Giáo án môn Giáo dục công dân 8 năm 2008

TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

1. Kiến thức:

 Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.

 Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng phải.

 Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.

 Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội.

2. Kĩ năng:

Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải

3. Thái độ:

 Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải

 Không đồng tình những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc

 

doc 58 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 885Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 8 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phải biết xây dựng kế hoạch hợp lí, cân đối giữa các nội dung học tập, việc nhà, hoạt động của Đội, của Đoàn, của trường
	+ Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
	+ Thường xuyên đấu tranh với bản thân để chống lại tư tưởng ngại khó, ích kỉ, vô kỉ luật, tính “bốc đồng” của tuổi trẻ
VI. BÀI TẬP:
Ngoài việc sử dụng bài tập 1 và 3 trang 19 - 20 SGK, giáo viên có thể cho các em bày tỏ những khó khăn và thuận lợi khi tham gia các hoạt động chính trị - xã hội do lớp, nhà trường tổ chức. Từ đó, đề ra biện pháp khắc phục.
BÀI 8: 
TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC 
DÂN TỘC KHÁC
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Hiểu được thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
Hiểu được ý nghĩa của sự tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác.
2. Kĩ năng: 
Biết học hỏi, tiếp thu những tinh hoa, kinh nghiệm của các dân tộc khác
3. Thái độ:
Tôn trọng và khiêm tốn học hỏi các dân tộc khác
II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
Trong xu thế hội nhập ngày nay, tôn trọng và học hỏi các dân tộc là điều tất yếu và quan trọng giúp cho mỗi nước có điều kiện và cơ hội phát triển nhanh
Tôn trọng và học tập tất cả các dân tộc, kể cả các nước đang phát triển vì họ cũng có mặt tốt, mặt mạnh
Tiếp thu có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc. Tránh bắt chước máy móc, “hòa nhập nhưng không hòa tan”
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
Giáo viên cho học sinh trao đổi, giới thiệu thành tựu của các nước mà nước ta đã tiếp thu, cũng như nước ta đã góp phần mình vào sự phát triển của các nước khác
Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, đàm thoại, liên hệ thực tế
IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
Sử dụng như trong Sách giáo khoa hoặc giáo viên có thể giới thiệu những thành tựu mới nhất mà dân tộc ta và các dân tộc khác đã và đang học hỏi, trao đổi về các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, thể thao – nghệ thuật
V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là :
Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc.
Tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trên mọi lĩnh vực.
Luôn thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng.
2. Ý nghĩa :
Thành tựu của mỗi dân tộc là vốn quí của loài người.
Tạo điều kiện để nước ta phát triển nhanh và phát triển bản sắc dân tộc. 
3. Trách nhiệm của học sinh:
Tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc
Tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống dân tộc ta.
* Gợi ý giảng thêm :
Có thể dựa vào Bài tập để phân tích thêm “Nước ta tuy là nước đang phát triển nhưng nước ta có rất nhiều tiềm năng – đó là thế mạnh của nước ta trong xu thế hội nhập hiện nay. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là điều rất cần thiết, vấn đề là chúng ta phải biết kết hợp “nội lực” và ngoại lực (học tập và tiếp thu những thành tựu của các nước) một cách hợp lí, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta, đẩy mạnh sự phát triển đất nước, đã phá cách bắt chước rập khuôn, máy móc hoặc mặc cảm, tự ti cho rằng nước ta là nước nghèo không có gì đáng học tập”.
Thế giới hiện nay luôn coi “Việt Nam là điểm đến thân thiện và hòa bình” nhất – đây là thế mạnh của nước ta cần phát huy.
VI. BÀI TẬP:
1. Bài tập làm tại lớp : bài 1, 4 trang 21 - 22 SGK
2. Bài tập về nhà : lựa chọn trong các bài 4, 7, 11 sách thực hành.
BÀI 9: 
GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA
Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, cộng đồng.
Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng.
2. Kĩ năng: 
Thực hiện các qui định về nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
3. Thái độ:
Đồng tình, ủng hộ các chủ trương, xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và các hoạt động thực hiện chủ trương đó
II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: 
Giúp cho học sinh thấy được:
