TIẾT 1 - BÀI 1: SỐNG GIẢN DỊ
A- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, Tại sao cần phải sống giản dị.
2. Kỹ năng:
Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và giao tiếp với mọi người; biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.
3. Thái độ:
Hình thành ở học sinh thái độ sống giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
B- Chuẩn bị
1. GV:
- Soạn, nghiên cứu bài giảng.
- Tranh ảnh, câu chuyện, câu thơ, câu ca dao, tục ngữ nói về lối sống giản dị.
2. HS: Đọc kĩ bài trong sgk
ong truyện chứng tỏ sự biết ơn của học trò cũ đối với thầy Bình. ? HS kể những kỉ niệm về những ngày thầy giáo dạy nói lên điều gì? Hoạt động 2 HS tự liên hệ. ? Em đã làm gì để biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ em? - GV phát biểu học tập: Đámh dấu x vào ô những việc em đã làm được. + Lễ phép với thầy cô giáo + Xin phép thầy cô giáo trước khi vào lớp. + Khi trả lời thầy cô luôn lễ phép nói: “Em thưa thầy,cô” + Khi mắc lỗi, được thầy cô nhắc nhở, biết nhận lỗi và sửa lỗi. + Hỏi thăm thầy cô khi ốm đau. + Cố gắng học thật giỏi. + Tâm sự chân thành với thầy cô. + Vui vẻ khi được thầy cô giao nhiệm vụ. + Hoàn thành nhiệm vụ được giao - HS trình bày bài làm. GV chấm 5 phiếu. ? Ngoài những việc làm trên em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy cô? - 3 HS trình bày: GV tuyên dương HS. Hoạt động 3: Hướng dẩn HS tìm hiểu khái niệm. - GV giải thích từ Hán Việt Sư: Thầy, cô giáo. Đạo: Đạo lí. ? Tôn sư là gì? Trọng đạo là gì? ? Giải thích nghĩa của câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”. Trong thời đại ngày nay, câu tục ngữ trên có còn đúng nữa không? HS trả lời, GV nhận xét, kết luận. ? Nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo? HS thảo luận nhóm. HS trình bày ý kiến thảo luận. GV nhận xét, kết luận. ? ý nghĩa của tôn sư trọng đạo? Hoạt động 4. Luyện tập Bài a GV tổ chức HS lên bảng thể hiện 4 động tác hành vi. HS quan sát hành động của bạn và cho biết hành động đó thể hiện ở câu nào? - HS giải thích. Bài b: Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tôn sư trọng đạo? - HS nêu, GV bổ sung. I. Truyện đọc: Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu. - Thời gian: Cách 40 năm sau ngày ra trường. - Học trò vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết, tặng thầy những bó hoa tươi thắm, không khí cảm động, thầy trò tay bắt mặt, mừng, kể kỉ niệm, bồi hồi, lưu luyến. - Nói lên lòng biết ơn thầy giáo cũ của mình. II. Nội dung bài học: 1, Khái niệm: - Tôn sư: Tôn trọng, kính yêu, biết ơn thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc. - Trọng đạo: Coi trọng những lời thầy dạy trọng đạo lí làm người. 2, Biểu hiện: - Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô giáo. - Hành động đền ơn đáp nghĩa. - Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo 3, ý nghĩa: - Là truyền thống quý báu của dân tộc Thể hiện lòng biết ơn của thầy cô giáo cũ. - Là nét đẹp trong tâm hồn con người, làm cho mối quan hệ người-người gắn bó, thân thiết. III. Bài tập: - GV kết luận: Chúng ta khôn lớn như ngày nay, phần lớn là nhờ sự dạy dỗ của thầy, cô giáo. Các thầy cô giáo không những giúp ta mỡ mang trí tuệ mà giúp chúng ta biết phải sống sao cho đúng với đạo làm con, đạo làm trò, làm người. Vì vậy chúng ta phải có bổn phận là chăm học, chăm làm; vâng lời thầy cô giáo, lễ độ với mọi người. IV. Củng cố: - HS thi hát về thầy cô giáo. - GV khái quát. .. Ngày soạn : /10/2017 Tiết 7 Thực hành, ngoại khóa các vấn của địa phương và các nội dung đã học A. Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức: - Giúp HS nắm được các nội dung đã học ; các vấn đề thường xuyên xảy ra ở địa phương có liên quan đến nội dung bài học. 2,Kỹ năng: - Giúp HS có kĩ năng giải quyết được các tình huống có thể xảy ra ở địa phương 3, Thái độ: - Giúp HS đồng tình và làm theo các quan niệm đúng dựa trên các chuẩn mực đạo đức đồng thời phê phán việc làm sai. B. Chuẩn bị: 1, GV: Sưu tầm bài báo có nội dung về yêu thương con người và tôn sư trọng đạo. - Tình huống đạo đức. 2, HS: - Các vấn đề đạo đức (Phi đạo đức) xảy ra ở địa phương. C. Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ - HS 1: Mô tả biển báo “ Đường dành cho người đi bộ”, “Đường người đi bộ sang ngang” và “ Cấm người đi bộ”. - HS2: Khi tham gia giao thông trên đường, muốn rẽ trái “rẽ phải”, chúng ta cần làm gì? III. Bài mới : 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: - Chúng ta đã được học các nội dung về sống giản dị, trung thực, tự trọng, yêu thương con người, tôn sư trọng đạo Hôm nay chúng ta sẽ thực hành, ngoại khoá về các nội dung đó. 2, Triển khai bài: Hoạt động 2: Ôn các nội dung đã học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính - HS bốc thăm các câu hỏi, trả lời các yêu cầu của thăm. - GV nhận xét, ghi điểm. Hoạt động 3: Liên hệ. ? Tình yêu thương con người của em được thể hiện như thế nào? ? ở địa phương em, mọi người có thực hiện tốt tình yêu thương con người không? Lấy dẫn chứng minh hoạ. ? Các bạn của em đã đối xử với các thầy (Cô) giáo như thế nào? ? Em hãy đưa ra tình huống xãy ra ở địa phương em thể hiện việc thực hiện tốt (Chưa tốt) các chuẩn mực đạo đức mà chúng ta đã học? HS đóng vai các tình huống. HS nhận xét, khen việc làm đúng, phê phán việc làm sai. 1. Yêu thương con người là: Quan tâm người khác. Giúp đỡ người khác Cả hai ý trên. 2. Khoan dung là: Chia sẻ với người khác. Tha thứ cho người khác. Chê trách người khác. 3. Trung thực là: Tôn trọng chân lí, lẽ phải. Tôn trọng người khác. Tôn trọng mình. 4. Tôn sư trọng đạo là: Tôn trọng, kính yêu thầy, cô giáo. Vô lễ với thầy cô giáo. IV. Củng cố: - GV đưa ra tình huống, HS giải quyết:Em sẽ làm gì: Khi gặp một cụ già rách rưới ăn xin. Khi người khác chê, cười mình là một người xấu. Khi một bạn trong lớp rủ trốn học đi chơi. - GV nhận xét, HS giải quyết tình huống. V. Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn lại các kiến thức Ngày soạn : /10/2017 Tiết 8 kiểm tra viết A. Mục tiêu: 1, Kiến thức: - HS nắm chắc các kiến thức đã học về sống giản dị, yêu thương con người, tôn sư trọng đạo 2,Kỹ năng: - Trình bày nội dung kiến thức rõ ràng, khoa học, chữ viết sạch sẽ. 3, Thái độ: - Rèn thói quen tự lập, trung thực trong giờ kiểm tra. B. Chuẩn bị: 1, GV: - Đề kiểm tra. 2, HS: - Học kĩ bài đã học. C. Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức: II. Bài mới: 1, GV nhắc nhở HS trước lúc làm bài. 2, GV phát đề cho HS 3, HS làm bài. ĐỀ RA: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Khoanh trũn chữ cỏi trước cõu trả lời đỳng Cõu 1: Biểu hiện nào sau đõy núi lờn tớnh giản dị? Diễn đạt dài dũng, dựng nhiều từ búng bẩy. Núi năng cộc lốc, trống khụng. Đối xử với mọi người luụn chõn thành, cởi mở. Thaớ độ khỏch sỏo, kiểu cỏch. Cõu 2: Hành vi nào sau đõy là thể hiện tớnh trung thực? Quay cúp trong kiểm tra., thi cử. Nhận lỗi thay cho bạn Thẳng thắn phờ bỡnh khi bạn mắc khuyết điểm. d. Bao che khuyết điểm cho người đó giỳp đỡ mỡnh. Cõu 3: Cõu tục ngữ nào sau đõy núi về yờu thương con người? Nhất tự vi sư, bỏn tự vi sư. Đúi cho sạch, rỏch cho thơm Lỏ lành đựm lỏ rỏch. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Cõu 4: Hành vi nào sau đõy vừa biểu hiện tụn sư trọng đạo? Lắng nghe thầy giỏo giảng bài, khụng núi chuyện riờng trong giờ học. Quay cúp trong khi kiểm tra Luụn giỳp đỡ bạn khi khú khăn Khụng hỳt thuốc, khụng uống rượu bia. II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Cõu 1( 2 điểm): Em hiểu thế nào là yờu thương con người? Kể một số việc làm cụ thể của em thể hiện sự yờu thương giỳp đỡ mọi người. Cõu 2: ( 3 điểm) Thế nào là tụn sư trọng đạo? Nờu một số biểu hiện tụn sư trọng đạo của học sinh hiện nay? Nờu ớt nhất hai cõu ca dao, tục ngữ núi về tụn sư trọng đạo. Cõu 3: (2 điểm) Tỡnh huống: Hiền và Quý là đụi bạn rất thõn. Hai bạn ngồi cựng bàn, nờn cứ đến giờ kiểm tra là Hiền lại chộp bài của Quý. Quý nể bạn nờn khụng núi gỡ. Em cú tỏn thành việc làm của Hiền và Quý khụng? Vỡ sao? .. Ngày soạn : 2 /11/2017 Tiết 9 - Bài 7: đoàn kết, tương trợ A. Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ; ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ trong mối quan hệ giữa mọi người với nhau trong cuộc sống. 2,Kỹ năng: Giúp học sinh biết tự đánh giá mình về những biểu hiện đoàn kết, tương trợ. 3, Thái độ: - Rèn thói quen biết đoàn kết, thân ái và giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng. B. Chuẩn bị: 1, GV: - Soạn và nghiên cứu bài dạy. - Tục ngữ, câu ca dao, truyện về đoàn kết tương trợ. 2, HS: - Đọc trước bài ở nhà. C. Tiến trình bài dạy: I. ổn dịnh tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là tôn sư trọng đạo? ý nghĩa của tôn sư trọng đạo? (1hs) ? Cần rèn luyện ntn để có lòng tôn sư trọng đạo? Liên hệ bản thân(1H) - GV kiểm tra BT chữa BT. - GV nhận xét ghi điểm. III. Bài mới: Giới thiệu bài: GV kể chuyện bó đũa. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc: Đoàn kết tương trợ. - GV hướng dẫn học sinh bằng cách phân vai. + 1HS đọc lời dẫn. + 1HS đọc lời thoại của Bình. + 1HS đọc lời thoại của Hoà. - GV hướng dẫn HS đàm thoại. ? Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã gặp phải khó khăn gì? ? Khi thấy công việc của lớp 7A chưa hoàn thành, Bình lớp trưởng 7B sang gặp Hoà lớp trưởng 7A nói gì? ? Trước câu nói và việc làm của lớp 7B, lớp trưởng 7B tỏ thái độ như thế nào? ? Hãy tìm những hình ảnh, câu nói thể hiện sự giúp đỡ nhau của hai lớp. ? Những việc làm ấy thể hiện đức tính gì của các bạn lớp 7B? Hoạt động 2: HS tự liên hệ. ? Kể lại một câu chuyện trong lịch sử hoặc trong cuộc sống nói về tinh thần đoàn kết, tương trợ. - HS kể. - GV nhận xét và kết luận: Đoàn kết tương trợ là sức mạnh giúp chúng ta thành công. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS rút ra khái niệm. ? Đoàn kết là gì? ? Tương trợ là gì? ? Vì sao cần đoàn kết, tương trợ. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến. - GV nhận xét, kết luận. ? Cần đoàn kết, tương trợ như thế nào? - HS trả lời, GV nhận xét, rút ra bài học thực tiễn. ? Giải thích câu tục ngữ: - Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. - Dân ta có một chữ đồng. Đồng tình, đồng sức, đồng minh, đồng lòng. ? Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về đoàn kết tương trợ. ? Ngược lại với đoàn kế, tương trợ là gì và hậu quả của nó? - GV: Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm BT. - HS trả lời câu hỏi a, b, c. - HS chơi TC: Xữ lý các tình huống. + Các tổ bốc thăm tình huống. + Các tổ suy nghĩ (1’) + Đại diện tổ trình bày (2’) + GV nhận xét, ghi điểm. I. Truyện đọc: Đoàn kết tương trợ - Khó khăn: Khu đất khó làm, có nhiều mô đất cao, rễ chằng chịt, lớp có nhiều bạn nữ. Ngừng tay.... cùng làm. Xúc động. Các cậu nghĩ một lúc sang bên bọn mình ăn cam, ăn mía rồi cùng làm. 7B lấy mía, cam cho 7A ăn. - Cùng ăn mía, ăn cam vui vẻ, Bình và Hoà khoác tay nhau cùng bàn kế hoạch. Không khí vui vẻ, thân mật. - Cảm ơn các cậu đã giúp đỡ bọn mình. - Tinh thần đoàn kết, tương trợ. II. Bài học. 1, Khái niệm. - Đoàn kết: Hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùng làm một việc nào đó. - Tương trợ: Thông cảm, chia sẽ, giúp đỡ ( Sức lực, tiền của ) Tương trợ hay hổ trợ, trợ giúp. 2, ý nghĩa: - Giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. - Được mọi người yêu quý. - Là truyền thống quý báu của dân tộc. 3, Rèn luyện đoàn kết, tương trợ. - Tinh thần đoàn kết, tập thể, hợp quần. - Sức mạnh, đoàn kết, nhất trí đảm bảo mọi thắng lợi thành công. - Không chung lòng, chung sức, không giúp đỡ nhau làm việc. Đoàn kết >< chia rẽ. Tương trợ >< ích kỉ III. Bài tập: a. Nếu em là Thuỷ, em sẻ giúp Trung ghi lại bài, thăm hỏi, động viên bạn. b. Không đồng tình với việc làm của Tuấn. c. Hai bạn góp sức cùng làm bài là không được. Giờ kiểm tra phải tự làm lấy. IV. Củng cố: - Học sinh thi hát các bài hát có nội dung về đoàn kết, tương trợ. V. Hướng dẫn học ở nhà: - Học kĩ bài, làm bài tập d. - Đọc trước truyện: “ Hãy tha lỗi cho em”. Ngày soạn : 4/11/2017 Tiết 10 - Bài 8: khoan dung A. Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức: - Giúp HS hiểu thế nào là khoan dung và thấy đó là một phẩm chất đạo đức cao đẹp; hiểu ý nghĩa cỉa lòng khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để có lòng khoan dung. 2,Kỹ năng: - Rèn cho HS biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tử tế với mọi người, sống cởi mở, thân ái, biết nhường nhịn. 3, Thái độ: - Rèn cho HS quan tâm và tôn trọng mọi người, không mặc cảm, không định kiến hẹp hòi. B. Chuẩn bị: 1, GV: - SGk, SGV , các tình huống, mẩu chuyện có liên quan , các câu ca dao , tục ngữ. - Phiếu trắc nghiệm Đ- S - Tranh ảnh, câu chuyện liên quan 2, HS: SGK, đọc trước bài ở nhà , sưu tầm các mẩu chuyện , tấm gương . C. Tiến trình bài dạy: I. ổn dịnh tổ chức: II. Bài cũ (5’) GV trả, chữa bài kiểm tra, nhận xét. III. Bài mới: Giới thiệu bài: - GV nêu tình huống . Hoa và Hà học cùng trường, nhà ở cạnh nhau. Hoa học giỏi được bạn bè yêu mến. Hà ghen tức và thường nói xấu Hoa với mọi người. Nếu là Hoa, em sẽ cư xử như thế nào đối với Hà? - 3HS trả lời. - GV dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện đọc: Hãy tha lỗi cho em. - HS đọc truyện theo lối phân vai. - HS thảo luận cá nhân. ? Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào? ? Cô giáo Vân đã có thái độ như thế nào trước thái độ của Khôi? ? Thái độ của Khôi sau đó như thế nào? ? Vì sao Khôi có sự thay đổi đó? ? Em có nhận xét gì về việc làm và thái độ của cô Vân? ? Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên? Hoạt động 2: HS thảo luận theo 4 nhóm: Nhóm 1: Vì sao cần phải có lắng nghe và chấp nhận ý kiến người khác? - Tránh hiểu lầm, không gây sự bất hoà, không đối xử nghiệt ngã với nhau, tin tưởng và thông cảm với nhau, sống chân thành, cởi mở. Nhóm 2: Làm thế nào đẻ hợp tác nhiều hơn với các bạn trong việc thực hiện nhiệm vụ ở lớp, trường. - Tin bạn, chân thành, cởi mở với bạn, lắng nghe ý kiến, chấp nhận ý kiến đúng, góp ý chân thành, không ghen ghét, định kiến, đoàn kết với ban bè. N3: Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm, xung đột? - Ngăn cản, tìm hiểu nguyên nhân, giải thích, tạo điều kiện, giảng hoà. N4: Khi bạn có khuyết điểm ta nên xử sự như thế nào? - Tìm nguyên nhân, giải thích, góp ý, tha thứ và thông cảm, không định kiến. - Các nhóm trình bày ý kiến. - GV nhận xét, ghi điểm. - GV kết luận: Bước đầu tiên, quan trọng để hướng tới lòng khoan dung là biết lắng nghe người khác, chấp nhận điểm khác biệt của nhau. Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống trở nên lành mạnh, dễ chịu. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. ? Thế nào là lòng khoan dung? ?ý nghĩa của lòng khoan dung? ? Cần phải làm gì để có lòng khoan dung? ? Em hiểu câu tục ngữ: “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại” như thế nào? - HS trình bày. - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 4: HS làm bài tập cá nhân. HS làm bài tập vào phiếu học tập. Đánh dấu x vào ô tương ứng: a, Nên tha thứ lỗi nhỏ cho bạn. b, Khoan dung là nhu nhược. c. Cần biết lắng nghe ý kiến của người khác. d, Không nên bỏ qua mọi lỗi lầm của bạn. đ, Khoan dung là cách đối xữ đúng đắn khôn ngoan. e, Không nên chấp nhận tất cả mọi ý kiến, quan điểm của người khác. g, Khoan dung là không công bằng. - HS trình bày bài làm. - GV nhận xét. - HS làm bài tập b. I. Truyện đọc: Hãy tha lỗi cho em. 1, Thái độ của Khôi: - Lúc đầu: Đứng dậy, nói to. 2, Cô Vân: Đứng lặng người, mắt chớp, mặt đỏ đ tái, rơi phấn, xin lỗi HS. - Cô tập viết. - Tha lỗi cho HS. - Sau đó: Cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nghèn nghẹn, xin lỗi cô. - Chứng kiến cảnh cô tập viết - Cô Vân kiên trì, có lòng khoan dung, độ lượng. => Bài học: Không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét người khác. - Biết chấp nhận và tha thứ cho người khác. II. Bài học: 1, Khái niệm: - Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. - Tôn trọng và thông cảm với người khác. 2, ý nghĩa: - Là một đức tính quý báu của con người. - Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến tin cậy. - Quan hệ của mọi người trở nên lành mạnh, dể chịu. 3, Rèn luyện để có lòng khoan dung. - Sống cởi mở, gần gũi với mọi người. - Cư xử chân thành, cởi mở. - Tôn trọng cá tính, thói quen, sở thích của người khác. III. Bài tập: Câu đúng: a, c, d, đ, e. Hành vi thể hiện lòng khoan dung là: (1), (5), (7). IV. Củng cố: - GV tóm tắt nội dug bài học. - HS chơi sắm vai bài tập c, d. - GV nhận xét, ghi điểm V. Hướng dẫn học ở nhà: - Làm bài tập: a, đ ( 25, 26). - Thường xuyên rèn luyện để có lòng khoan dung. - Học kĩ bài. - Chẩn bị: Đọc trước bài 9. + Gia đình văn hoá là gia đình như thế nào? + Tìm những việc làm góp phần XD gia đình văn hoá. Học sinh tham gia như thế nào? Ngày soạn : 12/11/2017 Tiết 11 - Bài 9: xây dựng gia đình văn hoá A. Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức: - Giúp HS bước đầu hiểu nội dung của việc xây dựng gia đình văn hoá; 2, Kỹ năng: - HS phân biệt được các biểu hiện đúng, không đúng của các gia đình trong việc XD nếp sống văn hoá. 3, Thái độ: - Quý trọng gia đình, bước đầu thấy được bổn phận của mình trong việc XD gia đình văn hoá. B. Chuẩn bị: 1, GV: - Soạn và nghiên cứu bài dạy. - Tranh về gia đình, phiếu học tập cá nhân. 2, HS: - Đọc kĩ bài. C. Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức: II. KT Bài cũ (5’) (2 em) 1, Thế nào là khoan dung? Vì sao phải khoan dung? 2, Em đã làm gì để có lòng khoan dung? - GV chữa bài tập a, đ. III. Bài mới (32’) : Giới thiệu bài (2’) - GV nêu tình huống : Tối thứ bảy cả gia đình Mai đang trò chuyện sau bữa cơm tối thì bác tổ trưởng tổ dân phố đến chơi. Bố mẹ vui vẻ mời bác ngồi, Mai lễ phép chào bác. Sau một hồi trò chuyện, bác đứng lên đưa cho mẹ Mai giấy chứng nhận gia đình văn hoá và dặn dò, nhắc nhở gia đình Mai cố gắng giữ vững danh hiệu đó. Khi bác tổ trưởng ra về, Mai vội hỏi mẹ: “ Mẹ ơi gia đình văn hoá có nghĩa là gì hả mẹ?” Để giúp bạn Mai và các em hiểu như thế nào là gia đình văn hoá, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức Hoạt động 1 (13’) Phân tích truyện: Một gia đình văn hoá. - HS đọc thầm truyện. - HS thảo luận nhóm: N1: Gia đình cô Hoà có mấy người? Thuộc gia đình như thế nào? N2: Đời sống tinh thần của cô Hoà ra sao? + Mọi người chia sẻ lẫn nhau. + Đồ đạc sắp xếp ngăn nắp. + Không khí đầm ấm, vui vẻ. + Mọi người chia sẻ vui buồn với nhau. + Đọc sách báo, trao đổi chuyên môn. + Tú là học sinh giỏi, cô chú là CSĐT. N3: Gia đình cô Hoà cư xử như thế nào đối với bà con hàng xóm láng giềng? - Quan tâm giúp đỡ lối xóm. - Tích cực giúp đỡ người ốm đau, bệnh tật. N4: Gia đình cô Hoà đã làm tốt nhiệm vụ công dân như thế nào? - Tích cực xây nếp sống văn hoá ở khu dân cư. - Vận động bà con làm vệ sinh môi trường. - Chống các tệ nạn xã hội. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận. -> GV chốt lại: Gia đình cô Hoà là một gia đình văn hoá tiêu biểu, thể hiện qua đời sống gia đình cô, qua cư xử và việc làm của gia đình cô. ? Gia đình em có phải là gia đình văn hoá không? Hoạt động 2: (17’) Phát triển nhận thức của HS về quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của gia đình. ? Tiêu chuẩn cơ bản của gia đình văn hoá? ? Em hãy kể về một số gia đình ở địa phương em trong việc XD gia đình VH. + Gia đình không giàu nhưng vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc. + Gia đình giàu nhưng không hạnh phúc. + Gia đình bất hạnh vì nghèo. + Gia đình bất hoà vì thiếu nền nếp gia phong. - HS kể và từng loại gia đình. - HS nhận xét - GV kết luận: Nói đến gia đình văn hoá là nói đến đời sống vật chất và tinh thần. Đó là sự kết hợp hài hoà tạo nên gia đình hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc sẽ tạo nên xã hội ổn định, văn minh. I. Truyện đọc: Một gia đình văn hoá. - 3 người. Là một gia đình văn hoá tiêu biểu. * Tiêu chuẩn gia đình văn hoá: - Thực hiện xây dựng kế hoạch hoá gia đình. - Xây dựng gia đình hoà thuận tiến bộ, hạnh phúc, sinh hoạt văn hoá lành mạnh. - Đoàn kết với cộng đồng. - Thực hiện tốt nghiã vụ công dân. IV. Củng cố: (5’) ? Gia đình em thực hiện tiêu chuẩn của gia dình văn hoá như thế nào? V. Hướng dẫn học ở nhà: (2’) ? Tìm hiểu các tiêu chuẩn cụ thể của gia đình văn hoá tại địa phương. ?Em cần làm gì để xây dựng gia đình văn hoá? ? Tiêu chuẩn cụ thể của việc xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương em là gì? ? Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình văn hoá? ? Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người, đối với từng gia đình và toàn xã hội? Ngày soạn : 17/11/2017 Tiết 12 Bài 9: xây dựng gia đình văn hoá (Tiếp) A. Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức: - Giúp HS hiểu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá; hiểu mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống gia đình; hiểu bổn phận và trách nhịêm của bản thân trong việc xây dựng gia đình văn hoá. 2, Kỹ năng: - Giúp HS biết giữ gìn danh dự gia đình, biết tránh những thói hư, tật xấu có hại, thực hiện tốt bổn phận của mình để góp phần xây dựng gia đình văn hoá. 3, Thái độ: - Tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình, mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc. B. Chuẩn bị: 1, GV: - Soạn và nghiên cứu bài. 2, HS: - Làm BTVN. C. Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức:: II. Kiẻm tra bài cũ: Câu 1: Nêu các tiêu chuẩn của gia đình văn hoá? Câu 2: Để có một gia đình văn hoá, theo em tình cảm của các thành viên trong gia đình, sinh hoạt văn hoá tinh thần như thế nào ? - HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới : Giới thiệu bài: Chúng ta đã tìm hiểu và biết được các tiêu chuẩn của gia đình văn hoá. Để hiểu được ý nghĩa của việc XD gia đình VH; bổn phận và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình ra sao trong công tác này, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp bài học Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức Hoạt động 1: HS tự liên hệ và rút ra bài học rèn luyện - HS thảo luận theo nhóm bàn: 1. Tiêu chuẩn cụ thể của việc xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương em là gì? 2. Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình văn hoá? 3. Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người, đối với từng gia đình và toàn xã hội? 4. Con cái có thể tham gia xây dựng gia đình văn hoá không? Nếu có thì tham gia như thế nào? - HS các nhóm trình bày ý kiến thảo luận. GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: HS làm việc cá nhân. - Mục tiêu: Phát triển thái độ đối với KHH gia đình và vai trò của TE trong GĐ - GV phát phiếu, HS làm bài tập d (29) - GV KL: Sự cần thiết phải thực hiện KHHGĐ và phê phán những quan niệm lạc hậu: Coi trọng con trai, tính gia trưởng, độc đoán, không biết tổ chức quản lý trong gia đình. Hoạt động 3: - HS đọc nội dung bài học ở SGK. - GV giải đáp thắc mắc của HS. Hoạt động 4:Luyện tập - HS làm bai
Tài liệu đính kèm: