Giáo án môn Giáo dục công dân 8 năm 2012 - Lao động tự giác và sáng tạo

13 13 LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO 03/11/2012 05/11/2012

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 1. Kiến thức:

Hiểu thê nào là lao động tự giác, sáng tạo, nêu được những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong lao động, học tập, hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo.

 2.Kỹ năng:

 Biết lập kế hoạch hoc tập, lao động; biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt kết quả cao trong động, học tập.

3. Thái độ:

 tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động, quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động; phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động.

B. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- SGK, SGV lớp 8

- Giấy A0 và bút dạ

- Chuyện về người tốt việc tốt trong lao động

Tục ngữ, ca dao, thơ, danh ngôn nói về lao đo

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1037Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 8 năm 2012 - Lao động tự giác và sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
Tiết
TÊN BÀI HỌC
Ngày soạn
Ngày dạy
13
13
LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO
03/11/2012
05/11/2012
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức: 
Hiểu thê nào là lao động tự giác, sáng tạo, nêu được những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong lao động, học tập, hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo.
 2.Kỹ năng:
 Biết lập kế hoạch hoc tập, lao động; biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt kết quả cao trong động, học tập.
3. Thái độ:
 tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động, quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động; phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động.
B. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
SGK, SGV lớp 8
Giấy A0 và bút dạ
Chuyện về người tốt việc tốt trong lao động
Tục ngữ, ca dao, thơ, danh ngôn nói về lao động
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	1/ Ổn định tổ chức: (1 Phút)
	2/ Kiểm tra bài cũ: (5 Phút)
Câu 1: Nêu 2 hình thức lao động và cho 2 ví dụ minh họa?
Câu 2: Giải thích câu tục ngữ sau:
	“ Ai không làm việc thì không đáng ăn”
	3/ Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
10’
6’
6’
10
Hoạt động 3: Thảo luận giúp HS rút ra nội dung bài học
GV: Nhắc lại nội dung tiết 1 và chuyển ý vào nội dung bài mới
GV: Chia lớp ra thành nhóm
Nhóm 1:
Câu 1: Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo? Cho ví dụ trong học tập?
Câu 2: Tại sao phải lao động tự giác, sáng tạo? Nêu hậu quả của việc làm lao động không tự giác sáng tạo trong học tập?
Nhóm 2:
Câu 1: Nêu biểu hiện lao động tự giác, sáng tạo?
Câu 2: Mối quan hệ giữa lao động tự giác và sáng tạo?
Nhóm 3:
Câu 1: Lợi ích của lao động tự giác, sáng tạo. Liên hệ đến việc họa tập của HS?
Câu 2: HS chúng ta cần làm gì để rèn luyện đức tính tự giác sáng tạo trong học tập và lao động? Vì sao?
GV: Vì nội dung dài nên thời gian thảo luận nhóm nhiều hơn và lưu ý HS tất cả đều phải làm việc.
GV: Cho HS các nhóm trình bày
GV: Nhận xét, giải đáp, kết luận
GV: Cần giúp HS tự phát hiện. Tìm ví dụ, chứng minh giải thích vì sao?
GV: (Chuyển ý). Nhấn mạnh tự giác là phẩm chất đạo đức, sáng tạo là phẩm chất trí tuệ. Muốn có phẩm chất ấy, đòi hỏi phải có quá trình rèn luyện lâu dài, bền bỉ, phải có ý thức vượt khó, khiêm tốn, học hỏi
GV: Nhắc nhở HS phải có thái độ nghiêm khắc, tránh lối sống tự do cá nhân, thiếu trách nhiệm, cẩu thả, ngại khó, sống buông thả. Lười suy nghĩ trong học tập và lao động
GV: Cho HS đọc lại nội dung bài học và nhắc nhở HS về nhà học thuộc bài
Hoạt động 4: HS tự liên hệ và rèn luyện kỹ năng
GV: Tổ chức HS cả lớp thảo luận
Câu hỏi: 
1/ Thái độ của chúng ta như thế nào để rèn luyện tính tự giác và sáng tạo?
2/ Nêu biện pháp rèn luyện của cá nhân?
3/ Nêu biểu hiện thiếu tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động?
GV: Yêu cầu HS trả lời
GV: Cho HS lấy ví dụ cụ thể bằng cách cho HS tự liên hệ bản thân
- Có tự giác học tập không?
- Có cần nhắc nhở thực hiện nề nếp của lớp, trường không?
- Có nhiệt tình tham gia công tác của lớp?
- Gặp bài khó có nản chí không?
- Có bằng lòng với kết quả học tập đã đạt được?
GV: Nhận xét, bổ sung
Hoạt động 5: Luyện tập bài tập SGK
GV: Phát phiếu học tập cho HS
Câu 1: Bài tập 1 SGK
Câu 2: Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về lao động
GV: Nhận xét, bổ sung
GV: Động viên cho điểm tốt HS có ý kiến hay
GV: Hướng dẫn HS giải thích nghĩa câu tục ngữ, ca dao
HS: Cử đại diện, thư kí nhóm