Sự cần thiết phải xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư trên cơ sở phân tích mặt lợi, mặt hại của những biểu hiện tiến bộ, có văn hóa và những biểu hiện tiêu cực, thiếu văn hóa ở khu dân cư
Cần gắn những yêu cầu và mối liên hệ giữa xây dựng đời sống văn hóa với phát triển kinh tế và an ninh chính trị
Ví dụ: Có phát triển kinh tế thì mới xây dựng được đời sống văn hóa và ngược lại
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
Thảo luận nhóm, liên hệ thực tế để giúp học sinh phát hiện những biểu hiện có văn hóa và những biểu hiện lạc hậu tiêu cực, thiếu văn hóa cần khắc phục ở khu dân cư – biện pháp khắc phục
IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
Sử dụng như trong Sách giáo khoa hoặc giáo viên có thể cho học sinh liên hệ thực tế để nêu ra những biểu hiện đúng hoặc chưa đúng về nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
Câu chuyện về làng Hinh – làng văn hóa àgiáo viên cần nhấn mạnh thêm về mối liên hệ giữa xây dựng đời sống với phát triển kinh tế và an ninh chính trị
V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Cộng đồng dân cư là toàn thể những người sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính có sự liên hệ và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích chung và riêng
2. Tiêu chuẩn nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư: 
Làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh;
Bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp;
Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng;
Bài trừ mê tín dị đoan, phòng chống tệ nạn xã hội.
3. Ý nghĩa :
Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc
Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc
4. Trách nhiệm của mỗi công dân. 
Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của mỗi công dân.
Tham gia các hoạt động vừa sức ở địa phương.
* Gợi ý giảng thêm :
Nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, thành phố đã sớm ban hành các tiêu chuẩn về khu phố văn hóa cũng như công nhận nhiều khu phố có khu phố văn hóa. Gần đây nhất, thành phố đã lấy năm 2008 là năm thực hiện trật tự văn minh đô thị, mỗi chúng ta cần tích cực hăng hái tham gia
VI. BÀI TẬP: 
1. Bài tập làm tại lớp : bài 2, 3 trang 24 - 25 SGK
2. Bài tập về nhà : lựa chọn trong các bài 4, 5, 6, 7 sách thực hành.
BÀI 10: 
TỰ LẬP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Hiểu được thế nào là tự lập.
Hiểu được biểu hiện của người có tính tự lập.
Hiểu được ý nghĩa của tính tự lập.
2. Kĩ năng: 
Biết tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt.
3. Thái độ:
Ưa thích sống tự lập, không dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
Cảm phục và tự giác học hỏi những bạn, những người xung quanh biết sống tự lập.
II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
Giúp cho học sinh thấy được:
Sự cần thiết của tính tự lập trong cuộc sống
Giúp học sinh lập được kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân trong học tập, trong các hoạt động của lớp, trong sinh hoạt hằng ngày
Có ý chí vượt khó để thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập, phương pháp nêu vần đề, phương pháp nêu gương.
IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
Sử dụng như trong Sách giáo khoa hoặc các tấm gương tự lập khác đã được nêu gương trên báo, đài để giúp học sinh phân tích học tập.
V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Thế nào là tự lập ?
a) Tự lập là :
Tự làm lấy, tự giải quyết lấy công việc, tự tạo dựng cho cuộc sống của mình;
Không trông chờ, dựa dẫm vào người khác
b) Biểu hiện: 
Sự tự tin bản lĩnh cá nhân trước thử thách, khó khăn;
Có ý chí, nỗ lực vươn lên trong cuốc sống.
2. Ý nghĩa :
Người có tính tự lập: 
Sẽ thành công trong cuộc sống;
Được mọi người kính trọng.
3. Học sinh cần rèn luyện tính tự lập trong học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày.
* Gợi ý giảng thêm :
Phân tích cho học sinh hiểu:
Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng.
Tự lập cũng không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ giúp đỡ chính đáng khi cần thiết hoặc khi gặp khó khăn.
Nếu có điều kiện, cho học sinh xem phim về tấm gương tự lập.
VI. BÀI TẬP:
1. Bài tập làm tại lớp : bài 2, 5 trang 26 - 27 SGK
2. Bài tập về nhà : lựa chọn trong các bài 3, 6, 7 sách thực hành.
BÀI 11: (2 tiết)
LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Hiểu được thế nào là lao động tự giác và sáng tạo.
Hiểu được biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong lao động, trong học tập.
Hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo.
2. Kĩ năng: 
Biết lập kế hoạch học tập, lao động, biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt kết quả cao trong lao động, học tập.
3. Thái độ:
Tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.
