Sau giờ đi học và sau giờ chiều
- 16h30ph
- 12h
- 18h-19h
- 19h-19h30
Sức khỏe tốt, tnh thần sảng khoái
E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG
 Gv : Khái quát kiến thức chính .
 Nhận xét tinh thần hoạt động của hs 
 Hs : Tiếp tục ôn tập các nội dung đã học .
 Chuẩn bị tiết sau ôn tập học kì I

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12249633.doc