HS: các nhóm thảo luận
HS: Đại diện các nhóm trình bày
Nhóm 1:
Câu 1: Lao động tự giác
- Chủ động khi làm mọi việc.
- Không đợi ai nhắc nhở
- Không bị ai bắt buộc hoặc áp lực nào
Ví dụ:
- Tự giác học bài, làm bài
- Đi học về nhà đúng giờ quy định
- Thực hiện đúng nội quy của lớp, trường đề ra
- Tự giác tham gia công việc giúp gia đình lao động ở trường, địa phương
Lao động sáng tạo:
- Suy nghĩ, cải tiến
- Phát hiện cái mới, hiện đại các quy định trong lao động
- Tiết kiệm, năng suất cao, chất lượng hiệu quả
Ví dụ: - Chịu khó, suy nghĩ
- Cải tiến phương pháp học tập
- Trao đổi kinh nghiệm học hỏi
Câu 2: Tại sao phải lao động sáng tạo:
- Thời đại chúng ta đang sống là thời đại KHKT phát triển
- Nếu không tự giác sáng tạo thì không tiếp cận với sự tiến bộ của nhân loại
- HS chúng ta không tự giác, sáng tạo sẽ không xứng đáng là lực lượng lao động mới của đất nước.
- Không ngừng hoàn thiện nhân cách.
Hậu quả:
- Học tập không đạt kết quả
- Chán nản, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.
- Aûnh hưởng đến bản thân, gia đình, xã hội
HS: Nhận xét, bổ sung
HS: Ghi bài
Nhóm 2: 
Câu 1: Biểu hiện của lao động tự giác, sáng tạo
- Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao một cách chủ động
- Nhiệt tình tham gia mọi công việc
- Suy nghĩ, cải tiến, đổi mới phưong pháp, trao đổi kinh nghiệm.
- Tiếp cận cái mới, cái hiện đại của thời đại ngày nay.
Câu 2: Mối quan hệ giữa lao động tự giác và sáng tạo
Chỉ có tự giác mới vui vẻ, tự tin và có hiệu quả. Tự giác là điều kiện để sáng tạo. Yù thức tự giác, óc sáng tạo là động cơ bên trong của các hoạt động, tạo ra sự say mê, tinh thần vượt khó tronghọc tập và lao động
HS: Cả lớp nhận xét bổ sung, tranh luận
Nhóm 3:
Câu 1: Lợi ích của lao động tự giác, sáng tạo
-Không làm phiền người khác
- Được mọi người tôn trọng yêu quý
- Nâng cao hiệu quả chất lượng của hoạt động học tập và hoạt động xã hội
Liên hệ học tập:
- Không làm phiền đến Bố mẹ, gia đình
- Ngoan ngoãn, lễ phép, học giỏi
- Kết quả học tập cao
- Biết tôn trọng thành quả của bố mẹ và gia đình
Câu 2: HS phải làm gì?
- Có kế hoạch rèn luyện tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động
- Rèn luyện hằng ngày, thường xuyên
HS: Nhận xét, tranh luận ý kiến của ba nhóm
HS: Ghi bài
HS: Suy nghĩ phát biểu ý kiến cá nhân
Câu 1: Thái độ của chúng ta:
- Biết coi trọng lao động trí óc và lao động chân tay
- Lao động cần cù, khoa học, năng suất cao
- Chống lười biếng, dối trá, cẩu thả, tuỳ tiện
- Tiết kiệm chống tham ô, lãng phí
Câu 2: Biện pháp rèn luyện trong học tập:
- Có kế hoạch rèn luyện cụ thể
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện
- Rút kinh nghiệm: Phát huy những việc làm tốt, nghiêm túc khắc phục sai lầm
HS: Tự rút ra bài học
HS: Giải bài tập vào phiếu
Đáp án: Bài tập 1
Biểu hiện tự giác, sáng tạo
Không tự giác, sáng tạo
- Tự giác học tập, làm bài
- Thực hiện nội quy của trường
- Có kế hoạch rèn luyện
- Có suy nghĩ cải tiến phương pháp
- Nghiêm khắc sửa chữa sai trái
- Lối sống tự do cá nhân
- Cẩu thả, ngại khó
- Buông thả, lười nhác suy nghĩ
- Thiếu trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội
Ca dao, tục ngữ:
- Cày sâu, cuốc bẩm
- Tay làm hàm nhai
Tay quai miệng trễ
1/ Thế nào là lao động tự giác sáng tạo
- Lao động tự giác là tự động làm việc không cần ai nhắc nhở, không phải do áp lực bên ngoài
- Lao động sáng tạo là quá trình luôn suy nghĩ, cải tiến, tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết có hiệu quả nhất
2/ Lợi ích của lao động tự giác sáng tạo
- Giúp chúng ta tiếp thu kiến thức, kĩ năng ngày cáng thuần thục
- Hoàn thiện và phát triển phẩm chất và năng lực của cá nhân
- Chất lượng học tập, lao động sẽ được nâng cao
3/ Học sinh làm gì?
HS có kế hoạch rèn luyện tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động hằng ngày
4/ Củng cố và hướng dẫn học ở nhà: ( 4 phút)
GV: Tổ chức cho HS trò chơi: “Bịt mắt nhặt thẻ”
GV: Để vào 1 cái lọ có nhiều thẻ có 2 màu: Đỏ và đen
HS: Bịt mắt rút thẻ, nếu rút thẻ màu nào thì cán sự sẽ đọc câu hỏi và HS trả lời hoặc điền vào bảng phụ
Câu hỏi thẻ màu đỏ (10 thẻ)
Liên hệ bản thân hành vi tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động và công việc hằng ngày.
Câu hỏi thẻ màu đen (10 thẻ)
Liên hệ bản thân hành vi thiếu tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động và công việc hằng ngày
* Hướng dẫn học ở nha ø(3 phút)
Làm bài tập về nhà (Các bài tập còn lại trong SGK)
Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về lao động
Câu chuyện về gương tự giác, sáng tạo trong lao động
Đọc trước bài 12 và tự trả lời những gợi ý SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 13.doc