Quí trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động.
Phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động
II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: 
Học sinh hiểu lao động là điều kiện, phương tiện để con người và xã hội phát triển. Học tập là loại hình lao động trí tuệ đặc biệt.
Học sinh cần tự giác, không phải để nhắc nhở thực hiện nhiệm vu học tập, lao động.
Học sinh phải biết sáng tạo, chịu khó suy nghĩ, tìm cách cải tiến trong học tập và lạo động.
Tự giác và sáng tạo là yếu tố để góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng học tập lao động.
Học sinh phải rèn luyện hàng ngày về ý thức tự giác và sáng tạo.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
Chủ yếu dùng phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, kích thích tư duy; tìm những biểu hiện của tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động; biện pháp để rèn luyện tính tự giác, sáng tạo; khắc phục những biểu hiện thiếu tự giác
IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
Sử dụng truyện đọc như trong Sách giáo khoa hoặc giáo viên có thể lấy câu truyện học sinh Lê Thế Hoàng “Năng động – sáng tạo” ở lớp 9 để phân tích cho tiết 1
Sử dụng bài tập 4 cho tiết 2
V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo ?
Lao động tự giác: chủ động làm việc, không đợi ai nhắc nhở hoặc áp lực từ bên ngoài
Lao động sáng tạo: luôn suy nghĩ, cải tiến, tìm tòi tới cái mới, cách giải quyết mới đạt hiệu quả cao nhất
2. Ý nghĩa:
Đây là yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thiết thực;
Phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân được hoàn thiện;
Chất lượng và hiệu quả học tập, lao động không ngừng được nâng cao. 
3. Trách nhiệm của học sinh : cần có kế hoạch rèn luyện học tập tự giác và học tập sáng tạo.
* Gợi ý giảng thêm :
Tự giác là phẩm chất đạo đức, sáng tạo là phẩm chất trí tuệ: Muốn có những phẩm chất ấy, cần phải có quá trình rèn luyện lâu dài, bền bỉ, phải có ý thức vượt khó, cần khiêm tốn học hỏi”.
Không tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động thì :
	+ Không thể tiếp cận những thành tựu văn minh của thế giới và nhân loại;
	+ Không thực hiện được nhiệm vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và mục tiêu của Đảng, của dân tộc: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.
Thấy được mối quan hệ giữa lao động tự giác và lao động sáng tạo “Tự giác là điều kiện để sáng tạo; sáng tạo là động lực kích thích ý thức tự giác”.
VI. BÀI TẬP:
1. Bài tập làm tại lớp : bài 1, 2, 3, 4 trang 30 SGK
2. Bài tập về nhà : lựa chọn trong các bài 3, 4, 5, 6 sách thực hành.
BÀI 12: (2 tiết)
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ 
CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Biết được một số qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Hiểu được ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
2. Kĩ năng: 
Biết phân biệt hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình
Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình
3. Thái độ:
Yêu quí các thành viên trong gia đình
Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình
II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: 
Đây là bài dạy cho thấy có mối quan hệ giữa giá trị đạo đức và giá trị pháp luật. Khi giảng dạy, giáo viên nên kết hợp đây là bổn phận trách nhiệm đạo đức nhưng đồng thời cũng là quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình (pháp luật).
Ngoài những ý trong nội dung bài học, giáo viên cần biết thêm những điều qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (Đọc thêm GDCD 8 Sách Giáo viên trang 65, 66) để phổ biến cho học sinh.
Nhấn mạnh những qui định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà; quyền và nghĩa vụ của con cái, cháu trên cơ sở các qui định trong Hiến pháp và Luật Hôn nhân và gia đình để khẳng định cơ sở pháp lí có tính bắt buộc
Giáo viên cần nghiên cứu kỹ Luật Hôn nhân và gia đình để giải thích cho học sinh hiểu nghĩa vụ và quyền của các thành viên trong gia đình.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
Phương pháp chung của bài là đi từ những tình huống thường diễn ra trong thực tế của gia đình để giúp học sinh phân tích, đánh giá, nêu thái độ và cách ứng xử Bên cạnh đó, cần kết hợp sử dụng phương pháp thảo luận, phân tích, xử lí tình huống, đàm thoại và đóng vai.
IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
Sử dụng như trong Sách giáo khoa hoặc lấy các bài tập 2, 3, 4, 5 yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một tình huống. Trên cơ sở đó giúp học sinh phát triển nhận thức về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, dựa trên các điều qui định của Hiến pháp và Luật Hôn nhân và gia đình
