Giáo án môn Hình 8 - Tiết 39, 40

I/ MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS nắm vững và vận dụng thành thạo định lý định lý Talet thuận, đảo và hệ quả của nó.

- Kỹ năng: Vận dụng định lý Ta lét thuận, đảo và hệ quả vào việc chứng minh tính toán biến đổi tỷ lệ thức .

- Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.

 Giáo dục cho HS tính thực tiễn của toán học và những bài tập liên hệ với thực tiễn

II/ CHUẨN BỊ

- GV: Kiến thức về định lí Ta-lét; hệ thống các bài tập; Bảng phụ.

- HS: Kiến thức về định lí Ta-lét và các kiến thức liên quan. Bài tâp về nhà

 

doc 5 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình 8 - Tiết 39, 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 03/02/2015.
 Tiết 39. LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU 	
- Kiến thức: HS nắm vững và vận dụng thành thạo định lý định lý Talet thuận, đảo và hệ quả của nó. 
- Kỹ năng: Vận dụng định lý Ta lét thuận, đảo và hệ quả vào việc chứng minh tính toán biến đổi tỷ lệ thức .
- Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.
 Giáo dục cho HS tính thực tiễn của toán học và những bài tập liên hệ với thực tiễn
II/ CHUẨN BỊ
- GV: Kiến thức về định lí Ta-lét; hệ thống các bài tập; Bảng phụ.
- HS: Kiến thức về định lí Ta-lét và các kiến thức liên quan. Bài tâp về nhà
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
GV: đưa ra hình vẽ
HS lên bảng trình bày
+ Dựa vào số liệu ghi trên hình vẽ có thể rút ra nhận xét gì về hai đoạn thẳng DE và BC
+ Tính DE nếu BC = 6,4 cm?
 A
 2,5 3
 D E
 1,5 1,8
 B 6,4 C 
 Giải : ; DE//BC
2. Tổ chức luyện tập: (33’)
? Làm bài tập 10 SGK – tr 63?
HS làm việc theo nhóm.
HS các nhóm trao đổi. 
Đại diện các nhóm trả lời.
So sánh kết quả tính toán của các nhóm.
? Làm bài tập 14 SGK – tr 64?
a) Dựng đoạn thẳng có độ dài x sao cho: = 2
Giải
- Vẽ 
- Lấy trên ox các đoạn thẳng OA = OB = 1 (đ/vị)
- Trên oy đặt đoạn OM = m
- Nối AM và kẻ BN//AM ta được 
 MN = OM ON = 2 m
b) 
- Vẽ 
- Trên oy đặt đoạn ON = n
- Trên ox đặt đoạn OA = 2; OB = 1
- Nối BN và kẻ AM// BN ta được
 x = OM =n
1. Bài tập 10 (SGK – tr 63) 
 A
 d B' H' C'
 B H C
a) Do d // BC ; AH là đường cao
Ta có: = (1)
Mà = (2)
Từ (1) và (2) = 
b) Nếu AH' = AH thì 
SAB'C' = 
SABC = 7,5 cm2.
2. Bài tập 14 (SGK – tr 64)
 x
 B
 1
 A 
 1 
 0 m m y
 M N
 B x
 A
 0 M N y
 n
3. Cũng cố: (5’)
? Nhắc lại nội dung định lí Ta-lét thuận và đảo?
HS: Trả lời.
? Làm bài tập 12 SGK-tr 64?
GV: Hướng dẫn HS cách đo.
HS: Thực hiện giải.
 A
 X
 B a C
 H
 B' a' C'
4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Xem lại các bài tập đã làm.
- Làm các bải tập còn lại.
- Hướng dẫn bài 13
 Xem hình vẽ 19 để sử dụng được định lý Talet hay hệ quả ở đây đã có yếu tố song song? A, K , C có thẳng hàng không?