Gợi ý tình huống 1 trong “Câu chuyện tình huống pháp luật 8” - tài liệu tham khảo giáo viên trang 10 về hai chị em Vân và Hà cũng rất sâu sắc để cho các em phân tích.
V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Gia đình là :
Chiếc nôi nuôi dưỡng mỗi người;
Môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách.
2. Pháp luật nước ta qui định: (Trích điều 34, 35, 47 và 48 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000)
a) Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ, ông bà: 
Cha mẹ :
	+ Thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng con thành công dân tốt;
	+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con;
	+ Không được phân biệt đối xử, ngược đãi, xúc phạm, ép con làm điều trái pháp luật, trái đạo đức.
Ông bà :
	+ Trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu;
	+ Sống mẫu mực và nêu gương tốt cho cháu.
	b) Nghĩa vụ và quyền của con, cháu:
Yêu quí, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà;
Chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ;
Nghiêm cấm mọi hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.
c) Anh chị em phải có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.
3. Ý nghĩa:
Những qui định trên nhằm: 
Xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc;
Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình.
* Gợi ý giảng thêm :
Trong đời sống gia đình, tình cảm gia đình hiện nay có nhiều biểu hiện thay đổi do tác động của nền kinh tế thị trường. Gia đình một thế hệ có xu hướng tăng nhanh. Việc học tập quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình là tất yếu.
Hiện nay ở một số nơi như Củ Chi có trung tâm, nhà Dưỡng lão cao cấp nhận nuôi dưỡng những cha mẹ, ông bà già yếuGiáo viên cần giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn về vấn đề này Đây là loại hình có cần phát huy hay không?
VI. BÀI TẬP:
1. Bài tập làm tại lớp : bài 2, 3, 4, 5 trang 33 SGK
2. Bài tập về nhà : lựa chọn trong các bài 5, 6, 7 sách thực hành.
BÀI 13: (2 tiết)
PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội
Nêu được tác hại và một số qui định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội
Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội
2. Kĩ năng: 
Thực hiện tốt các qui định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội
Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do trường, địa phương tổ chức
Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội
3. Thái độ:
 Ủng hộ các qui định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội
II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: 
Có nhiều tệ nạn xã hội, chúng ta chỉ đề cập ba loại tệ nạn xã hội gây nhức nhối xã hội hiện nay là cờ bạc, ma túy và mại dâm
Phân tích sâu về nguyên nhân và tác hại của tệ nạn xã hội và giới thiệu cho học sinh những qui định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội (tham khảo tư liệu Sách giáo viên trang 75)
Tùy vào khu vực địa bàn của trường, có thể tập trung phân tích sâu hơn về một loại tệ nạn xã hội 
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
Học sinh đã có một số hiểu biết về tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy, do đó giáo viên cần chú ý khai thác vốn hiểu biết của học sinh à sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm, phân tích tình huống, trò chơi đóng vai hoặc cho học sinh trình bày các kết quả sưu tầm, tìm hiểu thực tế
IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
Có thể sử dụng tình huống trong Sách giáo khoa hoặc đưa ra các số liệu, sự kiện về nguy cơ tệ nạn xã hội (số liệu ở địa phương càng tốt), xử lí của pháp luật đối với những trường hợp điển hình hoặc xem băng hình để cho học sinh phân tích. Giáo viên cần tham khảo để chọn thông tin trong “Câu chuyện tình huống pháp luật lớp 8” trang 17 à 20.
V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Thế nào là tệ nạn xã hội ?
Tệ nạn xã hội bao gồm :
Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật;
Gây hậu quả xấu về mọi mặt
2. Tác hại:
Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức;
Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình;
Gây rối loạn trật tự xã hội;
Làm suy thoái giống nòi, dân tộc
Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến HIV/AIDS.
3. Pháp luật quy định :
Nghiêm cấm :
Tổ chức đánh bạc và đánh bạc dưới mọi hình thức;
Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán ma túy Người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện.
Mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm
Đối với trẻ em:
Không được đánh bạc, hút thuốc, uống rượu, dùng chất kích thích;
Nghiêm cấm lôi kéo, dụ dỗ trẻ em vào con đường tệ nạn xã hội 
4. Trách nhiệm của học sinh:
Sống lành mạnh, biết giữ mình;
Tuân theo các qui định của pháp luật;
Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội.
* Gợi ý giảng thêm: 
 Giới thiệu chủ trương, chính sách nhân đạo của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc giải quyết cho người sau cai nghiện.
VI. BÀI TẬP:
1. Bài tập làm tại lớp : bài 2 và 5 trang 36 - 37 SGK
2. Bài tập về nhà : lựa chọn trong các bài 4, 5, 9 và đọc tài liệu tham khảo “Ma tuý” sách thực hành.
BÀI 14: 
PHÒNG, CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS đối với loài người.
Nêu được một số qui định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
Nêu được các biện pháp phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, nhất là đối với bản thân.
2. Kĩ năng: 
Biết tự phòng, chống nhiễm HIV/AIDS và giúp người khác phòng chống.
Biết chia sẻ, giúp đỡ, động viên người nhiễm HIV/AIDS.
Tham gia các hoạt động do trường, địa phương tổ chức để phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
3. Thái độ:
Tích cực phòng, chống nhiễm HIV/AIDS
Quan tâm, chia sẻ và không phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS
II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: 
Không đi sâu vào nguyên nhân, cơ chế gây bệnh mà tập trung giúp học sinh hiểu tính chất nguy hiểm của đại dịch AIDS, trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống nhiễm HIV/AIDS. Tính nhân đạo của pháp luật nước ta đối với người nhiễm HIV/AIDS.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
Dạy bài này, giáo viên nên cho học sinh sưu tầm tư liệu, hình ảnh, số liệu và tổ chức diễn đàn Trên cơ sở đó, gợi ý và hướng dẫn học sinh chốt kiến thức, đồng thời cung cấp những qui định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS (nên chuẩn bị trước trên giấy khổ lớn hoặc chiếu lên bảng)
Giáo viên cũng có thể dùng những phương pháp khác như thảo luận nhóm, giải quyết vần đề, trò chơi đóng vai
IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
Sử dụng tình huống trong Sách giáo khoa hoặc cho học sinh xem một đoạn băng hình hoặc tranh ảnh, áp phích về người bị nhiễm HIV/AIDS để khai thác.
V. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. HIV: 
HIV là tên một loại virút gây suy giảm miễn dịch ở người
AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV
HIV/AIDS đang là một đại dịch của thế giới và của Việt Nam
Tính chất nguy hiểm:
 + Đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người, tương lai nòi giống;
 + Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế – xã hội;
2. Pháp luật qui định: 
Phòng chống nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình;
Nghiêm cấm hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma túy; các hành vi làm lây truyền;
Người nhiễm HIV/AIDS;
 	+ Được quyền giữ bí mật tình trạng của mình;
	+ Không bị phân biệt đối xử;
	+ Phải thực hiện các biện pháp phòng, chống, lây nhiễm.
3. Trách nhiệm :
Mỗi chúng ta:
Cần có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS;
Không phân biệt đối xử người bị nhiễm và gia đình họ;
Tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS.
* Gợi ý giảng thêm: 
1./ Vì sao tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm) là con đường ngắn nhất dẫn đến nhiễm HIV/AIDS. Từ đó giúp học sinh hiểu về 3 con đường lây truyền và cách phòng tránh HIV/AIDS (tham khảo GDCD 8 SGV trang 79
2./ Em có suy nghĩ gì về thông tin: “Ở Việt Nam, cứ 15 phút lại có một người bị lây nhiễm HIV”
3./ Liên thông với trật tự an toàn giao thông: số người chết vì tai nạn giao thông vẫn còn nhiều hơn so với người chết do AIDS để học sinh cảnh giác.
VI. BÀI TẬP:
1. Bài tập làm tại lớp : bài 3, 4 và 5 trang 40 - 41 SGK.
2. Bài tập về nhà : lựa chọn trong các bài 2, 3, 4 và đọc tài liệu tham khảo “AIDS” sách thực hành.
BÀI 15: 
PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ
VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Nhận dạng được các loại vũ khí thông thường, chất nổ, cháy, các chất độc hại và tính chất nguy hiểm của các loại trên đối với con người và xã hội.
Nêu được một số qui định pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
2. Kĩ năng: 
 Biết phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hằng ngày.
3. Thái độ:
Thường xuyên cảnh giác, đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở mọi lúc, mọi nơi.
Có ý thức nhắc nhở mọi người đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: 
 Phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại khác và phải thấy cần thiết phải nắm vững các qui định của nhà nước về phòng ngừa (ghi trên giấy khổ lớn hoặc chiếu trên màn hình).
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
Sử dụng chủ yếu phương pháp thảo luận nhóm,

Tài liệu đính kèm:

  • docTrong_tam_giang_day_GDCD_8.doc