? Sợi dây EF dùng để làm gì?.
- Chuẩn bị bài: §5. Phương trình chứa ẩn ở mẫu (Mục 3; 4)
 Ngày soạn: 06/02/2015.
 Tiết 40. §3. TÍNH CHẤT ĐƯỜNG PHÂN GIÁC CỦA TAM GIÁC
I/ MỤC TIÊU
- Kiến thức: HS nắm vững và vận dụng được tính chất đường phân giác của tam giác.
- Kỹ năng: Trên cơ sở bài toán cụ thể, cho HS vẽ hình đo đạc, tính toán, dự đoán, chứng minh, tìm tòi và phát triển kiến thức mới.
- Bước đầu vận dụng định lý để tính toán các độ dài có liên quan đến đường phân giác trong và phân giác ngoài của tam giác
II/ CHUẨN BỊ
- GV: Kiến thức về t/c đường phân giác của tam giác; Bảng phụ.
- HS: Ôn lại địmh lý Ta lét.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ: (3’)
? Thế nào là đường phân giác trong tam giác?
HS trả lời 
Bài mới: (35’)
GV: Giới thiệu bài:
 Bài hôm nay ta sẽ cùng nhau nghiên cứu đường phân giác của tam giác có tính chất gì nữa và nó được áp dụng ntn vào trong thực tế?
* HĐ1: Ôn lại về dựng hình và tìm kiếm kiến thức mới.
GV: Cho HS làm bài tập 
GV: Cho HS phát biểu điều nhận xét trên ? Đó chính là định lý
- HS phát biểu định lý
- HS ghi gt và kl của định lí
* HĐ2: Tập phân tích và chứng minh
GV: dựa vào kiến thức đã học về đoạn thẳng tỷ lệ muốn chứng minh tỷ số trên ta phải dựa vào yếu tố nào? ( Từ định lý nào)
? Theo em ta có thể tạo ra đường thẳng // bằng cách nào? Vậy ta chứng minh như thế nào?
HS trình bày cách chứng minh.
 Chú ý:
GV: Đưa ra trường hợp tia phân giác góc ngoài của tam giác
 = ( AB AC )
GV: Vì sao AB AC
* Định lý vẫn đúng với tia phân giác góc ngoài của tam giác.
* HĐ3: HS làm 
HS làm việc theo nhóm nhỏ
 Đại diện các nhóm trả lời
1. Định lý:
+ Vẽ tam giác ABC:
AB = 3 cm ; AC = 6 cm; = 1000
+ Dựng đường phân giác AD
+ Đo DB; DC rồi so sánh và 
Ta có: = ; = 
Định lý: (sgk/65)
 ABC: AD là tia phân giác
 GT của ( D BC )
 KL = 
Chứng minh
Qua B kẻ Bx // AC cắt AD tại E:
 Ta có:(gt)
vì BE // AC nên (slt)
 = do đó ABE cân tại B 
BE = AB (1)
Áp dụng hệ quả của định lý Talet vào DAC ta có:= (2)
 Từ (1) và (2) ta có = 
2. Chú ý: 
* Định lý vẫn đúng với tia phân giác góc ngoài của tam giác
 = ( AB AC )
Do AD là phân giác của nên:
+ Nếu y = 5 thì x = 5.7 : 15 = 
 Do DH là phân giác của nên
 x - 3=(3.8,5) : 5 = 8,1
3. Củng cố: (5’)
? Làm bài tập 17
Giải: Do tính chất phân giác:
 mà BM = MC (gt)
 DE // BC ( Định lý Ta-lét đảo).
4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Xem lại bài học.
- Làm các bài tập: 15 , 16 SGK.
- Chuẩn bị bài tập sau bài phương trình chứa ẩn ở mẫu để tiết sau: Luyện tập.
 Xem kỹ cách tìm điều kiện xác định của PT chứa ẩn ở mẫu, các bước giải PT chứa ẩn ở mẫu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 39,40-hinh_8.doc